Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

29 người dân Đồng Tâm bị đề nghị truy tố khi Công an Hà Nội ra kết luận điều tra - RFA



Hình minh hoạ. Hình minh họa. Phần lưng của ông Lê Đình Kình với những vết thâm tím (trái), cảnh sát cơ động vè Đồng Tâm (phải) Photo: RFA Công an Hà Nội ra Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm nói cụ Kình chết do bị bắn hai phát vào lưng Hôm 12 tháng 6 năm 2020, các luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ đụng độ giữa công an và người dân xảy ra ở xã Đồng Tâm vừa qua nhận được bản kết luận điều tra dài 47 trang của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội phát hành ngày 5 tháng 6 năm 2020. Theo bản kết luận, cụ Lê Đình Kình tử vong trong vụ công an tấn công vào Thôn Hoành, xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 là bởi  "mất máu tối cấp do tổn thương phổi, thủng quai động mạch chủ hậu quả của 2 vết thương do đạn bắn". Việc 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động tử vong dưới hố kỹ thuật của hai ngôi nhà cũng được kết luận là do "ngạt khí và cháy than hóa toàn thân do tác dụng của nhiệt mức độ rất nặng".<!>
Vào chiều 12 tháng 6, Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho 3 bị can trong vụ án nhận xét về bản kết luận điều tra này như sau:
"Tôi đọc thì tôi thấy có mấy vấn đề là không có lý do để giải thích tại sao lực lượng công an lại đưa lực lượng vào tấn công thôn Hoành ở Đồng Tâm vào sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 theo như các trường hợp của pháp luật quy định, đây là cái lý do thứ nhất.
Cái lý do thứ hai đó là ba trường hợp mà các cán bộ chiến sĩ công an hy sinh đều nói là bị thiêu thành than hết nhưng lại không thấy có giám định ADN, hay là bằng chứng khoa học nào để nói là cái phần còn lại để xác định đây là danh tính của ba người. Có nghĩa là cái căn cứ khoa học không thấy nêu ra.
Cái thứ ba nữa là là trường hợp ông Kình bị chết thì nói là bị bắn vào sau lưng nhưng nó lại không đúng với các hình ảnh đưa ở trên mạng là ông Kình bị bắn từ phía trước ngực vào tim ở phía bên trái đó là những thứ mà tôi thấy mâu thuẫn."
Cũng theo luật sư Sơn, thân chủ của ông là ông Bùi Viết Hiểu bị các vết thương thủng bụng, thủng chân nhưng trong kết luận điều tra thì cũng không xác định nguyên nhân vì sao.

Bản kết luận này nêu rõ, việc một số người ở Hà Nội, trong đó có bà Dư Thị Thành - vợ cụ Lê Đình Kình có đơn tố cáo và đề nghị khởi tố vụ án giết người là "không đúng sự thật".
Bên cạnh đó, công an Hà Nội cũng khẳng định việc mà họ cho là "tiêu diệt" cụ Lê Đình Kình và bắn bị thương ông Lê Đình Chức là "cần thiết và đúng quy định pháp luật".
Có tổng cộng 25 người bị Công an Hà Nội đề nghị truy tố về tội danh "Giết người" theo khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự gồm các ông bà: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến v.v...
Bốn người khác bị đề nghị truy tố theo tội danh “Chống người thi hành công vụ” gồm Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Phượng.
Công an Hà Nội cũng đình chỉ điều tra đối với tội danh “Tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí

2.Tin nóng RFA | 29 người dân Đồng Tâm bị đề nghị truy tố: Kết luận điều tra


3.Hà Nội kết thúc điều tra, kết luận dân Đồng Tâm ‘tấn công nhằm tiêu diệt’ công an
12/06/2020

Ông Lê Đình Công, con trai ông Lê Đình Kình, trong một bản tin "thú tội" phát trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) hôm 14/1, vài ngày sau khi diễn ra vụ đụng độ chết người.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội vừa ban hành kết luận điều tra vụ tranh chấp đất đai dẫn đến bố ráp gây chết người ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, vào ngày 9/1.
Trong bản kết luận điều tra mà một số luật sư nói rằng “nhanh hơn mức dự kiến”, công an Hà Nội cho rằng các bị can, đều là người dân làng ở Đồng Tâm, đã “lên kế hoạch và thực hiện hành vi chống đối, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ”.
Bản kết luận điều tra dài 47 trang nói trong vụ đụng độ vào ban đêm, rạng sáng 9/1, người dân Đồng Tâm “đã có sự chuẩn bị từ trước từ việc tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể từng đối tượng. Khi thấy lực lượng công an, các đối tượng chủ động dùng vũ khí tấn công quyết liệt nằm sát thương, tiêu diệt lực lượng thi hành nhiệm vụ”.
Bản kết luận cho rằng ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, người đại diện cho dân Đồng Tâm và đã bị thiệt mạng trong vụ bố ráp hôm 9/1, “có vai trò chủ mưu, cầm đầu, thường xuyên tổ chức xuyên tạc nguồn gốc đất Đồng Sênh, kích động lôi kéo người dân tham gia khiếu kiện”.
Kết luận của công an nói rằng khi lực lượng này “ngăn chặn, bắt giữ những người vi phạm đang ẩn nấp trong nhà ông Kình, ông Kình đã sử dụng tuýp sắt gắn dao phóng lợn, 1 quả lựu đạn tấn công lực lượng làm nhiệm vụ”, và hành vi của ông Kình cấu thành tội "giết người". Tuy nhiên do ông Kình đã chết trong vụ đụng độ hôm đó nên cơ quan điều tra không đề cập đến việc xử lý.
Vẫn theo bản kết luận điều tra này, người dân Đồng Tâm đã “nhiều lần đổ xăng xuống hố và châm lửa đốt, là nguyên nhân trực tiếp làm 3 chiến sĩ công an hi sinh”.
“Đây là hành vi man rợ, có tính côn đồ, giết chết nhiều người cần phải được xử lý nghiêm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật”, kết luận của cơ quan công an nói.
Trao đổi với VOA sau khi nhận được bản kết luận điều tra của cơ quan công an, các luật sư nhận tham gia bào chữa trong vụ án ở Đồng Tâm nói rằng họ hơi bất ngờ vì “kết luận điều tra được đưa ra quá nhanh”. Theo LS. Ngô Anh Tuấn, mặc dù thời điểm đưa ra kết luận điều tra vẫn nằm trong khoảng thời gian quy định, nhưng trên thực tế, thông thường phải mất khoảng một năm để đưa bản kết luận này đối với một vụ án có tới 29 người bị truy tố như ở Đồng Tâm.
LS. Ngô Anh Tuấn cho rằng bản kết luận này “có rất nhiều vấn đề cần bàn cãi”. Ông đơn cử kết luận nêu rõ việc một số người, trong đó có vợ cụ Lê Đình Kình, có đơn tố cáo và đề nghị khởi tố vụ án giết người là không đúng sự thật.
Tuy nhiên, LS. Tuấn nói ông chưa thể đưa ra quan điểm về bản kết luận điều tra trước khi có sự thống nhất của các luật sư cùng tham gia bào chữa cho các bị cáo.
Trong khi đó, một luật sư khác tham gia bào chữa vụ án này, LS. Đặng Đình Mạnh, cho VOA biết ông và các luật sư khác đã được tiếp xúc với các bị cáo nhưng không được tiếp xúc trực tiếp và trong điều kiện “rất hạn chế”.
“Có một số buổi làm việc của họ, giữa điều tra viên với những người bị truy tố, họ cũng mời chúng tôi tham gia, nhưng chỉ với tính cách dự khán, tức là chỉ để nghe để biết thôi chứ chúng tôi cũng chưa tiếp cận được hồ sơ là họ đã làm như thế nào, diễn biến hồ sơ như thế nào, chúng tôi gần như không được phép tiếp cận những việc đó”, LS. Đặng Đình Mạnh cho biết.
Cùng với kết luận điều tra, cơ quan công an đề nghị truy tố 29 người dân Đồng Tâm, trong đó có 25 người bị đề nghị truy tố tội “Giết người” và 4 người khác bị đề nghị truy tố tội “Chống người thi hành công vụ”.

4. Việt Nam bắt thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập
12/06/2020

Lê Hữu Minh Tuấn - thành viên Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam.
Thêm một thành viên của Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam bị Cơ quan An ninh Điều tra TPHCM bắt vào sáng 12/6, nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang xác nhận thông tin này với VOA. Đây là vụ bắt bớ nhà báo mới nhất trong chuỗi bắt giữ các nhà báo độc lập gần đây của công an Việt Nam, một hoạt động trấn áp thường xảy ra trước các sự kiện và đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo lời nhà báo Phạm Đoan Trang, Lê Hữu Minh Tuấn là một trí thức còn rất trẻ, chỉ mới 30 tuổi, có quê gốc Quảng Nam. Sau khi có bằng cử nhân khoa học lịch sử tại Đại học Đà Nẵng, Tuấn tiếp tục học thêm về ngành Luật tại Đại học Luật Hà Nội và sắp hoàn thành văn bằng thứ hai này.
“Sáng nay có giấy triệu tập của công an nên Tuấn đến gặp. Gặp xong, đến khoảng 9 giờ sáng thì công an đưa về nhà khám nhà, tịch thu đồ đạc, sau đó đưa đi giam. Hiện giờ đang ở Chí Hoà”, nhà báo Phạm Đoan Trang thông tin với VOA.
Theo nhà báo Phạm Đoan Trang, gần đây Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên bị công an gửi giấy mời và triệu tập làm việc nhưng cây viết trẻ này từ chối nghe theo lời khuyên “tạm lánh đi” của bạn bè vì muốn hoàn thành việc học và bày tỏ thái độ “ôn hoà”, “không làm gì sai” trước cơ quan công an.
“(Công an) cứ mời và triệu tập là Tuấn đi đủ, hợp tác, chắc cũng mong là làm việc với công an để công an thấy rằng thái độ của Tuấn là rất ôn hoà, lịch sự, chừng mực, nhưng chắc là công an không thấy cái đó. Việc bắt của công an không phụ thuộc vào thái độ hay việc một người làm gì, mà là chủ trương chính trị thôi”, nhà báo Phạm Đoan Trang nói.
Theo bà Phạm Đoan Trang, Lê Hữu Minh Tuấn là một nhà trí thức trẻ tài năng, với nhiều khát vọng và mong muốn được nghiên cứu và viết sách về lịch sử Việt Nam đương đại.
“Tuấn là một người viết, một người nghiên cứu, một trí thức trẻ nên tôi vô cùng tiếc là Tuấn bị bắt, bởi vì mình biết với những người trẻ thì án tù không chỉ là chuyện mất tự do mà nó còn là mất tuổi thanh xuân của họ, mất đi thời kỳ đẹp đẽ nhất của cuộc đời”, bà Trang nói thêm.
Vụ bắt giam Lê Hữu Minh Tuấn xảy ra chưa đầy 3 tuần sau khi thành viên thứ hai của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Nguyễn Tường Thuỵ - Phó chủ tịch của hội – bị bắt hôm 23/5 tại Hà Nội. Trước đó, người sáng lập và đứng đầu hội là nhà báo Phạm Chí Dũng – một blogger của VOA Tiếng Việt – đã bị bắt vào ngày 21/11/2019.
Một số nhà văn, blogger, nhà báo độc lập khác như nhà văn Nguyễn Đức Thạch, Phạm Thành… cũng bị bắt trong thời gian gần đây trong một loạt vụ bắt giữ mà các nhà hoạt động nói là “chiến dịch trấn áp không xa lạ” trước những sự kiện và các đại hội lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Thường 12 tháng trước Đại hội Đảng là giai đoạn rất khốc liệt đối với những người hoạt động dân chủ nhân quyền, cũng như không khí tự do nói chung, dân chủ trong nước là không có, bị thắt chặt lại. Không chỉ riêng người bất đồng mà với tất cả. Tôi xin nhấn mạnh rằng tôi chưa bao giờ nghĩ Tuấn như một nhà bất đồng chính kiến, mà tôi luôn nghĩ Tuấn là một trí thức trẻ, một người phản biện, thì cũng bị bắt. Như vậy là họ chả ngán gì cả. Nhưng điều đó không lạ vì năm nào cũng vậy, cứ trước Đại hội Đảng là Đảng Cộng sản lại cắn xé nhân dân”, nhà báo Phạm Đoan Trang nói.
Vào tháng 4, Tổ chức Phóng viên Không biên giới đã xếp hạng Việt Nam gần cuối bảng báo cáo về Chỉ Số Tự Do Báo Chí năm 2020, với thứ hạng 176/180 nước.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó phản bác báo cáo này, nói rằng báo cáo trên “dựa trên những thông tin sai sự thật, không có cơ sở và với dụng ý xấu”

5. Gói hỗ trợ 62 ngàn tỉ: Nhiều người khó khăn không với tới
11/06/2020

Người dân xếp hàng nhận gạo miễn phí từ máy ATM ở Hà Nội. Photo CAND.

Đầu tháng 4, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khiến các hoạt động kinh doanh và thương mại đình trệ, Việt Nam ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đây là gói giải pháp được cho là chưa có tiền lệ, bởi lần đầu tiên, chính phủ chi tiền trực tiếp cho người dân, người lao động bị giảm sâu thu nhập vì đại dịch với tổng số tiền cho toàn bộ gói hỗ trợ lên tới 62.000 tỉ đồng.

Những người trong diện được hỗ trợ bao gồm các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia, hộ kinh doanh cá thể có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động…tỏ ra vui mừng vì ít nhất nhà nước cũng giúp đỡ họ một phần trong hoàn cảnh khó khăn vì dịch bệnh.

Tuy vậy, hơn 2 tháng đã trôi qua, rất nhiều hộ gia đình nằm trong diện cần được cứu trợ vẫn chưa nhận được tiền hoặc thậm chí bị gạt khỏi danh sách vì nhiều lý do khác nhau.

Chị Phạm Phương Liên, một chủ cửa hàng tại quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết chồng chị mất sức lao động, 1 trong 3 đứa con nhỏ của chị bị tật nguyền, chi tiêu gia đình trông vào cửa hàng bán đồ lọc nước có thu nhập dưới 100 triệu /năm, nhưng gia đình chị bị gạt khỏi danh sách được nhận tiền hỗ trợ cho các hộ kinh doanh cá thể.

“Cả phường này lập lên cái danh sách 45 gia đình được xét nhận trợ cấp, mình cũng đã nộp đủ mọi loại giấy tờ, viết đơn và ký tá một loạt giấy tờ nữa. Nhưng hôm vừa rồi bà tổ trưởng bà nói là Liên ơi, nhà Liên không được đâu, vì việc hỗ trợ này chỉ cho những người như kiểu xe ôm, bán hàng nước thôi, chứ nhà mình có cửa hàng thì cũng không được,” chị chia sẻ.

Chị Liên nói gia đình như chị, dù may mắn có một cửa hàng nhỏ ngoài mặt đường do nhà chồng để lại, nhưng phải chắt bóp lắm mới nuôi đủ 5 miệng ăn. Suốt từ sau Tết, cửa hàng hầu như đóng cửa vì dịch bệnh và trong thời gian giãn cách xã hội, có khi cả tháng gia đình chị hoàn toàn không có thu nhập, chị trần tình. Nếu không có sự hỗ trợ lương thực và thực phẩm từ gia đình nhà ngoại ở quê, có lẽ cả 5 người nhà chị đã không có gì mà ăn từ lâu, chị Liên chia sẻ.

Theo chị, mặc dù nằm trong diện hộ kinh doanh cá thể được hỗ trợ mùa COVID nhưng gia đình chị bị loại khỏi danh sách vì một lý do khác.

“Nhà chị thì có Tom (người con tật nguyền), hiện tại Tom được hỗ trợ hàng tháng là 750.000 đồng, đợt Covid vừa rồi Tom được thêm 500.000 mỗi tháng, tổng cộng là 1.500.000. Cho nên các ông bà tổ dân phố nói là thôi, cứ nhận tiền hỗ trợ cho con như vậy là được rồi, không nên xin thêm tiền hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể nữa.”

Đối với không ít hộ nghèo, gói hỗ trợ 62.000 tỉ này không dễ tiếp cận vì có quá nhiều loại giấy tờ và tiêu chí khác nhau để được xét duyệt.
Chị Nguyễn Thị Nhung, một bà mẹ có 3 con nhỏ hiện chạy xe Grab mưu sinh ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết cuộc sống gia đình chị vô cùng thiếu thốn trong mùa dịch vì xe ôm Grab hầu như không có khách, nhưng chị cũng không thể lọt vào danh sách nhận tiền hỗ trợ của chính phủ.

“Em cũng làm đủ mọi loại giấy tờ nộp lên tổ dân phố để tổ dân phố xem xét rồi nộp lên phường. Nhưng vì em chạy Grab, tức là làm việc cho công ty, nên phải xin giấy chứng nhận của công ty là không đi làm. Hơn thế em thấy những người chạy Grab, tức là có qua một công ty, đã xin rồi đều không được nên em thôi, không mất công xin xỏ làm gì nữa,” chị nói.

Theo quy định thì các hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn quốc gia sẽ được hỗ trợ 250.000/tháng, trong 3 tháng, và nhận tiền một lần. Còn đối với những người lao động bị chấm dứt hợp đồng hay hộ kinh doanh cá thể có thu nhập dưới 100 triệu/năm sẽ được nhận 1 triệu đồng/tháng, trong 3 tháng, và cũng nhận một lần. Số tiền không lớn, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, ít nhiều cũng đỡ phần nào gánh nặng mưu sinh cho người nghèo giữa cơn đại dịch.

Chị Liên nói chị hy vọng số tiền hỗ trợ đó ít nhất sẽ đến được tay những hộ gia đình ở các vùng sâu-vùng xa hay những vùng nông thôn còn nhiều khó khăn hơn gia đình chị, chứ không phải chỉ có trên giấy, trên TV, hoặc chạy vào túi của những ai đó.

Không có nhận xét nào: