Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Cuộc họp khẩn ở San Francisco giúp California thoát kịch bản New York


Cuộc họp kéo dài ba tiếng đồng hồ và các quyết định táo bạo được đưa ra sau đó là chìa khóa để giúp California tránh được thiệt hại như đã thấy ở châu Âu và thành phố New York. Vào sáng 15/3, khi Italy trở thành tâm điểm của đại dịch virus corona toàn cầu, 6 quan chức y tế cấp cao của California đã tổ chức một cuộc họp khẩn qua mạng để bàn cách ngăn chặn sự lây lan của virus ở Vùng Vịnh San Francisco.Họ thảo luận chính sách nhất quán về việc tụ tập nơi công cộng cho khu vực có dân số 7 triệu người khi đó có chưa tới 280 ca nhiễm và chỉ có 3 ca tử vong. Tuy nhiên, cuộc họp đã sớm chuyển sang nói về việc lệnh yêu cầu người dân ở nhà có thể làm chậm sự lây lan ra của virus ra sao. Nhiều yếu tố đã đẩy nhanh tốc độ lây lan của dịch bệnh trên toàn thế giới. AP nhận định rằng chính cuộc họp kéo dài ba tiếng đồng hồ và các quyết định táo bạo được đưa ra sau đó là chìa khóa để giúp California tránh được thiệt hại như đã thấy ở châu Âu và thành phố New York, theo các chuyên gia.
<!>
Lan truyền như cháy rừng
"Nó rõ ràng là lan truyền như cháy rừng ngay dưới mũi chúng ta và theo nghĩa đen, mỗi phút chúng ta không hành động quyết liệt đồng nghĩa với việc có thêm nhiều cái chết hơn nữa", bác sĩ Scott Morrow, Giám đốc Y tế hạt San Mateo, ngay phía nam San Francisco, nói.
Các bác sĩ họp ngày hôm đó là thành viên của Hiệp hội Cán bộ Y tế Vùng Vịnh, nhóm sinh ra từ đại dịch AIDS từng tàn phá San Francisco vào những năm 1980. Nhóm này thường gặp nhau 6 lần mỗi năm và từng xử lý các mối đe dọa toàn cầu khác như Ebola và cúm lợn.
Đến giữa tháng 3, các thành viên trong nhóm đã cảm thấy vô cùng lo lắng vì sự lây lan của virus từ khi ca đầu tiên ở tiểu bang được xác nhận vào ngày 26/1. Bác sĩ Sara Cody, quan chức y tế hàng đầu ở hạt Santa Clara, nơi có 2 triệu cư dân, nói với các đồng nghiệp rằng số ca Covid-19 đang tăng gấp đôi cứ sau ba ngày.
Ở hạt San Mateo lân cận, mọi xét nghiệm được tiến hành đều cho kết quả dương tính, bác sĩ Morrow cho hay. Ở hạt Alameda nằm bên kia vịnh, bác sĩ Erica Pan báo cáo rằng số ca nhiễm đang gia tăng ở các khu vực giáp ranh với hạt Santa Clara.
Một ngày sau, Vùng Vịnh San Francisco trở thành nơi đầu tiên tại Mỹ ra lệnh cho cư dân ở nhà. Ít nhất 20 hạt khác ở California đã triển khai lệnh này trong vài giờ. Hai ngày sau, Thống đốc Gavin Newsom ra lệnh cho tất cả 40 triệu người dân California ở nhà trừ khi họ có việc quan trọng.
Chưa thể định lượng các lệnh ở nhà có tác dụng đến mức nào, cũng không thể so sánh giữa các bang hay các nước với nhau vì sự khác biệt về các yếu tố tiềm năng khác như mật độ dân số, du lịch quốc tế và số lượng xét nghiệm được thực hiện ở mỗi nơi.
Tuy nhiên, các chuyên gia kiểm soát dịch bệnh cho biết việc can thiệp sớm ở Vùng Vịnh San Francisco rõ ràng đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tốc độ lây nhiễm trên toàn bang California.
Vào ngày 15/3, California đã báo cáo 335 ca nhiễm và 6 ca tử vong. Đến sáng 19/4, bang này đã ghi nhận hơn 30.800 ca nhiễm và gần 1.150 ca tử vong. Tốc độ lây nhiễm chậm, ở mức 73 người mắc trên 100.000 dân hôm 17/4, và số người chết là một trong những lý do ông Newsom cho biết bang California có thể suy tính việc mở cửa lại các cơ sở kinh doanh.
Khu phố người Hoa ở San Francisco. Ảnh: AP.
Khu vực giờ đây đang gặt hái lợi ích từ thực hiện các khuyến cáo nghiêm ngặt "rất, rất sớm", theo ông Robyn Gershon, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế công cộng Toàn cầu thuộc Đại học New York.
"Tại New York, vào thời điểm bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, chúng ta đã có rất nhiều người mắc bệnh. Không có xét nghiệm, không có vaccine, công cụ duy nhất của bạn là yêu cầu mọi người không tiếp xúc với nhau", ông Gershon nói.

Trông cậy vào người dân

Vào tháng 1, nhóm bác sĩ ở California đã bắt đầu tổ chức hai cuộc họp qua mạng hàng tuần để chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh. Ban đầu, họ thảo luận về việc theo dõi người Mỹ trở về từ Trung Quốc, nơi virus khởi phát, hoặc việc khử trùng xe cứu thương đã vận chuyển bệnh nhân Covid-19.
Song vào ngày 15/3, cuộc họp tập trung vào việc "giãn cách xã hội tối đa". Giám đốc Y tế Công cộng hạt Marin, bác sĩ Matt Willis, tự hỏi liệu việc thực hiện biện pháp cực đoan như vậy có cần thiết tại hạt của ông không, nơi khi đó chỉ có 10 ca nhiễm.
Song vì không có hướng dẫn của liên bang hoặc tiểu bang, ông đã sớm đồng ý rằng "cách tiếp cận mạnh mẽ đối với chính sách trú ẩn ở yên tại nơi cư trú thực sự là một đòn bẩy mà chúng ta có".
Nhóm 6 bác sĩ Vùng Vịnh San Francisco trong cuộc họp báo hôm 16/3. Ảnh: AP.
Bác sĩ Sara Cody của Santa Clara, hạt đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở California, nói với các đồng nghiệp về việc tăng tỷ lệ nhập viện ở đó, chia sẻ dữ liệu sớm từ điều tra cộng đồng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Điều tra cho thấy cứ 1 trong 10 người thăm khám y tế với các triệu chứng giống cúm tại các bệnh viện công đã nhiễm virus.
"Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi còn cách Italy không xa", giám đốc y tế của hạt Santa Clara nói.
Các quan chức đã suy ngẫm về việc tại sao cư dân Vùng Vịnh San Francisco hầu hết đều tuân thủ lệnh ở nhà.
Người dân California trước đó đã nhìn thấy hàng ngày hình ảnh một tàu du lịch ngoài khơi bờ biển California với ít nhất 21 ca nhiễm virus đã được xác nhận trên tàu trước khi tàu cập cảng vào ngày 9/3, vì vậy virus này đã "hiện diện ngay trước mắt".
Các hội nghị công nghệ thường đưa khách quốc tế đến Vùng Vịnh mỗi mùa xuân đã bị hủy bỏ và các công ty công nghệ từ Thung lũng Silicon đến San Francisco bắt đầu cho nhân viên làm việc tại nhà.

Không có nhận xét nào: