Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2024

Chủ Nhật, Ngày Mai! Buổi Cơm Thân Mật Độc Đáo Của Các “Bạn Tù” Gần Nửa Thế Kỷ, Vẫn Còn…Có Nhau! Và Kính Chuyển Nhiều Tin Tức Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Buổi Cơm Thân Mật Độc Đáo Của Các “Bạn Tù” Gần Nửa Thế Kỷ, Vẫn Còn…Có Nhau! Nhân Buổi Ra Mắt Tân Ban Chấp Hành Khu Hội Tù Nhân Chính Trị. Với những đặc điểm, khó có Buổi Cơm nào có: -Có một câu hỏi với các Cựu Tù Nhân Cải Tạo: Thời điểm nào trong năm, nhớ người thân, gia đình nhất? Hầu hết trả lời, Giáng Sinh và Tết! Nên BTC chọn buổi cơm thân mật vào đúng dịp Giáng Sinh là thế!
<!>


-Thời điểm nào trong cuộc đời nhớ nhất, không bao giờ quên? Lúc hạnh phúc sung sướng nhất và lúc cùng khổ, cơ cực nhất! Đó tại sao có bữa cơm này, gần 50 năm, gặp nhau, nhắc lại vết thương đời tù vẫn còn rỉ máu…tươi!

-Chưa hết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các Cựu Tù tham dự, một chiến hữu ẩn danh, xung phong đứng ra làm một cử chỉ đẹp, Quý Vị tham dự, chỉ cần đóng góp 20 đô la, hơn một nửa số chi phí còn lại, chiến hữu này gánh hết! chưa kể văn nghệ, rượu vang, quà bánh xổ số…vv…Tiệc vui, ý nghĩa trong dịp lễ như thế, nửa thế kỷ mới có, bỏ qua rất uổng!


Sau đây là Lời Mời của BTC:
Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Tây Bắc Hoa Kỳ trân trọng kính mời:
-Quý Lãnh Đạo Tinh Thần Tôn Giáo.
-Quý Đồng Hương Người Việt Tị Nạn Cộng Sản.
-Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể Quốc Gia.
-Quý Cơ Quan Truyền Thông - Báo Chí.
-Quý Hậu Duệ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa & Cảnh Sát Quốc Gia.


Vui lòng đến tham dự buổi ra mắt Ban Cố Vấn - Ban Chấp Hành và Ban Giám Sát Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Tây Bắc Hoa Kỳ.
Sự có mặt của quý vị là niềm hãnh diện cho Ban Tổ Chức Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Tây Bắc Hoa Kỳ của chúng tôi.
* THỜI GIAN: 11:00AM. NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2024
* ĐỊA ĐIỂM: NHÀ HÀNG CAO NGUYÊN, 2549 S. KING ROAD # A 16 SAN JOSE, CA 95122
*ẨM THỰC: Rất đặc biệt, chỉ xin ủng hộ $20 bao gồm phần ăn và thức uống!
XIN LIÊN LẠC
Trần Gia Đắc (408) 204- 9522- Duy Văn ( 408) 759 – 9339
Trần Song Nguyên (408) 218 - 4690 - Văn Hoàng Tuấn (408) 646 – 0003


Nhân Buổi Ra Mắt Tân Ban Chấp Hành Khu Hội,
Trả Lời Câu Hỏi, Tại Sao Có Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Trên Khắp Đất Nước Hoa Kỳ?


-Ngày 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu binh sĩ chế độ VNCH buông súng để sau đó, hơn 200 ngàn sĩ quan và viên chức, bị lùa vào hơn 80 trại cải tạo trong nhà tù của chế độ mới, mọc lên khắp nước!


Vì “kẻ ác” đã thắng cuộc chiến! Kẻ thua không phải lý do của họ, bằng chứng họ vẫn can đảm chống lại quân thù xâm lăng trên 20 năm, bảo vệ Miền nam tự đo, nhưng tiếc, chỉ vì cộng tác với một Đồng minh không một lòng! Mà dẫn đến ngày đen tối như thế. Bên thua, bắt đầu phải chịu đựng những đòn thù dã man, với kẻ sống đã đành, cả những người đã…chết! quật mồ, bắn vào mộ bia! xóa Nghĩa trang Quân đội, thành nghĩa trang dân sự! Trong suốt thời gian này, những người chồng trong trại tù “cải tạo” đói một, thì người vợ và con cái ở nhà cũng không khá hơn người tù! Cả đất nước lâm vào hoàn cảnh bi đát nhất! Có những thứ hòa bình, còn khốn nạn gấp trăm lần…chiến tranh!
 

Sau Tháng Tư Đen này, có hai danh từ mới xuất hiện trong từ điển Việt Nam là: Thuyền Nhân và HO. Hai đợt di cư tị nạn này, là những thành phần chính, tạo ra một Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại ngày nay.


Thuyền nhân là những người không chịu sống trong chế độ mới, dùng những con thuyền mong manh vượt biển Đông, bất chấp sóng gió, cướp biển, cùng những nguy hiểm khác để tìm tự do.


HO, là những sĩ quan, viên chức bị cải tạo ba năm trở lên, trong các nhà tù, sau khi trình diện Ủy ban Quân quản tại khắp miền Nam, để lên đường vào trại cải tạo gọi là học tập. (thật ra là nhà tù, không có bản án. Không có ngày về!) Những sĩ quan viên chức này, trở thành HO khi qua cuộc phỏng vấn của phái đoàn Mỹ tại tp HCM và chính thức có danh sách sang Mỹ, bắt đầu bằng hai chữ HO.


Những tù nhân ấy sau khi ra trại, lại có một chuyến hành trình nữa, bù lại những ngày cơ cực đời tù, được gọi là HO để đến Mỹ, bắt đầu vào năm 1990.


Thống kê cho thấy, có khoảng trên 200 ngàn tù nhân chính trị và gia đình, đã sang Mỹ theo diện HO, kéo dài cho tới năm 2008 thì mới chính thức chấm dứt.


Sự ra đi chính thức của hàng trăm ngàn tù nhân chính trị và thân nhân, có thể được xem là một phép lạ! của Thượng đế, qua đất nước Hoa Kỳ, để bù đắp những khốn khổ, chết chóc mà dân tộc này phải gánh chịu, qua hơn 20 năm cuộc chiến.


Tù Nhân Chính Trị là những người từng bị Cộng Sản Việt Nam bắt bớ, tra tấn, cùm xích nay sống sót. Họ là những chứng nhân hùng hồn, những người tù can đảm chịu đựng, gan lì không sợ chết, nhất là nhiều người đầy sĩ khí, dám hiên ngang chống đối Cộng Sản trong tù, dù bị cùm tay, cùm chân, vẫn hiên ngang đầu đội trời, chân đạp đất, không hèn. Vì thế có nhiều người tù đã bị giết trong tù, hoặc vượt ngục rồi chết trong rừng sâu núi thẳm và sau ngày ngưng tiến súng!


Những anh em Quân, Cán, Chính VNCH từng bị ngược đãi trong lao tù Cộng Sản trước và sau ngày Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam, qua đến miền đất tư do, họ đã quyết định đứng chung với nhau, thành lập các Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, để tiếp tục lý tưởng chống Cộng, tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ tự do, và trước mắt, là giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh tỵ nạn mới ở Hoa Kỳ.
Từ đó, các Khu Hội tại hải ngoại hình thành khắp nơi, lúc cực thịnh, có trên 30 Khu Hội! Nhiều sinh hoạt nhằm nhắc đến những chiến công hiển hách của Người Lính VNCH trong cuộc chiến, những hy sinh mất mát, sự quyết tâm chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng của các anh hùng, tử sĩ VNCH, đã anh dũng hy sinh tính mạng, để đem lại cuộc sống ấm no, tự do, dân chủ, nhân quyền cho người dân Việt Nam.


Các Khu Hội, còn nhằm mục đích nhắc lại cho con cháu các thế hệ sau, hiểu biết, để ghê tởm những tội ác trả thù, của bọn Cộng Sản Việt Nam với cha ông của họ, đã gây sự đau khổ cho từng người dân Việt tại hai miền Nam Bắc, trong thời gian chiến tranh và cho toàn thể nhân dân Việt Nam hiện đang sống dưới chế độ độc tài buôn dân bán nước, lật mặt của tập đoàn tham nhũng "hèn với giặc, ác với dân" của CSVN. Mà chính họ là nhân chứng hùng hồn!
Hôm nay, các HO đã êm ấm đâu vào đó, thế hệ nối tiếp, đã có những thành tựu rực rỡ trong nhiều lĩnh vực tại Hoa Kỳ, do con em HO nhẫn nại, học hành thành công, đây là một đất nước hình thành từ di dân, do đó, mọi ý tưởng cứu người bị ngược đãi, đàn áp, là phương châm đầu tiên của cả dân tộc này, để rồi những người di dân sau tiếp tục phát triển, bồi đắp triết lý nhân văn ấy, để thành Quê Hương thứ hai vững mạnh!


Chuyện người tù cải tạo, như thế mà đã qua gần nửa thế kỷ! Một danh ngôn nói “kỷ niệm đau thương như lưỡi cầy xé đất! đau thương, nhưng sẽ giúp tâm hồn ta, thêm phong phú!” Tưởng nhắc lại đoạn đường đã qua, là một sự cần thiết!


CÁC CỰU TÙ, NHỚ NHÉ, TRƯA CHỦ NHẬT TUẦN NÀY!
* THỜI GIAN: 11:00AM. NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2024
* ĐỊA ĐIỂM: NHÀ HÀNG CAO NGUYÊN, 2549 S. KING ROAD # A 16 SAN JOSE, CA 95122
*ẨM THỰC: Rất đặc biệt, chỉ xin ủng hộ $20 bao gồm phần ăn và thức uống.


Vài Tin Đáng Chú Ý

Tiểu bang Xanh phản ứng: Các nhà lập pháp California sẽ bắt đầu phiên họp đặc biệt, để thảo luận về luật tiểu bang ‘chống Trump!’


 -Thống đốc California Gavin Newsom yêu cầu các đồng minh Dân chủ tại Cơ quan lập pháp, phê duyệt thêm kinh phí cho văn phòng tổng chưởng lý để chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý mạnh mẽ chống lại các thách thức liên bang.
Thống đốc California Gavin Newsom và các nhà lập pháp tiểu bang đã trở lại Điện Capitol của tiểu bang vào thứ Hai 2/12 để bắt đầu phiên họp đặc biệt nhằm bảo vệ các chính sách cấp tiến của tiểu bang trước một nhiệm kỳ tổng thống khác của ông Trump.
Vị thống đốc đảng Dân chủ, một người chỉ trích gay gắt Tổng thống đắc cử Donald Trump, đang định vị California một lần nữa trở thành trung tâm của nỗ lực phản kháng chống lại chương trình nghị sự bảo thủ. Ông đang yêu cầu các đồng minh Dân chủ của mình tại Cơ quan lập pháp, những người nắm giữ đa số áp đảo ở cả hai viện, phê duyệt thêm kinh phí cho văn phòng tổng chưởng lý để chuẩn bị cho cuộc chiến pháp lý mạnh mẽ chống lại các thách thức liên bang dự kiến.
Ngày thứ Hai 2/12, Dân biểu Jesse Gabriel của đảng Dân chủ đã đưa ra luật dành riêng 25 triệu đô la cho các khoản chi phí pháp lý để ứng phó với các cuộc tấn công tiềm năng của chính quyền Trump vào các chính sách của tiểu bang liên quan đến quyền công dân, biến đổi khí hậu, di trú và quyền phá thai.
“Trong khi chúng tôi luôn hy vọng được hợp tác với các đối tác liên bang của mình, California sẽ sẵn sàng bảo vệ mạnh mẽ các lợi ích và giá trị của chúng tôi khỏi bất kỳ hành động phi pháp nào của Chính quyền Trump sắp tới”, ông Gabriel nói trong một tuyên bố.

California đã kiện chính quyền Trump đầu tiên hơn 120 lần với nhiều mức độ thành công khác nhau.
“Chúng tôi sẽ không bị bất ngờ”, ông Newsom cho biết tại một cuộc họp báo gần đây.

Ông Trump thường mô tả California là đại diện cho tất cả những gì ông thấy sai trái ở Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ, nắm giữ mọi chức vụ trên toàn tiểu bang tại California và có biên độ áp đảo trong Cơ quan lập pháp và phái đoàn quốc hội, đông hơn đảng viên Cộng hòa đã đăng ký gần gấp 2 lần trên toàn tiểu bang.

Ông Trump gọi thống đốc đảng Dân chủ là “New-scum” trong một chuyến dừng chân vận động tranh cử ở Nam California và liên tục chỉ trích thành trì của đảng Dân chủ về số lượng lớn di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, số người vô gia cư và sự tròng tréo của quá nhiều quy định. Ông cũng thề sẽ thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình là thi hành việc trục xuất hàng loạt những di dân không có tình trạng pháp lý và truy tố những kẻ thù chính trị của mình.

Trước khi phiên họp đặc biệt bắt đầu, các nhà lập pháp tiểu bang dự kiến sẽ làm lễ tuyên thệ nhậm chức cho hơn hai chục thành viên mới và bầu ra các nhà lãnh đạo cho phiên họp lập pháp năm 2025. Hàng trăm người cũng có kế hoạch tuần hành quanh Điện Capitol vào thứ Hai 2/12 để thúc giục Cơ quan lập pháp cố gắng ngăn chặn các kế hoạch trục xuất hàng loạt của ông Trump.
Tổng chưởng lý tiểu bang, Rob Bonta, cho biết văn phòng của ông sẽ bảo vệ số di dân của tiểu bang, trong khi ông Newsom tuần trước công bố đề nghị khôi phục chương trình hoàn tiền cho việc mua xe điện nếu chính quyền Trump sắp tới xóa bỏ khoản tín dụng thuế liên bang cho những người mua xe điện. Ông Newsom cũng đang cân nhắc việc tạo ra một quỹ cứu trợ thiên tai dự phòng cho tiểu bang dễ xảy ra cháy rừng sau những lời đe dọa của ông Trump.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã chỉ trích ông Newsom và các đồng minh Dân chủ của ông về phiên họp đặc biệt. Dân biểu tiểu bang, Vince Fong, người đại diện cho vành đai nông trại Thung lũng Trung tâm của tiểu bang, nói California nên làm việc với chính quyền Trump sắp tới.
“Hành động của ông Gavin Newsom không quan tâm đến những lo ngại của người dân California, những người không chấp thuận định hướng của tiểu bang và đất nước chúng ta”, ông Fong cho biết trong một video trên mạng xã hội.

Các nhà lập pháp cũng dự kiến sẽ dành cả năm để thảo luận về các cách bảo vệ hàng chục đạo luật mà chính quyền Trump dự kiến sẽ nhắm tới, bao gồm một luật biến tiểu bang thành nơi trú ẩn cho những người muốn phá thai sống ở các tiểu bang mà các hoạt động như vậy bị hạn chế nghiêm ngặt.
California, tiểu bang đông dân nhất của quốc gia, là tiểu bang đầu tiên ra lệnh rằng đến năm 2035, tất cả ô tô, xe bán tải và xe SUV mới được bán tại California phải là xe điện, chạy bằng hydro hoặc xe hybrid chạy bằng xăng và điện. Tiểu bang này cũng mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe do tiểu bang tài trợ cho tất cả cư dân có thu nhập thấp bất kể tình trạng di trú của họ.
Ông Newsom chưa cung cấp thông tin chi tiết về những hành động mà các nhà lập pháp sẽ xem xét nhưng cho biết ông muốn có kinh phí trước ngày nhậm chức của ông Trump, ngày 20 tháng 1. Các quan chức nói tiểu bang đã chi khoảng 42 triệu đô la cho chi phí kiện tụng trong chính quyền Trump đầu tiên.
California dự kiến sẽ phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách 2 tỷ đô la vào năm tới, với những khoản thâm hụt lớn hơn trong tương lai.
Ông Gabriel, người đã kiện chính quyền Trump đầu tiên vào năm 2017 khi chính quyền này cố gắng chấm dứt chương trình bảo vệ những di dân trẻ tuổi khỏi bị trục xuất, cho biết việc sắp xếp nguồn tài trợ ngay bây giờ là “một khoản đầu tư khôn ngoan”.

California đã thành công trong việc đòi lại 57 triệu đô la từ năm 2017 đến năm 2018 sau khi thắng kiện để ngăn chặn chính quyền Trump áp đặt các điều kiện thi hành di trú đối với một số khoản tài trợ thực thi pháp luật liên bang. Một chiến thắng pháp lý khác đối với câu hỏi về quyền công dân trong cuộc điều tra dân số năm 2020 đã buộc chính quyền liên bang phải trả lại 850.000 đô la cho tiểu bang, theo văn phòng tổng chưởng lý.
“Chúng tôi đang ở vị thế, nếu cần thiết, để trở thành mũi nhọn của ngọn giáo kháng cự và đẩy lùi mọi hành động bất hợp pháp hoặc vi hiến của chính quyền Trump”, ông Gabriel, chủ tịch ủy ban ngân sách, cho biết.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, các tổng chưởng lý đảng Dân chủ đã cùng nhau đệ đơn kiện về vấn đề di trú, lệnh cấm đi lại của ông Trump đối với cư dân của các quốc gia Hồi giáo, môi trường, di trú và các chủ đề khác. Nhưng ông Trump có một lợi thế khả thi lần này: Ông đã tích cực đề cử các thẩm phán bảo thủ vào các tòa án liên bang ở mọi cấp, bao gồm cả Tòa án Tối cao.


Ông Donald Trump được trao giải “người yêu nước của năm!”
(Anh Trần)


-Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã được trao giải “Người yêu nước danh dự của năm” tại lễ trao giải Fox Nation Patriots thường niên vào tối hôm 5/12 vừa qua.
Lễ trao giải được tổ chức tại Trung tâm Tilles ở Đại học Long Island, New York hôm 5/12 đã thu hút hơn 2.000 khán giả. Buổi lễ kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, là dịp để tôn vinh các cựu chiến binh, lực lượng ứng cứu đầu tiên, và các nhà lãnh đạo cộng đồng. Bên cạnh đó, sự kiện cũng được thiết kế nhằm nêu bật vai trò của Fox Nation, dịch vụ phát trực tuyến của Fox News, trong việc hỗ trợ cộng đồng.
Bài phát biểu của ông Trump chỉ kéo dài chưa đầy 20 phút nhưng không kém phần ấn tượng. Ông mở đầu bằng những lời cảm ơn dành cho Fox News và không quên đề cập đến những bất đồng trước đây với một số chương trình và cá nhân trong đài. Dẫu vậy, ông nhấn mạnh mối quan hệ đáng kinh ngạc giữa mình và đài truyền hình này, điều đã góp phần xây dựng ảnh hưởng của ông trong chính trường Mỹ.

Dù từng có những mâu thuẫn với Fox News, đặc biệt trong cách đài này đưa tin về cuộc bầu cử năm 2020 và các đối thủ chính trị, ông Trump vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với kênh truyền hình này. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Fox News không chỉ là kênh thông tin chính cho ông Trump mà còn là một trong những nguồn cảm hứng cho nhiều quyết định chính sách quan trọng.
Các chương trình nổi bật như Fox & Friends hay các cá nhân như Sean Hannity từng được ông Trump tham khảo ý kiến thường xuyên. Sự kiện mới nhất trên là một minh chứng rõ ràng cho thấy mối liên kết đôi bên cùng có lợi giữa ông Trump và Fox News vẫn đang tiếp tục phát triển, đặc biệt trong bối cảnh ông chuẩn bị tranh cử tổng thống lần thứ hai.
Sean Hannity, một trong những người dẫn chương trình nổi bật nhất của Fox News, dẫn dắt sự kiện và không quên nhắc lại vai trò quan trọng của ông Trump trong việc thúc đẩy tinh thần yêu nước. Những tổ chức từ thiện được Hannity vinh danh tại buổi lễ, bao gồm Paws of War – một nhóm cung cấp chó nghiệp vụ cho cựu chiến binh – đã làm nổi bật tinh thần đoàn kết của cộng đồng yêu nước.
Will Cain, người đồng dẫn chương trình Fox & Friends Weekend, cũng nhắc đến tiềm năng của các nhân vật liên quan đến Fox News trong chính quyền tương lai của ông Trump. Điều này ám chỉ mối liên kết bền chặt giữa Fox News và những nỗ lực chính trị của cựu tổng thống.

Buổi lễ không chỉ là dịp để vinh danh ông Trump mà còn là nơi khơi dậy tinh thần yêu nước trong bối cảnh nước Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức. Người tham dự, từ những người mặc vest lịch sự đến những bộ váy dạ hội lộng lẫy, không ngừng reo hò “U-S-A” khi ông Trump bước lên sân khấu. Một số người thậm chí đã đeo mũ MAGA và chào đón ông Trump bằng sự phấn khích đặc biệt.
Trong bài phát biểu, ông Trump không quên nhắc lại những tuyên bố quen thuộc từ chiến dịch tranh cử của mình. Ông tiếp tục nhấn mạnh quan điểm cho rằng cuộc bầu cử năm 2020 “rất bất công” và tái khẳng định ý định áp thuế cao đối với Canada và Mexico.
Ông Trump cũng chỉ trích các quốc gia khác vì “đưa người nhập cư không mong muốn đến Mỹ”, và tuyên bố sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ biên giới. Những tuyên bố này nhận được sự cổ vũ nhiệt liệt từ khán giả, cho thấy sức hút của ông Trump đối với cộng đồng ủng hộ ông vẫn rất mạnh mẽ.

Trong sự kiện, Ông Trump cũng công bố một loạt các đề cử và bổ nhiệm quan trọng, bao gồm: Caleb Vitello làm quyền giám đốc Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan; Rodney Scott làm ủy viên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới; David Perdue, cựu thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Georgia, làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc; và Brandon Judd, cựu chủ tịch Hội đồng Tuần tra biên giới quốc gia, làm đại sứ Mỹ tại Chile. Những động thái này nhấn mạnh kế hoạch xây dựng đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ của ông Trump, đặc biệt trong bối cảnh ông đang chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
Sự kiện kết thúc bằng một hình ảnh quen thuộc khi ông Trump nhảy múa trên sân khấu theo giai điệu bài hit năm 1978 “Y.M.C.A” của ban nhạc Village People. Khung cảnh này như nhắc nhở khán giả về phong cách độc đáo của ông Trump – một nhà lãnh đạo luôn biết cách biến mỗi lần xuất hiện thành một khoảnh khắc đáng nhớ.


Tuổi Thơ Nào Có Tội Tình Gì! Xả Súng Tại Trường Tiểu Học Feather River, California: Hai Học Sinh Bị Thương, Kẻ Nổ Súng Tự Sát!


-Cảnh sát tại hạt Butte, California, đang điều tra một vụ xả súng xảy ra vào chiều ngày 4/12 tại trường tiểu học Cơ đốc Phục lâm Feather River, thị trấn Oroville. Vụ việc khiến hai học sinh bị thương, trong đó có một em phải cấp cứu bằng máy bay trực thăng. Kẻ nổ súng, một người đàn ông trưởng thành, đã tự sát tại hiện trường.
Theo thông tin từ cảnh sát trưởng hạt Butte, ông Kory Honea, vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 13 giờ. Hung thủ, không phải nhân viên của trường, đã bất ngờ nổ súng vào các học sinh tại ngôi trường tư thục này.
Hai học sinh bị thương đã được đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Hiện chưa rõ danh tính cũng như tình trạng sức khỏe của các em.
Khi cảnh sát đến hiện trường, họ phát hiện kẻ nổ súng đã chết, dường như do tự bắn vào mình.

Cảnh sát trưởng Honea miêu tả sự việc là “vừa kinh hoàng, vừa bi kịch”, đồng thời cho biết cuộc điều tra vẫn đang ở giai đoạn đầu. Hiện chưa có thông tin chính thức về động cơ gây án của hung thủ.
“Chúng tôi đang làm việc để xác minh danh tính và các thông tin liên quan đến kẻ xả súng. Vẫn còn nhiều câu hỏi cần được làm rõ,” ông Honea cho biết trong buổi họp báo tại hiện trường.
Trường Feather River là một trường tư nhỏ với khoảng 35 học sinh, giảng dạy các em từ 5 đến 13 tuổi. Sau vụ việc, tất cả học sinh đã được sơ tán đến một địa điểm cách đó 15 km, nơi phụ huynh có thể đến đón con em mình.
“Chúng tôi đã làm việc nhanh chóng để đảm bảo sự an toàn cho các học sinh còn lại,” cảnh sát cho biết.
Hiện động cơ của hung thủ vẫn chưa được xác định. Cảnh sát đang tiến hành các bước điều tra để làm rõ nguyên nhân và bối cảnh của vụ việc. Các chuyên gia nhận định, với số lượng học sinh nhỏ tại trường, việc hung thủ nhắm mục tiêu vào đây có thể xuất phát từ lý do cá nhân hoặc tâm lý bất ổn.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Syria Xung Đột, Thổ Nhĩ Kỳ Hưởng Lợi

-Cuộc xung đột ở Syria là một chủ đề lớn được các báo Pháp số ra hôm 6/12/2024 quan tâm, sau khi lực lượng nổi dậy chiếm được Hama, thành phố lớn thứ hai của nước này.
Sau chiến thắng tại Aleppo, lực lượng Hồi giáo dẫn đầu bởi các chiến binh thánh chiến của Hayat Tahrir al-Cham (HTC), nhánh cũ của al-Qaeda tại Syria, thông báo đã chiếm được nhà tù trung tâm và giải thoát các tù nhân. Quân đội Syria, vốn đã hứa bảo vệ thành phố bị bao vây kể từ thứ Hai, cuối cùng đã phải rút lui sau hai ngày giao tranh ác liệt, "để bảo vệ tính mạng của dân thường và tránh chiến đấu trong khu vực đô thị". Báo Le Figaro nhận định đây là một lý do "khó tin" đến từ một quân đội ít khi chú trọng đến những yếu tố này.
Để mất Hama là một thất bại nghiêm trọng đối với chính quyền Syria, vì thành phố này luôn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền từ khi cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011. Xét về mặt chiến lược, thành phố này là chìa khóa để tiến vào Homs, cách đó 45 cây số, một thành phố lớn ở trung tâm, là giao lộ giữa các khu vực quan trọng nhất của Syria.

Báo Le Figaro phân tích thành công quân sự của liên minh nổi dậy gắn liền với sự suy yếu đột ngột của một số đồng minh của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
Đầu tiên phải kể tới Hezbollah. Bị Do Thái tấn công, lực lượng này đã phải rút một số đơn vị ở Syria về lại Lebanon trong khi người bảo trợ cho họ là Iran cũng đang bị suy yếu. Trong khi đó, đồng minh Nga vẫn đang phải đối mặt với cuộc chiến ở Ukraine. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận việc hỗ trợ cho phe nổi dậy Hồi giáo, dù điều đó có vẻ không thuyết phục lắm.
Nhật báo Le Monde nhắc lại rằng từ lâu nay Ankara vẫn là nguồn tài trợ chính cho các phiến quân chống Tổng thống Al-Assad. Ngăn chặn các chiến binh người Kurdistan tập hợp ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và ổn định khu vực phía Bắc Syria để có thể gửi lại những người tị nạn Syria đang sống trên lãnh thổ của mình, chính là động lực thúc đẩy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan can thiệp vào Syria. Và giờ đây Ankara có thể rảnh tay, không cần tốn thêm một binh sĩ nào ở phía bắc Syria mà vẫn đạt được mục tiêu.


Ngoại Trưởng Nga Lần Đầu Tiên Đến Một Nước Liên Hiệp Âu Châu Kể Từ Đầu Chiến Tranh Ukraine


(Ảnh AP - Yuki Iwamura, minh họa: Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov trong một phiên họp tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 27/9/2024.)
-Hôm 5/12/2024, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov có mặt tại đảo Malta, miền Nam Âu Châu, để dự hội nghị của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu (OSCE). Đây là lần đầu tiên lãnh đạo ngoại giao Nga tới một quốc gia thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) kể từ khi nỗ ra cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraine tháng 2/2022. Hội nghị OSCE trở thành nơi đối đầu trực tiếp giữa Nga với Ukraine và các đồng minh.
Theo phát ngôn viên của chính phủ Malta, Ngoại trưởng Nga bị Liên Hiệp Âu Châu "phong tỏa tài sản", nhưng không bị cấm đến Liên Hiệp Âu Châu. Theo chính phủ Malta, việc mời Ngoại trưởng Nga cho phép "duy trì một số kênh đối thoại". Trước đó, Ba Lan, quốc gia chủ nhà hội nghị OSCE hồi năm 2022, đã từ chối cho phép ông Lavrov tham dự.

Tại một cuộc họp của OSCE hôm nay, lãnh đạo ngoại giao Ukraine, Andriï Sybiga, đã gọi đồng nhiệm Nga là "tội phạm chiến tranh". Ngoại trưởng Ukraine nhấn mạnh: "Ukraine tiếp tục chiến đấu để bảo vệ quyền được tồn tại. Kẻ tội phạm chiến tranh có mặt tại hội nghị cần hiểu rằng: Ukraine sẽ giành được quyền này, và công lý sẽ chiến thắng". Cũng tại Malta, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cáo buộc Ngoại trưởng Nga đã tung ra "một trận sóng thần tin giả", và lên án Mạc Tư Khoa "leo thang chiến tranh" tại Ukraine.
Về phần mình, Ngoại trưởng Nga cáo buộc chính quyền Mỹ nỗ lực "gây bất ổn tại lục địa Á-Âu", "mở rộng Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) sang khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, với việc liên tục tiến hành tập trận". Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga thông báo ông Lavrov sẽ sử dụng diễn dàn này để báo động về cuộc "khủng hoảng định chế" của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu.
Theo thông tấn xã AFP, kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, OSCE đã bị tê liệt do Nga liên tục phủ quyết các quyết định quan trọng, cần đến sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Kể từ tháng 9/2024, chức vụ Tổng Thư ký và ba vị trí cao cấp khác bị bỏ trống do bất đồng về nhân sự kế nhiệm. Nga đã ngăn cản Estonia đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên của OSCE trong năm 2024.
OSCE, thành lập năm 1975, có mục tiêu "giảm căng thẳng giữa hai khối Đông và Tây" trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tổ chức này hiện có 57 quốc gia thành viên.


Ba Lan Dọa Đóng Cửa Tất Cả Tòa Lãnh Sự Nga


(Hình REUTERS - Kacper Pempel: Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tại lễ khánh thành căn cứ phi đạn-đạn đạo của Mỹ tại Redzikowo, Ba Lan, ngày 13/11/2024.)
-Căng thẳng giữa Ba Lan và Nga lại gia tăng trên mặt trận ngoại giao. Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski hôm 5/12/2024 tuyên bố Warsaw sẵn sàng đóng cửa mọi Tòa Lãnh sự của Nga ở Ba Lan nếu như Mạc Tư Khoa không chấm dứt các hành vi "phá hoại" và "khủng bố".
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã tuyên bố như trên với báo giới sau khi có thông tin Nga đóng cửa Tòa Lãnh sự của Ba Lan tại St-Petersbourg để đáp trả việc Tòa Lãnh sự của Nga tại Poznan bị Ba Lan đóng cửa hôm 30/11. Từ Warsaw, thông tín viên Adrien Sarlat của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích :
"Ngoại trưởng Ba Lan nói : "Chúng tôi đón nhận quyết định này với lòng tự trọng nhưng một cách bàng quan, bởi vì quyết định này đã có thể được đoán trước".

Tòa Lãnh sự Ba Lan ở St Petersburg phải đóng cửa và 3 nhà ngoại giao bị xem là những người "không được hoan nghênh" tại Nga. Thông báo của Ðiện Cẩm Linh rõ ràng gây ra một sự việc ngoại giao.
Trong thông cáo, Mạc Tư Khoa nhắc đây là phản ứng đối với việc Ba Lan đóng cửa Tòa Lãnh sự Nga ở Poznan, có hiệu lực từ thứ Bảy tuần trước. Nhưng về phía Ba Lan, Ngoại trưởng Radoslaw Sikorski xem đó là sự lý giải không thể chấp nhận được.
Ông phát biểu: " Nga không có quyền làm như vậy bởi vì việc đóng cửa Tòa Lãnh sự Nga ở Poznan là phản ứng đáp lại các hành vi phá hoại ở Ba Lan và ở các nước đồng minh. Những hành vi phá hoại đó đều là các tội ác, rất may là chưa có nạn nhân. Nhưng tất cả mọi người đều biết là những việc này có liên quan đến Nga".
Từ 2 năm nay, Mạc Tư Khoa vẫn tố cáo "những hành vi thù địch của Ba Lan", trong khi đó Warsaw cáo buộc Nga về những hoạt động gián điệp và những vụ tấn công mạng thường xuyên.
Là đồng minh lớn của Ukraine, Ba Lan đang đề nghị các nước đồng minh Âu Châu có phản ứng cứng rắn chống chủ nghĩa đế quốc Nga. Cùng với các nước vùng Baltic, Ba Lan lo ngại sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của Nga nếu Kyiv thất thủ".


Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu Muốn Thúc Đẩy Đúc Kết Hiệp định Tự Do Mậu Dịch Với Mercosur


(Hình REUTERS - Martin Varela Umpierrez: Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen sau cuộc gặp với Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou, tại Montevideo, Uruguay, ngày 5/12/2024.)
-Hôm 5/12/2024, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã đến Uruguay dự thượng đỉnh thứ 65 của khối Mercosur, gồm 5 nước Nam Mỹ (Á Căn Ðình, Ba Tây, Bolivia, Uruguay và Paraguay) để thúc đẩy việc đúc kết Hiệp định mậu dịch tự do giữa Mercosur và Liên Hiệp Âu Châu (EU), xóa bỏ hàng rào thuế quan, lập một thị trường chung với tổng cộng hơn 700 triệu người tiêu dùng.
Dự thảo thỏa thuận đã được thương lượng suốt 20 năm qua, nhưng đến nay vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Pháp. Thông tấn xã AFP, trích dẫn điện Elysée, cho biết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua đã điện đàm với Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen, để tái khẳng định Paris sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự chủ về nông nghiệp của nước Pháp. Nguyên thủ quốc gia Pháp nhấn mạnh "không thể chấp nhận được" nhiều điều khoản liên quan đến nông nghiệp, việc tôn trọng thỏa thuận Khí hậu Paris 2015, chặt phá rừng, bảo đảm các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Âu Châu, kiểm soát vệ sinh dịch bệnh... Ba Lan và Ý Ðại Lợi cũng phản đối việc đúc kết thỏa thuận.

Về phía Mercosur, các nước Nam Mỹ đều hy vọng sớm đạt thỏa thuận với Liên Hiệp Âu Châu. Dự thượng đỉnh tại Montevideo, Uruguay, có Tổng thống Á Căn Ðình Javier Milei, tới đây sẽ là Chủ tịch luân phiên khối Mercosur. Từ Buenos Aires, thông tín viên Théo Conscience của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình :
"Raul Roccatagliata công nhận : "Có rất nhiều hy vọng". Với tư cách là Vụ trưởng Vụ Quốc tế của bộ Xã hội Nông thôn Á Căn Ðình, trong nhiều năm ông đã tham gia các cuộc thương lượng kỹ thuật về Hiệp định tự do mậu dịch giữa các nước khối Mercosur và Liên Hiệp Âu Châu.
Raul Roccatagliata nói thêm : "Ngay từ đầu, ngành nông nghiệp của Á Căn Ðình và của khu vực đã cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận phản ánh, càng nhiều càng tốt, lợi ích của cả hai khu vực (Liên Hiệp Âu Châu và Mercosur)". Các sản phẩm công nghiệp của Âu Châu được ưu tiên xuất khẩu sang các nước Mercosur, đổi lại các nông phẩm của Nam Mỹ được ưu tiên tiếp cận thị trường Âu Châu. Đối với Raul Roccatagliata, điều này có nghĩa là đôi bên đều được hưởng lợi.

Ông hy vọng rằng các ràng buộc về bảo vệ môi trường mà Tổng thống Pháp đề ra hồi năm 2019 sẽ không làm hỏng thỏa thuận. Raul Roccatagliata nói thêm : "Tất cả chúng ta đều muốn đến năm 2030 đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu và trung hòa carbon. Có những diễn đàn đa phương đặc biệt dành riêng cho chủ đề này, nên chúng ta hãy tranh luận về vấn đề này trong khuôn khổ các diễn đàn đó, thay vì thông qua các biện pháp mà một nước hay một khối các quốc gia đơn phương áp đặt".
Raul Roccatagliata nhắc lại Á Căn Ðình đã bắt đầu tuân thủ các yêu cầu của Liên Hiệp Âu Châu, chẳng hạn sang năm sẽ triển khai hệ thống điện tử mới về truy xuất nguồn gốc gia súc.


Sau 2 Năm Thất Bại, Hỏa Tiễn Vega C Được Phóng Thành Công Vào Không Gian


(Ảnh CNES/ESA/Arianespace/Optique Video CSG/H Rouffie, 2017, tư liệu: Hỏa tiễn Vega-C được phóng lên vào năm 2017.)
-Hôm 5/12/2024, hỏa tiễn Vega C, "quan trọng cho tự chủ không gian Âu Châu", đã cất cánh từ Kourou, ở Guyane, vùng hải ngoại của Pháp, đưa vào không gian một vệ tinh cung cấp các quan sát về biến đổi khí hậu.
Sau 48 tiếng đồng hồ trì hoãn, hỏa tiễn Vega C thuộc chương trình quan sát Copernicus của Liên Hiệp Âu Châu (EU), đã được phóng đi thành công vào lúc 6 giờ 30 tối thứ Năm (5/12), giờ địa phương (9 giờ 20 tối GMT), đưa vệ tinh Sentinel-1C vào quỹ đạo ở độ cao khoảng 700 cây số. Vệ tinh này sẽ cung cấp dữ liệu để hiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đây cũng là vệ tinh đầu tiên được trang bị để hỗ trợ quản lý an toàn hàng hải và giao thông.

Theo thông tấn xã Reuters, việc phóng hỏa tiễn này là "bước tiến mới nhất" trong việc đảm bảo quyền tiếp cận không gian của Âu Châu sau khi hỏa tiễn đẩy hạng nặng Ariane 6 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 7.
Theo thông tấn xã AFP, quyết định "kiên trì", tiếp tục sử dụng hỏa tiễn hạng nhẹ Vega C, được đưa ra sau các cuộc thử nghiệm với động cơ Zefiro-40 được thiết kế lại, khắc phục các sự việc từ năm 2022.
Giám đốc đặc trách Vận tải Không gian của Cơ quan Không gian Âu Châu (ESA), Toni Tolker-Nielsen, cho biết chi phí bổ sung cho việc vận hành lại Vega C lên tới từ 25 đến 30 triệu Euro, nằm trong khoản tài trợ của Cơ quan, được các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu thông qua năm 2023. Cũng theo ông Tolker-Nielsen, 4 vụ phóng hỏa tiễn Vega C đã được lên kế hoạch vào năm 2025 và 5 vụ vào năm 2026.
Âu Châu đã gặp một loạt trở ngại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ công ty phóng vệ tinh SpaceX của Elon Musk tại Hoa Kỳ, cũng như trong bối cảnh chạy đua vào không gian của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga....


Thủ Tướng Pháp Từ Chức Sau Khi Bị Hạ viện Bỏ Phiếu Bất Tín Nhiệm

-Nước Pháp một lần nữa rơi vào khủng hoảng chính trị. Tối 4/12/2024, các Dân biểu Pháp đã bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ mới tồn tại được ba tháng. Sáng 5/12, Thủ tướng Michel Barnier trình đơn từ chức lên Tổng thống vừa trở về sau chuyến công du Ả Rập Saudi. Ông Emmanuel Macron sẽ phải gấp rút bổ nhiệm một lãnh đạo chính phủ mới.
Phản ứng với việc Thủ tướng Barnier quyết định sử dụng điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua Dự luật ngân sách An sinh Xã hội mà không qua bỏ phiếu tại Hạ viện, 331 Dân biểu chiều tối qua đã bỏ phiếu thông qua kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ Barnier do liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới đệ trình, trong khi chỉ cần 288 phiếu là đủ để thông qua. Đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc cũng nộp một kiến nghị tương tự nhưng không cần phải bỏ phiếu vì yêu cầu của cánh tả đã được thông qua.

Đây là lần thứ 2 trong nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp, chính phủ bị lật đổ do Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Sáng 5/12, Thủ tướng Barnier đã nộp đơn lên Tổng thống xin từ chức, đồng thời Nội các của ông cũng bị bãi nhiệm và sẽ chỉ xử lý thường vụ chờ Tổng thống bổ nhiệm lãnh đạo chính phủ mới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, vừa trở về từ chuyến công du 3 ngày Ả Rập Saudi, tối 5/12 dự kiến có bài phát biểu với quốc dân trên truyền hình. Hiện chưa biết ông Macron có sẽ thông báo bổ nhiệm Thủ tướng mới ngay tối 5/12 hay không.
Theo các nguồn thạo tin thì Tổng thống Pháp lần này mong muốn nhanh chóng bổ nhiệm lãnh đạo chính phủ mới, có khả năng ngay trong tuần này mặc dù Quốc hội vẫn bị chia thành 3 khối như cũ: Liên minh cánh tả (Mặt trận Bình dân Mới); liên minh các đảng cánh hữu, cánh trung, đảng của Tổng thống và đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc.
Sau khi quyết định giải tán để bầu lại Quốc hội trước thời hạn hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Macron đã phải mất hai tháng mới chọn được ông Michel Barnier, thuộc cánh hữu, để lập chính phủ trong bối cảnh không có đảng nào dành được đa số tại Quốc hội.


Tổng Thống Pháp Macron Tìm Thủ Tướng Mới Để Thay Ông Barnier Vừa Từ Chức

(Hình REUTERS: hình Thủ tướng Barnier.)
-Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã họp với các đồng minh và lãnh đạo Quốc hội hôm 5/12/2024, trong khi ông tìm cách nhanh chóng bổ nhiệm một Thủ tướng mới để thay thế ông Michel Barnier, người đã chính thức từ chức một ngày sau khi các nhà Lập pháp đối lập bỏ phiếu lật đổ chính phủ của ông.
Ông Barnier, một người bảo thủ kỳ cựu được Tổng thống Macron bổ nhiệm làm Thủ tướng cách đây chưa đầy 3 tháng, đã trở thành Thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử hiện đại của Pháp sau khi ông không tìm đủ ủng hộ cho một ngân sách nhằm kiềm chế thâm hụt lớn.

Điện Elysee cho biết Tổng thống Macron đã yêu cầu ông Barnier và chính phủ của ông tiếp tục giữ chức vụ tạm quyền cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.
Ông Francois Bayrou, người mà truyền thông Pháp thường coi là người có thể kế nhiệm ông Barnier, dự kiến sẽ dùng bữa trưa với ông Macron, tờ Le Parisien và các phương tiện truyền thông khác đưa tin. Ông Bayrou là một chính trị gia trung dung kỳ cựu và là đồng minh thân cận của ông Macron.
Bộ trưởng quốc phòng sắp mãn nhiệm Sebastien Lecornu cũng được coi là ứng cử viên cho chức Thủ tướng. Hiện vẫn chưa có thông tin nào về cuộc họp có thể diễn ra giữa ông Macron và ông Lecornu.
Ba nguồn tin hôm 4/12 nói với thông tấn xã Reuters rằng ông Macron muốn nhanh chóng bổ nhiệm người thay thế, một nguồn tin cho biết ông muốn làm như vậy trước một buổi lễ hôm 7/12 để mở lại Nhà thờ Đức Bà - được cải tạo sau vụ hỏa hoạn đã làm cháy rụi nhà thờ này. Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ Donald Trump nằm trong số các nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ tham dự.

Các đồng minh trong chính phe của ông Macron đã đồng loạt kêu gọi hành động nhanh chóng. Sau cuộc bầu cử bất thường vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, ông Macron mất gần 2 tháng để bổ nhiệm ông Barnier.
"Tôi đề nghị ông ấy nhanh chóng tiến hành bổ nhiệm Thủ tướng, điều này rất quan trọng, chúng ta không được để mọi thứ lấp lửng như vậy", Chủ tịch Quốc hội Yael Braun-Pivet nói với đài phát thanh France Inter trước khi gặp ông Macron vào khoảng giữa trưa.
Ông Macron, người sẽ có bài phát biểu toàn quốc trên truyền hình lúc 8 giờ tối (7 giờ tối GMT), cũng sẽ gặp người đứng đầu Thượng viện lúc 2 giờ chiều GMT, theo truyền thông Pháp đưa tin.


Pháp: Nhiều Lo Ngại Sau Khi Quốc hội Bất Tín Nhiệm Chính Phủ


(Hình REUTERS / Sarah Meyssonnier: Thủ tướng Pháp Michel Barnier sau khi phát biểu trước các Nghị sĩ trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày 4/12/2024 tại Hạ viện, Paris, thủ đô của Pháp.)
-Việc chính phủ của Thủ tướng Barnier bị đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hôm 4/12/2024, tại Hạ viện Pháp, khiến việc thông qua ngân sách cho năm tới 2025 bị đình lại, gây nhiều tác động khác nhau đến xã hội Pháp. Báo chí nhiều nơi tại Pháp lo ngại về việc đất nước đối mặt với "tương lai bất định". Bất bình thể hiện rõ rệt nhất dường như là trong giới nông dân.

Việc chính phủ Barnier bị đổ khiến giới nông dân bị nhiều thiệt thòi. Theo các nghiệp đoàn nông nghiệp Pháp, trước các cuộc thương lượng với chính phủ về Dự luật tài chính 2025 và Dự luật về ngân sách An sinh Xã hội, giới nông gia đã nhận được nhiều nhân nhượng "đáng kể", trong đó có 400 triệu Euro, mà một phần lớn sẽ được chi cho nông gia hưu trí và lao động thời vụ.

Chủ tịch Nghiệp đoàn FNSEA, ông Arnaud Rousseau, nghiệp đoàn nông nghiệp lớn nhất, hôm 4/12 kêu gọi nông dân phản ứng mạnh mẽ, bằng cách không cho phép chính quyền thanh tra các cơ sở nông nghiệp, "chừng nào chưa có chính phủ mới". Chủ tịch nghiệp đoàn này cũng kêu gọi tất cả các nhà nông gây áp lực với các Dân biểu đã bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ.

Nhiều hiệp hội bảo vệ môi trường bất bình trước việc chính phủ bị lật đổ, làm chậm lại việc khai triển các kế hoạch chuyển sang nền kinh tế xanh. Mạng lưới hành động vì khí hậu RAC khẳng định "tiến trình chuyển sang nền kinh tế xanh và các tiến bộ xã hội đi kèm bị chặn đứng". Theo giới hoạt động môi trường, việc ngân sách 2025 bị đình hoãn sẽ khiến cho ba chương trình trụ cột của kế hoạch chuyển sang kinh tế xanh bị chậm lại.

Tuy nhiên, việc chính phủ bị đổ không hẳn là điều bất lợi với nhiều thành phần xã hội khác. Giới về hưu kể từ đầu năm 2025 tới sẽ được tăng lương do chính sách cũ của chính phủ điều chỉnh lương hưu gắn với mức lạm phát vẫn được duy trì. Giới doanh nghiệp cũng tránh phải nộp thêm các khoản thuế hàng tỉ Euro.

Bất ổn chính trị không tác động trực tiếp đến thị trường. Sau khi chính phủ Barnier đổ, chứng khoán Paris sáng nay tăng giá nhẹ. Tỉ giá hối đoái đồng Euro so với Mỹ kim tăng 0,32%.

Theo thăm dò dư luận của Harris Interactive, tiến hành sau khi chính phủ bị lật đổ, 53% dân Pháp ủng hộ quyết định của Quốc hội, 82% lo ngại cho tương lai của đất nước. 64% muốn Tổng thống Macron từ chức. Tỉ lệ không khác nhiều so với các thăm dò trước đó. Một cuộc điều tra của viện IFOP hồi tháng 11/2023 cũng cho thấy có đến 85% dân Pháp lo ngại cho tương lai.


Pháp: Tổng Thống Macron Nhất Quyết Không Từ Chức, Cam Kết Sớm Bổ Nhiệm Thủ Tướng Mới


(Hình AP - Nicolas Mollo: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngỏ lời với quốc dân trên truyền hình tối 05/12/2024. Hình chụp từ một quán bar tại Saint-Jean-de-Luz, miền Tây-Nam Pháp.)
-Một ngày sau khi các Dân biểu Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier, tối 5/12/2024, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có bài phát biểu trước toàn dân trên truyền hình. Ông tuyên bố sẽ hoàn thành nhiệm kỳ của mình "một cách đầy đủ và cho đến khi kết thúc", đồng thời cam kết sớm bổ nhiệm một Thủ tướng mới.
Theo thông tấn xã AFP, phát biểu vào lúc 8 giờ tối, nguyên thủ quốc gia Pháp thừa nhận quyết định giải tán Quốc hội hồi tháng 6/2024 "đã không được hiểu rõ". Quyết định này của ông cho tới nay vẫn bị nhiều người chỉ trích. Ông Macron nhìn nhận "đó là sự thật và đó là trách nhiệm của tôi".

Tuy nhiên, Tổng thống Pháp cũng chỉ trích mạnh mẽ các đảng đối lập đã bỏ phiếu bất tín nhiệm, cáo buộc phe cực tả và cực hữu đã hiệp lực "trong một mặt trận chống nền Cộng hòa" và muốn "gây ra bất ổn". Theo ông Macron, họ chỉ nghĩ đến một điều duy nhất, đó là "bầu cử Tổng thống", để chuẩn bị, để thúc đẩy bầu cử sớm". Nhưng Tổng thống Macron nhất quyết không từ chức, khẳng định ông sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình "cho đến khi kết thúc" vào năm 2027.
Nguyên thủ quốc gia Pháp cam kết "trong những ngày sắp tới" sẽ bổ nhiệm một Thủ tướng mới để thành lập một chính phủ "vì lợi ích chung", đại diện cho tất cả các đảng nào cam kết sẽ không bỏ phiếu "bất tín nhiệm". Chủ nhân điện Elysée nhấn mạnh, "ngân sách 2025" là ưu tiên hàng đầu của tân Thủ tướng. Emmanuel Macron thông báo sẽ đệ trình trước Quốc hội một đạo luật đặc biệt vào trung tuần tháng 12, theo như quy định của Hiến pháp, nhằm đảm bảo các hoạt động chính phủ và đời sống người dân.
Hôm nay, Tổng thống Pháp sẽ tham vấn lãnh đạo các chính đảng, từ phe Tổng thống cho đến đảng Xã hội (PS) cánh tả, đảng cánh hữu Những người Cộng hòa (LR), cũng như các đảng cánh trung. Theo nhiều nguồn tin được AFP trích dẫn, đảng cực tả Nước Pháp Bất khuất (LFI), đảng Xanh, cùng đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc (RN) không được mời dự.

Ngay sau bài phát biểu của nguyên thủ Pháp, lãnh đạo phe cực tả Jean-Luc Mélenchon, cho rằng ông Emmanuel Macron là "nguồn cội của vấn đề", và vì vậy, "sẽ phải ra đi trước sức ép của các sự kiện". Về phần mình, lãnh đạo đảng cực hữu RN Jordan Bardella đã bác bỏ các cáo buộc của Tổng thống Macron và cho biết muốn "sớm được gặp Thủ tướng mới" để trình bày rõ những "lằn ranh đỏ" mà đảng này vạch ra.
Trên đài phát thanh France Info hôm 6/12, lãnh đạo đảng Xã hội Olivier Faure vừa tuyên bố đảng này sẵn sàng thảo luận với phe của Tổng thống và với cánh hữu để thành lập chính phủ mới.


Khủng Hoảng Chính Phủ Pháp Nhìn Từ Ngoại quốc

-Sự kiện chính phủ Michel Barnier bị lật đổ ngày 4/12/2024 thu hút sự chú ý của truyền thông hầu như khắp thế giới. Ở Mỹ, Âu Châu báo chí đều tỏ lo lắng về khủng hoảng chính trị ở Pháp, không biết tình trạng bất ổn chính trị này sẽ diễn biến thế nào và sẽ có những hệ lụy nào trong và ngoài nước Pháp.
Từ thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, thông tín viên Dian Cambon của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ghi nhận từ báo chí Tây Ban Nha:
"Đó là cái kết cho công trình Macron", tờ báo lớn vùng Catalunya, La Vanguardia, nhận xét về việc Thủ tướng Michel Barnier bị lật đổ như vậy. Nhật báo El Pais thì nhắm vào Tổng thống Pháp, nhấn mạnh ông Macron đang bận rộn tổ chức buổi lễ hoành tráng khánh thành công trình Nhà thờ Đức Bà Paris hơn là lo lắng cho tương lai đất nước.

Tờ báo viết: "Macron giờ phải có các giải pháp". Xã luận của El Pais lưu ý là nước Pháp không quen với văn hóa liên minh và thỏa hiệp. Cũng theo nhật báo Tây Ban Nha, "nước láng giềng của chúng ta đang bước vào thời kỳ bất ổn, bởi sẽ không có bầu cử Quốc hội lại trước một năm".
Còn đối với nhật báo theo khuynh hướng tự do và bảo thủ El Mundo, kiến nghị bất tín nhiệm lần này là "tất yếu". Sự tồn tại của chính phủ Pháp phụ thuộc vào lãnh đạo của đảng Tập hợp Dân tộc.
Nhưng theo báo mạng Eldiario.es, vẫn còn một cửa ra cho Macron để ông đánh bóng lại hình ảnh và tránh được cái bẫy của đảng cực hữu mong ông từ chức, đó là chấp nhận một Thủ tướng của cánh tả.


Moody's và S&P: Chính Phủ Barnier Đổ, Tài Chính Công của Pháp Khó Được Củng Cố


(Hình REUTERS / Sarah Meyssonnier: Thủ tướng Pháp Michel Barnier (trái) sau khi kết quả bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ được công bố tại Hạ việni, Paris, Pháp, ngày 4/12/2024.)
-Việc chính phủ của Thủ tướng Michel Barnier phải giải tán do bị Quốc hội Pháp bất tín nhiệm sẽ ảnh hưởng đến việc "củng cố vững chắc" tài chính công của nước Pháp, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực đồng tiền chung Âu Châu đang bị Liên Hiệp Âu Châu nhắm đến vì để thâm hụt ngân sách quá mức. Trên đây là nhận định của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's và S&P.
Hôm 5/12/2024, thông tấn xã AFP cho biết là trong thông cáo báo chí được công bố sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Barnier tại Quốc hội Pháp, cơ quan xếp hạng tín nhiệm tài chính Moody's đánh giá "cuộc bỏ phiếu này phản ánh môi trường chính trị rạn nứt của đất nước" và đây là "sự kiện tiêu cực đối với tín dụng", tức là đối với thứ hạng của Pháp trong bảng xếp hạng tín nhiệm, bởi vì "làm trầm trọng thêm tình trạng bế tắc chính trị của đất nước, làm giảm khả năng củng cố tài chính công, và góp phần làm tăng phần bù rủi ro thị trường cũng như chi phí nợ cao hơn".
Về phần mình, S&P đánh giá việc Quốc hội bất tín nhiệm chính phủ khiến vấn đề ngân sách của Pháp thêm phức tạp.

Hồi tháng 10/2024, cơ quan xếp hạng Scope Ratings đã hạ điểm tín nhiệm của Pháp xuống mức AA- với triển vọng ổn định. Giờ đây, theo Scope Ratings, "việc bất tín nhiệm Thủ tướng Michel Barnier đang làm chệch hướng việc thực hiện kế hoạch ngân sách nhiều năm và chương trình cải cách của Pháp".
Dự báo về triển vọng của Pháp khi có chính phủ mới, Moody's lưu ý : "Thất bại của chính phủ về ngân sách sẽ làm phức tạp thêm việc ra quyết định chính trị. Tân Thủ tướng cũng có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn tương tự như với Thủ tướng Michel Barnier".
Về phía S&P, cho dù lo ngại về khả năng ngân sách của Pháp sẽ ít được thắt chặt hơn so với dự kiến ban đầu, cơ quan này cũng nêu bật những điểm mạnh của Pháp, như "sự đa dạng của nền kinh tế", "tính thanh khoản của lĩnh vực tài chính", "dự trữ dồi dào của khu vực tư nhân" hay "vị thế thành viên của Pháp cả ở Liên Hiệp Âu Châu và khu vực đồng euro".
Nhìn từ Brussels, Ủy Ban Âu Châu lo ngại nước Pháp bị suy yếu về kinh tế và khó đoán định về chính trị. Theo AFP, một phát ngôn viên của Ủy Ban Âu Châu hôm 5/12 nhận định mặc dù tác động về kinh tế hiện vẫn được kiềm chế, nhưng Brussels đang theo dõi sát sao tình hình nước Pháp.
Trong khi đó, Eric Maurice, thuộc Trung tâm Chính trị Âu Châu, phân tích rằng nước Pháp đang suy yếu và Tổng thống Macron không thể định hướng cho Liên Hiệp Âu Châu như ông đã làm trước đây. Điều này có nghĩa là nước Pháp sẽ có ít khả năng gây sức ép đối với các quyết định của Liên Hiệp Âu Châu.


Hiệp ước Quốc Phòng Nga-Bắc Hàn Chính Thức Có Hiệu Lực



(Hình AP - Kristina Kormilitsyna, tư liệu: Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un (phải) tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Hàn, ngày 19/6/2024.)
-Hãng tin AFP hôm 5/12/2024, dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết Hiệp ước tương trợ quốc phòng giữa Nga và Bắc Hàn đã có hiệu lực.
Theo nguồn tin ngoại giao Nga, hôm 5/12, tại Mạc Tư Khoa, các Thứ trưởng Ngoại Giao Nga và Bắc Hàn đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước, đặc biệt có điều khoản cho phép hỗ trợ quân sự nhau ngay lập tức trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công.
Thông cáo Bộ Ngoại giao Nga cho biết Hiệp ước "có hiệu lực từ ngày 4/12/2024" và "sẽ góp phần tăng cường hợp tác song phương dưới nhiều hình thức và là một sự đóng góp ổn định vào việc tạo lập một hệ thống an ninh không thể chia cắt của khu vực Đông Bắc Á và Á Châu-Thái Bình Dương nói chung".

Hiệp ước Quốc phòng bảo đảm hai nước hợp tác trên bình diện quốc tế để chống lại các trừng phạt của phương Tây cũng như phối hợp lập trường của hai nước tại Liên Hiệp Quốc.
Hiệp ước tương trợ quốc phòng có hiệu lực trong bối cảnh Bắc Hàn bị Hoa Kỳ và Nam Hàn tố cáo đã đưa hơn 10 ngàn quân đến Nga để tham chiến chống Ukraine.
Hồi cuối tháng 11/2024, nhiều viên chức chính phủ Nam Hàn và một tổ chức nghiên cứu khẳng định Mạc Tư Khoa đã cung cấp cho Bình nhưỡng nhiên liệu, các loại phi đạn phòng không và viện trợ kinh tế.
Được ký kết trong chuyến công du của Tổng thống Nga Vladimir Putin tháng 6 vừa qua, Hiệp ước đã được Quốc hội Nga phê chuẩn hôm 8/11.


Nam Hàn: Tổng Thống Yoon Suk Yeol Bị Điều Tra Về Tội "Nổi Loạn"


(Hình AP/Ryu Hyung-seok: Các thành viên đảng đối lập giương khẩu hiệu đòi "Tổng thống Yoon Suk Yeol phải từ chức", Hán Thành, thủ đô của Nam Hàn, ngày 4/12/2024.)
-Ngày 5/12/2024, cảnh sát Nam Hàn thông báo mở một cuộc điều tra nhắm vào Tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol về tội "nổi loạn", sau khi ông bất ngờ ban bố thiết quân luật vào đêm 3/12, nhưng vài tiếng đồng hồ sau đó đã phải dỡ bỏ do sự phản đối của Quốc hội.
Theo thông tấn xã AFP, phát biểu trước các Nghị sĩ, Woo Kong Suu, Giám đốc Cơ quan điều tra quốc gia của cảnh sát Nam Hàn, thông báo cuộc điều tra "đang được tiến hành". Thông tin của cảnh sát được loan báo trong bối cảnh một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội để phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol được ấn định bắt đầu lúc 19 giờ địa phương (10 giờ GMT) thứ Bảy (7/12).
Hôm 4/12, sáu đảng đối lập (tổng cộng 192 Nghị sĩ) đã đề nghị Quốc hội bỏ phiếu phế truất Tổng thống với cáo buộc "vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và pháp luật" Nam Hàn. Đảng bảo thủ của Tổng thống, đảng Đảng Quyền lực Nhân dân, tuy đã yêu cầu ông Yoon Suk Yeol giải trình nhưng phản đối việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống. Đảng này có 108 ghế trong tổng số 300 Nghị sĩ ở Quốc hội.

Thông tấn xã AFP cho biết, để phế truất Tổng thống, cần có 2/3 tổng số Nghị sĩ ủng hộ, tức là nếu tất cả các Dân biểu phe đối lập bỏ phiếu thuận thì vẫn cần thêm 8 phiếu của các Nghị sĩ trong đảng cầm quyền.
Tuy nhiên, hôm 5/12, Choo Kyung Ho, người đứng đầu nhóm Dân biểu đảng Quyền lực Nhân dân tại Quốc hội, khẳng định với giới báo chí là toàn bộ 108 Nghị sĩ của đảng sẽ bỏ phiếu chống việc truất phế Tổng thống. Nhưng ông Choo Kyung Ho đã yêu cầu Tổng thống rời khỏi đảng, đồng thời khẳng định đảng cầm quyền "không cố tìm cách bảo vệ thiết quân luật vi hiến của Tổng thống".
Nếu đề xuất bất tín nhiệm được thông qua, ông Yoon Suk Yeol sẽ bị đình chỉ chức vụ trong khi chờ phán quyết của Tòa Bảo Hiến xác nhận phế truất Tổng thống. Nếu các Thẩm phán tòa Tòa Bảo Hiến bật đèn xanh, ông Yoon Suk Yeol sẽ mất chức và cuộc bầu cử Tổng thống mới sẽ phải được tổ chức trong 60 ngày.
Theo một khảo sát ý kiến mà hãng tin Realmeter công bố hôm 4/12, gần 74% số người được hỏi ủng hộ việc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Vài giờ sau khi Bộ trưởng Quốc Phòng Kim Yong Hyun từ chức, tối 4/12, hãng tin Nam Hàn Yonhap trích dẫn các nguồn tin Tư pháp cho biết các Công tố viên quận trung tâm Hán Thành đã ra lệnh cấm ông ra ngoại quốc, do vai trò của nhân vật này trong vụ Tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành thiết quân luật và điều binh sĩ tiến vào tòa nhà Quốc hội. Theo Yonhap, chính Bộ trưởng Quốc Phòng Kim Yong Hyun là người đã đề nghị Tổng thống ban hành thiết quân luật.
Theo thông tấn xã Reuters, văn phòng Tổng thống hôm nay thông báo ông Yoon Suk Yeol đã bổ nhiệm Choi Byung Hyuk, Ðại sứ Nam Hàn tại Ả Rập Saudi, làm tân Bộ trưởng Quốc Phòng.


Nam Hàn: Biểu Tình Khắp Nơi Trên Toàn Quốc Đòi Tổng Thống Từ Chức


(Hình AP - Ng Han Guan: Người dân Nam Hàn thắp nến biểu tình ở thủ đô Hán Thành đòi Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức, ngày 4/12/2024.)
-Biểu tình đã diễn ra nhiều nơi tại Nam Hàn hôm 4/12/2024, lên án Tổng thống Yoon Suk Yeol chống lại nền dân chủ, sau khi nguyên thủ quốc gia Nam Hàn bất ngờ ban bố thiết quân luật, bị hủy bỏ vài giờ sau đó theo yêu cầu của Quốc hội.
Theo hãng tin Yonhap, nhiều cuộc biểu tình thắp nến đã diễn ra tối hôm qua tại thành phố đông nam Gwangju cũng như tại nhiều thành phố thuộc các tỉnh miền nam Jeolla, Ulsan, Gangwon. Tại Busan, thành phố lớn thứ hai Nam Hàn, các nhà hoạt động quyết định tổ chức biểu tình hàng ngày vào mỗi buổi chiều, kể từ hôm qua cho đến đầu tuần tới.
Biểu tình cũng diễn ra tại nhiều nơi ở thủ đô Hán Thành. Thu hút đông người tham gia nhất là cuộc tập hợp tại quảng trường Gwanghwamun, thủ đô Hán Thành. Theo Korea Times, khoảng 10.000 người đã tham gia biểu tình, theo ban tổ chức, khoảng 2.000 người, theo cảnh sát. Nhiều học sinh cũng có mặt. Người biểu tình mang nến trên tay, hát quốc ca, hô vang khẩu hiệu: "Mọi quyền lực ở Nam Hàn đều từ nhân dân!". Không khí tại quảng trường Gwanghwamun nhắc đến các cuộc biểu tình thắp nến khổng lồ năm 2016, từng dẫn đến việc phế truất Tổng thống Park Geun Hye.

Đoàn biểu tình, với khẩu hiệu "Truy tố Tổng thống Yoon Suk Yeol về tội phản quốc! Phản kháng Thắp nến!" tiến về phía dinh Tổng thống ở Yongsan, Hán Thành, hôm qua. Một số vụ đụng độ đã nổ ra giữa người biểu tình với cảnh sát giao thông. Người biểu tình cũng diễu hành xung quanh tòa nhà Quốc hội, hô vang các khẩu hiệu như "Bắt giữ Yoon Suk Yeol".
Hội đồng sinh viên của Đại học Quốc gia Hán Thành lên án quyết định thiết quân luật của Tổng thống "chà đạp lý tưởng dân chủ của cuộc Cách mạng 19 tháng 4", tức phong trào phản kháng đã dẫn đến việc Tổng thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) phải từ chức năm 1960. Hơn 370 Giáo sư và nhà nghiên cứu của trường ra một tuyên bố khẩn cấp. Tại Đại học Dongguk, trên khắp khuôn viên trường xuất hiện các áp phích yêu cầu Tổng thống từ chức.
Kể từ thứ Ba 3/12, công đoàn lớn nhất Nam Hàn phát động phong trào tổng đình công vô thời hạn cho đến khi nào Tổng thống từ chức.


Nam Hàn: Đảng Cầm Quyền Yêu Cầu Đình Chỉ Chức Vụ Tổng Thống Yoon Suk Yeol



(Hình AP - Kim Ju-hyung: Lãnh đạo Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền tại Nam Hàn, ông Han Dong Hun (đầu bên phải), phát biểu trong một cuộc họp các lãnh đạo đảng tại Hán Thành, Nam Hàn, ngày 5/12/2024.)
-Hôm 6/12/2024, lãnh đạo đảng cầm quyền, Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) đã yêu cầu đình chỉ chức vụ Tổng thống Yoon Suk Yeol, do việc ông ban hành thiết quân luật hồi đầu tuần. Lập trường của đảng này được đưa ra một ngày trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội về việc phế truất Tổng thống.
Theo thông tấn xã AFP, trong cuộc họp của Đảng Quyền lực Nhân dân, lãnh đạo đảng Han Dong Hun đã nhấn mạnh cần phải "nhanh chóng đình chỉ nhiệm vụ và quyền lực của Tổng thống Yoon Suk Yeol", cho rằng có nguy cơ cao là ông sẽ thực hiện các hành động cực đoan, chẳng hạn như cố áp đặt lại thiết quân luật và khiến Nam Hàn và người dân nước này phải đối mặt với "nguy hiểm lớn". Lãnh đạo đảng cầm quyền, thuộc phe của Tổng thống Yoon Suk Yeol, khẳng định có "bằng chứng" cho thấy ông đã ra lệnh bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị vào đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư, trong lúc 280 binh sĩ cố giành quyền kiểm soát Quốc hội.

Chính trường Nam Hàn rơi vào cảnh hỗn loạn kể từ khi ông Yoon Suk Yeol đưa ra Sắc lệnh thiết quân luật, không chỉ khiến láng giềng và các đồng minh lo lắng mà còn khiến người dân phẫn nộ với các cuộc biểu tình khắp đường phố Hán Thành, kêu gọi Tổng thống từ chức. Từ thủ đô Nam Hàn, thông tín viên Célio Fioretti của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình :
"Mỗi ngày, hàng ngàn người Nam Hàn tập trung tại trung tâm thủ đô hoặc trước Quốc hội để yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chức. Ông ngày càng bị cô lập, và chắc là chỉ còn lãnh đạo đất nước thêm vài giờ nữa. Đảng của ông sáng nay đã thông báo sẽ bỏ phiếu ủng hộ kiến nghị phế truất Tổng thống vào ngày mai. Quyết định này được đưa ra sau khi có những tiết lộ về việc Tổng thống Yoon Suk Yeol vào tối thứ Ba đã ra lệnh bắt giữ những lãnh đạo phe đối lập và các chính khách thuộc phe của ông.

Người biểu tình này rất mong chờ kết quả của cuộc bỏ phiếu : 'Vào ngày mai, tôi cho rằng tất cả mọi người ở đây đều như tôi, chỉ mong đợi một điều : Chế độ của Tổng thống Yoon Suk Yeol sụp đổ và ông ấy từ chức. Đó là giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay'.
Đáp lại những tin đồn về khả năng ban hành lại thiết quân luật để ngăn chặn cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống, các tư lệnh của quân đội Nam Hàn đã cho biết họ từ chối thi hành tất cả các lệnh mới từ Tổng thống để bảo vệ đất nước. Tổng thống Yoon Suk Yeol vẫn chưa có phát biểu nào từ tối thứ Ba, và từ khi lệnh thiết quân luật bị dỡ bỏ".
Về cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày mai, các đảng đối lập xem việc ông ban hành thiết quân luật là một "cuộc nổi loạn hoặc đảo chính vi hiến, bất hợp pháp". Để thông qua kiến nghị truất phế ông Yoon Suk Yeol, phải hội đủ 200 phiếu trong tổng số 300 Nghị sĩ. Trong trường hợp này, ông sẽ bị đình chỉ chức vụ cho đến khi Tòa Bảo hiến đưa ra phán quyết có nên cách chức hay khôi phục quyền lực của Tổng thống.
Nếu các thẩm phán bật đèn xanh, Nam Hàn sẽ tổ chức một cuộc bầu cử Tổng thống mới trong 60 ngày. Thủ tướng Han Duck Soo, nhân vật quyền lực số hai của Nam Hàn, sẽ đảm nhiệm chức Tổng thống lâm thời.


Nền Dân Chủ Nam Hàn Đứng Vững Trước Quyết Định Thiết Quân Luật của Tổng Thống

-Tình trạng bất ổn chính trị tại Nam Hàn vẫn là một chủ đề nóng.
Sau thất bại trong việc áp đặt thiết quân luật, chính quyền Tổng thống bảo thủ Yoon Suk Yeol đã nhanh chóng bị những thành phần cấp tiến của Nam Hàn phản đối.
Vào đêm 4 rạng sáng 5/12/2024, 190 Nghị sĩ đối lập và một Nghị sĩ độc lập đã đệ trình một kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon tại Quốc hội. Họ cáo buộc ông Yoon Suk Yeol đã "vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp" để "tránh bị truy tố pháp lý". Nghị sĩ Kim Seung-won, thuộc Đảng Dân chủ (PD, đảng đối lập chính), nhấn mạnh "Ông ấy đã cố gắng chiếm quyền kiểm soát Quốc hội bằng cách triển khai 250 lính đặc nhiệm (...) và đây là tội không thể tha thứ".

Theo luật, Nghị quyết luận tội phải được đưa ra bỏ phiếu trong vòng từ 24 đến 72 tiếng đồng hồ sau khi được trình bày tại kỳ họp. Nếu hai phần ba trong số 300 Nghị sĩ (tức 200 người) bỏ phiếu thông qua và quyết định này được Tòa án Tối cao phê chuẩn, thì Tổng thống sẽ mất chức. Quyền điều hành tạm thời sẽ do Thủ tướng đảm nhận. Tổng cộng, các đảng đối lập có 192 đại biểu. Do đó, số phận của ông Yoon Suk Yeol phụ thuộc vào 8 phiếu còn lại trong Quốc hội.
Báo Le Monde nhận định, quyết định thiết quân luật này là một nỗ lực trong tuyệt vọng của ông Yoon Suk Yeol. Từ khi lên nhậm chức vào năm 2022, ông đã không được lòng dân. Quyền lực của Tổng thống càng bị suy yếu sau thất bại lớn của phe ông trong cuộc bầu cử Lập pháp hồi tháng 4, mà nguyên nhân được cho là đường lối lãnh đạo mang tính độc đoán của ông, cùng với sự bất lực trong việc kiềm chế lạm phát và giải quyết vấn đề việc làm cho người trẻ. Trong những tuần gần đây, phe đối lập đã đòi luận tội Choe Jae-hae, Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán và Thanh tra, cùng ba công tố viên, cáo buộc họ thiên vị trong các cuộc điều tra nhằm vào đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee, bị nghi ngờ tham nhũng và thao túng chứng khoán.

Trong khi đó, báo Liberation thì nhấn mạnh là qua quyết định đó, ta mới thấy sức sống mãnh liệt của nền dân chủ Nam Hàn. Ngay từ những phút đầu tiên sau khi tuyên bố của Tổng thống được công bố, các Nghị sĩ và cố vấn của họ đã làm hết sức để ngăn chặn binh lính trang bị vũ khí tiến vào Quốc hội. Phản ứng nhanh chóng của họ đã giúp quy tụ đủ số Nghị sĩ để bỏ phiếu thông qua một Nghị quyết tuyên bố quyết định của ông Yoon Suk Yeol là vô hiệu và bất hợp pháp. Một số Nghị sĩ thậm chí đã trèo qua hàng rào cao để có thể vào bỏ phiếu.
Trong thành công này còn phải kể tới sự tham gia của những người trong chính nội bộ của ông Yoon Suk Yeol, những người đại diện xã hội dân sự, cùng hàng ngàn người dân đã xuống đường để phản đối quyết định thiết quân luật vô lý này và kêu gọi đảm bảo quyền tự do cơ bản của một đất nước dân chủ.


Trung Quốc Trừng Phạt 13 Công Ty Quân Sự Hoa Kỳ Vì Bán Vũ Khí Cho Đài Loan


(Ảnh AP, minh họa: Trung Quốc sẽ đóng băng tài sản của 6 Giám đốc điều hành của 5 công ty bao gồm BAE Systems.)
-Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã quyết định áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 công ty quân sự Hoa Kỳ từ ngày 5/12/2024, để đáp trả việc bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan, sau khi Hoa Kỳ thu xếp cho Tổng thống Đài Loan quá cảnh qua lãnh thổ của mình.
Trung Quốc có động thái này sau khi mạnh mẽ phản đối Hoa Kỳ cho phép bán phụ tùng và hỗ trợ cho máy bay chiến đấu F-16 và radar trị giá 385 triệu Mỹ kim cho Đài Loan, điều Bắc Kinh nói là làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ.

Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình và Tổng thống Lại Thanh Đức là một kẻ ly khai nguy hiểm, phản đối mọi tương tác hoặc chuyến thăm ngoại quốc của các lãnh đạo hòn đảo này.
Bộ Ngoại giao cho biết trong tuyên bố hôm 5/12 rằng các công ty bị trừng phạt bao gồm Teledyne Brown Engineering Inc, BRINC Drones Inc và Shield AI Inc. Các công ty khác phải đối mặt với lệnh trừng phạt là Rapid Flight LLC, Red Six Solutions, SYNEXXUS Inc, Firestorm Labs Inc, Kratos Unmanned Aerial Systems Inc, HavocAI, Neros Technologies, Cyberlux Corporation, Domo Tactical Communications và Group W.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ đóng băng tài sản của sáu Giám đốc điều hành của năm công ty bao gồm Raytheon, BAE Systems và United Technologies tại Trung Quốc và cấm họ nhập cảnh vào nước này.
Các tổ chức và cá nhân Trung Quốc cũng bị cấm giao dịch với họ.


Phi Luật Tân Tập Trận Với Đồng Minh ở Biển Đông


(Hình AP: Tàu Hải cảnh Trung Quốc đối đầu với tàu Hải quân Phi Luật Tân tại bãi cạn Scarborough.)
-Phi Luật Tân đã tổ chức các cuộc tập trận trên biển với Mỹ và Nhật Bản bên trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông, quân đội của họ cho biết hôm 6/12/2024, hai ngày sau cuộc đối đầu với Bắc Kinh xung quanh một bãi cạn tranh chấp.
Các cuộc tập trận này, với sự tham gia của máy bay P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, tàu BRP Andres Bonifacio và một máy bay nhỏ C-90 của Hải quân Phi Luật Tân, và khu trục hạm lớp Murasame JS Samidare của Nhật, là vòng tập trận mới nhất của Phi Luật Tân với các đồng minh trong năm nay khi đối mặt với Trung Quốc ngày càng mạnh bạo.
Các cuộc tập trận được tiến hành 'phù hợp với luật pháp quốc tế, và có sự quan tâm thích đáng đến sự an toàn hàng hải, cũng như quyền và lợi ích của các quốc gia khác', Lực lượng Vũ trang Phi Luật Tân và Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ cho biết trong các tuyên bố riêng biệt.
Hôm 4/12, Phi Luật Tân cáo buộc các tàu Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng và va chạm với một trong số các tàu của họ đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho ngư dân tại bãi cạn Scarborough ở trong vùng Biển Đông đang tranh chấp.

Manila cũng cho thấy sự cảnh giác về sự hiện diện của một tàu Hải quân Trung Quốc tại bãi cạn mà họ cho là đã chặn và che khuất các tàu tuần dương của họ, trong hành động mà họ gọi là 'sự leo thang và khiêu khích mạnh mẽ'.

Trung Quốc, quốc gia tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả bãi cạn Scarborough, khẳng định rằng hành động của họ là hợp pháp.

Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague rằng các đòi hỏi chủ quyền của họ không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.

Chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough chưa bao giờ được xác định, nhưng tòa án đã phán quyết rằng việc Trung Quốc phong tỏa ở đó vi phạm luật pháp quốc tế và khu vực này là ngư trường truyền thống mà ngư dân nhiều nước khai thác.


Ông Donald Trump Chọn Một Nhân Vật Vừa Mãn Hạn Tù Làm Cố Vấn


(Hình AP - Mark Lennihan: Pete Hegseth, người thứ ba từ trái sang phải, có triển vọng điều hành Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh ngày 18/11/2019.)
-Tại Hoa Kỳ, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục bổ nhiệm những nhân vật trung thành vào chính quyền mới. Ngày 4/12/2024, ông Trump thông báo bổ nhiệm Peter Navarro làm Cố vấn Thương mại và Công nghiệp, mặc dù ông vừa mãn hạn tù 4 tháng vì tội cản trở điều tra của Quốc hội về vụ bạo loạn đồi Capitol.
Phần đông các nhân vật được ông Trump đều có nhân thân gây tranh cãi, như trường hợp của Pete Hegseth, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc Phòng, một sự lựa chọn có thể không được Thượng viện chấp nhận. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudinh của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:
"Không, tôi luôn là một chiến sĩ". Đó là câu trả lời của Pete Hegseth khi được hỏi liệu ông có rút lại ứng cử vào vị trí đứng đầu Ngũ Giác Đài hay không. Cựu quân nhân và hiện là người dẫn chương trình truyền hình đã dành cả ngày thứ Tư (4/12) ở Thượng viện để cố gắng thuyết phục các Nghị sĩ đảng Cộng hòa phê duyệt ông vào vị trí này. Thế mà Pete Hegseth đang đối mặt với cáo buộc uống quá nhiều rượu, quan hệ ngoại tình và xâm phạm tình dục.
Ông cam kết sẽ không uống một giọt rượu nào nữa nếu được bổ nhiệm. Mẹ của ông, hồi năm 2018 từng viết thư quở trách về cách cư xử của ông, sáng hôm qua đã đến đài truyền hình Fox News, nơi con trai bà làm việc, để nói rằng khi đó bà đã xin lỗi vì viết bức thư trên và rằng con trai bà đã thay đổi.

Thế nhưng, lai lịch đặc biệt và gây tranh cãi của Pete Hegseth, chưa kể là ông không có chút kinh nghiệm gì cho chức vụ này, có vẻ như không thuyết phục được tất cả những người xét phê chuẩn việc bổ nhiệm ông.
Theo nhiều nguồn tin báo chí, được tờ The Wall Street Journal tiết lộ trước, Donald Trump đang xem xét những lựa chọn khác. Trong số đó có khả năng ông chọn một gương mặt chính trị hơn. Cái tên đang được nhắc đến nhiều chính là Ron DeSantis, thống đốc bang Florida và từng là đối thủ của Donald Trump trong chiến dịch bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa.

Không có nhận xét nào: