Đối với việc Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết của Tòa án Liên Hợp Quốc (LHQ) về việc bác bỏ “yêu sách hàng hải” của Trung Quốc tại Biển Đông, khu vực các nước Đông Nam Á giành được nhiều lợi thế. Phải mất 4 năm, nhưng cuối cùng Hoa Kỳ cũng đã khẳng định “sức nặng” của mình trong việc ủng hộ phán quyết của Tòa án LHQ nhằm bác bỏ toàn diện các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông. Mặc dù chờ đợi từ lâu, sự ủng hộ của Washington đối với các quyền tài nguyên của các quốc gia ven biển Đông Nam Á là tín hiệu rất tích cực. Bất chấp đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực nhằm củng cố các “tuyên bố chủ quyền” và quyền kiểm soát Biển Đông. Trong số các hành vi vi phạm của mình, chính quyền này đã lấn sâu hơn vào các vùng đặc quyền kinh tế hay còn gọi là EEZ của Indonesia, Việt Nam và Malaysia, trái với phán quyết của tòa.
<!>
Do lo ngại về sự vượt trội quân sự của Trung Quốc và muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh, các quốc gia Đông Nam Á đã chống lại các cuộc xâm lấn của Trung Quốc nhưng... trong giới hạn.
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh chỉ làm gia tăng sự cấp thiết này. Indonesia, Malaysia và Philippines đang thiết lập quan hệ sâu sắc hơn với Trung Quốc khi các quốc gia này tìm cách xây dựng lại nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, một tín hiệu lạc quan liên quan đến Biển Đông đã xuất hiện từ cuối năm ngoái, với ý nghĩa rõ ràng rằng, ngoài trừ Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đang hành động theo luật pháp quốc tế.
Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia, đã thông qua một loạt các công hàm gửi lên LHQ, nêu rõ rằng Tòa án LHQ đã ra phán quyết chống lại Trung Quốc, và việc Trung Quốc khẳng định các quyền hàng hải đối với Biển Đông là trái với Công ước LHQ về Luật Biển, hay UNCLOS.
Hoa Kỳ cũng đã đệ trình một công hàm lên LHQ vào đầu tháng 6/2020 nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc, mặc dù Washington không phản hồi trước câu hỏi rằng liệu có hợp pháp không nếu Trung Quốc tuyên bố một đặc khu kinh tế từ các đảo nhỏ lẻ ở Biển Đông là thuộc sở hữu của mình.
Nhưng điều này đã thay đổi vào tháng trước, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra tuyên bố cấp cao, trong đó "gắn kết" quan điểm của Mỹ với phán quyết của Tòa án LHQ về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuyên bố trên khẳng định rằng cả quần đảo Trường Sa (riêng lẻ hay một nhóm) cũng như Bãi cạn Scarborough đều được hưởng đặc quyền kinh tế. Ông Pompeo tiếp tục lên án các hành động trái pháp luật của Trung Quốc như quấy rối việc đánh bắt cá và phát triển năng lượng ngoài khơi của Philippines.
Đáng chú ý, ông Pompeo cũng tuyên bố bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá, phát triển thăm dò khai thác tài nguyên của các quốc gia Đông Nam Á, hoặc bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc đối với việc khai thác các nguồn tài nguyên này... là bất hợp pháp.
Hoa Kỳ đã thực hiện các bước phù hợp với phán quyết của Tòa án LHQ như: lên án việc Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động dầu khí, bao gồm cả các hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.
Điều này mang lại dấu hiệu rất tích cực. Đầu tiên, nó hướng tới việc trấn an các nước Đông Nam Á rằng Hoa Kỳ quan tâm đến quyền lợi kinh tế của họ.
Thứ hai, các hành động ủng hộ này khiến phán quyết của Tòa án LHQ có tính hợp pháp cao hơn, và có khả năng sẽ thúc đẩy sự ủng hộ cho các nỗ lực song phương và đa phương để bảo vệ trật tự Biển Đông dựa trên luật lệ.
Thứ ba, những tuyên bố gần đây của Hoa Kỳ giúp chống lại những cáo buộc sai lầm của Trung Quốc rằng "các cường quốc nước ngoài đang khuấy động rắc rối ở Biển Đông". Tuyên bố của Trung Quốc sẽ trở nên vô nghĩa nếu những hành động bảo vệ chủ quyền Biển Đông của các quốc gia Đông Nam Á được luật pháp quốc tế ủng hộ.
Cuối cùng, sự ủng hộ này mở đường cho các hành động mạnh mẽ hơn chống lại Trung Quốc, có khả năng bao gồm các biện pháp trừng phạt. Một ngày sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stillwell đã có động thái nhắm vào các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, cụ thể là Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) - công ty dẫn đầu hoạt động nạo vét Biển Đông của Trung Quốc; các căn cứ quân sự và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Ông Stillwell tuyên bố rằng những công ty này đã xâm phạm các đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển thông qua các hoạt động khảo sát khác nhau.
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức hoặc doanh nghiệp nhà nước “liên quan đến việc cưỡng chế ở Biển Đông” hay không, ông Stilwell trả lời rằng "không gì là không thể".
Phản ứng của Đông Nam Á đối với các tuyên bố gần đây của Hoa Kỳ được cho là tương đối “trầm lặng”. Việt Nam và Malaysia kêu gọi giải quyết trong hòa bình đối với các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Philippines kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của tòa.
Tuy nhiên, một tuần sau tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo, Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với Hoa Kỳ nhằm tăng cường năng lực quản lý nghề đánh bắt cá và thực thi pháp luật của Việt Nam. Cho đến nay, Philippines và Indonesia là các quốc gia Đông Nam Á duy nhất đưa ra phán quyết của tòa về quyền tài nguyên.
Việc điều hướng những vùng biển “đầy sóng gió” phía trước sẽ rất khó khăn, nhưng một cách tiếp cận có nguyên tắc, dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế sẽ mang lại sự ổn định cần thiết, có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á.
Tác giả: Tiến sĩ Lynn Kuok là thành viên cao cấp của Đối thoại Shangri-La về An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.
Thiện Nhân
Chính quyền Trung Quốc đang cạn kiệt tài chính giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã có tác động rất lớn đến tài chính của ĐCSTQ. Doanh thu tài khóa của nước này lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, theo giới chức Trung Quốc.
The Epoch Times gần đây đã có được một loạt tài liệu nội bộ từ chính quyền thành phố Đại Liên cho thấy, tài chính của thành phố ở phía đông bắc Trung Quốc đang là vấn đề nghiêm trọng do chi phí kinh tế của đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trong văn bản chính thức đề ngày 21/5/2020, Cục Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn Quận Pulandian ở Đại Liên (văn phòng nhà ở) đã nêu: “Yêu cầu đặc biệt đối với chính quyền quận cho phép vay 1,6 triệu nhân dân tệ (hơn 5,35 tỷ VNĐ)) từ quỹ bảo trì sự ổn định của quận, từ tháng 5/2020 đến tháng 12/2020. Quỹ sẽ được dùng cho các doanh nghiệp nhà nước để chi trả bảo hiểm và phúc lợi cho công nhân xây dựng tại địa phương”.
Bảo hiểm và phúc lợi gồm có “năm bảo hiểm và một quỹ”, cụ thể: bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thương tật, bảo hiểm thai sản và quỹ hỗ trợ nhà ở. “Duy trì sự ổn định” là cách nói tránh của ĐCSTQ về những nỗ lực trấn áp những người bất đồng chính kiến và duy trì sự ổn định chính trị cho ĐCSTQ.
Cục quản lý nhà ở - một cơ quan chính phủ có quyền lực chính trị thực sự - đang thiếu tiền mặt, cho thấy mức độ nghiêm trọng của thảm họa tài chính tại Đại Liên.
Trong văn bản, văn phòng nhà đất hứa sẽ “hoàn trả khoản vay [từ quỹ duy trì sự ổn định] kịp thời” theo 2 điều kiện tiên quyết. Một là, tòa án mở tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước; hai là, kho bạc địa phương chi trả phí bảo trì xây dựng thành phố.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã có tác động rất lớn đến tài chính của ĐCSTQ. Doanh thu tài khóa của nước này lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, theo giới chức Trung Quốc. Vào tháng Ba, doanh thu đã giảm 26,1% so với một năm trước đó.
Mặc dù chính quyền thành phố Đại Liên chưa công bố dữ liệu tài chính cho năm nay, nhưng họ ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp lớn đã giảm 62,1% từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020. Tại Trung Quốc, các công ty lớn là những công ty có doanh thu kinh doanh chính từ 20 triệu nhân dân tệ (hơn 66,96 tỷ VNĐ) trở lên.
14% dự án xây dựng bị ngừng tại thành phố Đại Liên
Một tài liệu của Cục nhà ở báo cáo các dự án được phê duyệt để tiếp tục, cho biết tính đến ngày 29/3, có tổng cộng 543 dự án nhà ở, trong đó 61 dự án khởi công mới và 482 dự án đang tiếp tục xây dựng.
Trong số các dự án được tiếp tục, chỉ có 409 dự án được phê duyệt. 6 dự án còn lại không hoạt động, 29 dự án ngừng hoạt động trong thời gian dài, 13 dự án được dự kiến là không tiếp tục và 19 dự án không thể được tiếp tục, tức là có tổng cộng 67 dự án thành phố bị bỏ hoang.
Đưa người lao động nhập cư trở lại Đại Liên
Cũng trong tài liệu, tổng cộng 2.365 công nhân nhập cư đã được đưa về quê nhà Đại Liên của họ trong thời gian xảy ra đại dịch, để làm việc cho các dự án địa phương. Điều này có nghĩa là người lao động nhập cư không thể tìm được việc làm tại các khu vực thành thị mà họ đã chuyển đến.
Tình hình này phản ánh đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện đang cản trở nghiêm trọng đến sự phục hồi của thị trường lao động Trung Quốc.
Đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu hụt cả kinh phí và lao động cho chính quyền Đại Liên, đồng thời có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục các dự án xây dựng của thành phố.
Văn phòng Thương mại Đại Liên đã ban hành một thông báo đề ngày 17/3, lưu ý rằng doanh số bán lẻ đã giảm 25,1% trong tháng Một và tháng Hai.
Báo cáo nêu tác động bất lợi của đại dịch đối với thương mại và lưu thông hàng hóa: “Diễn tiến của đại dịch vẫn chưa rõ ràng, môi trường kinh tế bên ngoài hỗn loạn, và sự phát triển của các doanh nghiệp bị hạn chế bởi tiền thuê, lao động và xuất nhập khẩu”.
Một thông báo từ Văn phòng Chính quyền Thành phố Đại Liên vào ngày 22/5 có tiêu đề "Thông báo về việc sử dụng thực tế vốn nước ngoài trong các lĩnh vực khác nhau của thành phố từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020" cho biết, đầu tư nước ngoài đã giảm mạnh và lượng vốn nước ngoài thực sự được sử dụng trong hàng năm giảm 56,8% từ tháng 1/2020 cho đến tháng 4/2020.
Một loạt báo cáo đặc biệt về thuế do Cơ quan Thuế quận Pulandian ban hành cho thấy, xuất khẩu và thuế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá trị xuất khẩu tháng Hai đã giảm 23,99 triệu đô-la Mỹ (hơn 555,96 tỷ VNĐ) so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương với 37,26%”, và tình hình xuất khẩu năm nay không mấy lạc quan.
Về nguồn thu nhập chính của địa phương và thuế thu nhập doanh nghiệp, Cơ quan Thuế quận Pulandian đã phân tích “hoạt động sản xuất và kinh doanh trở lại”, và nhận thấy rằng các ngành sản xuất và xây dựng trong quý 1 của năm nay “đã bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi đại dịch". Doanh thu trong quý 1 dự kiến sẽ giảm đáng kể, hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai ngành này là nguồn thu thuế chính của chính quyền quận Pulandian, chiếm gần 90% thuế trả trước, theo các tài liệu.
Một cuộc khảo sát với 15 công ty đóng thuế chủ chốt trong khu vực cho thấy mặc dù 73,33% đã tiếp tục hoạt động sản xuất, nhưng phần lớn vẫn thua lỗ trong năm nay. Chỉ có 4 công ty làm ăn có lãi trong quý 1, và 2 trong số đó có lợi nhuận và kê khai thuế tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo, tổng số thuế mà 15 công ty nộp thuế chủ chốt phải nộp trong quý 1 đã giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Loạt tài liệu nội bộ từ Đại Liên cho thấy một số khó khăn cấp bách về tài chính và kinh tế mà chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét