Ông Obama đăng đàn nói xấu ông TrumpCựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Tư đã ra mặt công kích người kế nhiệm Donald Trump, nói rằng ông Trump không phù hợp với chức vụ mà ông đang nắm giữ, và cho rằng việc bỏ phiếu cho ông Joe Biden vào cuối năm nay là điều cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại của nền dân chủ Mỹ, theo Reuters.“Ông ấy không chú tâm đến công việc; không quan tâm đến việc tìm kiếm điểm chung; không quan tâm đến việc sử dụng quyền hành lớn để giúp đỡ bất cứ ai ngoài bản thân và bạn bè của mình; không quan tâm đến việc đối đãi một cách đúng đắn đối với vai trò tổng thống ngoài việc lợi dụng nó để thu hút sự chú ý mà ông ấy khao khát”, ông Obama chỉ trích ông Trump trong đêm thứ ba của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ.<!>
“Donald Trump không làm tốt được công việc bởi vì ông ấy không thể”, ông Obama nhân xét. “Và hậu quả của thất bại đó là nghiêm trọng”.
Trước khi nghỉ hưu ông Obama từng chất vấn kế hoạch phát triển kinh tế của ông Trump, nói rằng chỉ có cây đũa thần ông Trump mới có thể giúp kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức 3%. Tuy nhiên, trái ngược với những dự đoán của ông Obama, kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đã tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2018, tỷ lệ tăng trưởng GDP Mỹ đạt 3,18%, và trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán xảy ra, có thời điểm tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.
Ông Obama cũng bị chỉ trích đã quá nhu nhược trước chính quyền Trung Quốc. Dưới thời vị tổng thống da màu, Bắc Kinh đã hoàn thành việc bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ vì ngừng hiệp ước với Hồng Kông
Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông đã lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ sau khi Washington đình chỉ ba hiệp ước song phương với Hồng Kông, bao gồm hiệp ước dẫn độ và hiệp ước miễn thuế cho tàu bè, nhấn mạnh rằng việc chấm dứt những hiệp ước này sẽ gây hại cho cả hai bên, theo SCMP.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm thứ Năm cho biết Bắc Kinh ủng hộ quyết định đình chỉ thỏa thuận giữa Hồng Kông và Mỹ về tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự để trả đũa “những hành vi sai trái” của Hoa Kỳ.
“Chúng tôi ghi nhận tuyên bố của chính quyền Hồng Kông, trong đó phản đối và lên án mạnh mẽ việc đơn phương đình chỉ các thỏa thuận [của phía Mỹ]. Phía Trung Quốc hoàn toàn đồng ý với quan điểm của chính quyền Hồng Kông trong việc này”, ông Triệu nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.
Cổ phiếu Alibaba lao đao khi chính quyền Trump chuẩn bị áp chế tài
Các biện pháp trừng phạt gần đây của chính quyền Trump áp lên các hãng công nghệ Trung Quốc có móc nối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đang làm rung chuyển giá cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, theo The BL ngày 18/8.
Tổng thống Donald Trump đã thoáng đề cập đến các hãng công nghệ Trung Quốc và gia tăng áp lực đối với họ trong chuyến thăm Bedminster, bang New Jersey.
Khi được hỏi liệu ông có chế tài các công ty liên quan đến ĐCSTQ khác như ông đã làm với Huawei hay không, chẳng hạn như Alibaba và Baidu, Tổng thống Trump khẳng định là có, sẽ áp dụng với hầu hết các công ty này. Nhưng ông cho biết họ đang tìm kiếm các thứ khác, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết, theo báo cáo của Nhà Trắng ngày 16/8.
Luke Lloyd, cố vấn tài sản và chiến lược gia đầu tư tại quỹ đầu tư Strategic Wealth Partners cho biết: “Rõ ràng điều này sẽ mang đến một số tác động, chúng tôi có thể thấy giá cổ phiếu của Alibaba sụt giảm”.
Mặc dù giá trị cổ phiếu của Alibaba đã đạt mức kỷ lục 268 USD vào ngày 9/7, nhưng đến ngày 17/8, chúng sụt xuống mức 251 USD mỗi cổ phiếu.
Ngoài ra, mối quan tâm đến các giao dịch bán khống đã giảm 10,3% trong giai đoạn trước, trong đó 37,89 triệu cổ phiếu bán khống chiếm 11,6% tổng số cổ phiếu có sẵn. Đối với các giao dịch bán khống, nhà đầu tư mượn cổ phiếu và bán chúng, hy vọng sau này sẽ mua lại chúng với giá thấp hơn, trả lại cho người cho vay và bỏ túi phần chênh lệch.
Reuters đưa tin: “Ông Trump đã và đang gây áp lực lên các công ty sở hữu bởi Trung Quốc, bằng cách hứa hẹn cấm ứng dụng video ngắn TikTok tại Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 17/8 đã nhắc lại tuyên bố phản đối công nghệ của Huawei vì đã làm dấy lên nhiều nghi ngại về vấn đề xâm hại an ninh quốc gia ở một số nước.
“Chính quyền Trump đối đãi với Huawei như đúng bản chất của nó – là một cánh tay của chính quyền ĐCSTQ – và chúng tôi sẽ có hành động đáp trả thích hợp”, theo thông cáo báo chí.
Một trong những biện pháp như vậy là cấm 38 công ty con của Huawei nhập một số công nghệ nhạy cảm nhất định. Huawei đã sử dụng các công ty con này để thu thập các công nghệ bị cấm, từ đó trốn tránh các chế tài áp lên họ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục tăng cường cảnh giác và bảo vệ tài sản trí tuệ của quốc gia.
“Chúng tôi sẽ không dung thứ cho những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm phá hoại quyền riêng tư của công dân, tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Mỹ, hoặc tính toàn vẹn của hệ thống mạng thế hệ tiếp theo trên toàn cầu”.
Trung-Nga có thể bị Mỹ trừng phạt trong vấn đề Iran
Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo Nga và Trung Quốc không nên coi thường việc tái khởi động tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, điều mà Tổng thống Trump đã chỉ đạo ông nêu ra tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc ở New York hôm thứ Năm, theo Reuters.
Khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có chế tài Nga và Trung Quốc nếu họ từ chối tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran hay không, ông Pompeo nói với Fox News hôm thứ Tư rằng: “Chắc chắn vậy”.
Ông Pompeo sẽ gặp ông Dian Triansyah Djani – Đại sứ Indonesia tại Liên Hợp Quốc, người đang giữ chức chủ tịch HĐBA trong tháng 8 – để gửi đơn khiếu nại về việc Iran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Kim Jong Un thừa nhận không đạt mục tiêu kinh tế
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thừa nhận kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của ông đã không đạt được các mục tiêu trong nghị quyết, đồng thời cam kết sẽ công bố một kế hoạch mới tại đại hội đảng Lao động sẽ được tổ chức vào tháng Giêng năm tới, truyền thông KCNA của Triều Tiên đưa tin hôm thứ Năm, theo Yonhap.
“Nền kinh tế đã không được cải thiện khi liên tục đối mặt với tình hình căng thẳng cả trong lẫn ngoài và những thách thức đa dạng, bất ngờ từ nhiều phía”, ông Kim nói trong khi đọc một nghị quyết được thống nhất tại cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên tổ chức hôm thứ Tư.
Rất hiếm khi lãnh đạo Triều Tiên thừa nhận thất bại trong chính sách của mình.
Các chuyên gia nhận định, ông Kim cũng có thể tận dụng thời điểm diễn ra đại hội đảng Lao động để công bố chính sách mới của Bình Nhưỡng đối với Hoa Kỳ sau khi đã biết kết quả ai là người chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, ông Trump hay ông Biden.
Ông Navarro: Đảng Dân chủ và ĐCSTQ đang ‘hợp sức’ chống Tổng thống Trump
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm thứ Tư (19/8) nói rằng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hợp sức trong “cùng một mục tiêu chung”, đó là cố gắng đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vào cuối năm nay, theo The Hill.
“Tôi nghĩ rằng câu chuyện đang xảy ra ở đây là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tham gia vào một mục tiêu chung là đánh bại Donald J. Trump, và toàn bộ chiến lược của họ, toàn bộ chiến lược của họ là dựa trên việc [tìm cách] đổ lỗi cho chính quyền này về một đại dịch toàn cầu do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra”, ông Navarro nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Ông Navarro không đề cập tới việc giữa Đảng Dân chủ và ĐCSTQ có ký kết một thỏa thuận hợp tác nào đó hay không. Nhưng ông nhấn mạnh rằng ĐCSTQ “đã tham gia rất nhiều cùng với Đảng Dân chủ”, nói rằng điều đó là hiển nhiên dựa trên việc phân tích “cuộc chiến thông tin” mà ĐCSTQ sử dụng để chống lại chính quyền Trump.
William Evanina, quan chức phản gián hàng đầu của Hoa Kỳ, hồi đầu tháng này cho biết chính quyền Trung Quốc thích ông Trump thua trong cuộc bầu cử sắp tới và lực lượng này đang mở rộng các nỗ lực gây ảnh hưởng “để định hình môi trường chính sách ở Hoa Kỳ, gây áp lực lên các nhân vật chính trị mà họ coi là làm tổn hại tới lợi ích của họ, đồng thời làm chệch hướng và chống lại những lời chỉ trích đối với Bắc Kinh”.
Ông Navarro hôm thứ Tư đã chỉ trích Hội nghị Quốc gia của đảng Dân chủ, vì theo ông, hội nghị của đảng này đã không thừa nhận tội ác gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán của ĐCSTQ. Ông Navarro nói rằng với việc gây ra đại dịch, chính quyền Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ mất đi hàng triệu việc làm và hơn 170.000 người Mỹ mất mạng vì Covid.
“Họ không bàn về chính sach nữa”, ông Navarro nói về đảng Dân chủ. “Họ chỉ bới móc Trump. Đó là tất cả, toàn bộ chiến lược của họ”.
Ông Navarro khẳng định rằng việc các đảng viên Dân chủ không nói về trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc trong đại dịch Covid cho thấy Joe Biden và cộng sự sẽ “dâng đất nước này cho Đảng Cộng sản Trung Quốc” nếu họ thắng cử vào cuối năm nay.
Nga: Chính trị gia đối lập Putin hôn mê, nghi bị đầu độc
Ông Alexei Navalny, chính trị gia Nga đối lập với chính phủ Putin, đã rơi vào trạng thái hôn mê tại một bệnh viện ở Siberia hôm thứ Năm sau khi uống một tách trà. Người phát ngôn của ông Navalny, bà Kira Yarmysh, tin rằng tách trà mà ông uống đã bị bỏ thuốc độc, theo Reuters.
Ông Navalny bắt đầu cảm thấy mệt khi trở về Moscow từ Siberia bằng máy bay vào sáng thứ Tư. Ông đã được nhanh chóng đưa tới bệnh viện sau khi máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Omsk.
“Chúng tôi cho rằng Alexei đã bị đầu độc bằng thứ gì đó trộn vào trà của ông. Đó là thứ duy nhất ông ấy uống vào buổi sáng. Alexi giờ đã bất tỉnh”, bà Yarmysh nói.
Nối tiếp vợ, ông Obama có kế hoạch nói xấu ông Trump
Tài liệu rò rỉ cho thấy, trong bài phát biểu vào thứ Tư trước các đảng viên đảng Dân chủ, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự định sẽ nêu ra các thất bại của Tổng thống Trump khiến 170.000 người Mỹ chết vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán, làm mất hàng triệu việc làm và đe dọa nền dân chủ cả trong và ngoài nước, theo Reuters
Vợ của ông Obama, bà Michelle, đã lên tiếng chỉ trích ông Trump hôm thứ Hai rằng Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ không có năng lực và “đơn giản là không thể trở thành người mà chúng ta cần”.
Sau đó ông Trump đã phản pháo khi nói trên Twitter rằng ông sẽ không thể trở thành Tổng thống Mỹ nếu như không phải vì những việc làm của ông Obama, chồng bà Michelle, ám chỉ rằng sự yếu kém của vị tổng thống da màu đã khiến cử tri Mỹ chọn ông làm tổng thống trong cuộc bầu cử hồi cuối năm 2016.
Mỹ dừng hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ngừng hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông hôm thứ Tư, theo SCMP. Đây là động thái trừng phạt tiếp theo của Washington đối với Bắc Kinh kể từ khi lực lượng đang nắm quyền ở Trung Quốc bị chỉ trích vì thông qua luật an ninh quốc gia nhằm bóp nghẹt tự do của đặc khu này.
Hiệp ước dẫn độ là một trong ba thỏa thuận song phương giữa Hoa Kỳ với Hồng Kông mà chính quyền Trump tuyên bố sẽ đình chỉ.
Bà Morgan Ortagus, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Các thỏa thuận này bao gồm việc [dẫn độ] những tội phạm đào tẩu tự thú, chuyển giao những người bị kết án và miễn thuế đối ứng đối với các khoản thu có được từ hoạt động quốc tế của các con tàu”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết động thái này thực hiện theo lệnh hành pháp ngày 14/7 của Tổng thống Donald Trump, trong đó tuyên bố rằng, vì luật an ninh quốc gia, Hồng Kông “không còn đủ tự chủ để nhận được sự đối xử đặc biệt trong mối quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Ngoại trưởng Mỹ: Ván cờ thế giới đã thay đổi, phương Tây đang đánh bại Trung Quốc
Sau chuyến thăm 4 nước Đông Âu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ván cờ thế giới đã thay đổi, và người dân Mỹ đã nhận ra rằng chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hoàn toàn khác biệt với người dân Trung Quốc, hơn nữa nó (ĐCSTQ) cũng đang đe dọa các giá trị và phương thức sinh hoạt của người dân Mỹ.
Ngày 18/8, ông Pompeo nói, “Quyết tâm của những người yêu tự do trên toàn thế giới là mong muốn giữ gìn lối sống và giá trị quan của họ, và điều này đang ngày càng gia tăng”.
Ông nói trên Twitter, “Dân chúng Mỹ nhận ra rằng người dân Trung Quốc hoàn toàn khác với ĐCSTQ và rằng (ĐCSTQ) đang đe dọa đến các giá trị quan và lối sống của họ (người dân Mỹ). Cả hai đảng ở Washington đều biết rất rõ chúng tôi đang phản đối điều gì. Ván cờ đã thay đổi, như tôi đang thấy trên khắp châu Âu và thế giới. Phương Tây đang chiến thắng”.
Ngoại trưởng Mike Pompeo vừa kết thúc chuyến thăm 4 nước Trung và Đông Âu. Ông đã có bài phát biểu tại Nghị viện Séc, nói rằng sức ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của ĐCSTQ đã khiến nó trở thành đối thủ còn khó đối kháng hơn Liên Xô ở một số khía cạnh, nhưng thế giới đã đoàn kết với nhau chống lại sự áp bức của ĐCSTQ, xã hội tự do cuối cùng sẽ chiến thắng, theo The Epoch Times.
Ông Pompeo chia sẻ sau khi Bức màn sắt của Liên Xô cũ sụp đổ, Trung và Đông Âu trở lại với thế giới tự do của phương Tây, nhưng chủ nghĩa độc tài vẫn chưa tiêu vong.
“Ngày nay, mối đe dọa lớn hơn là mối đe dọa do ĐCSTQ và các phong trào cưỡng chế và kiểm soát [tư tưởng] của nó gây ra. Ý thức hệ cốt lõi của chính quyền ĐCSTQ là chủ nghĩa Mác-Lênin của Liên Xô, thậm chí còn tồi tệ hơn thế. Cái đảng này từ đầu đến cuối đều luôn ích kỷ. Nguồn gốc của mọi hành động của nó bắt nguồn từ hình thái ý thức của nó. Hơn nữa nó mang tâm lý thù địch đối với các xã hội tự do như của chúng ta”.
“Những gì đang diễn ra hiện nay không phải là cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản 2.0. Thách thức trong việc kháng lại mối đe dọa của ĐCSTQ ở một số khía cạnh còn khó khăn hơn. Điều này là do ĐCSTQ đã có sự móc ngoặc với nền kinh tế, chính trị và xã hội của chúng ta theo cách thức mà Liên Xô trước đây chưa từng làm được”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.
Nhưng ông nhấn mạnh, “Cũng giống như đại quân Mỹ đóng trú ở NATO năm xưa, khi đại quân Mỹ đóng quân ở Tây Đức, không ai nghĩ rằng Bức màn sắt sẽ thực sự sụp đổ trước khi Bức tường Berlin bị lật đổ. Ván cờ thế giới đã thay đổi, thế giới sẽ đoàn kết để chống lại sự áp bức của ĐCSTQ. Xã hội tự do cuối cùng sẽ chiến thắng”.
Trung Quốc & Nga đối nghịch EU trong vấn đề Belarus
Trung Quốc, Nga và Liên minh châu Âu (EU) đã thể hiện xu hướng đối lập trong vấn đề Belarus. Trung Quốc và Nga cho thấy họ muốn bảo vệ Tổng thống Lukashenko thì EU từ chối kết quả bầu cử bị người dân Belarus lên án là gian lận, giúp vị tổng thống đã tại vị 26 năm tiếp tục nắm quyền, theo bản tin hôm thứ Năm của SCMP.
Chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích “các thế lực nước ngoài” làm hỗn loạn Belarus, còn chính phủ Nga đe dọa sẽ điều quân đội tới giúp ông Lukashenko dập tắt các cuộc biểu tình rầm rộ trong những ngày qua.
Sau một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến khẩn cấp, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel đã gửi một thông điệp tới người dân Belarus rằng EU “đứng về phía các bạn”.
Các cuộc biểu tình lớn chưa từng có trong lịch sử của Belarus phản đối và yêu cầu Tổng thống Lukashenko từ chức đã bước sang ngày thứ 11.
Úc bắt giữ tàu cá chở 2 tấn Cocaine
Một con thuyền đánh cá đang vận chuyển 2 tấn cocaine đã bị chặn ở vùng biển Australia vào cuối tuần qua. Đây là vụ buôn bán ma túy bất hợp pháp lớn nhất từ trước đến nay bị phát hiện ở Australia, nhà chức trách Úc cho biết thông tin hôm thứ Tư, theo Fox News.
Tàu Coralynne đã bị chặn vào đêm thứ Bảy ngoài khơi Newcastle sau khi các sĩ quan tình báo Úc thấy con tàu này nhận những kiện hàng hóa đáng ngờ từ một con tàu nước ngoài.
Lực lượng Biên phòng Australia cho biết 1,98 tấn cocaine có nguồn gốc từ Hoa Kỳ được chứa trong 1.890 kiện hàng đã được đưa ra khỏi tàu đánh cá hiện đang cập cảng Sydney. Cơ quan này cho biết giá trị của lô hàng cấm này lên đến 616 triệu USD.
Nhà khoa học Nga: Covid-19 thực sự ‘có mắt’, chọn đối tượng để lây
Năm 2003, khi dịch bệnh virus SARS lây lan ở Trung Quốc, tạp chí “Life and Safety” của Nga đã xuất bản một bài báo có tựa đề “SARS-Không chỉ là một loại vi-rút”. Tác giả bài báo là Gubanov B. B., một viện sĩ tại Viện Sinh thái Xã hội Quốc tế Nga.
Thông qua một loạt các thí nghiệm, ông Gubanov đã đi đến một kết luận khoa học độc đáo và đặc biệt:
“Virus thực chất là một loại vi khuẩn có chứa thông điệp tinh thần và đạo đức, nó bao hàm cả phương diện tinh thần và phương diện sinh học. Những gì con người chúng ta hiểu được chỉ là khía cạnh sinh học của virus, nó chỉ chiếm một phần nhỏ của virus này. Vì vậy, y học hiện đại chỉ đang cố gắng điều trị phía mặt sinh học của virus chứ không phải loại bỏ tận gốc virus”.
Thông qua nghiên cứu về sự sản sinh và lây truyền virus gây bệnh AIDS, viêm gan, SARS và các loại virus khác, họ đã phát hiện ra rằng virus có thể được sản sinh và phát triển một cách tự chủ trong một cơ thể khỏe mạnh, mà nhiều người trong số họ lại không tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
Về vấn đề này, nhiều người có thể có liên tưởng rằng: Những người hay bị cảm lạnh, chỉ cần gió thổi một chút là chảy nước mũi; hay trong lúc vô tình chỉ cần nhìn một cái vào mắt bệnh nhân bị đau mắt đỏ, là bản thân có thể lập tức bị mắc bệnh; còn bệnh ung thư, phẫu thuật lấy hết khối u, nhưng nó lại có thể di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Sao bệnh lại có thể dễ dàng lây lan như vậy?
Ông Gubanov đã chỉ ra rằng: “Bộ não con người khi hoạt động có thể tạo ra một thể tư duy hữu hình”, mà cái thể tư duy hữu hình này lại có khả năng phân biệt tốt và xấu, thiện và ác”.
Ông Gubanov đi đến kết luận: “Bất kỳ căn bệnh nào cũng trước hết là kết quả của sự xuống cấp về tinh thần và đạo đức của người bệnh, sau đó mới đến sự tổn thương vỏ ngoài của người bệnh. Nếu cơ thể và tâm trí của một người lành mạnh, nếu cơ thể con người luôn có thể phát ra một “thể tư duy hữu hình” tích cực, thì khi virus tiếp cận cơ thể người đó, virus sẽ ngay lập tức bị đánh bại khiến người đó duy trì được thể trạng khỏe mạnh”.
“Trái lại, những người thường phát ra “thể tư duy hữu hình” tiêu cực không đứng đắn, chính là những người thường phát ra bức xạ não sai lệch, thì virus rất dễ dàng bám lên cơ thể người. Ngay cả khi người mang virus đi ngang qua anh ta, hoặc chỉ để ý đến anh ta, anh ta đã có thể nhiễm virus. Cái này được gọi là “sự thu hút tình cờ” của virus trên cơ thể người”.
Sau khi nghiên cứu, học giả nước ngoài này cũng phát hiện ra rằng, khi tư duy của một người có vấn đề, sẽ có những thay đổi tương ứng trong lớp năng lượng xung quanh cơ thể anh ta. Cũng giống như khi mọi người bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán, đó là do “thể tư duy hữu hình” của người đó không thiện lành, khiến lớp năng lượng xung quanh cơ thể ở phần nửa trên bên trái cơ thể bị tổn thương, từ đó virus có thể dễ dàng xâm nhập.
Kể từ khi bùng phát tại Vũ Hán, Covid-19 đã lan ra toàn cầu. Số người tử vong do bệnh này đã vượt quá số người chết do dịch SARS năm 2003. Câu hỏi đặt ra là, virus này có khả năng “tư duy” không? Liệu nó “có mắt” hay không? Đối tượng lây nhiễm có phải đã được lựa chọn trước hay không?
Afghanistan: Đánh bom, ít nhất 4 người thiệt mạng
Có ít nhất 4 người chết và 13 người bị thương sau các vụ đánh bom nhắm vào các cơ quan chính phủ ở Afghanistan, các quan chức địa phương cho biết thông tin hôm thứ Tư, theo Fox News.
Hai quả bom gắn vào nhau phát nổ ở thủ đô Kabul của Afghanistan đã giết chết hai nhân viên công lực, trong đó có một sĩ quan cảnh sát và làm bị thương hai người khác, cảnh sát thông tin.
Trong một vụ khác ở Puli Khumri, thủ phủ tỉnh Baghlan ở phía bắc Afghanistan, một quả bom nhắm vào một chiếc xe của cơ quan tình báo tỉnh, khiến 2 người tử vong và 11 người bị thương, bao gồm cả quân đội và dân thường, Nazir Najem, người phát ngôn của tỉnh trưởng tỉnh Baghlan cho biết.
Hiện chưa có lực lượng nào đứng ra nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công. Phát ngôn viên lực lượng Taliban, Zabiullah Mujahid, nói rằng ông không biết có các vụ nổ ở Kabul, theo AP.
Mỹ sẽ khôi phục hầu hết lệnh trừng phạt Iran
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư cho biết, ông đang chỉ đạo Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) rằng Mỹ có kế hoạch khôi phục hầu như tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đã bị đình chỉ trước đây đối với Iran, theo Reuters.
Trước đó vào thứ Ba, Reuters đưa tin ông Pompeo có thể sẽ đến New York vào thứ Năm để thúc đẩy các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Iran, và sẽ cuộc gặp với với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres.
Hiện Nga và Trung Quốc đang tìm cách cản trở Hoa Kỳ trừng phạt chính phủ Iran, lực lượng bị coi là kẻ quấy rối và bảo trợ cho các tổ chức khủng bố khét tiếng ở Trung Đông.
Nghị sĩ Anh: Ấn Độ có thể đóng vai chính trong việc xóa bỏ lệ thuộc Trung Quốc
Ông Iain Duncan Smith
Ấn Độ có thể đóng vai chính trong việc đảo ngược sự lệ thuộc đáng báo động của các nền dân chủ trên thế giới vào Trung Quốc, ông Iain Duncan Smith, một chính khách Anh có uy tín trong đảng Bảo thủ, nhận định trên Hindustantimes ngày 12/8.
Ông Smith cho hay, dưới thời Tập Cận Bình, chính quyền Trung Quốc thậm chí đã gia tăng sự độc tài và hung hăng hơn, và qua những gì ông Tập nói và làm, có thể thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nuôi tham vọng vào năm 2040 hoặc trong khoảng đó, chính quyền Trung Quốc sẽ sở hữu nền kinh tế và quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Trong bài phát biểu quan trọng của mình tại đại hội đảng lần thứ 19 vào tháng 10/2017, ông Tập tuyên bố sẽ thực hiện mục tiêu “trăm năm kép”. Ông nói rằng đến năm 2020, Trung Quốc sẽ xóa bỏ đói nghèo và đạt được xiao kang she hui – “tiểu khang xã hội” (là mục tiêu xã hội sung túc vừa phải mà Đặng Tiểu Bình đặt ra cho xã hội Trung Quốc). Và vào giữa thế kỷ này, đúng dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Trung Quốc sẽ nổi lên thành một quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới, thực thi quyền lãnh đạo trên tất cả các khu vực.
Ông Smith nhấn mạnh rằng chính quyền Trung Quốc bộc lộ khá rõ việc họ muốn nâng tầm khát vọng toàn cầu của mình thành một sứ mệnh lịch sử, và lực lượng này muốn tất cả các nước xung quanh cuối cùng phải cúi mình trước họ. “Tôi nghĩ rằng toàn bộ các cuộc tập trận ở Biển Đông, nơi họ chiếm đóng các vùng lãnh thổ mà họ không có quyền, nơi họ đang xây các pháo đài quân sự trên các đảo nhân tạo – đều là một phần của dự án lớn này”, ông Smith nói.
Nhiều lần ông Tập diễn đạt rằng “đại trẻ hóa” quốc gia là mục tiêu chiến lược của ông, một mục tiêu mà nhiều người cho là nhằm biến Trung Quốc thành một vương quốc trung cổ ở thế kỷ 21.
Trung Quốc đã thiết lập các mối liên kết trong “các khu vực chiến lược” khiến “thế giới tự do” lệ thuộc vào Bắc Kinh, ông Smith nhận định.
“Đơn cử như viễn thông. Viễn thông phải được bảo mật từ trên xuống dưới. Bạn không thể an toàn một nửa. Bạn không thể cho phép những nhà cung cấp không đáng tin cậy tham gia vào hệ thống của bạn. Ví dụ, chính phủ [Anh] đã đồng ý sẽ loại bỏ Huawei, và họ đang định làm điều đó. Chúng ta cần đẩy nhanh việc này”.
Chính trị gia người Anh cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu để Trung Quốc gây ảnh hưởng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân thì rất nguy hiểm.
“Trung Quốc có ảnh hưởng lớn ở một nhà máy hạt nhân (tại vương quốc Anh), sắp tham gia vào một nhà máy khác nữa, và đang theo đuổi nhà máy thứ ba. Chúng ta nên xem xét điều này bởi vì đây là công nghệ hạt nhân và có khả năng là trong một thời điểm tranh chấp, Trung Quốc có thể đóng cửa các nhà máy này và chúng ta không thể khởi động nó”, ông Smith nói.
Ông cũng tỏ ra lo ngại về các lĩnh vực tăng trưởng mới như ô tô điện, ngành mà “thế giới tự do” phụ thuộc Trung Quốc do nguồn cung giới hạn khiến các nước ít có sự lựa chọn.
“Giả dụ bạn hoạt động trong một lĩnh vực nhiều tiềm năng như xe điện, đây là loại phương tiện chạy bằng pin. Nhưng ai là nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới, đó là Trung Quốc”.
“Ngành còn lại là nguyên liệu đất hiếm khai thác từ mỏ. Trung Quốc kiểm soát 95% các mỏ khai thác này, nhiều mỏ ở Congo và một vài trong số đó sử dụng lao động trẻ em, điều thật đáng hổ thẹn. Tuy nhiên, họ đã sở hữu nó. Vì vậy nếu bạn nhìn nhận về mặt chiến lược, chính phủ Trung Quốc cũng kiểm soát tất cả các lĩnh vực then chốt mà thế giới tự do cần đến”.
Trong một bài báo gần đây viết cho tờ Telegraph, ông Smith giải thích rằng đất hiếm rất quan trọng đối với một loạt thiết bị bao gồm điện thoại thông minh, máy tính, đèn LED, bộ chuyển đổi xúc tác, máy phát và lưu trữ điện, và các loại pin cần thiết cho xe điện. Nguyên liệu này cũng rất quan trọng trong một số ứng dụng quốc phòng, bao gồm radar, hệ thống dẫn đường của tên lửa và máy đo tầm xa laser. Ngoài việc kiểm soát nguồn cung kim loại đất hiếm trên thế giới, Trung Quốc còn kiểm soát phần lớn công suất chế biến toàn cầu.
Để hóa giải sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nghị sĩ Smith chỉ ra rằng Ấn Độ có thể là quốc gia giúp thế giới tìm được lời giải cho vấn đề này. Ông cho rằng, về vấn đề địa chính trị, Ấn Độ đóng vài trò là một “đối trọng tuyệt vời” với Trung Quốc trong khu vực.
Ấn Độ có thể giúp tạo ra một đòn chí mạng để loại bỏ sự lệ thuộc vào Trung Quốc, ông Smith quả quyết. Ví dụ, New Delhi có thể tham gia Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) mà ông là một trong những người sáng lập, liên minh này có sự tham gia của các nghị sĩ của các cường quốc như Mỹ, Nhật, Úc và Canada.
“Hiện chúng tôi có 17 quốc gia trong liên minh. Chúng tôi hy vọng sắp tới Ấn Độ sẽ tham gia cùng chúng tôi, điều này rất quan trọng. IPAC bao gồm cả những người cánh tả và cánh hữu. Tất cả họ đều là nghị sĩ như tôi. Và chúng tôi nhất trí rằng chúng tôi cần có một chiến lược đối với Trung Quốc. Vì vậy, với tư cách là một liên minh đồng thuận, chúng tôi kêu gọi các chính phủ có một đánh giá chiến lược về vấn đề lệ thuộc Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, IPAC đã đang biên soạn các tài liệu “chứng minh rằng các quan chức Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo triệt sản phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và tống giam toàn bộ những người này, theo nghĩa đen là để xóa bỏ khái niệm về người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc”.
Ông Smith cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc dưới thời ông Tập đã “đối xử tồi tệ với những người theo đạo Thiên Chúa, các học viên Pháp Luân Công hay có hành vi càn quấy trên Biển Đông, tham gia vào các vấn đề tranh chấp biên giới với Ấn Độ, đe dọa Đài Loan, và sau đó thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường đưa phần lớn thế giới đang phát triển vào quỹ đạo của ông ta, dưới sự kiểm soát của ông ta”.
Ông Smith đề nghị rằng thay vì các trường đại học Anh chào mời sinh viên Trung Quốc tới học thì hãy chào đón sinh viên Ấn Độ. “Chúng ta hãy mở cửa [đối với sinh viên Ấn Độ], và bạn sẽ thấy chúng ta không cần loại tiền đến từ Trung Quốc”.
Cuối cùng, nhà lập pháp Anh nhấn mạnh rằng, Ấn Độ là một phần giải pháp để chống lại các hành vi hung hăng của Trung Quốc cũng như sự lệ thuộc vào nước này.
“Ấn Độ có thể đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực, và ở Biển Đông cũng như tham gia vào giải quyết các vấn đề phát sinh ở vùng biển đó. Ấn Độ có một mối quan hệ tốt với các nền dân chủ như Úc, Mỹ và Anh. Tất cả những điều này có thể hình thành một cách có khả năng chống lại hành vi hung hăng của Trung Quốc. Chúng ta cần khẩn trương thiết lập kênh đối thoại chiến lược toàn diện với Ấn Độ để bàn thảo thấu đáo về điều này”.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét