Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 25 tháng 6 năm 2020 - Hà Trung Liêm

Trần Anh Tuấn - Bắt 6 người một ngày: “vào trước bắt sau”?
25.06.2020
Có lẽ cái câu “vào trước bắt sau” của ông Phạm Chí Dũng chưa bao giờ lại phản ánh đúng thực trạng của Việt nam đến như thế. Hiệp định thương mại đã có trong tay, phía Hà nội cho rằng họ muốn bắt bớ ai, vi phạm nhân quyền ra sao cũng được.
Đâu phải tự nhiên thành những người đấu tranh?
Gia đình bà Cấn Thị Thêu trở thành những dân oan mất đất từ năm 2008 khi chính quyền đền bù đất cho dân với giá rẻ mạt chỉ vài ba trăm nghìn một mét vuông. Sau khi phân lô bán nền, giá đất được rao bán với giá 31 triệu đồng một mét vuông.
Không chấp nhận bất công, gia đình bà Cấn Thị Thêu cùng dân oan Dương Nội đã bước vào một cuộc chiến không cân sức với nhà cầm quyền. Hai vợ chồng bà Thêu cùng bị bắt và bị kết án 15 tháng tù, với tội danh 257 Bộ Luật Hình Sự về tội chống người thi hành công vụ năm 2014.
<!>
Lê Học Lãnh Vân -Sữa học đường xưa và nay
25/6/2020
Năm 1962 tụi tui học lớp Năm, lớp Tư (tức lớp 1, lớp 2 bây giờ) tại trường tiểu học Bàn Cờ. Mấy năm đó đi học, tới giờ ra chơi học sinh sắp hàng theo cô giáo đi tới cuối sân trường uống sữa miễn phí.
Sáng nay đọc báo Tuổi Trẻ online (ngày 23/6/2020), thấy trong bài viết về Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP.HCM vừa có buổi khảo sát việc thực hiện đề án "Sữa học đường" có câu:
“Để uống được sữa miễn phí, các em hộ nghèo, cận nghèo phải có sổ xác nhận hộ nghèo”
Ôi chu choa, ai mà có thể nghĩ ra một chuyện bất cận nhân tình như vậy? Các em học sinh nghèo và cận nghèo ơi, gia đình các em phải đi xin để được cho sự xác nhận! Còn các em không phải “nghèo và cận nghèo” muốn uống thì phải đóng 50% tiền sữa! Không có cái gì miễn phí vô điều kiện cả, dù là miễn phí cho các mầm non tương lai Tổ Quốc!
Ý nghĩa của việc Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông

US joins 'lawfare' by diplomatic notes over Chinese claims in S. China Sea

Robert Beckman For The Straits Times
Jun 10, 2020
Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Chính sách và Luật Biển,trung tâm Luật quốc tế NUS, Giáo sư khoa Luật của NUS. Bài viết được đăng trên The Straits Times.
Hồng Quyên (gt)
Thứ tư, 24 Tháng 6 2020
Việc Mỹ gần đây can dự vào cuộc chiến công hàm là một tín hiệu rõ ràng cho thấy tranh chấp về tính hợp pháp các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc sẽ không sớm kết thúc. Lí do gì khiến Mỹ tham gia vào cuộc chiến này và phản ứng của các bên liên quan ra sao?  
... Mặt khác, họ có thể quan ngại rằng công thư của Mỹ sẽ làm gia tăng khả năng Biển Đông trở thành nơi diễn ra cuộc đua tranh giành ưu thế ở châu Á giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc trao đổi công hàm là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tranh chấp về tính hợp pháp theo luật quốc tế của các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông sẽ không sớm kết thúc, cho dù các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc để đi tới thống nhất về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vẫn đang tiếp diễn./.

Sơ lược về CHÍNH PHỦ một số nước để tham chiếu
VTH - Sưu tầm
25/6/2020
Trên thế giới hiện có 204 quốc gia và vùng lãnh thổ. Không thể viện dẫn hết chính phủ của tất cả các nước. Ở đây, với mục đích tham chiếu, chỉ đề cập đến một số nước tiêu biểu : 1) Hoặc có lãnh thổ hoặc GDP hoặc dân số gần với Việt Nam; 2) Giàu có hơn Việt Nam.
Điểm tin báo ngày Thứ năm 25 tháng 6 năm 2020
Ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh không cần thiết
Nguồn: Óscar Fernández & Javier Solana, “Averting a Cold War of Choice”, Project Syndicate, 18/06/2020.
Biên dịch: Phan Nguyên
25/6/2020
Các xã hội phương Tây hiện đang bị ám ảnh bởi ý tưởng đáng ngại rằng chúng ta đang bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, lần này là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dòng quan điểm này bắt đầu trở nên nổi bật do tranh chấp thương mại Trung – Mỹ, và bây giờ cuộc khủng hoảng COVID-19 càng đưa nó trở thành tâm điểm. Nhiều người cho rằng tốt hơn hết là nên chuẩn bị tâm thế để đối diện thay vì ngây thơ bỏ qua cuộc cạnh tranh bá quyền này, điều vốn định hình tình trạng “bình thường mới” của thế giới.
Nhưng vẫn chưa quá muộn để cứu vãn tình hình. Xuống thang căng thẳng chắc chắn phù hợp với lợi ích dài hạn của tất cả các nước, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tư duy chiến tranh lạnh không phù hợp cho việc giải quyết những thách thức lớn nhất hiện nay, như chống lại đại dịch COVID-19 đang diễn ra, đảm bảo phục hồi kinh tế vững chắc hay giảm biến đổi khí hậu. Hơn nữa, không có gì ngăn cản sự phát triển của các mối quan hệ giữa các siêu cường: mặc dù sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn, nhưng điều đó không ngăn cản việc tìmkiếm các con đường hợp tác.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 25 tháng 6 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Lịch sử Mỹ quốc: Washington đeo bảo kiếm xuất chinh
Trung Hòa
25/6/2020
Tháng 6 năm 1775, Washington trở thành Tổng tư lệnh quân Lục địa. Chủ tịch Quốc hội Lục địa Hancock trao bảo kiếm tượng trưng quyền bính cho Washington. Ông sẽ dẫn đội quân do các nông dân, thợ rèn và dân binh của các bang các địa phương tập hợp lại, bắt đầu cuộc chiến tranh độc lập kéo dài 8 năm.
Đề nghị của Adams được hội nghị thông qua, tháng 6 năm 1775, Washington trở thành Tổng tư lệnh quân đội Lục địa. Chủ tịch Quốc hội Lục địa Hancock đã trao cho Washington thanh bảo kiếm tượng trưng cho quyền bính. Tướng quân lĩnh mệnh xong liền rời khỏi Philadelphia, phi ngựa đến Boston nhậm chức, gặp mặt những nghĩa sĩ vai trần ở đó. Washington dẫn dắt đội quân gồm nông phu, thợ rèn, và dân binh các địa phương hội tụ lại, bắt đầu cuộc chiến tranh giành độc lập kéo dài 8 năm.
Nguyễn Thị Bé Bảy - Đảo Chánh Lịch Sử — Viết Lại Lịch Sử?
24/6/2020
Như quý vị đã thấy, các kế hoạch đảo chánh TT Trump được đảng Dân Chủ và cánh tả cùng nhau phối hợp thực thi liên tục ráo riết, tuy nhiên đã không đem lại một kết quả cỏn con nào!
Đảo chánh ông Trump không được, nên họ phải “đảo chánh lịch sử” bằng cách hạ bệ các tượng đài lịch sử để viết lại lịch sử?
Nguyễn Tường Tuấn – Viết cho tuổi 30
25/6/2020
Người đầu tiên có mặt trên đất nước Hoa Kỳ là thổ dân Indian, còn lại tất cả chúng ta bất kể màu da trắng, đen, vàng, nâu ... đều là những di dân đến sau. Lịch sử của hơn 300 năm trước, không thể đòi hỏi phải giống như hôm nay. Từ thời nguyên thuỷ đến hiện đại, con người đã trải qua bao nhiêu thay đổi? Văn hoá, nếp sống, phong tục của từng vùng miền, một trăm năm trước không thể giống như bây giờ. Đó là lịch sử, không phe nhóm, đảng phái nào có thể thay đổi.
Tranh đấu cho lý tưởng tự do là chính đáng. Mỗi chúng ta có bổn phận để lại cho những thế hệ sau một gia tài hãnh diện như Mục sư King đã từng làm, Ngài nói, "Chúng ta không thể thỏa mãn khát vọng tự do, bằng cách uống những chén đắng của hận thù" (Let us not seek to satisfy our thirst for freedom by drinking from the cup of bitterness and hatred). Hình ảnh chiếu trên truyền hình, một phụ nữ da trắng bị thành viên BLM bắt quỳ trên đường phố Seattle, xin lỗi người da đen chỉ vì khác màu da. Câu chuyện không ai có thể tưởng tượng lại xảy ra nơi thế kỷ 21 này! Các bạn đã làm mất đi chính nghĩa!
Nguồn Bản tin ngày Thứ năm 25 tháng 6 năm 2020

Không có nhận xét nào: