Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Bộ ảnh thắng giải Pulitzer 2018

pulitzer6
Những người tị nạn Rohingya băng qua sông Naf bằng một chiếc bè tự chế để đến Teknaf (Bangladesh).
Hãng thông tấn Reuters đã giành chiến thắng trong hạng mục “Báo ảnh” của giải thưởng Pulitzer 2018 với bộ ảnh “Cuộc khủng hoảng người di cư Rohingya” gây ám ảnh toàn thế giới.
<!>

Theo Reuters, hôm 16/4, chùm ảnh “Cuộc khủng hoảng người di cư Rohingya” được thực hiện tại thời điểm cuộc di cư tập thể của những người Rohingya (Myanmar) xảy ra vào năm 2015. Những người Rohingya, một nhóm Hồi giáo thiểu số, đã chịu đựng bạo lực trong một thời gian dài và họ chạy trốn khỏi Myanmar để đến Bangladesh.
pulitzer2
Trẻ em tị nạn Rohingya thả diều tại trại tị nạn Kutupalong gần Cox’s Bazar, Bangladesh.

Những người Rohingya này sống tại bang Rakhine của Myanmar nhưng được xét “không quốc tịch”, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận là một trong những dân tộc trong đất nước. Vì những lý do này, người Rohingya không có sự bảo hộ hợp pháp và chỉ được coi là những người tị nạn từ Bangladesh và phải đối mặt với sự thù địch từ nước này. Họ bị đàn áp khốc liệt và Liên Hiệp Quốc coi đây là “tội ác chống lại nhân loại”.
pulitzer5
Một phụ nữ tị nạn Rohingya kiệt sức khi băng qua biên giới Bangladesh-Myanmar bằng thuyền qua Vịnh Bengal.


Ðể thoát khỏi tình trạng thảm khốc từ Myanmar, người Rohingya đã bất chấp gian khổ  sống chết di cư đến các nước Ðông Nam Á, cầu xin sự hỗ trợ nhân đạo từ các nước.
pulitzer3
Một người tị nạn Rohingya kiệt sức vì chạy trốn bạo lực, xin giúp đỡ từ những người qua đường, gần Cox’s Bazar, Bangladesh.

Ngày 1/5/2015 khoảng 32 ngôi mộ nông đã được tìm ra trên khu vực hẻo lánh và núi đá gồ ghề ở Thái Lan, tại đây được gọi là “khu ngồi chờ” cho người di cư bất hợp pháp trước khi họ được đưa qua biên giới vào Malaysia.
pulitzer4
Trẻ em Rohingya qua sông Naf dọc biên giới Bangladesh-Myanmar

Theo ước tính có khoảng 140,000 người trong số từ 800,000 tới 1.1 triệu người Rohingya đã buộc phải tìm nơi ẩn náu tại các trại di dời sau cuộc bạo loạn bang Rakhine năm 2012. Ðể thoát khỏi sự trấn áp và chính sách khủng bố hơn 100,000 đã chạy trốn khỏi Myanmar bằng đường biển kể từ năm 2012. Một ước tính có khoảng 3000 thuyền nhân Myanmar và Bangladesh đã được giải cứu hoặc bơi vào bờ, và vài nghìn người vẫn bị mắc kẹt trên thuyền ngoài biển với rất ít thức ăn và nước.
pulitzer1
Người tị nạn Rohingya cố gắng trốn tránh cơn mưa xối xả khi bị giữ ở biên giới.

Hôm nay chúng ta xem lại những hình này để thông cảm cho những nạn nhân Rohyngya và tưởng nhớ những thuyền nhân của chúng ta ngày nào.
pulitzer
Một phụ nữ tị nạn Rohingya, khóc khi ôm lấy đứa con trai 40 ngày tuổi đã chết lúc thuyền bị lật úp trước khi vào được bờ.

DH Tổng hợp

Không có nhận xét nào: