Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

Giới Thiệu “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ Thứ 17!” Chủ Nhật Tuần Này, Tại San Jose và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Sinh Hoạt Mừng Xuân Tưng Bừng, Ý Nghĩa Nhất, Đón Tết Giáp Thìn 2024, Tại Thành Phố Có Đông Người Việt Cư Ngụ Nhất Tại Hải Ngoại! San Jose: “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ Thứ 17!”
“Tôi Không Quên Anh, Người Thương Phế Binh VNCH!”
<!>

Chút tâm tình cuối Năm
Kính thưa Quý Đồng Đội, Những Người Lính QLVNCH Năm Xưa, Quý Ân Nhân, Đồng Hương và Thân Hữu, Trong không khí rộn ràng, chuẩn bị đón Một Mùa Xuân Mới, Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, đang bước lên thềm!
Chúng ta cùng không quên, nhắc nhở nhau, đến kỳ hẹn, trả món nợ “ân tình!” cùng góp sức chung tay, hướng về các anh Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa nơi quê nhà. Như một chút quà xuân, gởi tấm lòng đến những người Chiến Sĩ, đã góp phần xương, máu, một phần thân thể trong cuộc chiến, bảo vệ Miền Nam Tự Do, No Ấm trên 20 năm

Bằng cách tham dự thật đông:
Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh” Kỳ Thứ 17
Sẽ được trình diễn, lúc 11 giờ trưa, vào Chủ Nhật tuần này!
Ngày 4 tháng 2 năm 2024
Tại: Trường Trung Học Yerba Buena, 1855 Lucretia, Ave, San Jose.

Với dàn ca nhạc nghệ sĩ hùng hậu nổi tiếng nhất Hải ngoại:
Gia Huy, Hoàng Anh Thư, Mỹ Lan, Trần Thiện Anh Chí, Đăng Võ, Đinh Đại, BS Phan Rich, Cẩm Thu, Victoria Thúy Vi, Philip Nam, Thục Quyên, Bình Trần…MC: Thanh Tùng, Mỹ Lan, Lynh, Đinh Quang Truật.

“Nổi Nhất” là: Vào cửa hoàn toàn miễn phí!

Có thể đây là cơ hội cuối cùng!

-Sau cuộc chiến ước lượng từ 60 đến 80 ngàn Thương Phế Binh VNCH, Giờ chỉ con chưa đầy 1 phần 10 quân số, dưới 10 ngàn!
Năm nay, đối với các anh, thật là thời điểm gian nan, vì đúng lúc, vào thời điểm VN kinh tế khó khăn vì lạm phát. Đời sống người lao động, người nghèo tại Việt Nam thật tuyệt vọng, nói chi đến hoàn cảnh bi đát của những người lính TPB VNCH; giờ đây chắc hẳn đang mong ngóng từng phần quà gởi về cho dù nhỏ đi nữa. Nghĩa cử tương thân tương trợ của Quý Ân Nhân sẽ phần nào nói lên lòng biết ơn của tất cả chúng ta, đối với mất mát xương máu các anh âm thầm cả đời gánh chịu. Đó không những là niềm vui tinh thần ngày Tết, mà còn là miếng cơm, viên thuốc cho các anh ngày qua ngày, chờ về với Đồng Đội! Trên 2 trăm 50 ngàn, Chiến Sĩ VNCH đã hy sinh, nằm xuống trong cuộc chiến!
Chắc chắn rằng thời gian sống của các anh TPB VNCH không còn bao lâu nữa, nếu có cơ hội xin tất cả chúng ta hãy nói lên bằng hành động: Các anh không bị lãng quên! “Bên các Anh, còn có chúng tôi” Không bao giờ quên!


(Xin đọc một bài phóng sự, để thông cảm với những mảnh đời khốn khổ của người TPB phe “thua cuộc chiến!” (Theo Đài á Châu Tự Do)

Tết với Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà và mong ước nhỏ nhoi, của tuổi xế chiều!


(Hình: Các TPB VNCH họp mặt trong chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà)
-Tết là quãng thời gian mà hầu như ai cũng mong chờ để được nghỉ ngơi, vui vẻ sum vầy bên gia đình; thế nhưng đối với những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà (TPB VNCH), Tết năm nay đối với họ thật cũng bình lặng, còn buồn hơn ngày thường. Với họ, ở cái tuổi xế chiều, chỉ cần được bình an, không bị đau bệnh hành hạ là đủ.
Nhân dịp Tết, Đài Á Châu tự do liên lạc với một số TPB VNCH trong nước và nghe các ông trải lòng về cuộc sống, hoàn cảnh và nỗi lòng hiện tại.

Mỗi người đều có một hoàn cảnh, số phận riêng, nhưng mẫu số chung của những người TPB này, là họ đều mang khiếm khuyết trên cơ thể, tuổi cao, sức yếu và hoàn cảnh khó khăn.
Hầu hết các ông làm những công việc phổ thông như bán vé số dạo, bơm vá xe hay chạy xe ôm… Trong năm năm này, đến năm khác! Tuy vậy, vẫn phải làm chui! Vì nhà cầm quyền cấm tất cả những công việc kiếm sống trên đường phố, khiến nhiều TPB rơi vào hoàn cảnh khó khăn, chật vật hơn.

Đón Tết đơn sơ
Thương phế binh Nguyễn Công Lý, 68 tuổi, ở Sài Gòn, hiện nay đi làm thuê, nếu không có việc thì chạy xe ôm kiếm thêm. Còn vợ thì đi phụ việc nhà cho người ta.
Hai người không có thu nhập, mà phải nuôi thêm một đứa cháu 18 tuổi bị chậm phát triển so với các bạn cùng lứa, nên cuộc sống lại càng thêm thiếu thốn:
“Nói chung cuộc sống nó cũng bấp bênh lắm, không chạy xe được mà cũng không đi làm được. Cháu nó lại nghỉ học nữa, thành ra chú chỉ chỉ toàn là đi xin thức ăn và lương thực của bên các ban từ thiện và mấy chùa để mình ăn thôi chứ đâu có làm gì ra tiền đâu.
Về phòng trọ thì người ta cũng chỉ trừ của mình có 200.000 đồng, thiếu người ta bốn, năm tháng tiền phòng trọ. Tới giờ cũng còn nợ lại ba tháng nay đâu có tiền đóng tiền trọ.”

“Điều mong muốn lớn nhất của chú bây giờ là cuộc sống mình làm ăn được để trang trải tiền phòng trọ được là mình đã cảm thấy là tạm sống được, chứ chuyện ăn uống chú thấy cũng không quan trọng.
Ví dụ thiếu hụt gạo, gõ cửa nhà thờ cũng có cho chục ký. Nếu mình hụt nữa thì mình đi ra các chùa xin, xin ở các chùa, thì các thầy cũng cho mình năm, mười ký gạo vậy đó.”

Tuổi cao sức yếu


TPB Hồng Luông Cơ, năm nay 73 tuổi, cho hay vừa mới xuất viện ngay trước Tết Tây hai ngày, nên năm nay cũng không chuẩn bị gì để mừng năm mới Giáp Thìn.
Ông bị thoát vị đĩa đệm, loãng xương nặng, xương bị xẹp phải nằm hẳn một chỗ, tất cả mọi sinh hoạt phải nhờ vợ con phụ giúp.
Cuộc trò chuyện với ông Cơ bị ngắt quãng nhiều lần vì ông bị lên cơn đau. Ông nói đau đớn lắm mà cũng phải ráng chịu đựng. Bác sĩ không cho phẫu thuật vì tỉ lệ sống sót chỉ có 30%:

“Giờ hoàn cảnh của chú là nằm một chỗ, bị loãng xương. Bây giờ mổ không được, cũng không bơm xi măng vô được. Nếu bơm xi măng mà bị lọt vô tủy xương thì bị liệt.
Bây giờ chú đau đớn lắm mà phải chịu, nằm ở nhà vợ con lo, phải ráng sống chứ nó đau đớn lắm.”
***
TPB Trịnh Văn Thanh, 72 tuổi, hiện đang ở nhà cùng với anh trai và em gái ở Sài Gòn chia sẻ rằng nhờ có mạnh thường quân Hải Ngoại tặng quà, rồi hùn tiền với anh em trong nhà. nên cũng có được ba ngày xuân tạm đủ, có chút mùi Xuân!
Ông Thanh trước làm nghề bán vé số dạo, nhưng mấy năm nay dịch bệnh, rồi sức khoẻ ngày càng yếu, đau bệnh liên miên nên phải nghỉ ở nhà. Nhờ có ân nhân, gia đình nên đỡ phần ăn uống. Ông chỉ cầu mong sức khoẻ ổn định, không tốn tiền thuốc thang để không phải phiền đến người thân:
“Nếu như mình khéo gói ghém, dành dụm thì cũng ăn uống sống qua ngày được. Sợ nhất là đau bệnh, tốn tiền nhiều thì không chịu nổi. Còn bình thường người này người kia giúp một chút đỉnh, thì cũng được, ăn cơm rồi sống qua ngày cũng tạm ổn.

Nói chung chú mong mình khỏe mạnh để đỡ tốn tiền mua thuốc. Bệnh hoạn khổ lắm.”
Vẫn cố gắng từng ngày
Ông Lê Văn Sẻ, đang ở một vùng quê hẻo lánh thuộc huyện Củ Chi, chia sẻ với Đài Á châu Tự do về ngày đón Tết năm nay của gia đình cũng không có gì đặc biệt, chỉ bánh chưng dưa cà gói gém vừa đủ trong ba ngày Tết thôi.
Năm nay đã 82 tuổi, mang trên mình nhiều thương tật từ thời chiến tranh, cộng với nhiều căn bệnh như bệnh tim, huyết áp, bệnh thận và tai biến, nhưng ông vẫn cố gắng đi bán vé số kiếm tiền ăn qua ngày. Vợ ông năm nay cũng đã ngoài 76, bị thoái hoá cột sống nên không được phép làm việc nặng.

Ngày trước, khi còn khoẻ được chút thì ông đi xa hơn, bán được nhiều hơn, nhưng từ hai năm trở lại đây, tuổi cao sức yếu, nên cả hai vợ chồng phải nghỉ ở nhà. Bữa nào khoẻ chút thì ông cũng ráng ra đại lý lấy vé số bán lòng vòng mấy quán cà phê trong xóm. Mỗi ngày bán được vài chục tờ, kiếm được mấy chục ngàn, chỉ vừa đủ một bữa ăn bình dân cho hai người.
“Cũng lây lất bán gần gần chòm xóm chứ không đi đâu xa. Khi nào khỏe thì đi còn mệt bệnh thì ở nhà. Chòm xóm gần có mấy tiệm cà phê thì mình cũng đi tới đó bán, một bữa cũng không được nhiều. chừng vài chục vé chứ không nhiều.”
“Trách nhiệm đã hết, nhưng danh dự phải giữ”
Các TPB VNCH mà RFA có cơ hội được trò chuyện trong bài viết này, họ đều cảm thấy rất hạnh phúc và trân trọng tình cảm của tất cả những người đã từng giúp đỡ, chia sẻ, và nâng đỡ những anh em TPB không may mắn còn ở lại Việt Nam sau cuộc chiến.

Ông Lê Hoàng Minh, năm nay 74 tuổi, ở Gò Vấp kể cho RFA về câu chuyện của bản thân. Trong một lần đi tiếp tế cho đơn vị hành quân vào năm 1972, ông đạp phải mìn làm cụt cả hai chân trên đầu gối, bể một con mắt và mất một bên xương quai hàm.
Sau chiến tranh, ông không lập gia đình, làm công việc buôn bán lặt vặt ngoài đường, kiếm sống qua ngày.
Sống chỉ có một mình, ông Minh rất vui khi có người đồng đội ở bên kia đại dương mà còn nhớ đến mình, chia sẻ, an ủi và giúp đỡ trong những lúc ngặt nghèo. Nhưng cũng có đôi lần, người TPB này nhận quà mà cảm thấy chạnh lòng. Ông nói đối với một người lính VNCH, Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm phải đặt lên trên hết. Có thể bây giờ trách nhiệm đã hết, nhưng danh dự là phải giữ:

“Có một số người muốn giúp cho anh em TPB nhưng họ lại muốn chúng tôi phải nghèo, phải mặc áo rách thì họ mới giúp. Điều đó đôi khi cũng hơi buồn.
Nếu chia sẻ thì chúng tôi xin nhận, còn nếu như nói thương hại, ban phát thì chuyện đó lại khác, chúng tôi cũng có tự ái chứ!
Đây là vấn đề danh dự của một con người mà hơn nữa mình đã từng là một người lính, tổ quốc danh dự và trách nhiệm là phải đưa lên.”
Nói về mong ước ở tuổi xế chiều này, các ông TPB chỉ cần được bình an, có sức khoẻ, không bệnh đau gì để được làm việc nuôi bản thân và gia đình. Đối với những người đã không còn sức lao động, họ cũng mong các mạnh thường quân có thể tương trợ, giúp đỡ để cuộc sống không quá lây lất, cực nhọc trong đoạn cuối của cuộc đời.


Cho dù qua nửa thế kỷ, chúng tôi vẫn “không quên Anh, Người Thương Phế Binh VNCH!”

Gần 50 năm trôi qua, người thương phế binh miền Nam vẫn còn bị bỏ quên bên lề cuộc sống và vẫn bị coi là “Thành phần có nợ máu với nhân dân”. Những người này vẫn tiếp tục lẻ loi chịu đựng, sống cơ cực, không được giúp đỡ, mà còn bị người Cộng Sản thâm độc hất hủi, chà đạp lên nhân phẩm họ, xua đuổi họ ra khỏi sinh hoạt bình thường của xã hội.
Hiện chúng ta đang chỉ còn dưới mười ngàn thương phế binh già yếu, đang sống trong cảnh nghèo khổ ở quê nhà, cần được trợ giúp. Vấn đề trợ giúp có thực hiện được hay không, và thực hiện đến mức độ nào hoàn toàn tùy thuộc vào sự ủng hộ thiện tâm, đầy tình thương của tất cả Quý Ân Nhân, là những người mang “Cây Mùa Xuân” Đến với họ!
Chúng ta cùng không quên, nhắc nhở nhau, đến kỳ hẹn, trả món nợ “ân tình!” cùng góp sức chung tay, hướng về các anh Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa nơi quê nhà. Như một chút quà xuân, gởi tấm lòng đến những người Chiến Sĩ, đã góp phần xương, máu, một phần thân thể trong cuộc chiến, bảo vệ Miền Nam Tự Do, No Ấm trên 20 năm


Bằng cách tham dự thật đông:
Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh” Kỳ Thứ 17
Sẽ được trình diễn, lúc 11 giờ trưa, vào Chủ Nhật tuần này!
Ngày 4 tháng 2 năm 2024
Tại: Trường Trung Học Yerba Buena, 1855 Lucretia, Ave, San Jose.
Với dàn ca nhạc nghệ sĩ hùng hậu nổi tiếng nhất Hải ngoại:
Gia Huy, Hoàng Anh Thư, Mỹ Lan, Trần Thiện Anh Chí, Đăng Võ, Đinh Đại, BS Phan Rich, Cẩm Thu, Victoria Thúy Vi, Philip Nam, Thục Quyên, Bình Trần…MC: Thanh Tùng, Mỹ Lan, Lynh, Đinh Quang Truật.


“Nổi Nhất” là: Vào cửa hoàn toàn miễn phí!

Thiết kế tem mừng năm con Rồng 2024 của Mỹ, gây tranh cãi, dư luận chê bai dữ dội!
(Hạ Tùng)


(Ảnh: Bộ tem năm con rồng do Bưu điện Hoa Kỳ tung ra nhân dịp Tết Nguyên đán 2024 gây tranh cãi vì vừa giống con trâu vừa giống con khỉ đột!)
-Bộ tem năm con rồng do Bưu điện Hoa Kỳ tung ra nhân dịp Tết Nguyên đán 2024 gây tranh cãi vì vừa giống con trâu vừa giống con khỉ.
Từ năm 1993, hàng năm Bưu điện Hoa Kỳ đều phát hành tem theo chủ đề con giáp. Mới đây, thiết kế tem năm Thìn 2024 do Bưu điện Hoa Kỳ phát hành là hình “Đầu rồng” màu vàng sáng ba chiều, mắt đỏ, mũi đỏ và hàm răng sắc nhọn.
Ngày 14/1, tờ “San Francisco Standard” đưa tin, Leland Wong, một nghệ sĩ trong cộng đồng người Hoa ở San Francisco, cho biết: “Hoa văn trên con tem trông không giống rồng châu Á chút nào. Tôi tưởng đó là một con khỉ”.

Ông David Ho, nhân vật truyền thông người Mỹ gốc Hoa kiêm thành viên hội đồng quản trị của Arts Partnership, cho biết thiết kế này trông giống một con trâu, và giống với nhân vật hư cấu Ngưu Ma Vương trong văn học Trung Quốc cổ đại.
Bà Claudine Cheng (Trịnh Khả Hân), chủ tịch Quỹ Di sản người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, cũng không hài lòng với con rồng “hơi hung dữ” này. Bà cho biết, mọi người ăn mừng Tết Nguyên đán thích xem những hình ảnh mang lại hạnh phúc, may mắn nhưng hình ảnh này không gợi lên những cảm xúc đó.
Ngày 16/1, ông Ho Hon-kuen (Hà Hán Quyền), Hiệu trưởng Trung tâm Giáo dục Lịch sử Quốc gia (Hồng Kông), kiêm Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Hồng Kông, nói với truyền thông Hồng Kông rằng thiết kế của bộ tem năm con Rồng này thực sự có sự sai lệch.

Ông nói, dẫu sao rồng cũng xuất phát từ văn hóa con giáp, nên di sản văn hóa cần được tôn trọng, và không nên thiết kế tùy tiện.
Tuy nhiên, Phó tổng thư ký Lý Ngân Huy tại Hiệp hội phê bình quận Long Hoa Thâm Quyến, cho biết bộ tem này “thoạt nhìn giống con rồng, nhưng khi nhìn lại, nó cũng giống một con trâu”. “Chủ yếu là chiếc mũi rất giống con trâu, tổng thể cũng giống trâu.”
Sự khác biệt về văn hóa có thể dẫn đến sự khác biệt trong các khái niệm thiết kế, tạo cơ hội cho công chúng thảo luận. Trong thời đại ngày nay, văn hóa rất đa dạng, việc biểu đạt thẩm mỹ cũng có những quan điểm khác nhau.

Bưu điện Hoa Kỳ cho biết, loạt tem này dành cho chu kỳ 12 con giáp (từ năm 2020 đến 2031) do nghệ sĩ Camille Chu nhận ủy quyền thiết kế. Giám đốc Nghệ thuật Bưu điện Hoa Kỳ, ông Antonio Alcala, cũng được liệt kê là một trong những nhà thiết kế tem.
Trong một tuyên bố, Cục Bưu chính Hoa Kỳ cho biết, nhóm thiết kế luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nguồn khác khi thiết kế tem. Các mẫu thiết kế tem thường để lại “khả năng diễn giải” và cục luôn hoan nghênh những ý kiến đóng góp của công chúng.
Theo trang web của Công ty Dịch Vụ Bưu Chính Mỹ (USPS), họ sẽ in 22 triệu con tem trong năm nay, và sẽ bắt đầu phát hành sau sự kiện ra mắt tại cộng đồng người Hoa tại thành phố Seattle, bang Washington vào tháng này.

Năm ngoái, các quan chức bưu chính đã phát hành tem năm con thỏ ở San Francisco. Bà Claudine Cheng cho biết, sẽ có thêm 7 tem con giáp nữa trong bộ tem này, bà hy vọng chúng có thể được cải thiện.
Con tem “Đầu rồng” trông “vừa giống trâu vừa giống khỉ” này đã làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi.
Cư dân mạng bình luận trên Weibo:
“Đúng là Ngưu Ma Vương có răng cá mập.”
“Quả thực rất dễ cho rằng đây là một con trâu.”
“Hình ảnh xấu xí và dễ thương này rất đặc biệt.”
“Sự tôn trọng chỉ là những góc nhìn khác biệt.”
“Trong mắt người phương Tây, rồng có nghĩa là quái vật.”
“Rồng Mỹ và rồng Trung Cộng khác nhau.”


Không khí Tết Giáp Thìn rộn ràng và vui tươi quay lại Disneyland
(Thiện Lê/NV)
-Disneyland lần nữa tổ chức sự kiện Tết Nguyên Đán trong không khí đầy vui tươi với nhiều chương trình và những món ăn đặc biệt chỉ có trong dịp Tết từ ngày 23 Tháng Giêng đến ngày 18 Tháng Hai.


(Hình: Đông khách vào khu cầu tàu Pixar trong Disney California Adventure.)
Lễ hội đón Tết của Disneyland bắt đầu từ năm 2011, và năm nay tổ chức theo chủ đề về rồng, con giáp đại diện cho năm 2024 với tên gọi Giáp Thìn.
Trong 13 năm, Disneyland có nhiều tiết mục tô điểm văn hóa Việt Nam, Trung Quốc, và Nam Hàn, chẳng hạn cho các nhân vật lâu năm của Disney như chuột Mickey mặc trang phục Tết, có diễn hành xoay quanh nhân vật Mulan (Hoa Mộc Lan) với nhiều truyền thống của người Hoa, và những năm gần đây có những món ăn Á Châu đặc biệt chỉ bán trong dịp Tết.

Từ năm 2013 đến nay, lễ hội mừng Tết Nguyên Đán của Disneyland được tổ chức bên phần công viên Disney California Adventure, có một khu vực dành riêng để bày các gian hàng Tết như bán thức ăn và quà lưu niệm.
Ngày đầu tiên của sự kiện Tết Nguyên Đán thu hút nhiều người đến Disneyland, chỉ mới 9 giờ sáng mà bãi đậu xe đã đầy người, và cổng vào Disney California Adventure chật kín người đang xếp hàng để vào trong.
Nhiều du khách đứng lại hay cổng vào chụp hình, lại vui mừng trong không khí ngày lễ được coi là quan trọng nhất của nhiều nước Á Châu. Tuy công viên này có nhiều trò chơi vui nhộn, nhưng du khách vẫn tụ tập rất đông tại cầu tàu Pixar vì lễ hội Tết.


Tổng Thống Biden Ủng Hộ Thỏa Thuận An Ninh Biên Giới Do Thượng Viện Thương Thuyết


(Hình: Tổng thống Biden ngày 26/1/2024 cũng kêu gọi Quốc hội cấp ngân khoản mà ông yêu cầu vào tháng 10/2023 để bảo đảm an ninh biên giới.)
-Ngày thứ Sáu (26/1/2024), Tổng thống Joe Biden cho biết Thỏa thuận An ninh Biên giới đang được thương thuyết tại Thượng viện Hoa Kỳ là một loạt những cải cách "cứng rắn và công bằng nhất" có thể và tuyên bố sẽ "đóng cửa biên giới" vào ngày ông ký ban hành Dự luật.
Các cuộc đàm phán lưỡng đảng đã đạt đến điểm hệ trọng trong bối cảnh sự chống đối từ phe Cộng hòa gia tăng. Một số Nghị sĩ Cộng hòa đã đưa ra thỏa thuận an ninh biên giới làm điều kiện để tiếp tục viện trợ Ukraine.

Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson nói thỏa thuận này đã "chết yểu" dưới hình thức hiện tại, theo một lá thư gửi các nhà Lập pháp Cộng hòa tại Hạ viện.
Ông Biden, thuộc Đảng Dân chủ và đang vận động tranh cử một nhiệm kì nữa, đã chật vật ứng phó số lượng di dân kỷ lục bị bắt trong khi vượt biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ trái phép trong nhiệm quyền Tổng thống của mình. Phe Cộng hòa cho rằng lẽ ra ông nên duy trì các chính sách mang tính hạn chế của cựu Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump, người hiện đang dẫn đầu cuộc đua giành đề cử của đảng ông để đối đầu với ông Biden trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.
"Những gì đã được đàm phán – nếu được thông qua thành luật – sẽ là loạt cải cách cứng rắn và công bằng nhất để giữ an ninh biên giới mà chúng ta có ở đất nước mình", ông Biden nói trong một phát biểu.
"Luật sẽ cho tôi, trong tư cách Tổng thống, thẩm quyền khẩn cấp mới đóng cửa biên giới khi nó bị quá tải. Và nếu được trao quyền đó, tôi sẽ sử dụng nó vào ngày tôi ký ban hành Dự luật thành luật".

Tuy nhiên, ông Trump đã lên mạng xã hội vào tuần trước để cảnh báo về bất cứ thỏa thuận nào không đáp ứng được tất cả những gì phe Cộng hòa muốn để đóng tất cả các cửa khẩu biên giới.
Ông Biden ngày thứ Sáu cũng kêu gọi Quốc hội cấp ngân khoản mà ông yêu cầu vào tháng 10 để bảo đảm an ninh biên giới.
"Ngân khoản cho phép bổ sung thêm 1.300 cảnh sát tuần tra biên giới, 375 Thẩm phán nhập cư, 1.600 nhân viên giải quyết hồ sơ bảo hộ tị nạn và hơn 100 máy kiểm tra tiên tiến giúp phát giác và ngăn chặn fentanyl ở biên giới phía Tây-Nam của chúng ta", Tổng thống nói.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Liên Hiệp Quốc: Nhiều Nhân Viên Bị Sa Thải Sau Cáo Buộc Tham Gia Vào Cuộc Tấn Công của Hamas


(Hình: Cuộc tấn công nhắm vào tòa nhà của cơ quan UNRWA, tại thành phố Khan Younès hôm 24/1/2024 gây thương vong cho nhiều thường dân Palestine đang trú ẩn tại đây.)
-Hôm 26/1/2024, người đứng đầu Cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên trách về Người tị nạn Palestine (UNRWA) đã thông báo sa thải các nhân viên trong cơ quan này vì bị tình nghi tham gia vào các cuộc tấn công của Hamas vào lãnh thổ Do Thái hôm 7/10/2023.
Ngay sau đó, Hoa Kỳ cũng đã quyết định tạm đình chỉ các khoản viện trợ cho cơ quan này trong lúc chờ điều tra. Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:

Ông Philippe Lazzarini, Giám đốc Cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên trách về người tị nạn Palestine UNRWA, đã chấm dứt tất cả các cuộc tranh luận sau khi lên tiếng cho biết Do Thái đã cung cấp cho ông thông tin về việc một số nhân viên UNRWA có dính líu tới cuộc tấn công ngày 7/10. Ông đã ngay lập tức chấm dứt hợp đồng với những nhân viên này và mở cuộc điều tra để "xác minh sự thật".
Ông không nêu rõ chính quyền Do Thái đã buộc tội bao nhiêu nhân viên, nhưng giải thích rằng quyết định này của ông được đưa ra nhằm bảo đảm rằng UNRWA có thể tiếp tục công tác viện trợ nhân đạo cho Gaza. Tại New York, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết ông cảm thấy "bàng hoàng", còn tại Hoa Thịnh Ðốn, chính phủ Mỹ đã thông báo tạm đình chỉ tất cả các khoản viện trợ bổ sung cho UNRWA trong khi chờ điều tra về những cáo buộc trên.
Kể từ đầu cuộc chiến tại dải Gaza, Tổng Thư ký Antonio Guterres và Do Thái đã có nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa, chính quyền Do Thái nhiều lần chỉ trích Liên Hiệp Quốc, cáo buộc tổ chức này "vô dụng" hay "thân thiện" với Hamas. Sáng nay, Ðại sứ Do Thái lại xuất hiện trên bục Đại hội đồng với ngôi sao vàng trên áo và thẳng thừng tố cáo Liên Hiệp Quốc muốn tiêu diệt nước này. Vì vậy những cáo buộc mới về việc nhân viên UNRWA có liên quan đến Hamas càng trở nêntế nhị hơn với Liên Hiệp Quốc, vốn luôn phủ nhận việc tham gia vào cuộc xung đột này.


Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Bảo đảm Duy Trì Hoạt Động của UNRWA Sau Khi Nhiều Quốc Gia Tuyên Bố Ngưng Viện Trợ


(Hình: Một khu tị nạn cho người Palestine do UNRWA quản lý tại Lebanon, ngày 12/9/2023.)
-Hôm 28/1/2024, trong bối cảnh nhiều quốc gia tạm ngưng tài trợ cho Cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên trách về người tị nạn Palestine (UNRWA) sau cáo buộc một số nhân viên tại đây có liên quan đến vụ tấn công của Hamas hôm 7/10/2023 vào Do Thái, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nước "ít nhất" hãy bảo đảm duy trì các hoạt động của cơ quan này.
Trước đó, người đứng đầu cơ quan này, ông Philippe Lazzarini đã thông báo sa thải các nhân viên bị tình nghi có dính líu đến tổ chức Hamas đồng thời khẳng định sẽ điều tra xác minh sự thật. Ngay sau khi thông báo được đưa ra, Hoa Kỳ đã tuyên bố đình chỉ mọi khoản viện trợ bổ sung cho UNRWA, nhiều quốc gia khác như Ý Ðại Lợi, Gia Nã Ðại, Úc Ðại Lợi, Vương quốc Anh, Phần Lan và Đức sau đó cũng đã có các động thái tương tự.

Tuy nhiên, ông Lazzarini cũng cho biết bản thân cảm thấy "bàng hoàng khi chứng kiến việc quỹ bị đình chỉ chỉ vì những cáo buộc về một nhóm nhỏ nhân viên" và nhấn mạnh "sự sống còn của 2 triệu người" đang phụ thuộc vào các hoạt động của cơ quan này. Từ Jerusalem (thủ đô mới của Do Thái), thông tín viên Michel Paul của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:
UNRWA duy trì vấn đề người tị nạn, cản trở hòa bình và đóng vai trò như là cánh tay dân sự của Hamas ở Gaza. Đây là những gì Ngoại trưởng Do Thái, ông Do Thái Katz đã nói sáng nay.
Cần nhấn mạnh đó là những viện dẫn của Isreal đưa ra về sự can dự của 12 nhân viên UNRWA trong các vụ thảm sát của của Hamas hôm 07/10 năm 2023, căn nguyên của cuộc chiến tranh hiện nay ở Gaza.
Cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên trách về người tị nạn Palestine đã tuyên bố mở cuộc điều tra và ngay lập tức sa thải các nhân viên bị cáo buộc.

Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Do Thái đã phản ứng mạnh mẽ, yêu cầu UNRWA phải trả giá cho các hành động của mình. Ông Do Thái Katz còn đi rất xa khi tuyên bố, nhiều nhân viên của UNRWA là thành viên của Hamas có tư tưởng giết người, tham gia vào các hoạt động khủng bố.
Nhưng nhất là việc, trên tài khoản X của mình (trước đây là Twitter) ông Bộ trưởng còn khẳng định Do Thái dự định thúc đẩy chính sách bảo đảm rằng UNRWA sẽ không còn liên quan tới vùng đất Palestine nữa. Hay nói cách khác, Do Thái muốn chấm dứt các hoạt động của UNRWA tại Gaza.


Do Thái Tấn Công Các Mục Tiêu của Hamas ở Dải Gaza


(Hình: Khói bốc lên sau cuộc tấn công của Do Thái ở miền Nam Gaza.)
-Đoạn video của quân đội Do Thái công bố hôm 28/1/2024 cho thấy các cuộc không kích nhằm vào nơi mà quân đội cho là "các cơ sở hạ tầng khủng bố của Hamas" ở Dải Gaza, trong khi giao tranh giữa Do Thái và nhóm chiến binh Hamas diễn ra ác liệt trên khắp vùng lãnh thổ Palestine.
Trước đó hôm 28/1, Bộ Y tế ở Gaza đã cảnh báo rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe có nguy cơ sụp đổ ở Khan Younis, thành phố phía Nam Gaza hiện là tâm điểm tấn công của Do Thái.

Người dân cho biết, máy bay và xe tăng của Do Thái cũng tấn công các khu vực ở thành phố Gaza ở phía Bắc, nơi Do Thái đang dần rút quân. Người ta có thể nghe thấy tiếng giao tranh ở các thị trấn Beit Lahiya và Jabalia gần đó.
Quân đội Do Thái cho biết đang tham gia vào "các trận chiến căng thẳng" ở Khan Younis, nơi quân đội cho biết đã "loại bỏ những kẻ khủng bố và thu giữ một lượng lớn vũ khí".
Do Thái phát động cuộc chiến ở Gaza sau khi Hamas thực hiện một cuộc tấn công xuyên biên giới chưa từng có, giết chết khoảng 1.200 người và bắt cóc 240 người khác, chủ yếu là dân thường.
Bộ Y tế ở Gaza cho biết rằng số người Palestine thiệt mạng trong chiến dịch của Do Thái đã tăng lên 26.422 người.


Hamas Tuyên Bố Không Trao Trả Tù Binh Do Thái Nếu Hành Động Xâm Lược Không Chấm Dứt


Hình: Binh sĩ Do Thái tại Dải Gaza.)
-Do Thái phải ngừng hành động xâm lược đối với người Palestine ở Gaza trước khi Hamas sẵn sàng thả các binh sĩ Do Thái mà họ bắt làm con tin tại vùng đất này, một thành viên cấp cao của văn phòng chính trị của nhóm nói với thông tấn xã Reuters hôm 28/1/2024.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh có kỳ vọng về một cuộc gặp ở Âu Châu hôm 28/1 giữa Thủ tướng Qatar và các Giám đốc tình báo của Do Thái, Mỹ và Ai Cập để thảo luận về một thỏa thuận mới tiềm năng để con tin được thả và mang lại hòa bình cho Gaza.

"Chúng tôi tái khẳng định rằng việc những người lính Do Thái bị giam giữ còn sống trở về với gia đình của họ sẽ không xảy ra cho đến khi cuộc xâm lược chống lại nhân dân của chúng tôi chấm dứt, và mọi sự trì hoãn và chậm trễ trong việc ngăn chặn cuộc xâm lược đồng nghĩa với việc có thêm nhiều cái chết dưới tay quân đội của họ vì cuộc xâm lược tiếp diễn", ông Izzat al-Risheq nói trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Reuters.
Phát ngôn viên Bộ Y tế ở Gaza Ashraf Al-Qidra hôm 28/1 cho biết rằng có 165 người Palestine thiệt mạng và 290 người bị thương trong 24 tiếng đồng hồ qua, nâng tổng số người thiệt mạng trong các cuộc không kích của Do Thái kể từ khi chiến tranh bắt đầu lên 26.422 người.
Theo các viên chức Do Thái, Do Thái đã phát động một cuộc chiến mà họ cho là nhằm mục đích triệt hạ Hamas sau cuộc tấn công xuyên biên giới chưa từng có của nhóm chiến binh này, khiến 1.200 người thiệt mạng và có 240 người bị bắt cóc.


Do Thái: Biểu Tình Toàn Quốc Đòi Thủ Tướng Netanyahu Từ Chức


(Hình: Người dân Do Thái biểu tình đòi chính phủ phải giải thoát các con tin bị Hamas giữ, ngày 27/1/2024 tại Tel Aviv.)
-Tối 27/1/2024, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình tại khắp các thành phố ở Do Thái.
Chỉ riêng tại Tel Aviv, 3 cuộc biểu tình riêng biệt đã diễn ra với các yêu sách khác nhau: Đòi nhanh chóng trả tự do cho các con tin, yêu cầu ngừng bắn và phản đối chiến tranh và cuối cùng, yêu cầu Thủ tướng Netanyahu từ chức. Từ Tel Aviv, thông tín viên Alice Froussard của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật tình hình:
"Đáng xấu hổ", "Đáng xấu hổ" những người biểu tình tập trung tại Quảng trường Habima ở Tel Aviv cùng hô vang. Ở tuổi 50, bà Khinaya đã đi từ thành phố Eilat, nơi các con của bà đang sống sau khi rời bỏ khu vực gần Gaza. Trên tay bà là tấm biểu ngữ bằng tiếng Do Thái.
"Trên đây viết gì ư? Viết rằng chúng tôi muốn có một cuộc bỏ phiếu. Một cuộc bỏ phiếu ngay bây giờ".

Bà nói rõ là chính phủ không giúp được gì cả. Netanyahu và các Bộ trưởng của ông phải từ chức.
Còn ông Manu thì tỏ ra dứt khoát rằng: "Thủ tướng Do Thái đang bắt chính các con tin làm con tin". Ông nói:
"Vì Netanyahu mà họ (các con tin) chẳng có cơ hội nào thoát khỏi sống sót đâu. Nếu họ sống sót thoát khỏi đó, có nghĩa là chức Thủ tướng của Netanyahu sẽ kết thúc. Và đó thực sự là điều cuối cùng mà ông ta mong muốn".
Tại quảng trường này, nhiều người đang kêu gọi bầu cử, từ chức... nhưng tất cả đều cùng chung một mong muốn, đó là chấm dứt với Netanyahu, người có biệt danh là Bibi.
"Một ngày mưa lạnh như thế này nhưng người ta vẫn ra khỏi nhà để tới đây, rồi đến cả các thành phố khác nữa, khắp cả nước. Ở Haifa, Jerusalem, BeerSheva, Netanya, rồi cả Hadera, nói chung là khắp mọi nơi. Vì vậy, chúng tôi hy vọng điều đó sẽ đến nhanh".
Xung quanh đám đông, một số người biểu tình bị những người ủng hộ chính phủ tấn công, dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ trong xã hội Do Thái.


Iraq: Bắt Đầu Thảo Luận Cắt Giảm Các Lực Lượng của Liên Quân Quốc Tế Chống Daech


(Hình: Thủ tướng Iraq, Shia al Sudani (giữa) chủ trì vòng thảo luận cắt giảm quân số của Liên quân Quốc tế chống Daech, tại Badhdad, ngày 27/1/2024.)
-Kể từ hôm 27/1/2024, chính quyền Iraq bắt đầu các cuộc thảo luận đầu tiên với Mỹ về mục tiêu "cắt giảm đáng kể" các lực lượng của liên quân quốc tế chống tổ chức thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (gọi tắt là Daech).
Chủ trương của Baghdad là Liên minh Quốc tế chống Daech, hoạt động từ năm 2014, sẽ phải ngừng hoạt động. Thông tín viên Marie-Charlotte Roupie của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Baghdad:

"Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc thảo luận. Baghdad khẳng định rõ ràng: Liên minh quốc tế chống Daech cần chấm dứt hoạt động. Để làm được điều này, cần phải thiết lập một lộ trình, bởi các đàm phán sẽ mất thời gian. Ủy ban Quân sự Tối cao, tên của một ủy ban được thành lập để thực thi nhiệm vụ này sẽ xem xét 3 điểm. Thứ nhất là mức độ đe dọa của Daech hiện nay, nhu cầu huy động lực lượng chống Daech, và năng lực thực sự của các lực lượng vũ trang Iraq.
Chính quyền Iraq khẳng định, một khuôn khổ mới sẽ được thiết lập cho các hợp tác an ninh trong tương lai giữa Iraq và mỗi quốc gia thành viên của Liên minh chống Daech. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng đây thực sự là vấn đề chuẩn bị cho một quá trình chuyển tiếp chứ không phải là nhắm đến mục tiêu lực lượng Mỹ rời khỏi Iraq.
Trong khi đó, các cuộc tấn công tiếp tục nhắm vào các cơ sở của Mỹ ở Iraq. Một nhóm vũ trang thân Iran đã tái khẳng định trong một thông cáo báo chí rằng họ chủ trương tiếp tục các cuộc tấn công cho đến khi nào tất cả lính Mỹ rời khỏi đất Iraq".


Tàu Chiến Anh Đẩy Lùi Cuộc Tấn Công Bằng Máy Bay Không Người Lái của Houthi ở Biển Đỏ


(Hình: Tàu chiến HMS Diamond.)
-Các viên chức Anh cho biết, tàu chiến HMS Diamond của Anh hôm 27/1/2024 đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của nhóm Houthi của Yemen ở Biển Đỏ.
"Khai triển hệ thống phi đạn Sea Viper của mình, Diamond đã phá hủy một máy bay không người lái nhắm vào tàu này mà không gây thương tích hay thiệt hại nào cho Diamond hoặc thủy thủ đoàn", Bộ Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố hôm 28/1.
"Những cuộc tấn công bất hợp pháp và không thể dung thứ này là hoàn toàn không thể chấp nhận được và nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đỏ".

Phong trào Houthi, vốn có liên hệ với Iran, bắt đầu tiến hành các vụ tấn công bằng máy bay không người lái và phi đạn vào các tàu vào ngày 19/11 để đáp trả các hoạt động quân sự của Do Thái ở Gaza.
Hôm 26/1, một tàu chở dầu đã bị tấn công, gây ra hỏa hoạn trên tàu.
Các máy bay chiến đấu, tàu chiến và tàu ngầm của Mỹ và Anh đã đáp trả các cuộc tấn công của Houthi vào tàu bè bằng hàng chục cuộc tấn công trả đũa trên khắp Yemen nhằm vào lực lượng Houthi.


Kỷ Niệm Chiến Thắng Léningrad: Tổng Thống Nga Nga Cam Kết "Tiêu Diệt Hoàn Toàn Chế Độ Phát-Xít" Tại Ukraine


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) tại lễ kỷ niệm 80 năm chấm dứt bao vây Lénigrad của Phát-xít Đức trong Đệ nhị Thế chiến, ngày 27/1/2024, tại Saint-Petersburg, Nga.)
-Hôm 27/1/2024, chính quyền Nga rầm rộ tổ chức kỷ niệm 80 năm chấm dứt cuộc bao vây thành phố Léningrad, nay là Saint-Pétersburg, thành phố nổi tiếng với cuộc kháng cự anh hùng chống quân đội phát-xít Đức trong gần 900 ngày ròng rã hồi Ðệ nhị Thế chiến. Lãnh đạo Nga Vladimir Putin một lần nữa nhân dịp này tuyên truyền cho việc "tiêu diệt hoàn toàn chế độ phát-xít" tại Ukraine.
Những dịp kỷ niệm chiến thắng chống phát-xít Đức thường được lãnh đạo Nga sử dụng để đẩy mạnh việc tuyên truyền chống chính quyền Ukraine, biện minh cho cuộc can thiệp quân sự chống chính quyền dân cử tại Kyiv, chỉ còn gần một tháng nữa là bước sang năm thứ ba. Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, ông Putin khẳng định: "chế độ Kyiv tiếp tục vinh danh những kẻ đồng phạm của Hitler, (…) dùng bạo lực để chống lại những ai không vừa lòng Kyiv".

Có mặt bên cạnh Tổng thống Nga nhân dịp này có ông Alexandre Lukachenko, Tổng thống Belarus, nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đồng minh duy nhất của Tổng thống Nga tại Âu Châu. Ông Putin cam kết "chúng ta sẽ làm tất cả để tiêu diệt hoàn toàn chế độ phát-xít".
Hồi đầu tháng 2 năm 2023, nhân dịp 80 năm trận chiến thắng lịch sử tại Léningrad, đảo ngược cục diện của Ðệ nhị Thế chiến, ông chủ Ðiện Cẩm Linh đã so sánh cuộc tấn công Ukraine của Nga, khi quân Nga phải đối mặt với các chiến xa của nước Đức viện trợ cho Kyiv chống xâm lược, với cuộc chiến tranh của Liên Xô chống phát-xít Đức trước đây, nhằm thổi bùng lên tình cảm dân tộc chủ nghĩa của người dân Nga và biện minh cho chiến tranh.
Sử gia Mỹ Timothy Snyder, chuyên giả nổi tiếng về nạn diệt chủng người Do Thái thời phát-xít Đức và các tội ác của chế độ Staline, trong bài trả lời phỏng vấn tạp chí Kometa, đăng tải hôm 23/1/2024, đã nhấn mạnh đến việc nhà cầm quyền Nga đã "thao túng lịch sử", để lôi kéo hàng triệu dân Nga ủng hộ cuộc chiến xâm lược Ukraine. Theo vị chuyên gia này, chính nhà nước Nga đang trở thành "một chế độ phát-xít", và cuộc xâm lược Ukraine của Nga khởi sự ngày 24/02/2022 có nhiều điểm tương đồng với cuộc xâm lăng Ukraine (thuộc Liên Xô cũ) của nước Đức phát-xít năm 1941.


Ukraine: Phát giác vụ biển thủ 40 triệu Mỹ kim mua đạn pháo ở Bộ Quốc phòng


(Ảnh: Binh sĩ Ukraine khai hỏa nhằm vào quân Nga trên chiến trường gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, ngày 2/7/2023.)
-Ngày 28/1/2024, Cơ quan Tình báo Ukraine (SBU) thông báo đã phát giác ra một đường dây tham nhũng trong quá trình mua sắm vũ khí cho quân đội Ukraine với tổng số tiền lên tới 40 triệu Mỹ kim (gần 37 triệu Euro).
Theo hãng tin Reuters, thông báo về vụ bê bối này đã được Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận và được cho là sẽ có tác động đáng kể tới quốc gia này, trong khi chiến sự vẫn đang diễn ra căng thẳng. Cơ quan tình báo Ukraine cho biết các viên chức quân sự cấp cao của Bộ Quốc phòng cùng Giám đốc điều hành của các công ty trực thuộc đã biển thủ khoảng 40 triệu Mỹ kim (36,8 triệu Euro) ngân sách mua vũ khí.

Cụ thể, hợp đồng mua 100.000 quả đạn pháo đã được ký kết với công ty Lviv Arsenal vào tháng 8/2022, sáu tháng sau khi cuộc chiến với Nga nổ ra, khoản thanh toán đó đã được thực hiện trước với số tiền được chuyển cho "người lạ". Tuy nhiên, SBU cho biết không có vũ khí nào được giao còn số tiền thì sau đó lại được chuyển sang các tài khoản ngoại quốc khác.
Trên thực tế, số tiền này đã bị các viên chức của Bộ Quốc phòng và công ty Lviv Arsenal biển thủ với sự đồng lõa của một công ty ngoại quốc. SBU cũng cho biết thêm rằng một trong những nghi phạm đã bị bắt "trong lúc cố gắng trốn khỏi Ukraine".
Tham nhũng trong quân đội hiện là vấn đề đặc biệt nhạy cảm ở Ukraine. Trước đó, hồi tháng 9/2023, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov đã phải từ chức sau những cáo buộc liên quan tới bê bối tham nhũng.


Bầu cử Tổng thống Phần Lan: Cuộc đua giữa hai ứng viên nhiều triển vọng


(Hình: Hai ứng cử viên có triển vọng nhất sẽ thay thế Tổng thống Phần Lan đương nhiệm Sauli Niinisto: Pekka Haavisto (trái) và Alexander Stubb.)
-Hôm 28/1/2024, tại Phần Lan diễn ra vòng một cuộc bầu cử Tổng thống.
Sau hai nhiệm kỳ liên tiếp, Tổng thống mãn nhiệm, Sauli Niinisto không được quyền ra tranh cử nữa dù là người rất được lòng dân, đặc biệt có uy tín với việc đã duy trì một vị trí cứng rắn mà không hiếu chiến đối với nước Nga, quốc gia mà Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.340 cây số. Để thay thế ông, có 9 ứng cử viên, nhưng chỉ có 2 nhân vật được dự báo có nhiều khả năng thắng cử nhất là: Alexander Stubb và Pekka Haavisto. Cuộc đua của họ dự báo sẽ rất sít sao.

Thông tín viên Carlotta Morteo của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Stockholm (thủ đô của Thụy Điển) tóm tắt chân dung hai đối thủ có nhiều triển vọng nhất:
Hai ứng cử viên chỉ cách nhau 3% trong các thăm dò ý định bỏ phiếu: Cả hai người đều có trình độ rất cao cao, mỗi người đều là tấm gương theo cách riêng của mình và được người dân Phần Lan đánh giá cao.
Ông Alexander Stubb, từng có thời gian ngắn làm Thủ tướng, được đào tạo tại Mỹ. Ông đã làm việc tại Ngân hàng Đầu tư Âu Châu, hiện đang là Giáo sư Đại học tại Ý Ðại Lợi. Thuộc giới tinh hoa, ông biết nhiều ngoại ngữ, đại diện cho cánh hữu đã lên nắm quyền từ hồi tháng 6 năm 2023 bằng cách liên minh với cánh cực hữu.

Về phần ứng viên Pekka Haavisto, thuộc đảng Xanh, từng công khai mình là người đồng tính và đã từng về nhì trong hai cuộc bầu cử Tổng thống trước. Ông có thế mạnh là kinh nghiệm ở Bộ Ngoại giao. Ông chính là người đã thực thi việc đưa Phần Lan gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi ở trong chính phủ của Thủ tướng Sanna Marin.
Ông cũng là người rất quan tâm tới các nước đang phát triển, đặc biệt đã từng là nhà đàm phán hòa bình cho cuộc nội chiến ở Ethiopia (2020-2022).

Tổng thống Phần Lan không có quyền hành gì về các công việc đối nội. Trọng tâm nhiệm kỳ Tổng thống là chính sách đối ngoại và quốc phòng.
Đây cũng là những chủ đề mà hai ứng viên Alexander Stubb và Pekka Haavisto đồng quan điểm về việc: Cần phải hậu thuẫn Ukraine bằng mọi giá, nước Nga là mối đe dọa sống còn, tương lai của Phần Lan là trong Liên Hiệp Âu Châu.
Như vậy, phong cách và tính cách của hai nhân vật này sẽ tạo sự khác biệt trong lựa chọn của người dân Phần Lan.


Pháp và Trung Quốc Kỷ Niệm 60 Năm Thiết Lập Quan Hệ Ngoại Giao


(Hình: Ngoại trưởng Trung Quốc và Ðại sứ Pháp tại Trung Quốc trong lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước tại Bắc Kinh. Ảnh ngày 25/1/2024 trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV.)
-Hôm 27/1/2024 đánh dấu 60 năm ngày Tổng thống Pháp de Gaulle đưa ra sáng kiến thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Ngày 25/1, Trung Quốc và Pháp đã long trọng kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ. Lễ kỷ niệm diễn ra tại nhà hát vũ kịch Bắc Kinh. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Chúng tôi vui mừng được đón ông Vương Nghị". Ngoại trưởng Vương Nghị đã có mặt tại buổi lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ Pháp-Trung vào tối thứ năm 25/1. Như thường lệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, danh tính của Bộ trưởng Ngoại giao được giữ bí mật cho đến phút cuối. Chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không để ngỏ một chi tiết ngẫu nhiên nào trong việc tổ chức sự kiện này, từ quan khách tham dự cho đến địa điểm tổ chức, nhà hát vũ kịch Bắc Kinh, do Kiến trúc sư Pháp Paul Andreu thiết kế.

Một điểm gây bất ngờ khác của buổi kỷ niệm này là phát biểu được thu sẵn của hai nguyên thủ quốc gia Pháp và Trung Quốc. Trên màn hình lớn là thông điệp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: "Khi đến thăm Pháp cách đây 10 năm, tôi thấy đây là một quốc gia độc lập, có tinh thần cởi mở, tư duy đi trước và hành động vì các lợi ích song phương. Tinh thần này càng quý giá hơn trong thế giới ngày nay". Tinh thần độc lập cũng là điều được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bảo vệ trên diễn đàn, khi hồi tưởng lại: "Pháp đã là một trong những nước đầu tiên tham gia vào quá trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc". Đối với Trung Quốc, "độc lập" mang ý nghĩa rõ ràng là Pháp không theo đuôi Mỹ.
Trong khi đó, trong đoạn phát biểu được ghi hình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhắc đến vấn đề "trách nhiệm của hai nước, cùng tham gia vào việc đối phó với các khủng hoảng quốc tế, đặc biệt là những vi phạm trắng trợn chống lại các nền tảng của luật pháp quốc tế". Nga và cuộc xung đột ở Trung Đông không được đề cập trực tiếp. Đây không phải là lúc cho những bất đồng, mà là dịp để kỷ niệm tình bạn 60 năm, được khắc bằng đường đỏ trên nền chiếc bánh kem, mà Ngoại trưởng Trung Quốc và Ðại sứ Pháp tại Trung Quốc cùng chia sẻ bằng cả hai tay".


Pháp: Các Nghiệp Đoàn Nông Dân Thông Báo "Bao Vây Thủ Đô Paris


(Hình: Nông dân phong tỏa xa lộ gần Agen (Tây-Nam Pháp) ngày 27/1/2024.)
-Dù nhiều rào chắn đã được dỡ bỏ trên các tuyến quốc lộ, các phương tiện cũng dần có thể di chuyển lại nhưng sự tức giận của giới nông dân vẫn còn đó. Trong thông báo mới đây, Tổng Thư ký nghiệp đoàn các Nông Gia Trẻ của Pháp đã cho biết việc dỡ bỏ các rào chắn này để chuẩn bị cho chiến dịch "phong toả thủ đô Paris" kể từ ngày 29/1/2024.
Trong thông cáo báo chí, các nghiệp đoàn FNSEA và JA cho biết từ 2 giờ chiều ngày 29/1, nông dân từ các vùng Aisne, Aube, Eure, Eure & Loir, Île-de-France, Marne, Nord, Oise, Pas -de-Calais, Seine & Marne, Seine-Maritime và Somme, thành viên của nghiệp đoàn Nông Gia FNSEA và nghiệp đoàn Nông Dân Trẻ JA sẽ "bao vây thủ đô trong một khoảng thời gian không xác định".

Trả lời kênh BFMTV, một thành viên của JA tuyên bố mục tiêu của cuộc phong tỏa lần này nhằm " không cho một chiếc xe vận tải nào có thể tiến vào thủ đô và nếu cần chúng tôi sẽ cầm cự như vậy trong suốt cả tuần tới". Những cuộc biểu tình này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và các trục đường xa lộ chính sẽ là nơi mà người biểu tình nhắm tới. Chẳng hạn như tại Isère, nông dân đang phong toả vùng phía Bắc bằng cách chặn tuyến đường A43 và A48, hai tuyến đường chính dẫn lên núi và đến các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết.
Trước đó, nhiều cuộc biểu tình khác đã diễn ra từ thứ Bảy. Kể từ 5 giờ sáng, khoảng 30 nông dân, trong và ngoài công đoàn, đã kéo đến phi trường Charles de Gaulle ở phía Bắc thủ đô Paris. Trong đoàn biểu tình có khoảng 20 chiếc máy kéo, đủ để làm ách tắc giao thông trên đường. Họ đều có chung quan điểm rằng những thông báo của Thủ tướng là chưa đủ. Tuy nhiên để biểu tình có thể kéo dài thì cần đến sự đoàn kết của mọi người, một người trong đoàn cho biết "tôi sẵn sàng đình sản xuất, nhưng liệu tất cả nông dân có theo tôi không?".

Hôm 28/1, Thủ tướng Pháp, Gabriel Attal đã tới một trang trại nông nghiệp ở Parçay-Meslay, Gabriel Attal thừa nhận có những "mâu thuẫn" trong các quyết định của quốc gia và EU nhưng đối với ông, ưu tiên hàng đầu hiện nay là "sản xuất và bảo vệ nông dân".


Cô Gái Gốc Ukraine Đăng Quang Hoa Hậu Nhật và Những Tranh Cãi Về Bản Sắc


(Hình: Cô Karolina Shiino, Hoa hậu Nhật Bản 2024.)
-Việc người mẫu sinh ra tại Ukraine, Karolina Shiino, đăng quang Hoa hậu Nhật Bản tuần này đã gây ra một cuộc tranh luận trên mạng xã hội về ý nghĩa và diện mạo là người Nhật.
Người mẫu 26 tuổi, sinh ra ở Ukraine và có vẻ ngoài là người da trắng, đã sống ở Nhật Bản hơn 20 năm và là công dân nhập tịch. Trong những năm qua, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn cho người ngoại quốc như một cách để đảo ngược tỷ lệ sinh đang giảm, một trong những mức thấp nhất trên thế giới.

"Tôi sống như một người Nhật, nhưng có những rào cản chủng tộc và nhiều trường hợp tôi không được chấp nhận", cô Shiino nói bằng tiếng Nhật trôi chảy trong lễ nhận giải đầy nước mắt hôm 22/1/2024.
Cô nói: "Tôi vô cùng biết ơn vì ngày hôm nay tôi đã thực sự được chấp nhận là một người Nhật Bản".

Một số người đã lên mạng xã hội chất vấn liệu Shiino có thực sự là bộ mặt của Nhật Bản hay không. "Vậy một người không có một giọt máu Nhật Bản và không có chút nét Nhật Bản nào sẽ đại diện cho phụ nữ Nhật Bản sao?", một người viết trên nền tảng truyền thông xã hội X.
Những người khác cho rằng cô có quyền đại diện cho đất nước mà cô thuộc về. "Nếu bạn có quốc tịch Nhật Bản thì bạn là người Nhật. Đó không phải là tất cả những gì cần nói sao? Còn gì để chứng minh thêm nữa?", một người khác nói.
Phản ứng trước chiến thắng của cô Shiino gợi nhớ lại cơn bão dư luận vây quanh cô Ariana Miyamoto, có mẹ là người Nhật và bố là người Mỹ gốc Phi Châu, người đại diện cho Nhật Bản tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2015.
Nhưng cô Shiino hy vọng mọi người sẽ nhìn cô không chỉ qua vẻ bề ngoài. Trên trang web của cuộc thi sắc đẹp, cô Shiino viết rằng mặc dù trông cô có vẻ là người ngoại quốc nhưng tâm hồn cô lại là người Nhật.


Bắc Hàn Phóng Phi Đạn Liên Lục Địa Ngoài Khơi Duyên Hải Phía Đông


(Hình: Truyền hình Nam Hàn chiếu cảnh Bắc Hàn phóng phi đạn.)
-Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Hàn (JCS) cho biết, Cộng sản Bắc Hàn đã bắn nhiều phi đạn liên lục địa ngoài khơi bờ biển phía Đông hôm 28/1/2024, lần phóng thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần.
JCS cho biết, các phi đạn được phóng vào khoảng 8 giờ sáng và đang được cơ quan tình báo Nam Hàn và Mỹ phân tích mà không nêu rõ số lượng phi đạn đã được bắn đi hoặc khoảng cách chúng đã bay.
"Trong khi tăng cường giám sát và cảnh giác, quân đội của chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và theo dõi các dấu hiệu và hoạt động thêm nữa từ Bắc Hàn", quân đội cho biết trong một tuyên bố.

Vụ phóng mới nhất xảy ra vài ngày sau khi Bắc Hàn phóng phi đạn liên lục địa chiến lược mới có tên "Pulhwasal-3-31", cho thấy nó có khả năng nguyên tử.
Bắc Hàn đang tăng cường đối đầu với Mỹ và các đồng minh, nhưng các viên chức ở Hoa Thịnh Ðốn và Hán Thành cho biết họ không nhận thấy dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng sắp tới có ý định thực hiện hành động quân sự.
Các viên chức và các nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ tiếp tục hoặc thậm chí gia tăng các bước khiêu khích sau khi nước này đạt được những bước tiến trong phát triển phi đạn-đạn đạo, tăng cường hợp tác với Nga và Trung Quốc, đồng thời từ bỏ mục tiêu thống nhất hòa bình với Nam Hàn kéo dài hàng thập kỷ.

Trước đó vào hôm 28/1, hãng tin nhà nước Bắc Hàn KCNA đã tố cáo một loạt cuộc tập trận quân sự được tiến hành trong những tuần gần đây của quân đội Mỹ và Nam Hàn, cảnh báo về những hậu quả "không thương tiếc".
Vụ phóng mới nhất được tiến hành một ngày sau khi phái đoàn Trung Quốc do Thứ trưởng Ngoại giao Sun Weidong dẫn đầu trở về nước sau chuyến thăm ba ngày tới Bình Nhưỡng, trong đó cả hai bên cam kết tăng cường hợp tác chiến thuật và bảo vệ lợi ích chung.
Trong một bản tin riêng rẽ hôm 28/1, KCNA cho biết một phái đoàn Bắc Hàn do Bộ trưởng thể thao Kim Il Guk dẫn đầu đã rời Bắc Hàn tới Trung Quốc hôm 27/1.


Bắc Hàn, Trung Quốc Đồng Ý Bảo Vệ Lợi Ích Chung


(Ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Choe Son Hui và Phó trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông hội kiến tại một địa điểm không xác định ở Bắc Hàn, ngày 26 tháng 1 năm 2024.)
-Bắc Hàn và Trung Quốc đồng ý tăng cường hợp tác chiến thuật và bảo vệ các lợi ích chung, thông tấn xã chính thức của Bắc Hàn KCNA cho biết vào ngày thứ Bảy (27/1/2024), đưa tin về cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui với Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông.

Ngày thứ Sáu, Trung Quốc nói hai nước cam kết tăng cường liên lạc chiến lược "ở mọi cấp" và tái khẳng định "lập trường không suy suyển" về việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ khi ông Tôn gặp người đồng cấp Bắc Hàn, Pak Myong Ho, ở Bình Nhưỡng.
Ông Tôn đến Bình Nhưỡng hôm thứ Năm, đi qua thành phố Sinuiju ở biên giới hai nước. Đây là sự giao tiếp mới nhất của Bắc Hàn với Trung Quốc và Nga trong khi nước này tăng cường đối đầu với Mỹ và Nam Hàn.
Bắc Hàn đã nâng cấp đáng kể mối quan hệ với hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và cũng là đồng minh truyền thống, những nước đã sát cánh cùng Bình Nhưỡng khi nước này tăng tốc phát triển một loạt vũ khí chiến thuật và chiến lược.
Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, trước đây từng biểu quyết chống lại Bình Nhưỡng tại Liên Hiệp Quốc vì các chương trình nguyên tử và phi đạn-đạn đạo, kể từ năm 2017 đã từ chối tham gia áp đặt thêm các chế tài, ủng hộ quan điểm của Bắc Hàn là họ đang thực thi quyền tự vệ.


Mỹ- Trung Quốc Đối Thoại Cấp Cao Tại Vọng Các Về Đài Loan và Bắc Hàn


(Hình: Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ngày 27/1/2024 đã gặp nhau tại thủ đô Vọng Các của Thái Lan thảo luận về vấn đề Đài Loan.)
-Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), trong 2 ngày 26 và 27/1/2024, đã có 12 tiếng đồng hồ đối thoại về hàng loạt vấn đề gai góc trong quan hệ song phương, như cuộc xâm lăng Ukraine của Nga, Biển Đông, tình hình an ninh ở Hồng Hải hay Miến Điện.
Căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan và nguy cơ bùng đột xung đột trên bán đảo Triều Tiên dường như là các chủ đề nổi bật hơn cả. Cuộc đối thoại diễn ra tại Vọng Các, thủ đô của Thái Lan.

Theo thông tấn xã AFP, cuộc đối thoại lần thứ ba giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ với lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc trong vòng một năm được cả hai bên đánh giá là "thẳng thắn" và "thực chất". Sau cuộc đối thoại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo cho biết "các trao đổi về các vấn đề chiến lược diễn ra thực chất, thẳng thắn và có ý nghĩa". Về phần mình, Tòa Bạch Ốc khẳng định cuộc hội kiến nói trên "nằm trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm duy trì các kênh liên lạc mở, nhằm quản lý một cách có trách nhiệm các cạnh tranh" giữa hai đại cường, và Mỹ-Trung "đang cạnh tranh nhưng cả hai nước cần ngăn chặn việc chuyển sang xung đột hoặc đối đầu".
Theo giới quan sát, Hoa Kỳ và Trung Quốc mong muốn tiếp tục xu thế đối thoại, được mở ra từ đầu năm 2023, và được lãnh đạo hai bên nhất trí trong cuộc gặp hồi tháng 9 tại California. Ngay sau cuộc đối thoại, Hoa Thịnh Ðốn cho biết "vào mùa Xuân tới", lãnh đạo hai nước có thể sẽ có một cuộc điện đàm.

Cuộc đối thoại giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ và Ngoại trưởng Trung Quốc tại Thái Lan cho phép hai bên trực tiếp bày tỏ các bất đồng, và tìm kiếm các khả năng hợp tác. Về phía Bắc Kinh, "thách thức lớn nhất" trong quan hệ với Hoa Kỳ là "phong trào đòi độc lập tại Đài Loan", điều đã được Ngoại trưởng Vương Nghị nhấn mạnh, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh kêu gọi phía Mỹ "thực thi các cam kết không ủng hộ Đài Loan độc lập và ủng hộ việc tái thống nhất hòa bình với Trung Quốc".
Về vấn đề Đài Loan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định hai bờ eo biển", và cam kết thực thi "chính sách Một nước Trung Hoa, được định hướng bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan của Mỹ, Ba thông cáo Mỹ-Trung và Sáu bảo đảm cho Đài Loan, phản đối thay đổi nguyên trạng, không ủng hộ Đài Loan độc lập, và giải quyết các khác biệt giữa hai bờ eo biển một cách hòa bình". Ngay sau cuộc đối thoại cấp cao Mỹ-Trung, theo báo chí Đài Loan, chính quyền Đài Bắc đã gửi lời cảm ơn Hoa Thịnh Ðốn ủng hộ việc "duy trì nguyên trạng", đồng thời nhấn mạnh Đài Loan trên thực tế đã là "một quốc gia độc lập", "một nền dân chủ trưởng thành", và cuộc bầu cử Đài Loan vừa qua đã "được sự ủng hộ, chúc mừng từ hơn 100 nước trên thế giới".

Về tình hình bán đảo Triều Tiên, theo hãng tin Nam Hàn Yonhap, ông Jack Sullivan đã bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" của Hoa Thịnh Ðốn về các vụ thử vũ khí mới đây của Bình Nhưỡng, và "quan hệ ngày càng mật thiết giữa Nga và Bắc Hàn". Theo Hoa Thịnh Ðốn, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ đã "trực tiếp nêu các lo ngại với Trung Quốc, do ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng, và hy vọng sẽ có những cuộc thảo luận sâu hơn về chủ đề này". Phía Mỹ hy vọng sẽ có các trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Wei-dong), người vừa có chuyến công du Bình Nhưỡng trong tuần này.


Ba Binh Sĩ Mỹ Thiệt Mạng, 34 Người Bị Thương Trong Vụ Tấn Công Bằng Máy Bay Không Người Lái ở Jordan


(Ảnh: Lực lượng đặc nhiệm của Iraq, Jordan và Hoa Kỳ trong một cuộc diễn tập chung ở Jordan.)
-Ba quân nhân Hoa Kỳ đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở phía Đông-Bắc Jordan gần biên giới Syria, Tổng thống Joe Biden và các viên chức Mỹ cho biết hôm 28/1/2024.

Ông Biden đổ lỗi cho các nhóm được Iran hậu thuẫn về vụ tấn công.
“Trong khi chúng tôi vẫn đang thu thập dữ liệu về cuộc tấn công này, chúng tôi biết nó được thực hiện bởi các nhóm chiến binh cực đoan được Iran hậu thuẫn, hoạt động ở Syria và Iraq”, ông Biden nói trong một tuyên bố.
Một viên chức Mỹ nói với thông tấn xã Reuters rằng ít nhất 34 người đang được thăm khám về khả năng bị chấn thương sọ não.
Một viên chức thứ hai cho biết: “Mặc dù chúng tôi vẫn đang thu thập thông tin, nhưng đây chắc chắn là hành động của một nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn”.

Những cái chết này đánh dấu thương vong đầu tiên của quân đội Mỹ trong khu vực kể từ khi chiến tranh bắt đầu ở Gaza. Ông Biden cho biết rằng vụ tấn công xảy ra vào tối 27/1.
Cuộc tấn công này là sự leo thang nghiêm trọng trong khi tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông, nơi chiến tranh nổ ra ở Gaza sau cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo Palestine Hamas vào Do Thái vào ngày 7/10/2023, khiến 1.200 người thiệt mạng. Theo Bộ Y tế ở Gaza, cuộc tấn công sau đó của Do Thái vào Gaza đã giết chết hơn 26.000 người Palestine.
Mặc dù cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn duy trì quan điểm chính thức rằng Hoa Thịnh Ðốn không tham chiến trong khu vực, nhưng nước này đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của nhóm Houthi ở Yemen, vốn đang tấn công các tàu thương mại ở Biển Đỏ.
“Chúng tôi sẽ thực hiện cam kết chống khủng bố. Và không còn nghi ngờ gì nữa – chúng tôi sẽ buộc tất cả những người chịu trách nhiệm phải chịu trách nhiệm vào thời điểm và theo cách mà chúng tôi lựa chọn”, ông Biden nói trong tuyên bố do Tòa Bạch Ốc công bố.


Mỹ Đồng Ý Xuất Cảng Chiến Đấu Cơ F-16 Cho Thổ Nhĩ Kỳ


(Hình: Một chiếc F-16 Fighting Falcon thuộc Phi đội Tiêm kích 510 cất cánh tại Căn cứ Không quân Nellis, Nevada, Hoa Kỳ, vào ngày 25/1/2024.)
-Sau các cuộc đàm phán ráo riết kéo dài trong nhiều tháng, chính quyền Biden hôm 26/1/2024 thông báo đã Hạ viện Hoa Kỳ đã đồng ý cho Thổ Nhĩ Kỳ mua chiến đấu cớ F-16 với trị giá hợp đồng 23 tỉ Mỹ kim.
Ankara dự trù mua 40 chiếc F-16 do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin chế tạo. Hoa Thịnh Ðốn bật đèn xanh cho thương vụ chuyển giao vũ khí này sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn kết nạp Thụy Điển vào Liên Minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cùng ngày 26/1, Hoa Thịnh Ðốn cũng đã bật đèn xanh cho việc bán cho Hy Lạp 40 chiến đấu cơ F-35, trị giá hợp đồng 8 tỉ Mỹ kim.

Hợp đồng trang bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ là một chuyện dài nhiều tập. Ankara cần nâng cấp khả năng phòng không. Hạ viện Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ra thận trọng trên hồ sơ này vì những lý do như sau: Một là Hoa Kỳ ngần ngại bán chiến đấu cơ hiện đại cho Thổ Nhĩ Kỳ bởi Ankara trang bị hệ thống phi đạn S-400 của Nga. Lý do thứ hai là lo ngại của một số Dân biểu Mỹ về căng thẳng giữa Ankara với Athens, vào lúc Hy Lạp cũng là một thành viên của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp có tranh chấp chủ quyền trong vùng biển Đông Địa Trung Hải. Đó là lý do vì sao cùng lúc bật đèn xanh cho Thổ Nhĩ Kỳ mua F-16, thì Hạ viện Mỹ cũng đã cho phép Hy Lạp sắm thêm chiến đấu cơ F-35.
Cuối cùng như một viên chức trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xin được giấu tên đã lưu ý, Hoa Thịnh Ðốn chỉ đồng ý về hợp đồng nói trên một khi Ankara chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập NATO.

Không có nhận xét nào: