Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Con số 3 - Tiểu Tử

Trong mấy con số từ 1 đến 10, con số 3 là đặc biệt nhứt vì nó lúc nào cũng thấy có mặt trong cuộc sống hằng ngày  Trong mấy con số từ 1 đến 10 con số 3 là đặc biệt nhứt, vì nó lúc nào cũng thấy có mặt trong cuộc sống hằng ngày.  Đây ví dụ bà Hai cúng Phật : Bàn thờ Phật được gọi là “Ngôi tam bảo , trên bàn thờ có bộ ba “lư hương và hai chân đèn , có ba chung nước , bà Hai xá ba xá rồi lấy ba chung nước đem đi lau rồi cho nước mới vào mang lại đặt lên bàn Phật , thắp ba cây nhang, chắp vào hai bàn tay xá ba lần mới cắm nhang vào lư hương , xong là xá ba xá, mới gõ ba tiếng chuông rồi quỳ xuống lạy ba lạy , đứng lên xá ba xá hướng về bốn hướng . Đó : chỉ việc cúng Phật mà đã có biết bao nhiêu lần ba? <!>
Trong ngôn ngữ thông thường , để nói về một người không đứng đắn, người ta gọi người đó là “thằng ba trợn, thằng ba xạo, thằng ba que xỏ lá, thằng ba gai, thằng ba phải, thằng ba búa …”.
      Trường hợp hơi gấp  cần gặp nhau để “nói ba điều bốn chuyện rồi đi !”. Lỡ gặp bữa cơm thì “ăn ba miếng rồi đi !”. Bữa nay ngày rằm mà không có cơm chay. Thôi thì “và ba miếng cơm lạt trước khi ăn cũng được !”.
      Thông thường , nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà ! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch ... Theo truyền thuyết, đó là “một bà và hai ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi ! Hay quá !
       Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng , họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố ! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà !
       À ! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”!  Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp”, thì đàn bà thời nào cũng chỉ “chính chuyên một chồng”!
       Trên đây là nói về dân dã . Thử nhìn qua cuộc sống của một ông Vua coi ra sao bởi vì ổng là “đối lập” với nhân dân  mờ!
       Đầu tiên , ổng đi đâu cũng có “tiền hô hậu ủng” , có tới “ba đạo quân” đi theo bảo vệ ổng ! Cho nên khi nghe trên sân khấu ông Vua kêu lớn “Tam quân” là nghe dạ rân trên đó ! Oai
 
như vậy na !
       Khi ông Vua giận kẻ phản tặc nào là ổng ra lịnh “tru di tam tộc” kẻ đó!   Ghê chưa ! Bằng không thì ổng cho “Tam ban triều điển” để phạm nhân tự xử: đó là chén thuốc độc, sợi giây để thắt cổ, và con dao nhọn để đâm vào bụng .
       Chổ ở của ông Vua không phải là loại vi-la mà là một “Tam cung lục viện” , mỗi viện ổng cấp cho một cô gái đẹp. Mấy cô nầy có trách nhiệm “phục vụ” ổng ! Sướng vậy đó ! Và nơi nầy không ai được vô nên được gọi là  “Tử cấm thành”, trong đó có tất cả những gì để ông Vua tiêu khiển , tránh cho ổng khỏi đi lan ban ra ngoài nguy hiểm !
 
        Nhắc đến chuyện Vua chúa, không quên hồi thời đó thường hay đọc truyện Tàu. Có truyện « Tam Quốc Chí » đọc cũng mê ! Trong truyện Tàu có những nhân vật làm người đọc khó quên. Tỉ như : ba người kết nghĩa đào viên ( Lưu, Quan, Trương ), tỉ như Lưu Bị tam cố thảo lư, ba lần đến đứng trước cửa nhà Khổng Minh để cầu hiền, tỉ như ông Trình Giảo Kim nằm mơ thấy Tiên Ông dạy võ công với cái búa bửa củi. Đang học, bổng ông ta giật mình thức dậy và chỉ nhớ có ba đường búa, tỉ như Quan Công Hầu hóa ngũ quan ( hai cộng ba ) trảm lục tướng ( ba lần hai )…vân vân …  và vân vân…
        Cha ! … Con số 3 nó hành tôi từ đầu câu chuyện làm tôi muốn … đo ván ! Thôi, ngừng đây nghen ! Bái bai !           
                                                                   
Tiểu Tử.

Không có nhận xét nào: