Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 15 tháng 6 năm 2020 - Hà Trung Liêm

Mekong là thuốc thử cho sự lãnh đạo của Trung Hoa
 (The Mekong is the test of China’s leadership)
Brad Glosserman – Bình Yên Đông lược dịch
The Japan Times – April 15, 2020
Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Hoa và uốn khúc về phía nam, chảy qua 5 quốc gia khác – Lào, Myanmar, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam – trước khi  đổ ra Biển Đông.  Mekong là nhịp tim của khu vực, và dù là một sáo ngữ, nó diễn tả chính xác một cách đau lòng.  Mekong hỗ trợ và nuôi dưỡng 60 triệu người, cho họ thực phẩm và sinh kế.  Những quốc gia và cộng đồng đó không chỉ dựa vào dòng sông; sự hiện hữu của họ quyện chặt vào nó.
<!>
Ngô Quốc Huy - Các biện pháp mạnh để đối phó với ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông
RFA
2020-06-11
Liệu Trung Quốc có tuyên bố ADIZ trên biển Đông?
Khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại khu vực biển Đông hay không vẫn đang là vấn đề gây xôn xao dư luận ở khu vực này.
Theo các nhà phân tích, trong các tuyên bố chính thức, Trung Quốc chưa bao giờ loại trừ khả năng thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Mới đây, các nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc nói với các nhà báo nước ngoài rằng Trung Quốc đã có kế hoạch và sẵn sàng thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Việc “rò rỉ” thông tin như vậy được giới quan sát đánh giá là Trung Quốc đang “thăm dò” phản ứng của thế giới trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Điểm tin báo ngày Thứ hai 15 tháng 6 năm 2020
Châu Á phải ngăn chặn hàng triệu người rơi vào nghèo đói
Nikkei Asian Review : Asia needs rapid action to prevent millions falling into poverty
William Pesek
June 15, 2020
TS Phạm Đình Bá lược dịch
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở Châu Á bị chận đứng bởi đại dịch. Có phải kỷ nguyên giảm nghèo nhanh chóng của châu Á đã chấm dứt? Ngân hàng Thế giới dường như nghĩ như vậy.
Các tổ chức ngân hàng đưa ra các dự toán kinh tế đáng lo ngại vào tuần trước. Các dự toán cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ giảm đi 5,2% vào năm 2020 bởi đại dịch. Các nền kinh tế tiên tiến sẽ thụt lùi 7%, trong khi tổng sản phẩm quốc nội của Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm 0,5% - hiệu suất tồi tệ nhất kể từ năm 1967.
Đại Dương - Tập Cận Bình tố xả láng trong canh bạc thống trị thế giới
14/6/2020
Đại dịch Virus Vũ Hán đã phơi bày toàn bộ tham vọng thống trị toàn cầu của Tập Cận Bình khiến Cộng đồng Nhân loại chợt bừng tỉnh sau cơn mê hơn 40 năm.
Quốc tế gần như mất trắng thành tựu kinh tế đạt được suốt hơn 4 thập niên chỉ trong chớp mắt do quá tin vào thiện chí và cam kết thương mại, giao dịch với Trung Cộng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa do TCB cầm đầu đã trở thành nghi vấn, kể cả dân chúng Hoa Lục, Hồng Kông và thế giới.
Biển Đông: Hoa Kỳ quyết can dự mạnh mẽ hơn, ủng hộ Asean trước Trung Quốc?
BBC News
14/6/2020
Công thư gần đây của Hoa Kỳ gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) chứng tỏ Washington muốn đẩy tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước lên nghị trình hàng đầu thời gian tới, theo một bình luận từ Philippines.
Hôm 1/6, Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft đã yêu cầu lưu hành công thư như một văn bản chính thức gửi đến tất cả thành viên LHQ và Hội đồng Bảo an.
... 'Sự phản đối chính thức rõ nhất của Mỹ'
Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla, giảng viên Trường Luật, Đại học Philippines, nhận xét công thư của Mỹ gửi LHQ là rất đặc biệt.
"Có lẽ lá thư là sự phản đối chính thức rõ nhất của Mỹ về đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông."
"Tôi nhấn mạnh chữ Chính thức, vì trước đây Mỹ cũng đã phản đối lập trường của Trung Quốc phi chính thức khi đưa tàu đi vào vùng tranh chấp."
"Lá thư của Đại sứ Kelly Craft nêu lại một số điểm trong phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông, đây là việc Mỹ chưa từng làm."
Chợ Tân Phát Địa: tâm điểm của nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở Bắc Kinh
Nguyễn Sơn
(Theo SCMP, Reuters, Fox Business)
15/06/20
Các chuyên gia cảnh báo dịch corona có thể bùng phát ở Bắc Kinh, sau khi hơn 100.000 người đã đến chợ Tân Phát Địa trong 2 tuần qua.
Một cách bất thình lình, hàng loạt ca nhiễm virus corona không rõ nguồn gốc xuất hiện ở Bắc Kinh vào cuối tuần qua, đẩy số ca bệnh mới tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 2 tháng.
Đại dịch và trật tự chính trị
The Pandemic and Political Order
By Francis Fukuyama
Mặc Lý dịch
14/6/2020
Ba yếu tố quan trọng trong việc đối phó hữu hiệu với đại dịch là khả năng của nhà nước, lòng tin của xã hội và lãnh đạo (Francis Fukuyama).
(Bản dịch bài “The Pandemic and Political Order” của Francis Fukuyama, đăng trên tạp chí Foreign Affairs số Jul/Aug 2020.  Francis Fukuyama là một học giả về khoa chính trị học, kinh tế chính trị học và là một cây bút thường xuyên trên các tạp chí kinh tế và chính trị. Hiện nay ông là Olivier Nomellini Senior Fellow tại viện nghiên cứu Freeman Spogli Institute for International Studies, đại học Stanford. Ông là tác giả cuốn sách “Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 15 tháng 6 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Lào có nguy cơ bị nhấn chìm trong nợ Trung Quốc do xây đập thủy điện
Triệu Hằng ĐKN 
14/6/2020
Đại dịch Covid-19 đã làm Lào điêu đứng trong lần đầu tiên bán trái phiếu bằng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế, gây thêm áp lực cho đất nước vốn đã chi quá nhiều tiền của vào việc xây đập thủy điện và đang phải xoay sở trả nợ, đặc biệt là khoản nợ với Trung Quốc, một chủ nợ hàng đầu của Lào.
Nikkei Asian dẫn nguồn thân cận với hệ thống ngân hàng ở Lào cho biết, chính phủ Lào đã áp dụng lập trường “chờ – xem” trước khi tiến hành bán trái phiếu. 
“Ngân hàng Trung ương Lào vẫn phải xác nhận liệu việc bán trái phiếu có được thực hiện trong năm 2020 hay không”, một nguồn tin nói.
Thấy gì qua việc người biểu tình lập khu tự trị ở Seattle
Phong trào xuống đường “vì Floyd” đã đi xa tới đâu?
Phẩm Thai, facebook.
14/6/2020
Phẩm Thai(facebook)Mấy hôm nay, nhóm dân quân khủng bố cực tả #Antifa và người biểu tình #BlackLivesMatter đã tràn vào nội đô Seattle, thành phố lớn nhất của bang Washington. Họ chiếm các tòa nhà, kiểm soát một vài khu vực trung tâm, thiết lập vùng không-cảnh-sát mà họ gọi là “Khu Tự trị Capitol Hill” (Capitol Hill Autonomous Zone, viết tắt là #CHAZ), hay “Nước Cộng hòa Nhân dân Capitol Hill” (People’s Republic of Capitol Hill).
 Nguồn Bản tin ngày Thứ hai 15 tháng 6 năm 2020

Không có nhận xét nào: