Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

Tâm tình với sách - Chim ưng Ngọc Hân


Đọc miên man, không muốn ngừng nhưng lại sợ hết.Đọc hết cuốn “Hậu chuyện kể năm 2000” chắc là chẳng còn được đọc Bùi Ngọc Tấn nữa. Chẳng còn được đọc “hắn” nữa. “Hắn” của “Chuyện Kể Năm 2000”.Bùi Ngọc Tấn của Việt Nam đã không còn ở đây nữa. Ông đã đi thật xa. Nhưng xa đến đâu thì chắc hẳn ông cũng đã yên lòng vì ông đã “được” viết, đã được trải hết tâm tình của ông với quê hương xứ sở. Ông đã để lại cho nhân gian những tác phẩm bất diệt. Ông đã từng “được sống” trong khi quanh ông, hơn 80 triệu người chỉ đang tìm cách “tồn tại”. Ông dũng cảm, ông có được những người bạn tốt lành vàchân thành với ông giữa thế giới của cái đám người mà dân Việt Nam gọi là đám người “hèn với giặc, ác với dân”. 
<!>
Ông đã sống chân thật, độ lượng giữa một xã hội hết sức thấp hèn. Đọc “Chuyện kể năm 2000”, tôi thật sự buồn với cái buồn của ông. Buồn rơi lệ. Cười với cái diễu cợt nhẹ nhàng không cay độc của ông. Đọc văn ông, tôi đúng là buồn vui theo từng dòng từng chữ. Tôi cũng ao ước những điều ông ao ước. Tôi rất dễ chia xẻ với “chuyện kể năm 2000” vì tôi cũng “có” gần 6 năm tù đầy như ông ... Trong nhà tù CS. Ông đã bị bắt bớ, giam cầm, đày ải bởi chính cái “nhà nước” mà ông và cả gia đình ông đã từng tin nó, yêu nó, theo nó, góp phần xây dựng nó (chứ có làm gì nghịch nó đâu). Ông buồn vì ông đã từng tin yêu nó biết bao. Tôi nghĩ ông buồn vì bị “gạt tình”. Mối tình cao thượng, đẹp và trong trẻo của ông.

TÌNH YÊU NƯỚC.
Ông và cả những người bạn ông nữa chứ. Ai cũng buồn vì bị “chúng nó” “gạt tình”. Tôi cũng từng bị tù đầy bởi chúng nó, nhưng tôi không buồn như cái buồn của ông.
Tôi chấp nhận chuyện tù đầy vì tôi đã thực tình chống lại “chúng nó”, đã từng cầm súng bảo vệ lý tưởng tự do, chân thiện mỹ. Tôi đã từng có cơ hội đứng bên này chiến tuyến. Tôi không buồn như ông buồn nhưng tôi cũng buồn. Buồn vì “chúng nó” đã “gạt tình” biết bao thanh niên thiếu nữ miền Bắc, bao nhiêu người dân chất phác miền Nam vậy mà ngay giờ đây, người Việt Nam của tôi và của ông vẫn còn
tin “chúng nó”. “Chúng nó” vẫn còn đang ở trong giai đọan mà người ta gọi là “bên thắng cuộc”.

Tuy thế, tôi không đồng ý với Nguyễn thị Trường -bạn ông-. Bà ấy bảo những tay lãnh đạo cao cấp trong “quỷ” ban trung ương đảng Việt Cộng đều phải đọc “chuyện kể năm 2000”. Tôi không tin ở cái thời mà chúng nó mời “tên sen đầm quốc tế Mỹ” quay lại Việt Nam chúng nó lại chịu cầm cuốc sách. Ai cầm công thổ quốc gia thay nó? Ai cầm hết tất cả lợi nhuận tổ quốc thay nó? “chúng nó” biết đọc sách sao? cả cuộc đời “chống Mỹ cứu nước” chúng nó có đọc hết cuốn sách nào đâu. Hơn thế, bộ sách của ông ngót nghét ngàn trang làm sao mà những “đứa cs mù trí óc” nó đọc? Mà chúng nó có biết đọc cũng làm sao đọc nổi sách ông. Sách ông vạch cho nhân gian mọi tội ác của chúng nó.

Ông đưa ra ánh sáng những điều mà chúng muốn muôn đời phải được dấu trong bóng tối. Ông và các bạn ông hẳn đã biết nó, cái bóng ma Cộng Sản. Cái bóng ma ẩn chứa bên trong một bầy quỷ đỏ, ngu xuẩn, tham lam và tàn độc. Về việc này, tôi cho rằng tất cả những nhà giáo trong nước đều phải được “học tập” chuyện kể năm 2000”. Và cả “Hậu chuyện kể năm 2000” nữa. Học tập để giảng dạy cho lớp người mới, lớp người ra đời sau khi ông đã đi xa. Cần lắm thưa ông, vì lớp người do ông Hồ “trồng” hồi đó, bây giờ chúng đã có những trò chơi của “thú hoang”.

Đại đa số Lớp “khăn quàng đỏ ngày đó” bây giờ là những “ác thú giữa thành thị”. Tôi đồng ý với ... Cũng lại là bạn ông. “Thu hồi, tiêu hủy tác phẩm của ông là ngu”. Nhưng những kẻ vừa ngu, vừa tham, vừa hèn nhát (như ông đã thấy) thì hẳn không thể làm được điều gì tốt lành. Cuốn sách bị thu hồi, bị nghiền nát nhưng nó không chết. Nó đã tới tay tôi. Mà nơi tôi đang sống cách xa nơi nó chào đời đến nửa vòng trái đất. Chúng nó cũng đã “nghiền nát” ông nhưng ông cũng không chết.

Bạn “Lê Bàn” (tôi cũng muốn được gọi ông Lê Bầu như thế) của ông nói: “chúng nó phong thánh cho ông”. Đâu phải thế, gì mà xa thế, nghiền nát sách ông chỉ làm cho
người ta tìm nó mà đọc. Người ta đọc nó, người ta chảy nước mắt, người ta bật cười với nó. Và nó trở thành tác phẩm bất diệt, còn ông thì bất tử. Mà nơi xa xăm kia, ông cứ vững tin –như ông đã từng vững tin- rằng ông mà bất tử thì “chúng nó” phải chết. Chẳng ai nghiền nát nó, nó sẽ tự bốc hỏa mà chết cháy thôi.

Ông nhà văn ơi. Làm sao mà ông viết những chuyện đắng cay thế kia mà tôi đọc nghe nó vẫn ngọt ngào. Người ta nói “lấy lửa thử vàng”. Sách ông viết là vàng. Lửa của chúng nó đã từng đòi “đốt cháy cả Trường Sơn” nhưng chẳng đốt được sách ông. Lửa của chúng nó đã từng đốt cháy nhiều xóm làng miền Nam, đã từng thiêu chết bao nhiêu người Việt Nam nhưng lửa đó chỉ làm sách ông sáng lên rực rỡ. Lửa CS chỉ làm tấm lòng nhân hậu của ông trở thành viên kim cương chói lọi. Tôi may mắn hơn ông, tôi không bị chúng nó gạt tình. TÌNH YÊU NƯỚC tôi đã dâng hiến đúng nơi đúng chỗ. Tôi may mắn sinh ra ở trong Nam. Tôi lớn lên sau “cải cách ruộng đất”. Tôi lớn lên sau “Nhân Văn Giai Phẩm”. Tôi lớn lên sau “Huế tết Mậu Thân”. Tôi lớn lên sau những viên đạn đại bác chúng nó ra lệnh bắn vào dân Việt Nam tôi trên “đại lộ kinh hoàng”, trên “đường máu 13”. Tôi hiểu nó trước khi nó đến gần được tôi. Nó không lừa gạt được tôi. Tôi đã không bị “tình yêu bội phản”. Tôi không “lì”  được như ông để “trụ” lại. Tôi giạt ra biển khơi. Tôi đi tìm cuộc sống trong cái chết. Tôi không dám ở lại “đối diện” với chúng nó như ông. Vì thế mà khi hay tin ông đi xa, tôiđã ngẫn ngơ thờ thẫn.

Nói thế thôi, tôi chưa đọc hết “hậu chuyện kể năm 2000”. Mà tôi cũng hơi hơi quên “chuyện tù” ông đã kể. Chuyện tù ông kể đang bị chuyện tù của Lê Thị Công Nhân, của Nguyễn Phương Uyên, của Trần Huỳnh Duy Thức, .......Nó lấn dần tâm trí tôi. Mà còn nữa, còn nhạc sĩ Việt Khang nữa, “nhà nước” cũng tuyệt đối cấm hát hai bài ca của anh. Thiệt là lạ làm sao, chỉ là “Việt Nam tôi đâu?” chỉ là “anh là ai?”chỉ là hỏi thôi mà, hỏi cũng không được sao hở ông Tấn?. Nhưng mà thật tình thì chuyện tù không phải của chừng đóngười. Chuyện tù mới lắm, chuyện tù của nhiều người mà tôi chưa kịp viết tên ra đây. Mà giấy bút đâu mà viết cho hết tên những “tù nhân lương tâm” Việt Nam? Nhẽ ra, ông chưa nên đi. Ông viết về những “chuyện tù tân thời” thì mới ra nhẽ. Ơ! Nhưng có phải chỉ có chừng đó người bị chúng giam giữ đâu. Có phải chỉ chừng đó người bị chúng cấm nói, cấm viết, cấm cười, cấm khóc đâu. Hơn 80 triệu người cơ ông Tấn ơi. Ông đi đâu mà vội. Tôi muốn khóc cho ông.

Nhưng “khóc làm chi, người có còn đâu”. Mẹ ông đã từng nói thế với ông. Ông thấy tôi nhớ sách ông không? Thế đó, chứ vài hôm nữa, không chừng lại mờ dần đi vì những tin tức đau thương từ bên kia, từ “cuối biển” lại đưa tới như vẫn hằng đưa tới từ khi tôi “sống”ở bên này. Ông đã khóc dùm quê hương yêu dấu. Vậy mà quê hương vẫn cứ khóc đó, ông thấy không?

Thôi vậy nhé, tôi để ông nghỉ. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn của Việt Nam ơi.

Chim ưng Ngọc Hân

Không có nhận xét nào: