Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Đối đầu với Bắc Hàn, Mỹ sẽ thí nghiệm hệ thống chống ICBM

WASHINGTON (AP) – Các viên chức quân sự công bố, trong sự đe dọa ngày càng tăng của Bắc Hàn, Ngũ Giác Đài sẽ đưa ra một cuộc khảo nghiệm đầu tiên vào tuần tới: đánh chặn một hỏa tiễn tầm xa liên lục địa. Mục tiêu là đáp ứng với hỏa tiễn xuyên lục địa, ICBM của Bắc Hàn (Intercontinental Ballistic Missile) nhắm vào lãnh thổ  Hoa Kỳ.
<!>

Hệ thống hỏa tiễn đánh chặn của Hoa Kỳ đã có một bước đột phá, thành công 9 trong số 17 lần thử nghiệm kể từ năm 1999.  Lần gần đây nhất, vào tháng 6 năm 2014, là một thành công, nhưng  ba lần kế tiếp thất bại.  Hệ thống này đã phát triển với những cố gắng trị giá hàng tỉ đô la do sự khởi động của Tổng Thống Ronald Reagan năm 1983 trong việc đưa ra giải pháp “Star Wars” đối với các mối đe doạ hỏa tiễn đạn đạo trong thời gian Chiến Tranh Lạnh – khi Liên Bang Xô Viết là mối lo lớn nhất.
Bắc Hàn bây giờ là trọng tâm nỗ lực của Hoa Kỳ bởi vì lãnh đạo của họ, Kim Jong Un, đã thề sẽ đưa ra một hỏa tiễn hạt nhân có khả năng tiếp cận lãnh thổ của Mỹ.  Ông ta chưa thử hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, hay ICBM, nhưng các viên chức Ngũ Giác Đài tin rằng Kim Jong Un đang tiến theo hướng đó.
Trung tướng Thủy Quân Lục Chiến, Vincent Stewart, giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng, cho biết tuần này rằng Kim cuối cùng sẽ thành công vì “không kiểm soát được.”
Ngũ Giác Đài có một loạt các hệ thống phòng thủ khác nhau, nhưng hệ thống được thiết kế đối đầu tiềm năng ICBM Bắc Hàn, có lẽ là một thách thức kỹ thuật nhất.  Các nhà phê bình nói, tuy nhiên nó cũng chưa được tin cậy lắm.
Ý niệm phòng thủ căn bản là phóng một hỏa tiễn vào không gian trong tình trạng báo động hỏa tiễn địch đang xâm nhập. Hỏa tiễn này đưa ra một thiết bị dài 5 feet được gọi là “xe giết người” sử dụng các hệ thống hướng dẫn bên trong nó để đưa vào hướng đạn đạo hỏa tiễn có đầu đạn địch đang xâm nhập, phá hủy hỏa tiễn đầu đạn địch bằng sức mạnh tác động.  Trên văn kiện nó được biết đến như hệ thống phòng thủ Midcourse trên mặt đất, các chuyên gia so sánh hoạt động của nó như là hai viên đạn đụng nhau.  Cơ Quan Phòng Thủ Hỏa Tiễn của Ngũ Giác Đài chịu trách nhiệm phát triển và thử nghiệm hệ thống này đã đặt lịch trình cho cuộc thử nghiệm ngăn chặn hỏa tiễn đạn đạo vào ngày thứ Ba..
Một hỏa tiễn đánh chặn sẽ được phóng lên từ một cái hầm (silo) dưới lòng đất tại Căn Cứ Không Quân Vandenberg ở California và bay đến hướng mục tiêu.  Mục tiêu giả định này sẽ được phóng từ một căn cứ thử nghiệm ở Kwajalein Atoll, Thái Bình Dương. Nếu tất cả đúng theo kế hoạch, “ xe giết người” sẽ trúng vào đầu đạn giả định mục tiêu ICBM trên không gian của  Thái Bình Dương.
Theo Christopher Johnson, phát ngôn viên Cơ Quan Phòng Thủ Hỏa Tiễn, mục tiêu sẽ là một loại hỏa tiễn được chế tạo theo mô hình của một chiếc ICBM, có nghĩa là nó sẽ bay nhanh hơn các hỏa tiễn được sử dụng trong các cuộc thử nghiệm đánh chặn trước đây.  Tuy nhiên mục tiêu không phải thực sự là mô hình của một ICBM Bắc Hàn.
Johnson cho biết vào thứ Sáu: “Chúng tôi tiến hành các thử nghiệm phức tạp hơn theo những thảo chương đã hoàn tất và tiến bộ. “Thử nghiệm đối với mối đe dọa loại ICBM là bước tiếp theo trong quá trình đó.”
Các viên chức nói rằng đây không phải là một thử nghiệm căn bản được hay không được .
Mặc dù không phải là kế hoạch dự định ​​về mối đe dọa hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Hàn, quân đội sẽ theo dõi kỹ lưỡng để biết nó có hay không có khã năng hoàn thành mục tiêu: bắn hạ những mục tiêu nhỏ của ICBM đang nhắm vào Mỹ Quốc.  Ngũ Giác Đài rất mong muốn cuộc thử nghiệm sẽ thành công vì lo sợ khả năng thành công của Bắc Hàn.
Ông Philip Coyle, nhà khoa học cao cấp tại Trung Tâm Kiểm Soát Vũ Khí và Hạn Chế Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân, nói: “Tôi không thể tưởng tượng họ sẽ ăn nói ra sao nếu nó thất bại.”  Ông  từng lãnh đạo chương trình thử nghiệm và thẩm định cho Ngũ Giác Đài  từ năm 1994 đến năm 2001 và đã nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn.
Coyle cho biết: “Những thử nghiệm này được dự thảo thành công, và điều gây kinh ngạc cho tôi là rất nhiều cuộc thử nghiệm đã thất bại.
Hệ thống đánh chặn đã được áp dụng từ năm 2004, nhưng nó đã không bao giờ được sử dụng trong chiến tranh hoặc thử nghiệm đầy đủ. Hiện tại có 32 hệ thống đánh chặn trong các hầm chứa tại Fort Greely ở Alaska và 4 ở Vandenberg, phía bắc Los Angeles. Ngũ Giác Đài cho biết sẽ có thêm 8 chiếc, tổng cộng 44 chiếc, vào cuối năm nay.
Trong ngân sách năm 2018 trình Quốc hội vào tuần này, Ngũ Giác Đài đề nghị dành 7,9 tỷ đô la  cho chương trình phòng vệ hỏa tiễn, trong đó 1,5 đô la cho chương trình phòng thủ trên mặt đất.  Các phần khác trong dự án này bao gồm Patriot, được chế tạo để bắn hạ hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo cao độ, hoặc THAAD, mà Hoa Kỳ đã lắp đặt ởNam Hàn để chống hỏa tiễn tầm trung của Bắc Triều Tiên.
Chính quyền của Tổng Thống Donal Trump chưa công bố gì chương trình phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo.
Tuy nhiên gần đây ông đã ra lệnh cho Ngũ Giác Đài  thực hiện một cuộc kiểm tra lại chương trình hỏa tiễn đạn đạo. Một số chuyên gia cho rằng chiến lược bắn hạ các hỏa tiễn tầm xa của ICBM, tập trung vào các hệ thống đánh chặn dưới hầm chứa (silo), là quá đắt và không thích hợp.  Họ nói rằng một phương cách hiệu quả hơn là tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các hỏa tiễn đó trước khi chúng có thể được phóng lên, có thể là do cuộc tấn công không gian mạng.
Ngọc Thạch (Theo AP)

Không có nhận xét nào: