Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

Tám bí quyết dưỡng sinh vào mùa đông - Wang He


Khí lạnh có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, bệnh thấp khớp, bệnh tăng nhãn áp. Khí lạnh có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, bệnh thấp khớp, bệnh tăng nhãn áp.
1. Nên giữ ấm:
Mùa đông thuộc âm, nên lấy việc giữ gìn tinh chất âm làm gốc, nên tránh làm thất thoát dịch cơ thể. Do đó, mùa đông cần "tránh lạnh tìm ấm", việc phòng ngừa khí lạnh xâm nhập là cần thiết.
<!>
Tuy nhiên, bạn không nên tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, cũng tránh mặc quần áo quá dày và lông thú, tránh uống rượu khi đang sưởi ấm, hạn chế hơ nóng bụng và lưng khiến cơ thể đổ mồ hôi đầm đìa.

2. Nên giữ ấm chân:

Cần thường xuyên giữ chân sạch sẽ và khô ráo, giặt và thay vớ (tất) thường xuyên, ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày, kết hợp mát-xa và kích thích các huyệt đạo ở bàn chân.

Nên đi bộ ít nhất nửa giờ mỗi ngày để vận động đôi chân. Ngoài ra, việc lựa chọn một đôi giày thoải mái, ấm áp, nhẹ và có khả năng hút ẩm tốt cũng rất quan trọng.

3. Phòng ngừa bệnh:

Khí lạnh có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, bệnh thấp khớp, bệnh tăng nhãn áp.

Người bệnh cần chú ý giữ ấm, đặc biệt là phòng ngừa thời tiết gió lớn, nhiệt độ thấp gây kích thích không tốt cho cơ thể, chuẩn bị sẵn thuốc cấp cứu.

Đồng thời, cũng nên coi trọng việc rèn luyện khả năng chịu lạnh, nâng cao khả năng chống lạnh và chống bệnh, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

4. Nên uống nhiều nước:

Mùa đông tuy lượng mồ hôi và nước tiểu bài tiết ít hơn nhưng các tế bào não và các cơ quan trong cơ thể vẫn cần nước để nuôi dưỡng, bảo đảm quá trình trao đổi chất bình thường.

Mùa đông lượng nước bổ sung mỗi ngày không nên ít hơn 2000 ~ 3000ml.

5. Nên điều chỉnh tinh thần:

Mùa đông dễ khiến con người rơi vào trạng thái buồn bã. Cách tốt nhất để thay đổi tâm trạng buồn bã là vận động, chẳng hạn như chạy bộ, khiêu vũ, chơi bóng, v.v. đều là những cách tốt để loại bỏ sự buồn chán của mùa đông và bồi dưỡng tinh thần.

6. Nên thông gió:

Mức độ ô nhiễm không khí trong nhà vào mùa đông nghiêm trọng hơn ngoài trời hàng chục lần, cần thường xuyên mở cửa sổ để thông gió, giúp thanh lọc không khí, tỉnh táo tinh thần.

7. Ăn cháo:

Chế độ ăn uống mùa đông nên kiêng kỵ những thứ cứng, sống, lạnh.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên ăn cháo nóng vào buổi sáng, ăn ít vào bữa tối để dưỡng khí cho dạ dày.

8. Nên ngủ sớm:

Mùa đông dương khí suy yếu, ban đêm càng mạnh, cần "ngủ sớm dậy muộn". Ngủ sớm để dưỡng dương khí, dậy muộn để giữ gìn tinh chất âm.

Bảo Vy biên dịch

Không có nhận xét nào: