Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Lẩm Cẩm Saigon thiên hạ sự của nhà văn Văn Quang

vanquang.jpg              
    Văn Quang viết từ Sài Gòn - 22.5.2017
Doanh nghiệp làm ăn có lời đút túi, còn lỗ người dân chịu! 
 m-ho-tro-von-1494456277463.jpg
Xưa nay doanh nghiệp nhà nước ăn ra làm nên thì ông chủ đút túi, tha hồ xây biệt thự khủng, chuồn tiền ra nước ngoài, bao bồ nhí không còn là chuyện lạ. Nhà nước VN đã ra tay can thiệp ngăn cấm và hứa hẹn không còn để tình trạng này xảy ra. Tưởng đã dẹp yên, nhưng (lại nhưng) trong những ngày gần đây dư luận lại đang dồn dập đưa tin về chuyện doanh nghiệp BOT thua lỗ lại do chính phủ chịu. Trước là doanh nghiệp (DN) nhà nước bây giờ cả đến DN tư nhân cũng theo chân đàn anh đòi chính phủ trả tiền lỗ cho mình! Thế mới lạ.
<!>
Chính phủ lấy tiền ở đâu trong khi còn nợ đầm đìa, lại lấy tiền của anh dân đen thôi. 
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/5/20-May-2017/0520vanquang1.jpg
Vụ sạt lở tại bờ sông Vàm Nao ở xã Mỹ Hội Đông, chuyện Chợ Mới, tỉnh An Giang khiến 108 gia đình dân phải di dời khẩn cấp. 

Xin nói rõ BOT (Build - Operate - Transfer) có nghĩa là Xây Dựng - Vận Hành - Chuyển Giao. Chính phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại). Nói giản dị hơn là trên nhiều con đường lớn lập ra nhiều trạm thu thuế (gọi là BOT) của các loại xe đi trên đường này. 

Mới đây thôi, “ông trùm” Tasco tuyên bố dừng đầu tư mới vào BOT vì chê sinh lời thấp lại đến chuyện chủ đầu tư cao tốc Hà Nội – Hải Phòng lo “vỡ phương án tài chính,” xin “Nhà nước hỗ trợ kịp thời” vì doanh thu phí 5.5 tỷ đồng/ngày không đủ trả lãi. Họ viện đủ cớ báo kinh doanh bị lỗ vốn xin nhà nước bảo trợ. 

Doanh nghiệp thì “kêu than” om xòm, còn người dân cũng phải mấy phen “ngậm đắng nuốt cay” vì những dự án BOT này. Người dân đã từng căng băng rôn phản đối, dùng tiền lẻ trả thuế gây kẹt đường tại cầu Bến Thủy (Nghệ An) rồi đến những phản ứng của người dân tại BOT Cầu Rác (Hà Tĩnh), BOT Thái Nguyên – Chợ Mới… có thể thấy, nỗi phẫn nộ của người dân ảnh hưởng đến quyền lợi của họ tại các trạm thu phí BOT là có thực. 
Cụ thể như các chuyên gia kinh tế và ngay cả các ông đại biểu quốc hội đã nhận xét, “Hầu hết các dự án BOT hiện nay không phải là xây dựng đường mới, chỉ là nâng cấp, sửa chữa lại các con đường hiện có. Nhiều dự án BOT được lập trên các con đường huyết mạch, độc đạo khiến người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài sử dụng dự án BOT phải trả tiền. 
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/5/20-May-2017/0520vanquang6.jpg
Ông Nguyễn Văn Hiệp không có đất sản xuất, mấy năm nay cuộc sống gia đình ông nhờ vào nghề nuôi ếch 

Một nền hành chính vô cảm của đỉnh cao trí tuệ
Vậy BOT sinh ra làm gì khi DN cũng ca “bài ca con cá” mà dân thì cũng kêu là những thủ đoạn gian hùng của các ông vua con chủ DN. Hai anh cùng đồng ca như con đòi bú sữa mẹ. Trong khi các bầu vú mẹ teo tóp như núm cao su, nợ đầm đìa, anh dân đen làm quần quật dãi nắng dầm mưa không đủ tiền nuôi con lấy sữa đâu cho con hàng xóm bú nhờ? 
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/5/20-May-2017/0520vanquang5.jpg
Già trẻ, gái trai sống sát chân cầu Cồn Cường (xã Gio Quang) đều không chịu nổi mùi hôi thối 

Tiền nhà nước là tiền thuế của dân, phải phục vụ nhân dân chứ không phải là hỗ trợ cho một vài DN con cưng thôi.

Nhưng ngay cả như nhiệm vụ cơ bản là cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho DN phát triển, nhiều cơ quan Nhà nước vẫn chưa làm được. Chẳng đâu xa như chuyện tiêu hủy 20,000 viên thuốc đặc trị ung thư gần đây vì ách tắc thủ tục, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI đã gọi thẳng là “đỉnh cao của hành chính vô cảm.”

DN kinh doanh phải trên nguyên tắc “lãi ăn, lỗ chịu,” không đủ khả năng thì bị đào thải khỏi thị trường. Nhưng khi vẫn còn những lợi ích nhóm, tham nhũng tràn lan, còn “một anh làm quan cả họ được nhờ” thì tài sản công chui vào túi các quan ngày một dày hơn.
Ôi cái đỉnh cao trí tuệ” của VN sao mà cao thế, làm sao dân với tới được. Đỉnh cao quan ngồi, thằng dân ngóc cổ lên nhìn thôi.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/5/20-May-2017/0520vanquang3.jpg
Cả nhà chị Phan Ngọc Mến sống nhờ vào tiệm bún, quán giải khát... nên không muốn rời đi 

Ôi cái đỉnh cao trí tuệ” của VN sao mà cao thế, làm sao dân với tới được. Đỉnh cao quan ngồi, thằng dân ngóc cổ lên nhìn thôi. 
Liều mình sống bên cạnh ông hà bá 
Ở nhiều vùng biển VN tại một số khu vực bờ biển thuộc địa phương xuất hiện hàng loạt cá biển chết chưa rõ nguyên nhân. Như nước sông Vàm Cỏ Đông bốc mùi hôi thối nhiều năm rồi các quan hứa hẹn, chờ xử lý... là điệp khúc quen thuộc mà hàng vạn người dân vùng bị ô nhiễm ở các tỉnh miền Trung nhận được, dù đời sống sinh hoạt hằng ngày đã trở nên ngột ngạt và đảo lộn hoàn toàn vì ô nhiễm. 

Chuyện gần đây nhất ở Đồng Tháp, người dân vẫn liều mình sinh sống sát “miệng hà bá.” Người xưa thường nói “Nhất phá sơn lâm nhì đâm hà bá,” có ý ám chỉ rằng phá rừng là có tội với tổ tiên, còn sống chung với hà bá kể như toi mạng. Vậy mà người dân vẫn phải sống sát nách ông hà bá. 

Hiện nay khu vực sạt lở ở Đồng Tháp nhiều nhà dân chỉ cách “miệng hà bá” 3 hay 4 mét. Địa phương yêu cầu người dân di dời khẩn cấp nhưng vì chén cơm manh áo, người dân vẫn liều mình bám trụ mưu sinh. Đêm ngủ chẳng ai dám đóng cửa nhà.

Khu vực sạt lở nguy hiểm bên bờ sông Tiền (ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp). Hiện khu vực sạt lở chạy dài 2,300m, ảnh hưởng 227 gia đình người dân. 

Theo thống kê của UBND xã Bình Thành, từ bờ sông vào, phạm vi từ 0-10m có 42 gia đình có 36 gia đình cần di dời khẩn cấp, từ 10 – 25m có 66 gia đình, từ 26 – 35m có 54 gia đình, từ 36 – 50m có 29 gia đình và từ 50 – 70m có 36 gia đình. 
Tiếng nói của người dân 
- Ông Nguyễn Văn Hiệp nằm trong số 36 gia đình dân cần di dời khẩn cấp, cho biết, gia đình không có đất nông nghiệp canh tác, chỉ có vỏn vẹn cái nhà và một ít đất còn lại bên hông nhà được tận dụng nuôi ếch làm kế sinh nhai mấy năm qua. Bây giờ địa phương bảo di dời về khu dân cư, nhà 3-4 miệng ăn sẽ làm gì sinh sống? Bởi vậy ông không muốn dọn đi.

- Còn chị Phan Ngọc Mến (cũng trong diện di dời khẩn cấp) kể: "Bà con ai cũng thấy sạt lở sát nhà rồi nhưng gia đình tôi và một số gia đình khác bám vào quốc lộ 30 này buôn bán, kiếm chút tiền lời sinh sống, trả lãi ngân hàng… Bây giờ chính quyền địa phương bảo bỏ nhà, bỏ đất dời về khu dân cư, vừa tốn tiền cất nhà, vừa không có việc làm… rồi bà con tôi sinh sống thế nào?"
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/5/20-May-2017/0520vanquang2.jpg
Cá chết nổi trên mặt biển và tấp vào bờ do người dân chụp lại vào ngày 8-5 
Người “xem thường hà bá” nhất là vợ chồng ông Võ Văn Thanh (58 tuổi) khi liều mình dựng một cái chòi cách bờ sông đang sạt lở khoảng 1m để làm nghề giăng lưới trên sông Tiền. Ông Thanh kể, “Trước đây ông có một căn nhà tại khu vực này nhưng vì sạt lở, hà bá ngoạm mất nhà, ông được chính quyền địa phương di dời vào khu dân cư ở khoảng 4 năm nay.”

Ông Thanh nói thêm, "Vợ chồng tôi có hơn 20 năm làm nghề câu lưới trên sông Tiền, do vậy các vụ sạt lở lớn nhỏ ở bờ sông này vợ chồng tôi đều chứng kiến. Sạt lở lấy mất đất, nhà của tôi, phải vào khu dân cư ở. Bây giờ lớn tuổi rồi vào công ty ai nhận, do vậy vợ chồng tôi ra đây dựng cái lều cặp bờ sông này đi giăng lưới, mỗi buổi kiếm 10kg gạo... Còn khi nào lở tới thì mình dời chòi vô, chứ không bám bờ sông này, biết làm nghề gì mà sống." 
Chính quyền làm gì cho dân? 
Ông Nguyễn Thanh Phong – Chủ tịch UBND xã Bình Thành - cho biết, tình trạng sạt lở bờ sông vẫn đang diễn biến phức tạp. Địa phương nhiều lần tuyên truyền vận động 36 hộ nằm trong khu vực cần di dời khẩn cấp nhưng đến này chỉ có 3 gia đình di dời, còn 4 gia đình chỉ chiu thu gọn nhà cửa, đồ đạc ra phía trước.
Nguyên nhân chủ yếu giữ bà con ở lại nơi nguy hiểm này là bởi vào khu dân cư họ không làm ăn được. Hơn nữa hiện nay địa phương chưa có nền giao cho người dân.

- Vậy tiền đóng góp mọi khoản thu “phí” thu thuế như đã nói ở trên là thuế BOT để ở đâu? Địa phương không có tiền thì ráng chịu sống chung với hà bá, khi nào nước cuốn trôi thì các quan mang vòng hoa đến chia buồn, đứng mặc niệm vài phút rồi lại lên xe hơi thơ thới ra về.

Ôi! Cái đỉnh cao trí tuệ của các quan VN thời nay là ở trên mây hay chìm xuống sông với hà bá hết rồi?


Văn Quang

Không có nhận xét nào: