Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

TNS Janet Nguyễn phản đối Dự Luật Hạ Viện cho phép đảng viên Cộng Sản được làm việc cho Tiểu Bang California

(Sacramento, CA)  - Hôm nay, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California Janet Nguyễn đã cực lực phản đối mạnh mẽ đối với Dự Luật Hạ Viện AB 22, do Dân Biểu Rob Bonta bảo trợ, cho phép đảng viên Cộng Sản làm việc trong hệ thống chính quyền tiểu bang. Dự Luật AB 22 được Hạ Viện thông qua Ngày 8, Tháng Năm, với số phiếu 41-30, trong đó, không có dân biểu Cộng Hòa nào ủng hộ, và dự luật này sẽ sớm được chuyển sang Thượng Viện để biểu quyết.<!>
“Nhiều cư dân California vẫn còn mang nỗi đau sống dưới chế độ Cộng Sản, và giờ đây Sacramento lại muốn cho phép những  đảng viên Cộng Sản làm việc trong chính quyền Tiểu Bang California,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Dự luật này là một sự xúc phạm trầm trọng đối với người dân California đã chạy trốn khỏi chế độ Cộng Sản, mà trong đó có hơn 500,000 người Mỹ gốc Việt. Dự luật này cũng là một sự phủ nhận công lao của những binh sĩ Hoa Kỳ can đảm, những người chiến đấu và hy sinh một cách dũng cảm, chống lại các lực lượng Cộng Sản khắp thế giới, như họ từng chiến đấu tại Việt Nam.”
Theo luật hiện hành, nhân viên trong chính quyền tại Calfornia có thể bị sa thải, nếu họ cổ vũ, hoặc biết một thành viên Cộng Sản, hoặc biết một tổ chức mà họ biết có ý định lật đổ chính quyền Hoa Kỳ. Dự Luật Hạ Viện AB 22 sẽ loại bỏ điều khoản liên quan tới đảng Cộng Sản và điều khoản cho phép sa thải nhân viên trên căn bản nếu họ là thành viên, hoặc là một người cổ vũ, cho đảng Cộng Sản.
Trong hơn 10 năm qua, trong vai trò dân cử, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn luôn mạnh mẽ phản đối các chế độ Cộng Sản và những phương cách có hệ thống của họ, trong việc đàn áp quyền của người dân. Trong cố gắng này, Bà đã đề nghị dự luật nhắm vào các giới chức chính quyền Cộng Sản vi phạm nhân quyền căn bản của con người. Ngoài ra, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cũng đóng vai trò tích cực trong các cuộc biểu tình của quần chúng chống lại chế độ Cộng Sản Việt Nam. Trong vai trò vận động, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn cũng từng tham gia điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ, tố cáo tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam, lần đầu vào năm 2008, trước các Ủy Ban Ngoại Giao, và mới đây nhất, năm 2014, trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện. Công việc của Bà còn bao gồm kêu gọi thả tất cả tù nhân nhân quyền tại Việt Nam.
Để tiếp tục cuộc tranh đấu chống Cộng Sản, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn mở một cuộc vận động thỉnh nguyện thư trên Internet, để thu gom chữ ký của cư dân, những người chống Dự Luật AB 22. Các chữ ký này sẽ được nộp lên Thượng Viện Tiểu Bang California, để các thành viên xem xét trước khi họ quyết định có bỏ phiếu cho dự luật quan trọng này hay không. Để ký thỉnh nguyện thư này, xin vào trang web của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tại địa chỉ https://lcmspubcontact.lc.ca. gov/PublicLCMS/SDInfo/ einvites/SD34/171_Oppose_AB22. html

“Dự Luật AB 22 là sự tiếp tục của một sự đàn áp lập đi lập lại nhiều lần, bắt đầu với chuyện tôi bị buộc phải rời khỏi phiên họp khoáng đại Thượng Viện, chỉ vì Tôi đã công khai lên tiếng chống lại một người thân Cộng Sản như Ông Tom Hayden, và bây giờ, sự việc lại được tiếp tục với Dự Luật  AB 22.  Đây là một sự tấn công vào những giá trị tự do và dân chủ, những điều làm cho đất nước Hoa Kỳ vững mạnh,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải đoàn kết và ngăn chặn những hành động đưa chủ nghĩa Cộng Sản vào cuộc sống thường ngày của chúng ta. Tôi kêu gọi cộng đồng tham gia cùng Tôi trong cuộc tranh đấu chống Dự Luật AB 22, bằng cách ký tên vào thỉnh nguyện thư này.”

Không có nhận xét nào: