Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vẫy người ủng hộ khi bà tái đắc cử tổng thống (Photo by Carl Court/Getty Images)
Trong khi nhiều quốc gia đang cân nhắc cách xử lý đối với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì đã gây ra đại dịch toàn cầu, thì trong bài viết dưới đây, tác giả Roger L. Simon đã đưa ra một gợi ý. Theo ông, đó là một hình phạt gần như không phải trả một cái giá nào mà lại có khả năng sẽ là một đòn mạnh về tâm lý đối với Trung Quốc. Nhiều người đang cân nhắc nên làm thế nào khi chuyển sang giai đoạn hậu virus ĐCSTQ [virus Corona Vũ Hán]. Trước tiên là phải làm gì để vực dậy nền kinh tế nhưng lại không đặt người dân vào tình thế nguy hiểm, hoặc tệ hơn là dịch bùng phát trở lại.
<!>
Quan trọng không kém là cách chúng ta xử lý với chính quyền ĐCSTQ, vốn đã gây ra đại dịch trên toàn thế giới, và buộc chính quyền nước này, nếu có xảy ra dịch bệnh lần sau, thì phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc cung cấp thông tin trung thực và hoàn toàn minh bạch ngay cả khi việc cung cấp thông tin ấy có thể khiến hình ảnh của chính quyền đó bị giảm sút.
Chúng ta không muốn thêm một thảm họa nào khác xảy ra khiến hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu người trên toàn cầu tử vong, chưa kể đến việc gây xáo trộn tài chính ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới.
Một số người đã đề nghị tịch thu một số hoặc tất cả các tài khoản khổng lồ của Trung Quốc ở phương Tây. Mặc dù gợi ý này đáng để chúng ta cân nhắc và xem xét nhưng nó có thể dẫn đến khả năng trả đũa về kinh tế mà chúng ta có lẽ chưa thể chống đỡ vào thời điểm này.
Tuy nhiên, một hình phạt khác gần như không phải trả một cái giá nào mà lại có khả năng sẽ là một đòn mạnh về tâm lý đối với nước này. Đó là, Hoa Kỳ từ bỏ chính sách ‘một Trung Quốc’ đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ và công nhận Đài Loan (còn gọi là Trung Hoa Dân Quốc).
Điều này sẽ đánh vào điểm yếu của ĐCSTQ, khiến họ mất thể diện và làm suy yếu họ trong mắt thế giới. Về bản chất, điều này sẽ đưa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) về đúng vị trí của mình và thậm chí chắc chắn sẽ phải chịu thiệt hại về kinh tế, khiến cho ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’ trở nên kém hấp dẫn đối với các quốc gia khác trên toàn thế giới.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa luôn khăng khăng mình là đại diện duy nhất của Trung Quốc, và hăm dọa các quốc gia khác, với ngụ ý rằng một ngày nào đó chính quyền này sẽ xâm chiếm hoặc khuất phục được Đài Loan.
Chính quyền Trung Quốc đã hành động như vậy vào năm 1971 sau khi được mời làm thành viên của Liên Hợp Quốc, đã khăng khăng không đồng ý Đài Loan được gia nhập tổ chức này.
Để cô lập Đài Loan, Trung Quốc đã “chặn” Đài Loan gia nhập các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và tham gia vào chính sách “ngoại giao bằng đô la” để lôi kéo các đồng minh của Đài Loan chuyển sang công nhận ngoại giao với Bắc Kinh.
Từ năm 2009 đến 2016, các Bộ trưởng Y tế Đài Loan, đã tham gia Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết định của WHO, với tư cách là quan sát viên. Nhưng kể từ năm 2017, Trung Quốc đã ngăn cản việc Đài Loan tham gia hội nghị này cũng như bất kỳ cuộc họp nào của WHO.
Năm 2019, Phó Tổng thống Đài Loan Chen Chien-jen (Trần Kiến Nhân) cho biết quốc đảo này đã cảnh báo cho WHO về nguy cơ lây truyền từ người sang người của một căn bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm phổi ở Trung Quốc vào ngày 31/12 năm ngoái.
Vào tháng 1/2020, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan cũng đã cử hai chuyên gia y tế đến các thành phố của Trung Quốc để điều tra. Tại cuộc họp báo được tổ chức ở Đài Loan sau chuyến đi kéo dài bốn ngày, các chuyên gia cho biết họ không thể loại trừ khả năng virus có thể lây truyền từ người sang người.
Bắc Kinh đã không công khai thừa nhận việc lây truyền từ người sang người cho đến ngày 20/1.
Vì WHO không để tâm đến những cảnh báo sớm của Đài Loan, đã hành xử rất đáng trách trong đại dịch, hoạt động chủ yếu như một “kẻ bợ đỡ” cho ĐCSTQ, nên Liên Hiệp Quốc cũng cần phải có sự cải cách lại.
Nhiều quốc gia chuyên chế là thành viên của Liên Hợp Quốc, có thể phản đối điều này, tuy nhiên đại dịch lại đang gây ra hệ lụy khủng khiếp. Trên thực tế, Hoa Kỳ là nước đóng góp phần tài chính lớn nhất cho tổ chức này, Tổng thống Donald Trump hiện đang xem xét việc có nên giữ lại phần tiền dành cho tổ chức này hay không, thì việc đồng ý để Đài Loan làm thành viên của Liên Hiệp Quốc và công nhận nhà nước này, nhiều khả năng là có thể đạt được.
Hiện chỉ có 15 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (trong số 193 quốc gia), công nhận Đài Loan, tất cả 15 quốc gia này đều không có quan hệ với Bắc Kinh, bao gồm các quốc gia như St. Lucia, Tuvalu và Swaziland. Con số đó có thể tăng lên đáng kể.
Đài Loan quá xứng đáng với điều này. Đảo quốc này đã tránh được đại dịch bằng khả năng phi thường mặc dù ở vị trí địa lý rất gần với nguồn dịch. Cho đến nay, chỉ có sáu người tử vong trên tổng số dân số hơn 23 triệu người. Họ cũng là một nền dân chủ thịnh vượng.
Tất nhiên, quốc đảo này không phải luôn được như vậy. Nhà lãnh đạo và Chủ tịch ban đầu của Đài Loan, Tướng Tưởng Giới Thạch, mặc dùng không giống Mao Trạch Đông ở đặc điểm chuyên quyền, không phải là người nhút nhát và bản thân ông là một người vô cùng mạnh mẽ nhưng dưới thời ông, bầu cử dân chủ đã không tồn tại.
Điều đó dần thay đổi từ cuối những năm 1970 đến những năm 1990. Đài Loan hiện là một nền dân chủ hoạt động bên kia bờ biển của nhà nước toàn trị đông dân nhất thế giới [Trung Quốc].
Cá nhân tôi có thể chứng thực được điều đó, sau khi tham gia với tư cách là quan sát viên của cuộc bầu cử gần đây nhất của Đài Loan hồi đầu tháng 1. Tôi đã tham dự các cuộc mít-tinh lớn trong cuộc bầu cử cho cả hai đảng chính trị, Đảng Dân Tiến và Quốc Dân đảng (Đảng cũ của ông Tưởng Giới Thạch).
Khi tôi ở đó, Trung Quốc đã bắt đầu hạn chế du lịch đến hòn đảo này. Chính quyền Trung Quốc không muốn công dân của mình đến “xem” một cuộc bầu cử tự do. Có lẽ điều đó đã giúp quốc đảo này tránh được virus đến với họ. Ngay sau đó, Đài Loan đã tìm mọi cách để đóng biên giới với Đại lục.
Tôi đã rời đảo quốc này sau đó. Cho đến nay, tôi không hề có triệu chứng nhiễm virus nào, và đến giờ cũng đã được hai tháng rồi, nhưng tôi tin rằng mình sẽ không sao. Nhưng trong tôi lại nảy sinh tình cảm với hòn đảo này.
Thật tuyệt vời khi được chứng kiến việc thế giới công nhận Đài Loan khiến chính quyền nguy hiểm nhất thế giới phải đau đầu. Ai mà biết được chuyện gì sẽ xảy ra? Có lẽ sự công nhận Đài Loan sẽ giúp mọi việc được sáng tỏ.
Tác giả: Roger L. Simon
Roger L. Simon là chuyên gia chính trị cao cấp của The Epoch Times, cũng là một tác giả và nhà biên kịch. Cuốn sách gần đây nhất của ông là cuốn “The GOAT”.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Thùy Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét