Vẫn chưa hết mệt mỏi sau chuyến đi biển kinh hoàng, vừa bước chân lên bờ (cảng Sa Kỳ), lão kình ngư Võ Văn Lựu (thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) kể, ông đã có hơn 35 năm bám biển Hoàng Sa mưu sinh. Chuyện sóng to gió lớn như bão Chan Chu hồi năm 2006 chẳng làm ông nhụt chí.
Bao lần ông đã đối mặt với hung thần hải cảnh giữa Hoàng Sa nhưng đều khôn khéo thoát vòng vây. Lần này, con tàu của ông vĩnh viễn nằm lại biển sau cú đâm chí mạng.
|
Thuyền trưởng Võ Văn Lựu kể lại giây phút kinh hoàng trên biển
|
Ông Lựu nhớ lúc đó khoảng 8h ngày 9/7, tàu cá của ông và tàu cá của anh Huỳnh Văn Khanh (31 tuổi, trú xã Bình Châu) đang đánh bắt tại tọa độ 16o06’N – 113o06’E (cách đảo Linh Côn, Hoàng Sa khoảng 35 hải lý về hướng Đông Đông Nam) thì bị 2 tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi.
Ngay lập tức, ông nhổ neo tàu nhưng 2 tàu hải cảnh thả 2 ca nô cao tốc ép sát mạn tàu.
“6 người từ tàu Trung Quốc mang theo vũ khí nhảy lên tàu khống chế và đánh đập ngư dân, sau đó bắt tôi điều khiển tàu cá của mình truy đuổi tàu của chú Khanh từ 8h đến trưa”, ông Lựu kể.
“Đến khoảng 13h, tàu hải cảnh đâm thẳng vào tàu tôi khiến cả 5 người văng xuống biển, chìm ngay sau đó”, ông Lựu nhớ lại.
Trên tàu còn có ông Võ Bông (72 tuổi, cha ông Lựu), con trai Võ Văn Cầu (17 tuổi), con rể Nguyễn Trung Hậu và em ruột Võ Hương (50 tuổi).
Đây là chuyến tàu đầu tiên của 2 con ông Lựu. Anh Hậu đang dạy học ở miền núi, tranh thủ nghỉ hè đi biển kiếm thêm thu nhập chăm vợ vừa sinh.
“Lúc đầu thấy sợ, nhưng khi đối mặt với tàu hải cảnh hung hăng thấy không còn sợ hãi nữa. Mấy cha con cố điều khiển tàu chạy thoát, chẳng ai nghĩ đến cái chết”, thầy giáo Trung Hậu nhớ lại.
Cậu học trò Võ Văn Cầu kể thêm: “Ba bảo biển của mình, mình đánh bắt. Bọn nớ chỉ cậy tàu to súng lớn ăn hiếp chớ làm được chi. Khi tàu bị đâm chìm, ba bảo cố bơi chờ tàu đến cứu, đừng sợ”.
Theo lời ông Lựu, khi tàu chìm, tàu hải cảnh của Trung Quốc còn ngăn không cho các tàu bạn đến cứu.
|
Thuyền trưởng Huỳnh Văn Khanh đã cứu 5 người gia đình ông Lựu
|
Suốt 9 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển, đến 18h cùng ngày tàu hải cảnh bỏ đi, lúc đó tàu anh Khanh mới chạy đến vớt cả 5 người.
“Có chết cũng chết ở Hoàng Sa”
“Được tin tàu chìm, cứ tưởng phen này cả nhà đại tang. Giờ thì mừng cả 5 cha con đã an toàn nhưng trắng tay rồi, không biết cuộc sống ngày mai sẽ ra sao”, bà Nguyễn Thị Năng, vợ ông Lựu, gạt nước mắt.
Theo ông Lựu, chiếc tàu là gia tài của cả đại gia đình gom góp mua lại vào năm 2013. Sau khi sữa chữa và mua sắm trang thiết bị, con tàu có giá 3 tỷ đồng.
|
Các ngư dân vừa thoát chết trở về
|
“Hồi tháng 3/2014, tàu tôi bị tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi và bắt giữ thu hết máy móc rồi thả về. Đến tháng 5/2015, lại bị tàu Trung Quốc rượt đuổi đập phá hư hỏng và may được tàu anh Cương cùng làng kéo về. Đến nay thì bị đâm chìm”, ông Lựu nhớ lại.
Ông Võ Bông, người cha già của ông Lựu bước lên bờ bảo: “Còn người còn của, tìm cách sắm lại tàu mới. Có chết cha con tui cũng ra chết ở Hoàng Sa, không lùi bước”.
“Nếu Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn, cha con tui sẽ đóng lại tàu mới và ra lại Hoàng Sa. Biển nghìn đời của cha ông mình sao bỏ được. Mấy chục đời nay, miếng cơm manh áo nuôi vợ con trên bờ cùng nhờ biển Hoàng Sa”, lão kình ngư Võ Bông nói.
Ngay sau khi lên bờ, cả gia đình ông Lựu đã đến báo cáo với cơ quan chức năng và tố cáo hành động của tàu hải cảnh TQ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm qua lên tiếng yêu cầu
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét