Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Cuộc Bạo Loạn bàn thờ Phật Xuống Đường tại Miền Trung: Mùa Hè 1966 - Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

“Hòa Thượng “Phật giáo Ấn Quang: Thích Thiện Hào: “Hội chủ Hội Phật Giáo Việt Nam”. Như đứng trước Thượng Đế trong giờ phán xét sau cùng, tôi xin ghi lại tất cả những thảm cảnh tang tóc, đau thương mà cộng sản Hà Nội cùng các lực lượng “Phật Giáo Tranh Đấu” và “Hòa hợp Hòa giải” Ấn Quang đã từng gieo rắc trên mảnh đất thân yêu là thành phố Đà Nẵng đầy lưu dấu của tôi. Hôm nay, noi theo lời dạy của nhà học giả Nguyễn Trường Tộ: “Biết mà không nói là bất lương”. Nên, bằng tất cả tâm thành từ bài này trở đi, tôi sẽ tuần tự viết với đầy đủ những chi tiết trong mọi biến cố mà tôi đã từng mắt thấy, tai nghe, vì tôi muốn viết khi các nạn nhân và cả chứng nhân tất cả các vị ấy hiện còn đang sống đa số tại hải ngoại, để minh chứng cho tiếng nói trung thực của tôi, mục đích là để cho lớp trẻ sau này biết đường mà lánh xa lũ sát nhân tàn bạo ấy.
<!>
  Trong những bài trước tôi có nói đến “công lao” của “Lực lượng Hòa hợp Hòa giải” của Phật Giáo Ấn Quang mà không nêu cụ thể chứng minh. Vậy để biết rõ hơn, xin mời quý độc giả hãy cùng đọc lại báo Quê mẹ số 108 tháng 3 năm 1990, trang 21, đã đăng (nguyên văn) một trong “Năm yêu sách của Phật giáo do Thượng Tọa Thích Thanh Từ, Đại biểu giáo quyền Phật giáo đương kim Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Phật giáo Việt Nam Thống Nhất vào tháng 02 năm 1990 đã đưa ra Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản tại Hà Nội
Yêu sách thứ năm: Phải nhớ ơn các nhà tu hành, các tín đồ Phật giáo đã góp công lao vào công cuộc tranh đấu thống nhất đất nước trước đây”.
Không những thế, mà “Thượng tọa” còn lo lắng 
  “… làm cho niềm tin của quần chúng đối với đảng và nhà nước bị xói mòn… và để lấy lại niềm tin của quần chúng”.
   Nghĩa là “Thượng tọa” sợ Cộng sản sụp đổ. Theo tôi, “TT” Thích Thanh Từ đừng nên quá lo xa, bởi dân tộc Việt Nam từ thuở vua Hùng lập quốc đã có truyền thống kính sợ Trời tức Thượng Đế. Vì thế, những người Việt Nam đứng về phía dân tộc họ đều có thừa lòng nhân ái, không ai có những hành động như các lực lượng “tranh đấu” của Ấn Quang đã đối với các nạn nhân tại Đà Nẵng đâu. Bởi họ có nhân tính, họ tin có Ông Trời, họ sợ  Ông Trời “sẽ đổ cơn thịnh nộ xuống”. Chỉ có lũ vô thần, phi nhân, tàn bạo chúng mới không tin có Trời và đã đặt Trời xuống ngang bằng với quỷ vật nên chẳng ai biết sợ ai cả.
  Hiện nay bạo quyền Hà Nội đã thỏa mãn “Năm yêu sách của Phật giáo”, nên “Thượng tọa” Thích Thanh Từ đương nắm giữ giáo quyền và cả thế quyền nữa. 
Nguyên do và mục đích của Phật giáo Ấn Quang trong cuộc bạo loạn tại Miền Trung
  Mục đích chính của Phật giáo Ấn Quang là chiếm giữ miền Trung, để thành lập Chính phủ Miền Trung, liên minh với Việt cộng để đánh Việt Nam Cộng Hòa. Ấn Quang đã chuẩn bị từ lâu, chỉ chờ cơ hội để nổi loạn. Vì vậy, nhân việc Tướng Nguyễn Chánh Thi bị cách chức vào ngày 10-3-1966. Phật giáo Ấn Quang đã lấy cớ đó, để đi biểu tình đòi chính phủ phải trả tướng Thi trở lại vùng I. Khi chính phủ trả tướng Thi trở lại vùng I nhưng không có chức vụ gì cả, thì Phật giáo Ấn Quang đã biểu tình,  đòi chính phủ phải phục hồi  cho tướng Thi với các chức: Tư lệnh Quân Đoàn I, Vùng I, kiêm Đại biểu Chính phủ tại Vùng I Chiến Thuật. Việc làm này của Phật giáo Ấn Quang đã khiến một tín đồ thuần thành của Phật giáo là ông Bùi Quang Sạn, chỉ huy trưởng Đơn vị Tình báo tác chiến tại Quảng Nam (sau đó ông  là Dân biểu) đã nói:
“Chuyện ông Thi bị cách chức là chuyện của quân đội, mắc mớ gì đến Phật giáo. Chỉ có muốn nổi loạn cướp chính quyền để hợp tác với Việt cộng mà thôi”.
  Sau đó, trong cuộc ni loạn mùa hè 1966, ông Bùi Quang Sạn đã bị bắt giam cùng với hàng trăm vị là các viên chức chính quyền và các chính Đảng. Các vị này đã bị Pht Giáo giam bốn mươi ngày tại “chùa” Phổ Đà tức Phật Học Viện Trung Phần ở số 340, đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Trong suốt thời gian này Phật Học Viện Trung Phần đã trở thành “Tổng Hành Dinh Quân Đoàn Vạn Hạnh”. Khi bị bắt, Phật giáo đã bắn bể bàn chân trái của ông Bùi Quang Sạn, nhưng “Quân Đoàn Vạn Hạnh” đã không cho ai băng bó cả. Chẳng những thế, mà “Quân Đoàn Vạn Hạnh” còn trói thúc ké hai tay ông ra sau lưng và buộc ông phải đi bộ cùng với nhiều người bị bắt. Vì thế, trong số tù nhân Phật giáo này có hai ông Ngô Hải Quảng và ông Nguyễn Kim Thành phải dìu ông Bùi Quang Sạn đi trên đường phố đến chùa Phổ Đà. Trước mắt đồng bào, nhiều người đã thấy ông Bùi Quang Sạn đi chân đất với bàn chân trái bê bết máu, mặt mày trông rất đau đớn. Nên biết, khác hơn cả tù thời Pháp và Việt cộng. Tất cả tù nhân của Phật giáo Ấn Quang đều bị “Quân Đoàn Vạn Hạnh” buộc phải cởi bỏ áo quần ngoài chỉ được mặc quần áo lót, phải cởi bỏ luôn giày, dép, vớ, phải đi chân đất trên các đường phố, khi vào nhà tù Phổ Đà các vị tù này cũng không được mặc áo quần dài chỉ được mặc đồ lót và phải đi chân đất. Và họ đã ở trong nhà tù Phổ Đà, bị đánh đập bốn mươi ngày mới được giải cứu.
    Cũng nên biết, trong suốt bốn mươi ngày chùa Phổ Đà cũng đã trở thành một lò mổ heo, bò để nuôi ăn cho Quân Đoàn Vạn Hạnh hàng ngày. 
  Vì thế, Bác sĩ Trần Đình Nam, khi thấy nhà chùa trở thành lò m Ông đã vào tận “chùa” để nói với “Thượng tọa” Thích Minh Chiếu, Tuyên Úy Phật giáo Vùng I, Quân khu I là “Tư Lệnh Quân Đoàn Vạn Hạnh” rằng:
    “Thưa Thượng Tọa về những việc khác tôi không biết phải nói được một điều gì; nhưng riêng về chuyện mổ bò, mổ heo trong chùa tôi xin Thượng tọa suy nghĩ lại, vì không nên biến chùa trở thành lò sát sinh”.
    Nhưng Bác sĩ Trần Đình Nam đã không ngờ được Thích Minh Chiếu đã trả lời:
“Mình đang làm chuyện đại sự thì sá gì những chuyện tiểu tiết ấy”
      Nghe những lời của Thích Minh Chiếu đã nói như thế, Bác sĩ Trần Đình Nam và ông Phan Thuyết, Chủ sự phòng Hành chánh Bệnh viện Toàn khoa Đà Nẵng, nên cả nhị vị lại càng quá thương các vị tù không tội này, và vì biết không làm được điều gì khác hơn, nên ông Phan Thuyết đã đến chùa xin được thăm nuôi, và các “thầy” đồng ý, nhưng không được gặp mặt, chỉ được gửi vào chùa những chiếc chiếu (nhưng không được gửi chăn, màn…) và quần áo lót qua người cai tù là Trung sĩ Quân cảnh Nguyễn Văn Sự, ngoài ra tù nhân không được nhận một vật dụng hay bất cứ thực phẩm nào cả. Vì số tù quá đông nên các nhân sĩ và đồng bào đã giúp đỡ mua những chiếc chiếu và đồ lót, nhưng chỉ có hai vị không thể mang vào chùa được, nên ông Phan Thuyết đã nghĩ ra một cách là dắt tôi đến chùa “xin các thầy cho con nhỏ này nó phụ anh em tôi mang chiếu và đồ lót vào chùa, các thầy hãy an tâm vì nó hiền như cục đất à”.
  Tôi không biết mấy ông trong chùa thấy tôi hiền, hay chỉ là con gái vô hại, hay ý Trời cho tôi được chứng kiến những điều ấy, nên khiến cho họ bằng lòng cho tôi được cùng ông Phan Thuyết đi thăm tù nhân tại “chùa” Phổ Đà.
  Sau đó, nhị vị bảo tôi cùng đi tìm người, tìm xe để chở số chiếu và đồ lót đó đem đến trước cổng chùa giao cho Trung sĩ Quân Cảnh Nguyễn Văn Sự, rồi những người đi thăm nuôi và tài  xế tất cả đều  phải đi ngay. Một điều ít khó khăn hơn những thân nhân của Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù “cải tạo” của Việt Cộng, là khi vào thăm nuôi mỗi người có người thân khác nhau, phải qua kiểm sóat thăm nuôi, phải chờ đợi, còn các vị tù nhân Phật giáo này không được phép nhận bất cứ cái gì của ai kể cả cha, mẹ, vợ, con. Vì vậy, sau khi giao số chiếu và đồ lót cho cai tù Nguyễn Văn Sự, y cứ cho đem vào chùa rồi hàng trăm vị tù tự chia sớt với nhau để dùng. Sau này, có lần, ông Phan Thuyết  nói với tôi: “Hồi xưa mấy ổng mà biết rõ về em như vậy thì đừng hòng mà đến gần được cái cổng chùa, chứ đừng có nói đến chuyện thăm nuôi”.
  Những diễn tiến của cuộc bạo loạn
  Như tôi đã nói về nguyên do và mục đích của cuộc bạo loạn. Bây giờ tôi xin trở lại từ những ngày đầu:
  Từ cuộc biểu tình, để đòi Chính phủ “phải trả Tướng Thi về Vùng I”. Nhưng sau đó, khi Chính phủ “trả” Tướng  Nguyễn Chánh Thi trở về Đà Nẵng, khi bước chân xuống Phi trường Đà Nẵng trong bộ áo quần dân sự, và chính phủ cương quyết không  phục chức theo yêu sách của Phật giáo Ấn Quang. Thấy vậy,  Phật giáo Ấn Quang lại đòi phải thành lập chính phủ dân sự. Mặc dù biết những đòi hỏi của Phật giáo là quá đáng, nhưng Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, đã “Triệu tập Quốc dân đại hội” và tuyên bố “sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến trong vòng sáu tháng”. Song, vì chưa đạt được mục đích nên Phật giáo lại tiếp tục biểu tình. Lần này với những biểu ngữ và dùng loa phóng thanh hô to những khẩu hiệu:
  “Đả đảo Thiệu-Kỳ, Thiệu-Kỳ phải từ chức”
  Khi nhắc lại điều này, tôi muốn hỏi Phật giáo là tại sao từ sau ngày 30-4-1975, cho đến nay, Ấn Quang với “tinh thần Vô Úy”, và vẫn luôn kêu gào nào là từng bị Việt cộng “bỏ tù, áp bức, pháp nạn…” Như vậy, tại sao Phật giáo không tổ chức biểu tình đả đảo cộng sản, không đem bàn thờ Phật xuống đường như mùa hè 1966, không đòi bạo quyền Hà Nội phải từ chức, trong khi vẫn ca rằng “Việt Nam có tới 90% là Phật tử”. “Vô Úy” thì còn sợ điều gì chứ?  
Trở lại cuộc ni loạn, khi chính phủ không  từ chức, vì từ chức rồi giao chính quyền cho ai? Chẳng lẽ giao cho Thầy chùa? Vì vậy, Phật giáo bắt đầu cuộc bạo loạn bằng việc công khai tuyên bố đã thành lập “Quân đoàn Cách mạng Vạn Hạnh”, Thích Minh Chiếu là “Tư lệnh Quân đoàn”. “Tổng Hành Dinh” được đặt tại chùa Phổ Đà ở số 340 đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng như tôi đã viết ở trên.
  Lúc này, Thích Đôn Hậu đã kéo một đám đệ tử từ Huế vào Đà Nẵng. Trong số này, có những tên cũng đã từng chỉ huy “Đoàn Thanh niên Phật tử Cứu quốc” trong cuộc tấn công hai phường Thanh Bồ và Đức Lợi vào ngày 24-8-1964, như các tên sau đây:
  Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Tuyên …và hơn hai ngàn thanh niên, hợp lại cùng với đám đệ tử tại Đà Nẵng cũng đã từng sát cánh với nhau trong cuộc thảm sát Thanh Bồ như: Phan Xuân Huy, Phan Chánh Dinh, Vĩnh Kha, Hồ Công Lộ, Hà Xuân Kỳ  
  Sau khi vào Đà Nẵng, Thích Đôn Hậu và đám đệ tử tập hợp tại chùa Pháp Lâm, tức chùa Tỉnh giáo hội Phật giáo Quảng Nam-Đà Nẵng, là cơ quan chỉ đạo chính trị ở số 500 đường Ông Ích Khiêm. Chính tại chùa Pháp Lâm, Thích Đôn Hậu đã nhân danh “Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Miền Vạn Hạnh” (tức miền Trung) dùng truyền đơn và loa phóng thanh phát lời kêu gọi:
“…Các quân nhân Phật tử hãy mau mau quay về gia nhập Quân Đoàn Cách Mạng Vạn Hạnh, các Phật tử trong mọi nghành cảnh sát, công tư chức, sinh viên học sinh, thanh niên và đồng bào Phật tử hãy gia nhập lực lượng đấu tranh để lật đổ chính phủ Thiệu-Kỳ”.
   Và kể từ ngày ấy, cho đến hôm nay, đã bao nhiêu năm qua rồi. Nhưng khi nhắc lại lời kêu gọi này của Thích Đôn Hậu, chắc những ai đã từng chứng kiến cuộc ni loạn này cũng thấy rằng: Quả thật, lời kêu gọi ấy có hiệu quả, bởi lúc ấy đã có không ít một số sĩ quan, binh lính, công tư chức rời bỏ hàng ngũ và nhiệm sở đế gia nhập “Quân Đoàn Vạn Hạnh” Riêng sinh viên, học sinh, thanh niên Phật tử đã được “Thượng tọa” Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng I Chiến thuật trang bị súng đạn đủ loại, một số em học sinh nhỏ tuổi thì được trang bị bằng gậy gộc, gạch, đá để gia nhập “Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử” Thích Minh Chiếu hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ như tôi đã viết ở bài trước. 
  Lực lượng biểu tình từ đâu ra?
  Trong suốt thời gian ni loạn, tại thành phố Đà Nẵng ai cũng thấy con số người đi biểu tình rất đông đảo, nhưng chỉ có người dân Đà Nẵng mới biết rõ trong đoàn người đó có phải họ đều tình nguyện đi biểu tình hay không?
  Và đây là sự thật: Quý vị đã đọc qua bài 30-4-1975: Máu và nước mắt, quý vị đã biết về số người đi “diễn hành” vào ngày 19-5-1975, để “mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh” tại chùa Pháp Lâm, thì quý vị ắt đã biết có một số đông đồng bào đi biểu tình trong cuộc bạo loạn này đã  không phải là tình nguyện 
  Để biết rõ hơn, tôi xin ghi lại những sự gì mà chính tôi đã chứng kiến. Tôi vẫn nhớ như in, vào thời gian đầu của cuộc ni loạn chỉ có một số ít Phật tử đi theo tiếng gọi của…thầy chùa. Vì vậy, “Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử” tay cầm gậy gộc đến từng khu chợ, tay vung gậy, mồm la hét, đe dọa, bắt buộc đồng bào phải bãi thị để đi biểu tình, ai phản đối thì bị đánh đập, và “Đoàn Thanh niên Phật Tử Quyết Tử” đã đạp đổ những sạp hàng, những gánh bún… Cuối cùng, đồng bào phải nuốt nước mắt để đi biểu tình. Điều này, nhà văn Nguyễn Mộng Giác chắc có biết, nên đã  viết qua trong “Mùa Biển Động” nhưng có thể vì để bán sách, nên ông không viết đầy đủ.
Bàn thờ Phật xuống đường
Để biết thêm về những hành vi bạo loạn của "Khói Ấn Quang" như trong “Mùa Biển Động, tập 1” của nhà văn Nguyễn Mộng Giác có viết, tôi xin được trích nguyên văn như sau:
“Ban chủ biên tờ Lập Trường, Giáo hội Phật giáo miền Trung, cử cán bộ đi vào, đi ra đèo Hải Vân như thoi dệt cửi. Trong các địa phương, Mặt trận hy vọng tổ chức được các chi nhánh hùng hậu. Đà Nẵng là chỗ có nhiều hy vọng nhất. Còn Quảng Nam, Quảng Ngãi ư? Thế lực Quốc Dân Đảng cực đoan mạnh quá, trong khi Phật giáo lại yếu kém rời rã ... Tường đích thân vào Đà Nẵng lo phát động phong trào là do vậy. Chàng không bao giờ xem thường thế lực Công Giáo ở đây, là các khu giáo dân bao quanh thành phố ... Đà Nẵng không phải là chỗ dễ bác sĩ Chủ tịch đã vỗ vai cẩn thận dặn dò Tường... Và Không thể chấp nhận được rằng: Trong lúc mình thao thức với tình hình đất nước, lại có những người dân Đà Nẵng thản nhiên ngồi quán phở, thản nhiên ngồi quán chờ từng giọt cà phê rơi xuống cái ly sữa, thảnh thơi đi chợ, thảnh thơi đi bát phố. Họ cũng không chấp nhận cả những kẻ bỏ Đà Nẵng tất bật rối rít lên sân ga, bến xe, bến phà để đi làm ăn nơi khác ... Cho nên trước cuộc biểu dương thành hình. Nhiều toán học sinh lực lưỡng cầm gậy, đến các chợ buộc bạn hàng bãi thị, lên bến xe buộc tài xế, lơ xe nghỉ việc. Giới chợ búa đâu có chịu nhượng bộ dễ dàng ...”
Trước khi nói đến chuyện bàn Phật xuống đường. Tôi phải nói rõ xuất xứ từ hơn ba ngàn cái bàn Phật đã nằm la liệt trên khắp đường phố Đà Nẵng. Nên biết, trong hơn ba ngàn cái bàn Phật đó, có rất nhiều cái bàn Phật dã chiến. Vì không có đủ bàn Phật, nên chỉ ở các cổng chùa mới có những bàn Phật trang nghiêm, còn ở các nơi khác thì các “thầy” ra lệnh cho “đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử” (từ đây xin tôi xin viết tắt là ĐTNPTQT) tay cầm búa, gậy, gạch, đá ngang nhiên vào nhà Phật tử khiêng bàn thờ Tổ Tiên của họ ra đường, cũng nên biết, trong nhà của đồng bào Đà Nẵng chỉ có một cái bàn thờ, đa số theo Đạo Ông Bà, chỉ có những Phật tử, thì họ để tượng, ảnh Phật ở trên và thờ chung với Tổ Tiên, ông bà, có gia đình nghèo họ để bàn thờ trên mặt tủ. Khi ĐTNPTQT, đến khiêng bàn thờ họ nhất định không cho, vì biết đem bàn thờ, đem tủ ra đường phơi nắng, dầm mưa thì chắc chắn sẽ bị hư, bị gãy. Nhưng rồi họ cũng không ngăn cản được, bởi trên tay ĐTNPTQT, toàn là búa, gậy, gạch, đá. Nhưng thấy cũng chưa đủ, ĐTNPTQT đã đi vào các chợ khiêng những chiếc bàn vốn là của bà bán hàng xén, ông bán thịt, cô bán bún, chị bán tôm, tép, cá khô … đã bị bắt buộc phải bãi thị. Vì thế, khi đem ra đường trên mặt bàn còn dính đủ loại mặt hàng như: Đường, bột, tiêu, ớt, dầu, muối, mắm, thịt, vảy cá nhầy nhụa. Nhưng đã được ĐTNPTQT phủ lên một tấm nylon có in hình hoa lá đủ mầu sắc (loại dùng để trải bàn) Rồi đem tượng Phật, có cái chỉ là một tấm ảnh Phật được lồng vào khung gỗ. Tiếp theo, ĐTNPTQT dùng những chiếc lon sữa bò hoặc những cái hộp đựng thịt, nhặt ở những nơi mà các xe thầu rác của sở Mỹ đổ ra, đem rửa sạch, đổ gạo và cắm hương (nhang) vào. Bên cạnh cũng là những chiếc lon như đã nói, nhưng khác hơn là nó được úp xuống, gắn đèn sáp đỏ lên. Tất cả được thượng lên bàn dưới chân tượng, ảnh Phật. Sau cùng là đốt nhang đèn.




Như thế, từ cái bàn bán hàng, bán thịt, bán bún, bán cá … ngoài chợ, tất cả chúng đều nghiễm nhiên trở thành những cái “bàn thờ Phật”, nhang, đèn, khói hương nghi ngút.
Có người nói, quân chính phủ đã đạp, đổ bàn thờ Phật, hương, đèn. Nên tôi cũng xin nói rõ là điều đó không hề có, mà các chiến sĩ dẹp loạn chỉ khiêng các bàn Phật để lên trên lề đường, để bảo đảm trật tự, giao thông cho xe cộ và khách bộ hành mà thôi.
  Tuy nhiên, vì hơn bốn tháng các chợ tại Đà nẵng đã bị “Quân Đoàn Vạn Hạnh” của Phật Giáo Ấn Quang dùng bạo lực để bắt buộc phải bãi thị, không ai bán gạo hay thức ãn, nên những người hành khất và các em thiếu nhi hè phố cũng phải chịu đói theo đồng bào. Bởi thế, nên cứ chờ khi các Chiến sĩ dẹp loạn quay lưng, thì các “vị khất sĩ” này liền tới ngay các bàn Phật, tay này rút hương vứt xuống đất, tay kia bưng những lon gạo trút vào các túi “cái bang”. Cùng lúc các chủ nhân của những chiếc bàn cũng nhanh chân đi thu hồi lại những chiếc bàn, để còn đem ra chợ buôn bán sau một thời gian dài chịu đói khát. Và tất nhiên, những người này họ phải đem nhang đèn để xuống đất, vì họ chỉ lấy lại những chiếc bàn của họ mà thôi.
  Trở lại chuyện bàn Phật xuống đường
   Trong suốt thời gian Bàn Phật Xuống Đường, người dân Đà Nẵng đã chứng kiến và gánh chịu những khốn khổ vì hơn bốn tháng trời bàn Phật nằm đầy đường, Đà Nẵng trở thành thành phố chết, xe cộ không thể giao thông, người phải đi bộ, các chợ vắng hoe, dân chúng không làm ăn buôn bán gì được, quân nhân, công chức, lao công không có lương, nhiều gia đình bị đói vì họ là những người dân từ các quận xa xôi như: Trà Mi, Tiên Phước, Hậu Đức, Khâm Đức, Quế Sơn … chạy về Đà Nẵng để lánh nạn Cộng sản.
  Hành quân Đinh Bộ Lĩnh
  Giữa lúc Phật giáo đã cướp chính quyền toàn thành phố Đà Nẵng,  trong đó có Đài phát thanh. Chỉ trừ phi trường, mặc dù có dự tính nhưng không dám tấn công vì sợ Hoa Kỳ. Người dân Đà Nẵng đang khốn khổ và giữa lúc sinh mạng của các vị Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là những tù nhân Phật giáo trong chùa Phổ Đà đang như sợi chỉ mành treo chuông. Những điều này, vì người viết không có mặt ở trong “chùa”, nhưng đã được ông Lê Nguyên Long Trưởng ty Thông tin Quảng Nam đã kể với người viết 
  “Tui không biết con số chính xác là tại chùa có bao nhiêu người, nhưng tui biết chúng tui mỗi phòng có trên dưới bảy mươi người, mà các phòng của nhà tăng tại chùa Phổ Đà thì nhiều, vì chùa này là Phật Học Viện Trung Phần mà, nên nó lớn lắm mà đều kín chỗ hết, chúng tui nằm sát nhau rất chật chội, vì mùa hè nên nóng lắm, ai cũng đều phải trải chiếu nằm trên nền xi măng, lại bị muỗi đốt kinh khủng vì không có mùng, không được mặc áo quần dài, không có dép, không có khăn tắm, khăn mặt, không có xà phòng, không có kem và bàn chải đánh răng, không có cái gì cả ngoài bộ đồ lót trên người và chiếc chiếu, nghĩa là chúng tui đã sống như người ở thời tiền sử. Còn cách hỏi cung của mấy ổng thì ghê gớm lắm, vì mỗi lần hỏi cung, là mỗi lần chúng tui đều bị tụi nó oánh, mà tụi nó có hỏi cung chi mô, nó kêu từng người ra các phòng khác để nó oánh cho đã thôi,  khi về phòng người nào cũng giống như cái mền rách. Trời ôi! tụi nó tàn ác lắm, nó oánh, nó oánh tụi tui, nó oánh (nó đánh) từ trái sang phải,  chúng tui tưởng đã bỏ xác trong chùa Phổ Đà rồi chớ. Nhưng chưa hết mô còn thêm một nỗi kinh hoàng hơn nữa là trước các cửa sổ các phòng đều có treo lựu đạn với lời tuyên bố của Quân Đoàn Vạn Hạnh: Đ.M, nếu Thiệu-Kỳ mà đưa quân vào đây là chúng tao bung lựu đạn cho chúng mầy chết tan xác hết. Lúc đó, tui nghĩ mình không chết vì súng đạn của Việt cộng, mà phải chết dưới tay của tụi thầy chùa, thiệt là đau hết sức”.
  Tưởng cũng nên nhắc lại ông Lê Nguyên Long, Trưởng Ty Thông Tin tỉnh Quảng Nam bị bắt trong lúc đang lái chiếc Vespa chở Giáo sư Nguyễn Hữu Chi, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam, trên đường từ Quảng Nam về Đà Nẵng, vừa đi đến ngã ba Duy Tân, Đà Nẵng, thì bị “Phật giáo quyết tử” chặn bắt cả hai vị. Sau đó Giáo sư Nguyễn Hữu Chi và ông Lê Nguyên Long bị đưa vào nhà tù Phổ Đà là nơi giam giữ nhiều tù nhân nhất, ngoài ra cũng có nhiều chùa cũng đã trở thành nhà tù như “chùa” Tam Bảo Tự ở số 323 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng.
  Ngày 16-04-1966, Phật giáo Ấn Quang đã vây bắt Thiếu tá Mai Xuân Hậu, Quận trưởng quận Hòa Vang, Quảng Nam, và đồng loạt tấn công các trụ sở đảng phái, bắt hàng trăm viên chức chính quyền và các cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng do cụ Vũ Hồng Khanh lãnh đạo (ông Lê Nguyên Long cũng là VNQDĐ); đồng thời Phật giáo Ấn Quang cũng tấn công Trụ sở Liên hiệp Nghiệp đoàn Lao công ở số 15 B đường Thống Nhất, Đà Nẵng, bắt ông Trần Hòa, Tổng Thư ký Liên hiệp Nghiệp đoàn và các nhân viên đem giam vào chùa Phổ Đà và còn quá nhiều người mà người viết không làm sao kể hết.
  Cũng trong thời gian ấy, Phật giáo Ấn Quang đã tấn công quân nhân và đốt các xe của quân đội Hoa Kỳ. Một trường hợp đã có rất nhiều người biết đó là tại đầu đường Bạch Đằng, trước Cổ viện Chàm nhìn sang Trường Trung Học Sao Mai, khi đó một chiếc xe Jeep nhà binh trên xe có hai Sĩ quan, một Hoa Kỳ và một Đại Hàn vừa chạy trờ đến, thì “Đòan Thanh niên Phật tử Quyết tử” xông ra chặn đường và lôi hai Sĩ quan này xuống đất, hai Sĩ quan này hốt hoảng kêu cứu thì liền bị đám “Phật tử quyết tử” túm cổ áo và đánh hội đồng, cùng lúc tưới xăng vào xe và châm lửa đốt. Khi ngọn lửa bốc cháy, thì có nhiều người là nhân viên và khách trọ từ khách sạn Moderne do Phu nhân Trung tá Trần Nguyên An làm chủ đã chạy ra giải vây, lợi dụng lúc đó, Phu nhân Trung tá Trần Nguyên An đã kéo cả hai Sĩ quan này chạy vào khách sạn che giấu. Sau đó bà đã tìm cách đưa họ trở về đơn vị.
Trong hoàn cảnh đó, ở dưới đất thì diễn ra cảnh đốt phá, vây bắt, đánh, giết người thì trên không máy bay của quân đội đồng minh lượn quanh không phận Đà Nẵng không ngớt phát lời kêu gọi:
  “Chúng tôi quân đội đồng minh, chỉ giúp đỡ và bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi không có đụng chạm đến Phật giáo cũng như chính phủ. Vậy chúng tôi thiết tha kêu gọi quý vị hãy chấm dứt việc hành hung và đốt xe của các quân sĩ đang thi hành công vụ”.
  Nhưng “Lực lượng Tranh đấu Phật giáo”  (Ấn Quang) chẳng ai thèm nghe cả. Chính vì thế,  tại Quảng Nam Việt cộng đã lợi dụng cảnh hỗn loạn ở thành phố để tấn công, nên các đoàn xe của quân đội Việt-Mỹ phải lên đường tiếp viện. Nhưng khi đoàn xe chạy qua khỏi ngã ba Huế thì từ  trong chùa Phổ Quang do “Thượng tọa” Thích Từ Mẫn trụ trì đã ra lệnh cho “Phật tử” đông đảo sẵn có ra nằm la liệt trên mặt đường, ngăn cản đoàn quân viện không cho tiến vào Quảng Nam để cùng các đơn vị bạn chiến đấu với Cộng quân.
(Hình minh họa)
  Mặt khác, các “thầy” đã ra lệnh cho “Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử” đến nhà ông Nguyễn Bá Sáu, ông Sáu là người Bắc di cư ở số 19 đường Lý Thái Tổ, là nơi cung cấp củi cho toàn thành phố và nói với ông Nguyễn Bá Sáu là “cho mượn hết số củi đó chở về các chùa để các thầy tự thiêu”. Ông Nguyễn Bá Sáu không cho mượn, và nói:
“Tự thiêu củi cháy hết rồi lấy cái gì trả cho tôi?”
Nhưng Đoàn TNPTQT cứ xông vào khiêng hết số củi của ông bỏ lên xe đem về chất trước các sân chùa, chùa nào cũng có một đống củi, rồi các “thầy” tuyên bố:
“Nếu Thiệu-Kỳ đem quân vào chùa sẽ có người tự thiêu”.
  Song quân chính phủ không hề động đến một cái chùa nào cả, chẳng phải quân đội sợ các “thầy” tự thiêu, vì ai cũng biết các “thầy” sợ chết lắm, mà vì sinh mạng của hàng trăm con tin là Quân-Cán-Chính-Việt Nam Cộng Hòa đang ở trong chùa.
  Đến lúc quân chính phủ đã kiểm soát gần hết thành phố; ông Nguyễn Bá Sáu vội đem xe đến các chùa đòi củi lại, ông nói:
  “Các thầy nói mượn củi của tôi để tự thiêu, nhưng đến giờ này cũng không thấy ai tự thiêu cả, thì trả củi lại cho tôi, để tôi bán lấy tiền nuôi vợ con tôi. Còn nếu thầy nào muốn tự thiêu thì cho tôi biết, tôi sẽ cúng dường bằng xăng và nếu cần thuốc mê, thuốc tê, thuốc ngủ thì tôi cũng xin cúng dường luôn (ông Nguyễn Bá Sáu còn có tiệm thuốc Tây nữa) vì tự thiêu bằng xăng sạch sẽ hơn”.
  Nhưng đó là màn cuối cùng của các “thầy”, bởi thấy quân của chính phủ không nhượng bộ thì “Quân Đoàn Vạn Hạnh” một số đã “đào ngũ” khi biết rõ các thầy là Cộng sản, một số không trốn được, nhưng cũng xuống tinh thần, nên các thầy còn cần đến những đống củi chất trước chùa để hù dọa Chính phủ. Vì thế, các thầy không cho ông Sáu chở củi về. Nhưng ông Sáu thì cương quyết thu hồi số củi của ông, ông liền cho người khiêng hết củi bỏ lên xe chở về chất trước nhà. Lúc này, “Quân đoàn Vạn Hạnh” đang rầu thúi ruột vì quân chính phủ đã kiểm soát gần hết thành phố nên chẳng có ai ngăn cản 
  Nhưng sau khi ông Sáu chở hết củi về rồi, các “thầy” mới thấy lo, vì không có củi lấy cái gì để hù tự thiêu với quân chính phủ. Vì vậy, các “thầy” lại ra lệnh cho “Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử” tay cầm gậy gộc đến nhà ông Nguyễn Bá Sáu đánh ông một trận cho đỡ tức.
  Phần ông Sáu, khi thấy đám côn đồ này xông vào nhà, ông sợ quá liền chui vào đống củi, đám này bảo ông phải ra cho chúng đánh, ông không dám chui ra. Chúng biết ông trốn trong đống củi, nhưng củi nhiều quá chúng không biết ông trốn ở chỗ nào. Tức quá, chúng liền tưới xăng vào đống củi và châm lửa đốt. Khi ngọn lửa bốc cháy, vợ con ông kêu cứu, đồng bào trong xóm nhiều người la lớn kêu cứu. Trong đó có ông Trương Quang Bông, lúc đó đang ở trên lầu bốn của Khách sạn Tao Nhã do vợ ông làm chủ ở số 172, đường Lý Thái Tổ. Vì ở gần nhà ông Nguyễn Bá Sáu, nên khi thấy ngọn la bốc cháy và nghe những tiếng kêu cứu của đồng bào, nên ông Trương Quang Bông đã gọi điên thoại cho sở cứu hỏa. Vì thế, lính cứu hỏa đã kịp thời dập tắt ngọn lửa, cứu ông Sáu ra khỏi đống củi và đưa ông đến bệnh viện.
Sau ngày 30/4/1975, ông Nguyễn Bá Sáu đã bị các “thầy” Ấn Quang tổ chức “Tòa án nhân dân”, rồi đấu tố ông đủ thứ “tội”, với mục đích, để đẩy ông vào nhà tù “cải tạo”. Cuối cùng tôi lại gặp ông tại Trại cải tạo T.154, và ông cũng ở gần mười năm mới được trở về.
   Qua những hành động như đã kể. Chúng ta ai chũng thấy rằng các “thầy” quả thật quá ngang ngược, đã lấy củi của ông Nguyễn Bá Sáu trong lúc ông không đồng ý, đến khi muốn thu hồi củi ông Sáu phải tự thuê xe chở về, rồi cũng không yên thân, các thầy lại cho lũ côn đồ tới nhà đánh ông, lại còn chuẩn bị cả xăng mang theo để đốt sống ông Sáu nữa. Nhưng, nếu sở cứu hỏa không cấp cứu kịp thời thì chẳng phải một mình ông Sáu và gia đình ông chịu chết, mà nhà cửa và sinh mạng của đồng bào ở lân cận nhà ông Sáu tại đường Lý Thái Tổ cũng phải cùng chung số phận!!!. 
Quân chính phủ có gây thương vong cho nhân mạng hay không?
   Vừa qua, trên mạng lưới toàn cầu tôi thấy cả hai ông tướng Tôn Thất Đính và Nguyễn Chánh Thi đã phát biểu hoàn toàn bịa đặt, như nói là “ …trong cuộc tranh đấu của Phật giáo quân chính phủ đã làm thiệt mạng cho 240 người tại Đà Nẵng”.
   Nên biết, suốt thời gian ấy ông Thi đã trốn ngoài Huế, nên không biết hay thấy những gì đã xảy ra tại Đà Nẵng. Bây giờ ông Thi đã chết, nhưng cách đây mười năm, sau khi đọc cuốn “Hồi ký” của ông, tôi có một bài viết trên Văn Nghệ Tiền Phong số 556, trong đó có một đoạn, nay tôi xin viết lại đoạn đó như sau: Tôi đã đọc cuốn hồi ký ấy, ngay từ trang đầu tiên ông đã viết:
  “Vì lòng yêu nước tôi đã gia nhập quân đội 1940…”.
Tôi muốn hỏi tướng Thi: Vào thời điểm đó (năm 1940) Trung tướng nói yêu nước là yêu nước nào? Gia nhập quân đội nào? Cầm súng của ai và để bắn giết ai?
  Và những câu hỏi trên cho đến chết tướng Thi vẫn không trả lời được.
   Riêng tướng Tôn Thất Đính. Trong cuộc bạo loạn của Phật giáo tại Đà Nẵng. Sau bốn mươi ngày Phật giáo bắt giam nhiều vị QCCVNCH, chính phủ đưa ông ra Miền Trung để điều đình với phe ni loạn để giải cứu số tù nhân Phật giáo.
   Ngày 26-5-1966, khi tướng Đính đến chùa Phổ Đà gặp các tù nhân Phật giáo, chính ông đã nói với các vị tù nhân câu này, tôi xin nhắc lại nguyên văn do Ông Lê Nguyên Long kể lại 
   “Tôi đến để trả tự do cho các anh, để các anh trở về chiến đấu với cộng sản”.
    Với câu nói này tướng Đính đã bị hai ông Lê Nguyên Long và ông Ngô Hải Quảng phản đối đến rất nặng lời. Riêng ông Lê Nguyên Long vì ức quá ông đã vung cả hai tay chỉ ngay sát vào ngực áo cà sa của từng ông Sư la lớn, tôi xin ghi lại nguyên văn như sau đây:
  “Trung tướng bảo chúng tôi đi đánh Cộng sản hả? Đánh Cộng sản đâu cần phải đi xa. Cộng sản là thầy chùa đây nì, thầy chùa là cộng sản đây nì”.  (đây nì: đây này).
    Tôi không muốn nhắc lại dài dòng, tôi chỉ nói thêm là khi đó có nhiều người không chịu ra khỏi chùa, họ đòi phải đưa Thích Đôn Hậu, Thích Minh Chiếu và các thầy chùa cùng nội vụ ra tòa, đòi thầy chùa phải trả lời tại sao bắt họ? Họ có tội gì? Thầy chùa lấy tư cách gì để bắt giam, đánh đập họ bốn mươi ngày? Nhưng họ đã không đòi được công đạo, vì chính quyền lúc ấy khiếp nhược, cầu an.
Và cả hai ông Tướng đều nói đến hàng trăm người đã thiệt mạng, nhưng tại sao không đưa ra được một bằng chứng cụ thể? Còn tôi, tôi có đủ bằng chứng và nhân chứng sống cũng như tên, họ, chánh, trú quán của những nạn nhân còn sống cũng như thân nhân của người đã chết.
   Còn một điều khác nữa là không ai biết được những diễn biến bên trong giữa Phật giáo và tướng Đính, vì sau đó Tôn Thất Đính chẳng những không giúp chính phủ mà còn đứng về phe ni loạn. Vì vậy, khi thấy Lực lượng Cảnh sát Quốc gia đã bất lực trước Khối Phật giáo Ấn Quang, vì có sự liên thủ của phe Quân đội VNCH tại miền Trung, nên Chính phủ phải gấp rút đưa quân ra miền Trung để dẹp loạn, đến khi thấy sự quyết liệt của Chính phủ thì những người cầm đầu của loạn quân trong cái gọi là “Quân đoàn Vạn Hạnh” đã rút vào sào huyệt cuối cùng là “chùa” Pháp Lâm ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng 
     Khi quân Chính phủ đã kiểm soát toàn thành phố Đà Nẵng trừ chùa Pháp Lâm. Vì để hoàn tất kế hoạch hành quân mà không gây đổ máu, quân đội đã bao vây chùa Pháp Lâm, dùng loa phóng thanh kêu gọi tất cả hãy ra đầu hàng. Lúc này mọi người đều thấy những người này tuần tự bước ra khỏi chùa, hai tay đều giơ cao khỏi đầu và xin đầu hàng quân Chính phủ, trong những người ra đầu hàng này người ta đã thấy những tên quen thuộc như sau đây:
   1- Trung tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh Quân đoàn I, Vùng I Chiến thuật, kiêm Đại biểu Chính phủ tại vùng I.
   2- Đại tá Nguyễn Văn Mô, Tham mưu trưởng Quân đoàn I
   3- Đại tá Đàm Quang Yêu, Tư lệnh Biệt khu Quảng-Đà
   4- Bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn, Thị trưởng Đà Nẵng
   5- Lưu Văn Ngộ, Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Đà Nẵng
   6- Âu Quang Minh, Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Quảng Nam.

   Tiếp theo sau là những thuộc hạ của những người này, trong “Quân đoàn Vạn Hạnh”.
   Sau đó, Quân chính phủ đã ra lệnh buộc sáu ông Đính-Mô-Yêu-Mẫn-Ngộ- Minh và thuộc hạ phải leo lên xe bít bùng và chở lên phi trường đưa về Sài Gòn.
  Nhưng tiếc rằng, chính phủ lúc ấy đã không làm hết việc. Tại sao chỉ bắt tướng Đính và năm người cầm đầu cùng loạn quân còn lại trong “chùa” mà không bắt thầy chùa. Nên nhớ, là chính phủ có quyền bắt tất cả những kẻ đã gây ra cuộc bạo loạn để đưa ra Tòa án Quân sự Mặt trận và bỏ tù, cũng như buộc hoàn tục, vì họ có tu thật đâu, họ chỉ núp dưới chiếc áo cà sa để làm giặc. Vì các “thầy” đều có mang lon Sĩ quan Tuyên úy, như Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng I Chiến thuật, Thích Như Huệ mang lon Đại úy Biệt Động Quân...
   Chính vì việc làm nửa vời này của chính phủ nên mới di họa cho đến 30-4-1975, và không biết sẽ còn đến bao lâu nữa???!!!
   Để trả lời tướng Tôn Thất Đính và trên hết là tôi muốn trân trọng gửi đến quý độc giả những sự kiện đã xảy ra thật chính xác như sau đây:
   Trước hết, tướng Tôn Thất Đinh vì đã trốn trong các chùa. Sau cùng là Chùa Pháp Lâm nên không bao giờ thấy hay biết những gì xy ra ở bên ngoài. Vì vậy, tôi khẳng định lại một lần nữa là những gì tướng Đính nói là hoàn toàn bịa đặt 
    Thảm cảnh của đồng bào tại Thành Phố Đà Nẵng
    Sau hơn bốn tháng, người dân  thành phố Đà Nẵng đã đối diện với tử thần, thì Chiến dịch Hành quân Đinh Bộ Lĩnh được ban hành. Khi bộ chỉ huy lực lượng hành quân Đinh Bộ Lĩnh đã chiếm được Đài phát thanh Đà Nẵng thì đã phát lời kêu gọi của Đại tá Nguyễn Thanh Yên, Chỉ huy trưởng Thủy quân Lục chiến kiêm Quân Trấn Trưởng Đà Nẵng như sau:
   “… Nghiêm cấm quân sĩ  không được xâm phạm chốn tôn nghiêm, tuyệt đối không được nổ súng bắn trả lại quân phản loạn cho dù có bị thương vong. Đồng thời kêu gọi đồng bào hãy tiếp tay quân đội chính phủ, khiêng các bàn thờ Phật tổ để tạm yên trên lề đường cho xe cộ lưu thông, vãn hồi an ninh trên lãnh thổ Quảng Nam-Đà Nẵng. Nhưng nhớ phải cẩn thận không được làm ngã đổ tắt nhang đèn”.
   Vì bị đói khổ nhiều ngày tháng, nên đồng bào Đà Nẵng rất vui mừng hưởng ứng lời kêu gọi và đã hăng hái tiếp tay với các chiến sĩ dẹp loạn, trong đó có thiếu niên Lê Quang San 16 tuổi, học sinh lớp Đệ tứ trường Trung học An Hải quận 3, con của ông bà Lê Quang Khâm, chánh quán thôn Bát Nhị, xã Kỳ Ngọc, quận Điện Bàn, Quảng Nam, lánh nạn Cộng sản tại An Cư 1, phường An Hải Đông, quận 3, Đà Nẵng.
   Lúc đó, những kẻ cầm đầu của cuộc bạo loạn miền Trung đã rút vào sào huyệt cuối cùng là chùa Pháp Lâm tức chùa Tỉnh giáo hội Phật giáo Quảng Nam-Đà Nẵng, tại số 500 đường Ông Ích Khiêm ĐN, để phòng thủ.
   Nhưng họ vẫn không chịu ngưng tiếng súng, mà từ trong chùa “Quân đoàn Vạn Hạnh” cứ bắn xả từng loạt đạn ra đường, những người khiêng dọn bỏ chạy, riêng Lê Quang San vì sợ quá không chạy được, nên đã chui xuống bàn Phật để tránh đạn, thì bị lính của “Quân đoànVạn Hạnh” lôi vào phía trong cổng chùa Pháp Lâm, rồi giáng cho em những trận đòn đến “Uốn lưng thịt đổ; Dập đầu máu sa”. Sau đó “Quân đoàn Vạn Hạnh” đã nổ súng, bắn Lê Quang San gục chết tại phía trong cổng chùa Pháp Lâm; mặc dù đã chết, thân thể học sinh Lê Quang San quắt queo, mặt mày bê bết máu bởi những cú đấm, đá của “Quân Đoàn Vạn Hạnh”; nhưng đôi mắt của học sinh Lê Quang San vẫn mở to nhìn vào nơi Phật Tự!!!
   Sau đó, nghe điện báo của quân sĩ trấn thủ vùng này, Đại tá Nguyễn Thành Yên đã đích thân đến tận nơi chứng kiến xác chết của Lê Quang San, thì Đại tá Nguyễn Thành Yên ra lệnh đưa thi thể em lên Quân Y Viện Duy Tân, chờ tìm thân nhân nhận xác.
   Và qua tường trình của các viên chức an ninh, biết được gia đình Lê Quang San nghèo, cha làm nghề đạp xích lô, mẹ làm công việc nội trợ, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, đã gửi đến gia đình em 20.000 đồng (tiền Việt Nam Cộng Hòa) để giúp đỡ việc an táng cho học sinh Lê Quang San.
      Mặc dù chính phủ đưa quân ra Trung vào ngày 27-6-1966, nhưng cho đến hết tháng Bảy các binh sĩ và đồng bào mới thu dọn sạch sẽ trên đường phố, đầu tháng Tám các chợ mới đông, thành phố Đà Nẵng mới hồi sinh.
    Về con số thương vong, ai cũng biết có người chết và rất nhiều người bị thương do đạn của “Quân đoàn Vạn Hạnh” từ trong các chùa bắn ra để giết chết đồng bào và quân Chính phủ làm công việc dọn dẹp trên đường phố. Một số người bị thương vì bị “Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử” đánh đập và dùng gậy gộc, gạch, đá tấn công, bởi họ không chịu bãi thị, không chịu đi biểu tình, không cho khiêng bàn thờ của gia đình họ ra đường. Còn quân Chính phủ không dám nổ súng vì trong các chùa còn có hàng trăm con tin là Quân Cán Chính VNCH. Nên biết, nếu đúng như lời của hai ông Thi - Đính thì còn loạn hơn như thế nữa. Bởi, chỉ cần có một người của loạn quân mà chết, dù là trúng gió chết hay bị chó cắn mà chết, thì chắc chắn quân bạo loạn sẽ khiêng cái xác ấy đi biểu tình và nói là quân của Chính phủ giết họ. Nhưng may mắn là trong suốt thời gian bạo loạn gió cũng hiền, chó cũng biết sợ nên “lực lượng tranh đấu” chẳng có ai trầy sướt gì cả.
    Khi tình hình Đà Nẵng đã yên, ông bà Lê Quang Khâm đã đến Đặc Khu Quân Trấn gặp Đại tá Nguyễn Thanh Yên, yêu cầu đưa ra pháp lý để làm sáng tỏ cái chết của con trai ông bà là Lê Quang San thì được Đại tá trả lời:
   “Tôi cũng là người Đà Nẵng, xin thành thật chia sớt những đau thương của ông bà, nếu cần gì tôi sẽ đề nghị ông Thị trưởng giúp đỡ. Còn điều ông bà yêu cầu, tôi xin lỗi không làm được, vì như mọi người đều biết các trụ sở đảng phái, nghiệp đoàn cũng bị tấn công, hàng trăm QCCVNCH đã bị bắt giam trong chùa Phổ Đà. Vì thế, trước mắt mọi người Phật giáo đã không còn tính chất của tôn giáo nữa. Nhưng, không có cách nào khác hơn vì vũ khí của quân đội thì mang bên ngoài bộ quân phục, nhưng vũ khí của các thầy lại nằm bên trong chiếc áo cà sa! Không phải một mình cháu San mà còn rất nhiều nạn nhân, trong đó có rất nhiều binh sĩ đã mất mạng! Nếu tôi có làm điều gì hơn nữa thì chỉ tạo nhân tố cho họ dùng biển người trấn áp, mà không biết chừng lại nổi loạn lên nữa, bởi dù là cọp trên rừng mà đã lạc xuống đồng thì cũng đành chịu vậy!
   Vì hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và quân đội mà ra nông nỗi, vậy tôi thành thật xin lỗi ông bà cũng như tất cả các gia đình của những nạn nhân xin hãy thấy được nỗi khó khăn của tôi mà dành cho tôi một sự cảm thông”.
   Trước những lời chí tình của Đại tá Nguyễn Thanh Yên, ông Lê Quang Khâm đã nói: “Chúng tôi xin cám ơn Đại tá, nhưng ngoài việc muốn làm sáng tỏ về cái chết oan uổng của con tôi, chúng tôi không cần gì khác hơn nữa cả”.
   Tôi cũng muốn nói thêm rằng, ngoài số người đã bị bắt còn có một số cán bộ đảng phái đã chạy thoát, bị Phật giáo truy đuổi, một số chạy lên được phi trường, một số chạy xuống khu Nội Hà, phường Thanh Bình thì được đồng bào miền Bắc di cư nuôi giấu trong nhà. Đặc biệt một số đông cùng đường đã chạy vào nhà thờ nhờ Linh mục Nguyễn Văn Phương che chở, nhưng Cha Nguyễn Văn Phương nói:
   “Nhà Chúa luôn luôn rộng mở, nhưng tiếc rằng không thể để  quý vị  trong nhà thờ được, vì như thế nhà thờ sẽ bị tấn công”.
     Khi nghe vị Linh Mục nói như thế, các vị định quay lưng, và các vị đã có ý định m đường máu để thoát thân. Nhưng, thật bất ngờ khi nghe Cha Phương nói:
   Thôi các vị hãy vào đây, nếu có chết thì cùng chết với nhau. Bởi các vị mà chết hết thì tôi sống làm sao yên, mà cũng không đáng sống”.
  Nói xong Cha Nguyễn Văn Phương đã đưa tất cả các vị vào trong nhà thờ. Nhưng để bảo toàn cho sinh mạng của các vị này, đồng thời cũng để cho nhà thờ khỏi bị tấn công, nên Cha Phương đã cho người gọi ông Trần Văn Tuyên đến đón các vị ấy về nhà nuôi giấu, và vợ con ông bà Trần Văn Tuyên đã cơm bưng, nước rót, hầu các vị ấy hơn hai tháng.
  Ai cũng biết hơn bốn tháng trời Đà Nẵng là thành phố chết, có tiền không mua gạo được, mà số người ẩn trốn lại quá đông. Vì thế, Cha Phương đã kêu gọi đồng bào miền Bắc di cư đóng góp để nuôi họ. Riêng ông Trần Văn Tuyên vì nhà ông nuôi giấu người đông nhất, nên các vị ấy đã chứng kiến hàng ngày cảnh ông Tuyên đã mang bị đi xin từng lon gạo, từng tí mắm “của tuy tơ tóc nghĩa so nghìn trùng” để đem về nuôi họ.
   Và cũng nên biết, khi chạy đến nhà thờ của Cha Nguyễn Văn Phương, rồi đến trốn ở nhà ông bà Trần Văn Tuyên; tất cả các vị chỉ có một bộ áo quần trên người, ngoài ra không có một vật dụng nào khác. Vì thế, Linh Mục  Nguyễn Văn Phương đã kêu gọi tất cả giáo dân đóng góp từng bộ áo quần, từng chiếc khăn, đôi dép cho đến những vật dụng cá nhân như xà phòng, kem, bàn chải răng...
    Nhưng, đến khi sóng lặng, gió êm các vị này ai cũng có chức cả, nào là Chủ tịch, Bí thư, Nghị sĩ, Dân biểu, Nghị viên …Lúc này “vị” nào cũng đi đứng hiên ngang nên đa số không còn nhớ đến cái lúc cùng đường xông đại vào nhà người ta cầu cứu, cũng như lúc từ nhà thờ Thanh Bình đến nhà ông bà Trần Văn Tuyên “quý vị” đã vừa lết vừa bò vì sợ “Phật giáo” phát giác. Hơn ai hết, là đồng bào miền Bắc di cư họ thừa hiểu nếu “Phật giáo” biết được họ đã nuôi giấu “quý vị” trong nhà thì cả phường Thanh Bình cũng cùng số phận như Thanh Bồ-Đức Lợi trước đó; song họ đã bất chấp mọi thứ. Và kể từ lúc”quý vị” rời khỏi Thanh Bình, trước 1975, “quý vị” ai cũng có quyền, có chức vậy mà hầu hết không hề có một lần ghé lại nhà ông bà Trần Văn Tuyên để nói một lời cám ơn. Ngày ông Trần Văn Tuyên mất cũng không có na lời chia buồn cùng gia đình.
   Hiện nay, bà Trần Văn Tuyên và các con vẫn còn ở nguyên căn nhà cũ ở đường Cao Thắng, nơi mà ngày xưa “quý vị” từng ăn lén, ngủ trốn hơn hai tháng ở đó.
   Trước ngày vượt biển, tôi có đến nhà bà Trần Văn Tuyên nhiều lần, bà nói cười rất vui vẻ khi nhắc lại những ngày tháng nuôi giấu các vị ấy trong nhà. Lúc ấy, các con của ông bà cũng như tất cả thiếu nhi phường Thanh Bình, theo sự hướng dẫn của bố mẹ, chúng đã trở thành đội canh phòng quanh phường để giữ an ninh cho các vị. Tôi nhớ tên từng “vị” đấy.
   Khi nhắc lại điều này, tôi không sánh “quý vị” với Hàn Tín xưa. Tôi chỉ nhớ trong truyện Kiều của Thi hào Nguyễn Du có đoạn nàng Kiều của lầu xanh, khi thoát cơn bỉ cực đã mượn oai của Từ Hải để ân đền, oán trả. Trong truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu, có nói đến tên tiểu đồng hàng ngày đi xin cơm về cúng mộ Lục Vân Tiên:
   … Sáng đi khuyên giáo tối về cúng đơm
          Dốc lòng trả nợ áo cơm
          Sống mà trọn nghĩa, thác thơm danh hiền”.
   Lúc thi ân, ông bà Trần Văn Tuyên không hề mong “quý vị” đền đáp, “Thi ân bất cầu báo”; nhưng là những kẻ đã thọ ân, mà suốt bao nhiêu năm  qua “quý vị” đã thực sự quên đi những ngày tháng ấy thì rõ ràng là “quý vị” đã không xứng danh là quân tử “Thọ ân bất báo phi quân tử”.
 Trên đây, là những lời tôi muốn nhắc lại cái tình người với các “vị chính khách”. Còn nói đến cuôc bạo loạn bàn Phật xuống đường vào mùa hè 1966, thì còn quá nhiều nhưng bài viết đã dài. Tôi xin tạm dừng lại ở nơi đây. Xin tái ngộ quý độc giả với những tài liệu về Thích Thiện Hào, Thích Minh Nguyệt, Thích Thiện Minh và rất nhiều “ông” Thích nữa của Phật Giáo Ấn Quang cũng trên trang báo này; và về Cuộc Thảm Sát Thanh Bồ-Đức Lợi,  Đà Nẵng 24-8-1964.

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền 
01/08/2009
Hiệu đính: 12/6/2020
--------------------------------------------------------------- 
Xin đính kèm 02 bài báo trong nước
danangtourism.gov.vn Bảo tàng Đà Nẵng

76 NGÀY ĐÊM NỔI DẬY LÀM CHỦ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đầu năm 1965, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mỹ xây dựng Đà Nẵng trở thành căn cứ liên hiệp quân sự lớn thứ hai ở miền Nam. Chính sách thống trị của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa đã biến thành phố Đà Nẵng thành nơi tập trung những mâu thuẩn cơ bản. Mâu thuẩn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Sài Gòn, mâu thuẩn trong nội bộ chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng ngày càng sâu sắc. Trong đó, phải kể đến mâu thuẩn giữa Nguyễn Chánh Thi – Tư lệnh Vùng I chiến thuật (VICT), đại biểu bắc Trung nguyên Trung phần với Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, mâu thuẩn giữa Vùng I chiến thuật với chính quyền Trung ương Sài Gòn … Đây là những thuận lợi cho cách mạng nhân dân thành phố. Do vậy được sự khích lệ của những thắng lợi lực lượng vũ trang cách mạng trên chiến trường miền Nam, nhằm đẩy mạnh phong trào đấu tranh đô thị, ngay từ tháng 1 năm 1966, Đặc khu ủy Quảng Đà đã chủ động xác định chủ trương: “ phối hợp nhịp nhàng với đấu tranh vũ trang, phải khẩn trương xây dựng cú đấm chính trị ở thành phố, làm tan rã hậu phương của địch, đẩy đich vào tình thế nguy khốn hơn nữa tạo điều kiện giành 1 bước thắng lợi quyết định”.

Tháng 3-1966, do mâu thuẩn với chính quyền ( Thiệu - Kỳ ), Nguyễn Chánh Thi bị cách chức và gạt luôn ra khỏi Ủy ban lãnh đạo quốc gia.

Liền sau đó 13- 1-1966, binh lính ủng hộ Thi thành lập “Ủy ban quân dân VICT” với thành phần là hầu hết sĩ quan quân đoàn I do thiếu tá Tôn Thất Tương làm Chủ tịch. Đứng đằng sau Ủy ban này là bác sĩ Nguyễn Văn Mẫn - Thị trưởng Đà Nẵng, Đại tá Đàm Quang Yêu, tư lệnh địa phương quân Đặc khu Quảng Nam, Thiếu tá Thích Minh Chiếu chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Đà Nẵng. Nhóm này vận động đấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn phục chức cho Nguyễn Chánh Thi. Dưới danh nghĩa đấu tranh phục chức cho tướng Thi, lực lượng ủng hộ nêu lên những khẩu hiệu “Đả đảo bọn tham nhũng thối nát tại Sài Gòn”, yêu cầu phục chức cho Trung tướng Nguyễn Chánh Thi” đồng thời kêu gọi quần chúng đình công, bãi thị.

Nhận được tin báo của cơ sở về tình hình diễn biến trên, trong cuộc họp Thành ủy ngày 13- 03 1966, đồng chí Hà Kỳ Ngộ, Trưởng ban cán sự Đà Nẵng nhận định: “ Đây là thời cơ cần chớp lấy để khoét sâu mâu thuẩn nội bộ địch phát động quần chúng đẩy mạnh đấu tranh ở đô thị đưa lên thành cao trào, đẩy địch vào tổng khủng hoảng chính trị làm cho địch tê liệt và tan rã để dành thắng lợi đến mức cao nhất cho cách mạng” và lập tức chỉ đạo cho cán bộ nội thành nhanh chóng “chuẩn bị quần chúng sẵn sàng tình hình bãi khóa, bãi thị, đình công, biểu tình khi có khẩu hiệu đòi lật đổ Thiệu - Kỳ”, bám sát phong trào đông thời tìm cách “mở rộng thành phần Ủy ban đấu tranh, gài cho được người của ta vào Ủy ban nhằm xoay chuyển tình hình”.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, thông qua 1 số nhân vật trung lập như: Vĩnh Khoa, Thiếu tá Trần Hữu Trai, Thích Minh Chiếu, Thích Hành Đạo trong cuộc họp bầu lại Ban lãnh đạo đêm 13-3 tại chùa Phổ Đà cơ sở cách mạng đưa được Hà Xuân Kỳ, một giáo viên cấp hai vào làm Chủ tịch ủy ban nhân dân VICT. Thiếu tá Trần Hữu Trai, phụ trách công binh VICT, một người ít nhiều có tinh thần dân tộc, vào làm phó Chủ tich. Tôn Thất Tương bị gạt ra khỏi Ủy ban. Phan Duy Nhân, Tuyết Mai là hai cơ sở cách mạng được đưa vào Ủy ban này ( Phan Duy Nhân được bầu làm ủy viên phụ trách kế hoạch tranh đấu). Ngoài ra còn có 1 số sĩ quan tham dự có xu hướng chống Thiệu - Kỳ rất rõ, không có chủ tâm chống cách mạng về, ý thức dân tộc chống Mỹ có mức độ. Đồng thời, với sự gọi ý của cơ sở cách mạng, cuộc họp thống nhất đặt tên tổ chức đâu tranh là “Ủy ban quân sự đấu tranh VICT”.

Sau khi tạo cơ sở quần chúng thuận lợi trong ban lãnh đạo để chi phối phong trào, theo sự chỉ đạo của Thành ủy, cơ sở cách mạng tìm cách xen các khẩu hiệu đấu tranh. Cụ thể là trong khi cuộc đấu tranh đòi phục chức cho Nguyễn Chánh Thi diễn ra, từ ngày 12 – 3, Viện Hóa Đạo ra thông báo 4 điểm:


- Phục chức cho tướng lĩnh có công với cách mạng.

- Các tướng lĩnh trở về các vị trí quân sự thuần túy.
- Thành lập cơ cấu quốc gia hợp pháp, đoàn kết quốc gia.
- Thực hiện những điều cách mạng xã hội cần thiết.

Dựa vào 4 điểm trên cở sở cách mạng đề nghị Ủy ban quân dân tranh đấu VICT thêm 1 số khẩu hiệu:

- Đả đảo Thiệu và bạn bè tham nhũng phản động.
- Dân đòi dân chủ thật sự.
- Dân đòi bình nổn giá, bài trừ các bất công tham nhũng.

Dưới sự chi phối của cơ sở cách mạng, ngày 14/3/1966, Ủy ban này chiếm Ty Thông tin làm trụ sở đồng thời keu gọi nhân dân thành phố thực hiện bãi công, bãi khóa vào 2 ngày sau đó để gây áp lực với chính quyền Trung ương Thiệu - Kỳ.


Trong 2 ngày 15 và 16 -3 cơ sở cách mạng vận động tổ chức những cuộc mit tinh tại quảng trường thành phố với sự tham gia của hàng ngàn dân chúng và hàng trăm binh lính, công chức chính quyền Sài Gòn tại Đà Nẵng. Các khẩu hiệu chống Thiệu - Kỳ, đòi độc lập và dân chủ được treo ở nhiều nơi trong thành phố

______________________________
 

(Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu thân 1968)
Kỳ 9: Chùa An Long trong cao trào đấu tranh Phật giáo (chống VNCH) tại Đà Nẵng
Lễ Phật đản năm 1963, chính quyền Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật giáo tại Huế. Đông đảo tăng ni, phật tử kéo đến đài phát thanh Huế để phản đối. Thiếu tá Đặng Sĩ, tỉnh phó nội an Thừa Thiên - Huế, đã huy động cảnh sát, xe thiết giáp đến đàn áp cuộc đấu tranh, bắn giết đồng bào phật tử. Trước tội ác của địch, phong trào đấu tranh Phật giáo nổ ra khắp miền Nam. Đồng bào phật tử ở Đà Nẵng cũng xuống đường phối hợp đấu tranh.
Nhận chỉ thị của Thành ủy chủ trương vận động nhân dân đấu tranh dưới hình thức “ngọn cờ Phật giáo, ngòi pháo học sinh”, ông Nguyễn Đình Liệu lãnh đạo đông đảo tăng ni, phật tử, thanh niên trong khuôn hội Nại Hiên Tây tổ chức cầu siêu trong mùa Pháp nạn, thuyết pháp, biểu tình, hô vang khẩu hiệu “đả đảo chế độ độc tài Ngô Đình Diệm! ”. (Chống VNCH)
Từ chùa An Long, ông đã dẫn đoàn biểu tình tiến về chùa Tỉnh hội Đà Nẵng (nay là chùa Pháp Lâm, số 500 đường Ông Ích Khiêm) đồng thời làm công tác binh vận, lôi kéo các binh lính theo đạo Phật đứng về với nhân dân. Cảnh sát, An ninh quân đội vùng 1 chiến thuật đi đàn áp đoàn biểu tình đã bị thanh niên phật tử chống trả quyết liệt.
Ngày 3 tháng 11 năm 1963, dưới sự hậu thuẫn của ông trùm đảo chính Logde, một nhóm tướng tá Nam Việt Nam tự xưng là Hội đồng quân nhân Cách mạng do Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn … cầm đầu đã tiến hành đảo chính, và sau đó giết chết anh em Diệm-Nhu. Nhiều thanh niên phật tử trong khuôn hội Nại Hiên Tây tham gia phong trào diệt “dư đảng Cần lao”, truy quét ác ôn ở địa phương.

Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, ngày 30 tháng 1 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ và “nhóm các tướng trẻ”, tướng Nguyễn Khánh đã thực hiện cuộc “chỉnh lý” cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Nguyễn Khánh tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 28 tháng 2 năm 1964, Nguyễn Khánh phế truất chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ta ban hành “Hiến chương Vũng Tàu”, theo đó ông ta là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền của ông ta lên đến mức tột đỉnh. Tuy nhiên, tướng Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của quần chúng nhân dân. Các cuộc biểu tình chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ông Nguyễn Đình Liệu lại tham gia lãnh đạo phong trào phật tử phối hợp với lực lượng học sinh sinh viên đấu tranh chống độc tài, đòi xé bỏ “Hiến chương Vũng Tàu”. Để bảo vệ cho các cuộc biểu tình, ông Nguyễn Đình Liệu và Thượng tọa Thích Minh Tuấn cho thành lập “Lực lượng thanh niên phật tử cứu quốc”.
Ngày 22.8.1964, từ chùa An Long và chùa Tỉnh hội, ông Nguyễn Đình Liệu, Phan Chánh Dinh, Thượng tọa Thích Minh Tuấn, Thích Minh Chiếu  dẫn đầu đoàn biểu tình đi đến sân vận động Chi Lăng dự mít-ting hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Mỹ-Khánh”.
Sau đó đoàn biểu tình kéo xuống Tòa Thị Chính Đà Nẵng. Khi đến trước Tòa Thị Chính ở đường Bạch Đằng, Lực lượng thanh niên phật tử cứu quốc đã dùng loa phóng thanh kêu gọi Hải quân Đại tá Lê Quang Mỹ, Thị trưởng Đà Nẵng, phải ra trình diện và phải bàn giao chức Thị trưởng Đà Nẵng cho nhân dânĐại tá Lê Quang Mỹ hốt hoảng trốn ra cửa sau, rồi chạy đến Bộ tư lệnh Hải quân vùng 1 Duyên hải ở Tiên Sa để tị nạn. Nhân dân đã làm chủ Tòa Thị Chính trong vòng 9 ngày (22.8 à 2.9.1964). Trong những ngày sôi động đó, ông Nguyễn Đình Liệu đã cho giương cao cờ của Mặt trận Giải Phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam tại vườn hoa Diên Hồng và vườn hoa phía trước Cổ Viện Chàm. Đây là lần đầu tiên cờ của Mặt trận Giải phóng công khai xuất hiện tại Đà Nẵng và đây cũng là một thắng lợi chính trị to lớn của nhân dân Đà Nẵng nói chung và nhân dân Nại Hiên nói riêng.

Tình hình miền Nam dưới sự quản lý của tướng Khánh ngày càng loạn lạc, giai đoạn tướng Khánh nắm quyền là giai đoạn nổ ra nhiều cuộc đảo chính nhất, uy tín của tướng Khánh càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất lòng dân. Nhóm các tướng trẻ, do đó, thống nhất truất phế tướng Khánh. Hai tướng trẻ Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chính quyền.

Tháng 3.1966, trong cao trào đấu tranh phật giáo tại Đà Nẵng chống Thiệu – Kỳ, “lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng vùng 1 chiến thuật” được thành lập, Đặc khu uỷ đã đưa 5 cán bộ, trong đó có ông Nguyễn Đình Liệu, tham gia vào Ban lãnh đạo các tổ chức đấu tranh. Ông Nguyễn Đình Liệu được cử phụ trách “lực lượng phật tử tranh thủ cách mạng”. Các tướng tá ở vùng 1 như Trung tướng Nguyễn Chánh Thi - Tư lệnh vùng 1, Đại tá Nguyễn Văn Mô - Tham mưu trưởng vùng 1, Đại tá Đàm Quang Yêu - Tư lệnh Biệt khu Quảng Đà... đều ủng hộ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. Ngày 25.3.1966, nhân dân đã thực sự làm chủ được thành phố Đà Nẵng.

Trước cao trào đấu tranh cách mạng của nhân dân thành phố Đà Nẵng, Thiệu – Kỳ quyết định đem quân từ Sài Gòn ra đàn áp. Ban đầu, Thiệu – Kỳ định sử dụng quân Nhảy dù, nhưng khốn nỗi, tướng Nguyễn Chánh Thi từng là “quan thầy” của tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh Nhảy dù, mà tuớng Đống lại không muốn mang tiếng “phản thầy” nên không chịu đưa quân đi. Các tướng tá Sài gòn phần lớn cũng ngán tướng Nguyễn Chánh Thi nên chẳng ai muốn đi. Cuối cùng, Nguyễn Cao Kỳ nhờ đến một người bạn thân thiết của mình là Trung tá Nguyễn Thành Yên, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn A Thủy quân lục chiến, cầm quân ra Đà Nẵng để đàn áp phong trào phật giáo.

Đổ quân xuống phi trường Đà Nẵng, Trung tá Yên được Thiệu – Kỳ bổ kiêm nhiệm chức Quân trấn trưởng Đà Nẵng để danh chính ngôn thuận cho việc đàn áp. Trung tá Yên nhanh chóng cho Thủy quân lục chiến tấn công chùa Tỉnh hội, dẹp bỏ các bàn thờ Phật ở các đường lân cận đó. Tiếp theo, Trung tá Yên đưa quân về hướng chùa An Long. Khi Thủy quân lục chiến chuẩn bị dẹp các bàn thờ Phật ở đây thì vấp sự chống trả quyết liệt của lực lượng phật tử tranh thủ cách mạng do ông Nguyễn Đình Liệu lãnh đạo. Khốn nỗi, Trung tá Yên là cháu của ông Nguyễn Đình Liệu (cụ thân sinh của Trung tá Yên, Nguyễn Thanh Xáng, là anh em chú bác ruột với ông Nguyễn Đình Liệu) nên Trung tá Yên ra lệnh lui quân (năm 1970, ông Nguyễn Thành Yên là Đại tá phó Tư lệnh Sư đoàn TQLC).

Trong tháng tư, ông Nguyễn Đình Liệu chỉ đạo cho các thanh niên phật tử Nại Hiên và học sinh trường Bồ đề thực hiện chiến dịch “đốt xe Mỹ”, đã có một vụ đốt xe như vậy xảy ra ở đầu đường Bạch Đằng, trước Cổ viện Chàm: một chiếc xe Jeep nhà binh trên xe có hai sĩ quan, một Mỹ và một Nam Hàn vừa chạy trờ đến, thì các thanh niên phật tử từ chùa An Long xông ra chặn đường và lôi hai sĩ quan này xuống đất, hai sĩ quan này hốt hoảng kêu cứu thì bị đánh, cùng lúc các thanh niên phật tử khác tưới xăng vào xe và châm lửa đốt. Hai sĩ quan này may mắn chạy vào khách sạn Moderne gần đấy nên thoát chết.

Thấy chưa đàn áp được phong trào cách mạng, ngày 15.5.1966 Thiệu – Kỳ tiếp tục đưa quân ra Đà Nẵng. Nhân dân Đà Nẵng đã anh dũng đánh trả quân chính phủ, nhưng do lực lượng ta còn yếu nên ngày 23.6, quân Thiệu – Kỳ đã làm chủ thành phố. Để xoa dịu phong trào cách mạng của nhân dân Đà Nẵng, Trung tá Nguyễn Thành Yên, Chiến đoàn trưởng Thủy quân lục chiến kiêm Quân trấn trưởng Đà Nẵng, đã lên Đài phát thanh Đà Nẵng phát lời kêu gọi như sau:
“ … Nghiêm cấm quân sĩ không được xâm phạm chốn tôn nghiêm, tuyệt đối không được nổ súng bắn trả lại quân phản loạn cho dù có bị thương vong. Đồng thời kêu gọi đồng bào hãy tiếp tay quân đội chính phủ, khiêng các bàn thờ Phật tổ để tạm yên trên lề đường cho xe cộ lưu thông, vãn hồi an ninh trên lãnh thổ Quảng Nam-Đà Nẵng. Nhưng nhớ phải cẩn thận không được làm ngã đổ tắt nhang đèn”.

Khi quân Thiệu – Kỳ chiếm thành phố, các cán bộ lãnh đạo của ta đã rút lui an toàn, những cán bộ có vỏ bọc hợp pháp, như ông Nguyễn Đình Liệu, tiếp tục ở lại lãnh đạo phong trào. Đánh giá về sự kiện này, trong bức thư gửi Thành ủy Sài gòn - Gia định đề ngày 1.7.1967, ông Lê Duẩn, bí thư thứ nhất BCHTW Đảng, đã viết:

“Cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng chống Thiệu – Kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1966, tuy không đem lại thắng lợi, nhưng đã cho ta một bài học bổ ích về lợi dụng mậu thuẫn nội bộ địch. Lúc đầu cuộc nổi dậy đó là không phải do ta chủ động mà nhân cơ hội nội bộ địch chống đối lẫn nhau, ta đã biết tập hợp, phát động quần chúng đứng lên làm chủ thành phố. Mặc dù cơ sở Đảng mỏng và lực lượng cách mạng trong thành phố không nhiều, các đồng chí ở Đà Nẵng đã làm được việc đó. Nhưng thiếu sót ở đây là các đồng chí ở Đà Nẵng chưa tranh thủ được thuận lợi để phát triển thực lực cách mạng … Bài học về cuộc nổi dậy của đồng bào Đà Nẵng rất phong phú”.
(Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu thân 1968)


Kỳ 10: Chùa An Long trong Tết Mậu Thân 1968

Trong cuộc tổng tiến và nổi dậy Tết Mậu thân 1968, chùa An Long đã đóng một vai trò hết sức to lớn. Ông Nguyễn Đình Liệu, Bùi Sĩ Tấn cùng một số cơ sở tiếp nhận và cất giấu một lượng lớn vũ khí tại hầm bí mật dưới chân tượng Phật tại chùa An Long. Ngày 29 Tết, ông Nguyễn Đình Liệu chỉ đạo các cơ sở, học sinh sinh viên, tăng ni, phật tử viết khẩu hiệu, biểu ngữ, bàn phương án phối hợp với các mũi đấu tranh trong thành phố, biến chùa An Long thành một trong những trung tâm lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.

Treo cờ MTGPMN tại chùa Tỉnh Hội  ngày 29 Tết
Nguyễn Đình Liệu hoạt động tại chùa An long, chứa vũ khí.


Sau khi chuẩn bị xong, tối 29 Tết, một cơ sở ta dùng xe Jeep chở ông Nguyễn Đình Liệu cùng cờ Mặt trận Giải phóng, khẩu hiệu, biểu ngữ lên chùa Tỉnh hội để phối hợp với lực lượng ở đây chuẩn bị nổi dậy. Sáng mồng 1 Tết, đông đảo quần chúng nhân dân đã tập họp tại chùa Tỉnh hội. Tuy thiếu sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhưng các vị lãnh đạo Đặc khu ủy vẫn cho tiến hành nổi dậy theo kế hoạch. Ông Phan Chánh Dinh (còn có tên là Phan Duy Nhân và Nguyễn Chính, sau 1975 là cán bộ lãnh đạo ở Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, và về sau là Quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ) cầm loa dẫn đầu đoàn biểu tình, hô hào quần chúng nổi dậy. Đoàn biểu tình kéo từ chùa Tỉnh hội ra đường Ông Ích Khiêm thì bị địch đàn áp. Ông Phan Chánh Dinh bị bắn gãy chân và bị bắt đem về Ty Cảnh sát Gia Long, sau đó bị giải qua Trung tâm thẩm vấn Thanh Bình và nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng. Địch ra lệnh thiết quân luật và bắn vào đoàn biểu tình. Ông Nguyễn Đình Liệu được cơ sở đưa về ẩn náu tại chùa An Long.

Sáng mồng 4 Tết, các ông Nguyễn Đình Liệu, Hà Kỳ Ngộ đều bị bắt vì có một cơ sở khai báo với địch. Nguyên nhân như sau: ngày 29 Tết, một cơ sở của ta, ông Nguyễn Hiếu, chủ nhà may Đồng Tân ở đường Độc Lập (nay là đường Trần Phú), được giao nhiệm vụ chở một số vũ khí từ Nam Ô đến cất giấu tại chùa An Long, trên đường vào nội thành thì xe ông Nguyễn Hiếu bị Biệt động quân chặn lại ở Ngã Ba Huế, khi khám xe thấy có chứa vũ khí nên toán Biệt động quân này bắt giữ ông Nguyễn Hiếu rồi chuyển cho An ninh quân đội, tại đây Hiếu đã khai ra địa điểmchùa An Long là nơi cất giấu vũ khí và khai thêm một số cơ sở bí mật nữa.

Tôi xin trích nguyên một đoạn viết của tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền (trên trang webwww.mauthan68.blogspot.com) về vụ bố ráp chùa An Long vào sáng mồng 4 Tết Mậu Thân: ”Và cũng qua điều tra bởi vụ án này [Nguyễn Hiếu] mà chính quyền đã huy động một lực lượng gồm An Ninh Quân Đội-Ban II Đặc Khu Quân Trấn- Biệt Động Quân, đột nhập vào ngôi chùa của Khuôn hội Nại Hiên Tây (vì cảnh sát không bao giờ dám khám xét chùa), sau lưng Cổ Viện Chàm, trước trường Trung học Sao Mai, phía trái có nhiều kho chứa xăng, bên cạnh có cầu tàu thuộc Quân cảng dùng để tiếp nhận chiến cụ; thường được gọi là Cầu Đạn, phía trên là cầu Trình Minh Thế, nối liền một quãng đường ngắn khoảng hơn 100 mét là Trại Nguyễn Tri Phương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Quân Khu 1. Và đã khám phá ra được một căn hầm bí mật ngay dưới Chánh điện thờ Phật, phía trên được ngụy trang bằng một pho tượng Phật to lớn là nắp hầm để che giấu hơn hai trăm khẩu súng, đạn đủ loại và chất nỗ TNT. Người quản nhiệm ngôi chùa này là một Khuôn hội trưởng - Giáo sư Nguyễn Đình Liệu dạy tại trường Trung học Bồ Đề do Thượng tọa Thích Minh Tuấn làm Hiệu trưởng;( ngày 29/3/1975, Thích Minh Tuấn đã công khai đưa cả đoàn xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố Đà nẵng). Sau đó ông Nguyễn Đình Liệu bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận và bị kết án 10 năm tù ở, thụ án tại Chí Hòa. Năm 1973, ông Liệu được trao trả nhân viên dân sự tại Lộc Ninh”.

Hầu hết các chi tiết trong đoạn viết trên là chính xác, duy có ba chi tiết chưa thật chính xác,  xin đính chính lại: thứ nhất, ông Nguyễn Đình Liệu không phải là Giáo sư dạy tại trường Trung học Bồ Đề mà chỉ có chân trong ban trị sự trường Bồ Đề; thứ hai là ông Liệu được trao trả theo diện nhân viên dân sự tại Thạch Hãn chứ không phải tại Lộc Ninh; và cuối cùng, ông Nguyễn Đình Liệu thụ án ở Côn Đảo chứ không phải tại Chí Hòa như tác giả Hàn Giang đã viết.

Cũng trong ngày hôm đó, do Nguyễn Hiếu khai báo nên An ninh quân đội đã ập vào nhà bà Nguyễn Thị Sự (nay là số nhà  K191/17 Ông Ích Khiêm, phường Thạch Thang, quận Hải Châu) và bắt ông Hà Kỳ Ngộ (thường vụ Đặc khu ủy).
Địch đem ông Nguyễn Đình Liệu và ông Hà Kỳ Ngộ về giam tại Kho Đạn. Tại đây, hai ông bị địch tra tấn dã man. Ông Nguyễn Đình Liệu bị địch dùng dùi cui đánh vào mang tai nên về sau này ông đã bị điếc nặng, phải dùng máy trợ thính luôn. Không moi được tin tức gì nên địch mang hai ông ra xử tại toà án Quân đội. Ông Nguyễn Đình Liệu bị tuyên án 10 năm tù, ông Hà Kỳ Ngộ bị án chung thân và cả hai ông bị địch đưa ra Côn Đảo.


Năm 1973, ông Nguyễn Đình Liệu được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao trả cho Mặt trận Giải phóng theo diện chính trị phạm dân sự tại Thạch Hãn. Thấy ông tuổi cao, sức yếu lại bị thương tật trong chốn lao tù nên Trung ương đã bố trí ông đi nghỉ tại Trạm tiếp đón cán bộ miền Nam T72 tại Khu an dưỡng Sầm Sơn (Thanh Hoá).

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, từ ngày 2.5.1975 đến 31.1.1977, Trung ương đưa ông về lại Liên khu 5, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bố trí ông đi nghỉ an dưỡng tại trại Đón tiếp tỉnh QN-ĐN.

Ngày 1.2.1977, ông Nguyễn Đình Liệu chính thức được nghỉ hưu trí theo quyết định 54/QĐ/HT ký ngày 20.12.1976 của UBND tỉnh QN-ĐN. Kể từ đó, ông trở về sum họp với gia đình ở ngôi nhà xưa tại đường Trưng Nữ Vương, phường Bình Hiên, quận Nhất (nay là Hải Châu), Tp Đà Nẵng. Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn tham gia sinh hoạt đảng tại đảng bộ phường Bình Hiên, chủ trì việc cúng tế tại địa phương và giành khoảng thời gian cuối đời để viết lịch sử về làng Nại Hiên, đình Nại Hiên, chùa An Long và lập gia phả tộc Nguyễn Thanh. Tài liệu này được viết, cũng một phần, là dựa trên các di cảo của ông Nguyễn Đình Liệu do anh Nguyễn Dục Anh (cháu đích tôn của ông Nguyễn Đình Liệu) đang giữ gìn và bảo quản. Ông Nguyễn Đình Liệu qua đời vào ngày 16 tháng 10 năm 1984 tại tư gia trong niềm thương tiếc vô bờ của đông đảo đồng bào đồng chí tại Quảng Nam - Đà Nẵng và toàn thể con cháu trong chư phái tộc làng Nại Hiên.

Sau Mậu Thân 1968, do đã bị lộ nên chùa An Long không còn là cơ cở cách mạng nữa. Thầy Thân bị liên đới không làm trụ trì, Đại đức Thích Như Dục từ chùa Tỉnh hội về trụ trì tại chùa An Long.
Như vậy, trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vẻ vang của nhân dân ta, chùa An Long cũng đã đóng góp ít nhiều công sức vào đấy. Từ năm 1962 đến năm 1968, chùa An Long đã là:
- Một cơ sở che giấu và nuôi dưỡng cán bộ ta,
- Một địa điểm bí mật để tập kết và cất giấu vũ khí, tài liệu, máy đánh chữ …cho cách mạng.
- Một trong những trung tâm lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trong lòng đô thị Đà Nẵng dưới vỏ bọc phong trào đấu tranh Phật giáo,
- Một trong những trung tâm lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.

(Kỳ 11: Lời kết) Kỳ cuối: Thay cho lời kết
Kể từ lúc các vị Tiền - Hậu Hiền làng Nại Hiên vào khai khẩn mảnh đất dọc theo hai bên bờ sông Hàn đến nay là vừa tròn 535 năm. Tổ tiên làng đã xây đình Nại Hiên, dựng chùa An Long và từ đó đình, chùa là nơi sinh hoạt tinh thần, tôn giáo, là nơi dân làng tổ chức những hoạt động lễ hội và là nơi giữ gìn những nét đẹp văn hóa xưa.
Ngày nay, mặc dầu đã trở thành thị dân nhưng nhân dân Nại Hiên vẫn không bao giờ mờ nhạt ý thức cộng đồng làng xã, họ tộc tổ tiên, vẫn duy trì những sinh hoạt văn hóa tinh thần, tôn giáo, bởi vì những sinh hoạt văn hóa tại đình Nại Hiên và chùa An Long vào các lễ tế chư vị thần chủ làng hay lễ Phật Đản, lễ Vu Lan... là dịp tốt nhất để mọi người tìm về cội nguồn, ôn lại truyền thống, ngưỡng vọng tổ tiên và giải tỏa mối lo âu thường nhật, làm dịu bớt nỗi đau tinh thần hay gửi gắm khát vọng thầm kín mà thực tại chưa hoặc không giải quyết được. Thực tế cho thấy những sinh hoạt văn hóa này không chỉ đã góp phần vào việc giáo dục truyền thống ”uống nước nhớ nguồn””đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với làng xã, với họ tộc mà còn giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, gắn bó với quê hương, với mảnh đất Nại Hiên đã thấm đẫm mồ hôi, xương máu của ông cha, qua đó làm tăng cường ý thức gắn kết cộng đồng của dân làng trong cuộc sống đầy những thay đổi của thời hội nhập văn hóa. Hội nhập văn hóa đang là một xu thế mang tính phổ biến trong thời đại hôm nay, nhưng hội nhập không đồng nghĩa với hòa tan mà hội nhập văn hóa phải đi cùng với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những nét đẹp văn hóa xưa và những di tích của tổ tiên.

Nhưng đình Nại Hiên và chùa An Long đâu chỉ là nơi giữ gìn những nét đẹp văn hóa xưa mà còn là nơi ghi dấu bao chiến công anh dũng, bao thành tích cách mạng của nhiều thế hệ dân làng Nại Hiên trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đình lớn Nại Hiên là nơi ông Án Nại đặt đại bản doanh của nghĩa quân Nghĩa hội chống Pháp, đình nhỏ Nại Hiên là nơi chứng kiến sự ra đời của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời xã Nại Hiên trong những ngày Cánh mạng Tháng Tám lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa An Long là nơi che giấu và nuôi dưỡng cán bộ, là nơi tập kết và cất giấu vũ khí, tài liệu, máy đánh chữ …cho cách mạng, là nơi lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trong lòng đô thị Đà Nẵng dưới vỏ bọc phong trào đấu tranh Phật giáo, là nơi lãnh đạo cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân ở nội thành Đà Nẵng.


Trải qua bao lần dâu bể, bao cơn phong ba bão táp và bao phen khói lửa chiến chinh, đình chùa vẫn còn đứng đấy, trầm mặc nhìn dân làng Nại Hiên theo dòng đời xuôi ngược, như để làm chứng tích cho một lịch sử vẻ vang mà nhiều thế hệ dân làng Nại Hiên đã và đang chung tay gây dựng.


Hậu thế xin đời đời tri ân công đức cao dày của Tiền nhân!

Đình Nại Hiên, chùa An Long
Năm trăm năm sử trong lòng hằng ghi

Nại Hiên - An Long, mùa Vu Lan, Kỷ Sửu (2009) 
Đinh Bá Truyền

Không có nhận xét nào: