Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Sắp hết thời ‘xe ôm tự do’ ở Sài Gòn

Một bác tài xe ôm tự do đợi khách trên đường phố Sài Gòn. (Hình: Getty Images)<!>
SÀI GÒN (NV) – Vấn nạn giao thông ở Sài Gòn kể từ năm 2015 đến nay ngày một kinh khủng. Trong khi chính quyền đô thị lớn nhất nước này đang ra sức ồn ào “chém gió” về các công trình ngàn tỷ nhằm giải quyết an toàn và ách tắc giao thông, thì thị trường tranh giành khách hàng của các nhà chủ kinh doanh dịch vụ giao thông ngày một bùng nổ.
Hôm chúng tôi gọi một bác xe ôm ở đầu phố để đi đến bến xe miền Tây, trên đường đi, bác nói như muốn khóc: “Nói cho ông nghe điều này ông đừng cười, nghề kiếm cơm của chúng tôi sắp chết rồi ông à!”
Tôi tưởng bác tài xe ôm quen mặt này muốn tâm sự về gia cảnh hay tâm sự về tai nạn giao thông ngày càng tệ hại mà người có tuổi như ông không thể kham nổi… Nhưng hóa ra không phải. Ông xe ôm nói tiếp. “Tôi cứ nghĩ mình có thể hành nghề tới khi nào tay lái không vững nữa thì nghỉ, ai dè đâu lại chịu cảnh bị tụi chạy ráp (xe ôm Grabbike) nó giựt mất chén cơm.”
Khi nghe chuyện của ông, chúng tôi mới sực nhớ những thông tin từ mạng xã hội tường thuật về các cuộc đánh nhau vì giành khách đến đổ máu của người chạy xe ôm tự do và người chạy Grabbike xe ôm. Ai cũng biết số người dân thật của Sài Gòn ngày nay hơn 10 triệu người và chắc chắn con số xe gắn máy đang lưu hành không thể ít hơn số dân. Việc một người dân bỏ xe gắn máy ở nhà hay bãi gởi để sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng như xe taxi, xe bus, xe ôm là chuyện không thường xuyên, vậy nên sự sống sót của các bác tài chạy xe ôm tự do vốn đã khó khăn nay gặp cảnh cạnh tranh bởi các công ty “khởi nghiệp” Grabbike xe ôm này thì kể như càng khó thở.
Nghề xe ôm khởi sự ở Sài Gòn rồi sau này lan dần ra cả miền Nam Việt Nam, lúc đó tên chính thức là Honda ôm. Sau biến cố 1975, nghề chạy xe Honda ôm tự do cũng trở thành nghề phổ biến ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và được gọi gọn hơn là xe ôm. Nói theo người bình dân Sài Gòn: nghề xe ôm là ôm một chiếc xe chạy chở khách kiếm cơm, hay có nghĩa đen là đi xe trả tiền và được hoặc bị ôm eo bác tài xe ôm nếu gặp người chạy xe ẩu.
Sắp hết thời ‘xe ôm tự do’ ở Sài Gòn
Một tụ điểm đón khách của đội xe Grabbike xe ôm ở quận 5 Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Giới chạy xe ôm ngày trước 1975 có thể là công chức, công nhân trung lưu đang thất nghiệp tạm thời, lấy xe cá nhân của mình ra hành nghề kiếm tiền chợ cho vợ và nuôi con qua ngày đoạn tháng. Nhưng dân xe ôm hành nghề chuyên nghiệp vẫn diện mạo chính của nghề. Có thể nói là đây là một nghề kiếm sống tự do nhất của người Sài Gòn và không có gì quá đáng khi cho rằng đây là nghề giúp bao gia đình lương thiện kiếm được đồng tiền trong sạch giữa các biến động xã hội từ xưa cũng như ngày nay.
Chúng tôi đón thêm vài cuốc xe ôm tự do và cả xe ôm Grab để tìm hiểu thêm về nỗi cạnh tranh kiếm khách xe ôm.
Một bác taxi già, đậu thường trực 12 giờ để đón khách công viên Tân Phước, Tân Bình, ông nói. “Tụi chạy Grab nó trẻ, nó quẹt điện thoại đời mới được, tuổi tôi đụng vô mấy thứ đó như mù đâu biết đường mà đón khách.” Về việc này, một tay chạy xe ôm Grab tuổi khoảng ba mươi đậu ở đường An Vương Vương, quận 5, nói. “Tụi tui đâu muốn ‘giết’ mấy lão thâm niên đó làm gì, ba cái công nghệ điện thoại đời mới ‘giết’ mấy chả rồi mấy chả đổ thừa.”
Quan sát các tay xe ôm Grab họ thường dưới năm mươi tuổi, có đồng phục, có điện thoại thông minh và thường đậu thành nhóm ở các điểm đông hành khách. Để gọi một xe ôm Grabbike, khách hàng chỉ cần gài phần mềm vào điện thoại thông minh của mình. Sau khi tổng đài Grabbike nhận điện thoại sẽ hiển thị giá cước, lộ trình… và tên người xe ôm đến đón khách. Với những ưu điểm về giá và về an toàn tối thiểu thì quả đúng là các bác tài xe ôm tự do khó lòng cạnh tranh lại.
Mới đây, khi hệ thống truyền hình cáp, đài nước ngoài mà người dân trong nước được phép coi, họ đã đưa các hình ảnh quảng cáo về taxi Grabbike, xe ôm Grabbike đang hoạt động khắp các nước Đông Nam Á, tham vọng muốn hốt trọn thị phần hành khách xe ôm của họ rõ ràng khi trưng bày hình ảnh Grab xe ôm quảng cáo với các cô gái chân dài, đẹp như tiên chạy xe ôm Grabbike.
Mời độc giả xem chương trình “Miền Nam yêu dấu! Giai phẩm Người Việt Xuân Đinh Dậu” (Phần 1)
Ngược lại hình ảnh những bác xe ôm da sạm nắng gió, áo mốc trắng mồ hôi và khói bụi, nhiều người đa cảm thấy ngậm ngùi cho số phận bị đá bể nồi cơm của các bác tài xe ôm tự do.

Cầm điện thoại thông minh gọi xe ôm Grabbike hay ra góc phố đón một cuốc xe ôm của người hành nghề tự do là quyền của mọi người. Nhưng người ta có thể đoán rằng, không lâu nữa những người đàn ông lớn tuổi, tử tế đang làm nghề xe ôm tự do ở Sài Gòn sẽ bỏ nghề vì phải đối đầu với cuộc cạnh tranh không tương xứng.

Không có nhận xét nào: