Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Cuộc chiến gián điệp (phần 2) – Sự đáp trả của chính quyền Trump

Trung Quốc
Theo Politico của Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ Trump cho biết tại một bữa ăn tối riêng ngày 7/8, các du học sinh Trung Quốc " tất cả gần như là gián điệp". (Ảnh: REUTERS/Stringer (CHINA - Tags: BUSINESS EMPLOYMENT EDUCATION) CHINA OUT. NO COMMERCIAL OR EDITORIAL SALES IN CHINA)

Ngày 23 tháng 7 năm 2019, Giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray trong buổi điều trần của Uỷ ban tư pháp Thượng viện Mỹ, cho biết hơn 50 văn phòng của cơ quan này đang tiến hành điều tra 1000 vụ điều tra ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ, gần như tất cả đều có liên quan tới Trung Quốc.
<!>

Bắt giữ và truy tố

Đối với gián điệp mạng, một trong những vụ điển hình là vụ truy tố Zhu Hua và Zhang Jianguo vào tháng 12 năm 2018, hai thành viên của nhóm tin tặc APT 10, liên hệ với Bộ an ninh quốc gia Trung Quốc (MSS). Hai người này bị FBI truy nã vì tội hack các máy tính của một loạt các công ty và cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ, trong đó có cả Hải Quân và NASA.
Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã công bố cáo trạng với 10 gián điệp thuộc MSS, với tội danh xâm nhập hệ thống máy tính của các công ty hàng không Mỹ, Anh, Pháp, Úc để đánh cắp bí mật công nghệ. Tất nhiên Mỹ không thể dẫn độ những gián điệp này, và chính quyền Trung Quốc đều lên tiếng phản đối các vụ truy tố này là “không có căn cứ xác đáng”.
Ngày 9 tháng 10 năm 2018, Yanjun Xu (Từ Diện Quân), Phó Giám đốc Cục An ninh quốc gia tỉnh Giang Tô thuộc Bộ An ninh quốc gia TQ, gọi tắt là MSS đã bị dẫn độ sang Mỹ sau khi bị bắt tại Bỉ ngày 1 tháng 4. Đây là lần đầu tiên một quan chức chính quyền Trung Quốc bị Mỹ dẫn độ với cáo buộc gián điệp. Xu bị cáo buộc tội mua chuộc các chuyên gia thuộc ba công ty hàng không hàng đầu của Mỹ, trong đó có GE Aviation.
Vụ bắt giữ Yanjun Xu cho thấy sự mất mặt của quan chức chính quyền Trung Quốc trước cộng động quốc tế. Bởi vì các phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc luôn bác bỏ các cáo buộc gián điệp nước khác. Nó cũng cho thấy bản chất của “chương trình phát triển công nghệ” của chính quyền Trung Quốc thực chất là dựa trên ăn cắp.
Đối với mạng tuyển dụng Linkedin, chính quyền Mỹ đã yêu cầu Linkedin đóng các tài khoản giả mạo do gián điệp Trung Quốc dùng để liên hệ với “ứng viên”, nhưng cũng không thể nắm được chính quyền Trung Quốc đã tuyển mộ được bao nhiêu người qua kênh này.

Ứng phó với gián điệp không chuyên

Một khó khăn của Mỹ là ứng phó với các đối tượng gián điệp không chuyên – 360 ngàn sinh viên, học giả Hoa kiều và hàng vạn nhân viên Trung Quốc trong các công ty tại Mỹ. Họ đơn giản là thu thập các thông tin từ phòng thí nghiệm, nơi làm việc… rồi gửi về Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ đã liên tục cảnh báo các trường đại học và các công ty, đồng thời bắt đầu siết chặt visa của đối tượng này, đặc biệt là nhóm học giả thuộc chương trình “ngàn nhân tài” của chính quyền Trung Quốc – chương trình vốn đã được thực hiện từ năm 2008 và đã mua chuộc được khoảng 7000 học giả Mỹ gốc Hoa về Trung Quốc làm việc và tham gia gián điệp tại Mỹ.
Ngày 1 tháng 8 năm 2018, Trịnh Tiểu Thanh, một người đã tham gia chương trình “ngàn nhân tài” và là kĩ sư của tập đoàn GE, bị FBI bắt giữ với cáo buộc đánh cắp kĩ thuật động cơ turbine trao cho Trung Quốc.
Ngày 16 tháng 5 năm 2019, đại học Emory đã đuổi việc 2 giáo sư Mỹ gốc Hoa, trong tháng 4, Trung tâm nghiên cứu ung thư MD Anderson cũng đuổi việc 3 nhà nghiên cứu gốc Hoa.
Đặc biệt, trong 3 tháng đầu 2019, 13,5% đối tượng sinh viên, học giả Trung Quốc đã bị từ chối cấp Visa vào Mỹ, trong khi cùng kì 2018 chỉ là 3,2%.

Đối phó các công ty Trung Quốc tham gia gián điệp

Gần đây, Quốc hội Mỹ dự kiến phê chuẩn một luật cấm công ty nhà nước hàng đầu Trung Quốc về đường sắt là CRRC Corporation được tham gia cạnh tranh các hợp đồng mới tại Mỹ. Lý do là sự lo ngại các thiết bị gián điệp sẽ bị gắn lên các toa tàu để do thám công dân Mỹ và các hoạt động vận tải. Lầu năm góc cũng tuyên bố, sẽ lập danh sách các công ty Trung Quốc có liên hệ với Quân đội Giải phóng (PLA) để theo dõi, cũng vì lo ngại nguy cơ gián điệp.
Sự việc đình đám nhất mà cá nhân ông Trump trực tiếp nhắc tới là Huawei và vấn đề gián điệp. Dù Huawei không lấy danh nghĩa công ty nhà nước, và ông Nhậm Chính Phi – chủ tịch Công ty chỉ nắm giữ 1,42% cổ phần, nhưng theo Richard McGregor, tác giả của cuốn sách: “Đảng: Thế giới bí mật của các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc”, tuyên bố rằng phần lớn các cổ phiếu có thể thuộc sở hữu của Nhậm Chính Phi (vốn là một cựu quân nhân PLA) và các nhà quản lý của ông. Do vậy PLA thực chất hoàn toàn có thể kiểm soát Huawei phục vụ công việc gián điệp.
Nguy cơ gián điệp từ Huawei là đặc biệt nguy hiểm, quy mô ảnh hưởng của nó là cực kì sâu rộng, trên khắp nước Mỹ và toàn thế giới. Bởi vì các sản phẩm của Huawei và công nghệ 5G (internet vạn vật) nó cung cấp có thể liên quan rất hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội và cả quân sự, an ninh.
Chính quyền Trung Quốc thông qua Huawei, hoàn toàn có thể kiểm soát và thao túng được các hoạt động kinh tế và đời sống của nước Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Huawei chỉ trong vài năm đã dẫn đầu thế giới về 5G và các thiết bị truyền thông, bởi vì nó được chính quyền Trung Quốc ưu tiên tập trung đầu tư để tạo danh tiếng và do thám thế giới.

Kết luận

Khi một chính quyền của một quốc gia hàng đầu thế giới, vượt qua mọi quy phạm đạo đức trong bang giao quốc tế, nhất là với một vỏ bọc tinh vi và thủ đoạn tích luỹ lâu năm, lợi dụng sức mạnh của cả một cường quốc vào việc ăn cắp, thì không mấy quốc giá có thể đề ngờ được.
Chính quyền tổng thống Donald Trump đang vô hiệu trong tất cả những chiêu thức đã được chính quyền Trung Quốc áp dụng trong nhiều năm, từ hăm doạ đến mua chuộc, từ thương mại đến quân sự… Nó cũng đang tạo ra sự cảnh giác trên toàn thế giới trong việc ngăn chặn hành vi gián điệp từ Trung Quốc. Nó là điều kiện để quan hệ quốc tế trở nên công bằng, sòng phẳng hơn, cũng để thế giới thêm một kênh thông tin hiểu rõ được bản chất của chính quyền Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: