Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 12/02 /2016 - Tổng thống Nga tuyên truyền chống châu Âu Tú Anh


media
Hệ thống tuyên truyền Nga khiến rất nhiều người Nga tin tưởng tuyệt đối với Putin. Khẩu hiệu trong ảnh : "Putin (bằng tiếng Nga) cứu thế giới"Ảnh : Flavio Lo Scalzo / Reuters
Bão tố tài chính thế giới, Mỹ Nga đọ sức trên hồ sơ Syria, báo chí Nga « tấn công » châu Âu, tổng thống Pháp cải tổ nội các trước khi mãn nhiệm kỳ, thủ tướng Malaysia trong gọng kềm tai tiếng tham nhũng, thuyết sóng hấp dẫn vũ trụ của Einstein được kiểm chứng là những chủ đề thời sự trên báo Pháp hôm nay, 12/10/2016.<!->
Trên trang nhất, Le Monde ghi tựa : Tổng thống Hollande đối diện với cánh tả tan nát. Gần 40% dân biểu xã hội phản kháng dự luật tước quốc tịch và kéo dài tình trạng khẩn cấp. Libération thì mỉa mai : Hollande trong tình trạng khẩn cấp. Theo nhật báo cánh tả khai phóng, sau khi cải tổ nội các, tổng thống đánh cược vào đoàn kết quốc gia, hơn là đoàn kết trong cánh tả và ông giải quyết được tình trạng thất nghiệp và bất đồng nội bộ trong cánh tả. Le Figaro cũng châm biếm : Vá víu cuối cùng trước khi hết nhiệm kỳ. Trong khi đó La Croix đặt câu hỏi : Một năm để làm gì ? Làm sao có đủ thời gian để cải cách ? Đó là những phản ứng của báo chí về vụ cải tổ nội các của Pháp.
Trong lãnh vực tài chính, Le Figaro nhấn mạnh : Cổ phiếu ngân hàng lại mất giá, ngân hàng trong cơn bão tài chính. Nhật báo kinh tế Les Echos dành nhiều trang để phân tích « các nguyên nhân gây khủng hoảng » và cho biết giới lãnh đạo vùng sử dụng đồng euro đang đương đầu với khủng hoảng tài chính như thời 2008.
Nhưng theo Bruxelles, lần này ngân hàng châu Âu « có đủ sức tự vệ » hơn.
Nga mở chiến dịch tuyên truyền chống châu Âu
Lat lai nhung cao buoc ve 'Ban tay den' cua Putin?
Trong tình hình xung khắc giữa Nga và Tây phương, nhật báo Le Monde cho biết báo chí Nga được lệnh tập trung tuyên truyền chống phương Tây : chiến dịch của Nga chống dân châu Âu là tựa của bài báo.
Để tạo hình ảnh một châu Âu bị suy thoái trong công luận Nga, một Tây Âu bị mất an ninh, giới lãnh đạo bất lực không giải quyết được làn sóng tị nạn, điện Kremli huy động toàn thể các cơ quan báo chí, truyền thông Nga vào công tác tuyên truyền một cách thô bạo. Trên đây là bài tường thuật của thông tín viên Isabelle Mandraud từ Matxcơva.
Nếu chỉ đọc báo hay xem truyền hình Nga thì châu Âu là một địa ngục mất an ninh, chính quyền và đối lập đều là những kẻ bất tài, hoặc chỉ biết nói dối để tranh cử. Từ sau vụ xâm phạm tình dục trong đêm giao thừa ở Cologne, Đức Quốc, truyền thông Nga lúc đầu chỉ tấn công nước Đức, tập trung vào vụ « một thiếu nữ Đức lai Nga » ở Berlin bị « người nước ngoài bắt cóc hiếp dâm ». Sau đó họ không chừa một quốc gia châu Âu nào.
Vào lúc hàng chục ngàn dân Syria đổ về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tránh máy bay Nga oanh kích và trong khi bị Tây phương lên án thì điện Kremli gia tăng sức ép, tô vẽ châu Âu là một vùng đất bị khuynh đảo. Toàn bộ mạng lưới thông tin, báo chí, dư luận viên trên internet, đài truyền hình, các cơ quan và hệ thống thông tín viên đặt ở Paris, Luân đôn, Berlin, Vienna được lệnh loan truyền theo một « luận điểm » chính thức được bóp méo.
Từ Áo, Thụy Điển, Bỉ, tin nào của Nga về châu Âu cũng đều như nhau với hàng tựa gây sóng gió. Hãy nhìn qua một số tựa báo Nga là thấy ngay tính « gợi hình » của bộ máy tuyên truyền : Vienna, một người tị nạn cưỡng hiếp một bé gái trong hồ bơi. Hay là « chính phủ Áo không trục xuất thủ phạm hiếp dâm một phụ nữ 72 tuổi ».

Angela Merkel : mục tiêu triệt hạ của Putin
Trong quan điểm của Kremli, thủ tướng Đức là thủ lĩnh của thế lực chống Nga xâm chiếm Crimée, trừng phạt Nga do vậy cần phải tấn công Angela Merkel. Báo Spoutnik tuần trước bình luận : khủng hoảng di dân đã đến một khúc quanh. Đó là lỗi của Angela Merkel muốn đóng vai trò « đế quốc đạo đức » để « sám hối tội ác lịch sử của nước Đức ». Theo nhà phân tích Judy Demsey, tổng thống Putin khai thác khủng hoảng di dân để làm suy yếu lãnh đạo Đức, vì giữa chính sách của Nga ủng hộ Bachar al Assad, khủng hoảng tị nạn Syria và uy tín của thủ tướng Đức có quan hệ nhân quả : « chiến tranh Syria càng kéo dài thì uy tín thủ tướng Đức suy yếu, uy tín thủ tướng Đức càng yếu thì châu Âu càng chia rẽ và suy yếu theo ».
Tổng thống Nga còn có một dụng ý khác khi bôi nhọ châu Âu. Theo chuyên gia Nga Kirill Rogov, tô đậm hình ảnh thế giới bất ổn và những hiểm nguy khi ước muốn gấp rút cải cách (chính trị), đa nguyên đa đảng sẽ tạo ra tâm lý co cụm trong dân chúng Nga. Hình ảnh châu Âu bất ổn rất quan trọng trong chính sách tuyên truyền của Putin vì hai lý do : chứng minh đường lối của ông là đúng và không có một chính sách nào khác tốt đẹp hơn.

Thượng đỉnh Công giáo-Chính Thống giáo 
media
Cũng vì cuộc chiến Syria, Putin cần một thánh lễ. Theo Libération, thì tổng thống Nga đang gặp thất bại, vâng, thất bại tại Trung Đông nên « đầu tư » vào cuộc gặp gỡ giữa đức giáo hoàng Phanxicô và thượng phụ Chính Thống Giáo Nga tại Cuba vào hôm nay 12/02/2016.
Theo giải thích của nhà báo Nga Serguei Tchapnine, từ khi Liên xô sụp đổ, Matxcơva tránh né thiết lập quan hệ với Toà thánh vì xem Giáo hội Công giáo là kẻ « xâm lăng ». Nhưng vì thất bại trong mưu đồ « bình định Syria » nên tổng thống Nga thử dùng lãnh đạo Chính Thống Giáo gặp giáo hoàng La Mã.
Giáo chủ Chính Thống giáo Nga là « đầu con ó » thứ hai trong quốc huy của nước Nga. Vì thất bại trong việc bình định Syria nên Putin đẩy thượng phụ Kirill thực hiện sứ mệnh hoà giải với Toà Thánh. Vấn đề cốt lõi là Putin làm được gì để cứu tín đồ của Chúa đang gặp nạn ở Trung Đông, theo nhận định của giáo sư Elena Volkova. Ông ta có ngưng oanh kích thường dân và tiếp nhận người tị nạn hay không ?
Một chuyên gia Nga khác là Alexander Baunov lại cho rằng : « vì Tây phương chính trị chống Putin công khai nên tổng thống Nga muốn chứng minh rằng Tây phương truyền thống và tôn giáo ít chống ông ta hơn ».
Tuy nhiên không nên xem Putin có quyền lực vạn năng, vì thượng phụ Kirill có chương trình riêng của mình là củng cố uy tín riêng .Đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Giáo đông nhất thế giới (165 triệu tín đồ trên 250 triệu) nhưng lại không có uy tín bằng giáo chủ Batôlômêô ở Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện gần như chính thức của tín đồ Chính Thống Giáo, thượng phụ Kirill cần tạo thế mạnh trước đại hội Chính Thống Giáo toàn cầu vào tháng 6 năm nay tại Hy Lạp.

Lãnh đạo Malaysia, Nam Phi bị tố tham nhũng
media
Thời sự châu Á nổi bật với chiếc ghế thủ tướng Malaysia bị lung lai vì tai tiếng tham ô, biển thủ hàng trăm triệu đô la. Tuy là một quốc gia quen thuộc với nạn tham ô, nhưng lần này thủ tướng Najib Razak bị lôi vào một vụ tham nhũng chưa từng thấy và khó có thể thoát gọng kềm tư pháp quốc tế và mất chức, theo tường thuật của Libération.
Tại Phi châu, tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cũng đang ngồi trên lửa. Bị tư pháp tố cáo tội tham ô, dùng 20 triệu đôla tiền công quỹ để sửa nhà, đối lập đòi truất phế tổng thống cường quốc số một tại châu Phi, cột trụ của nhóm BRICS tìm mọi cách trụ lại. Theo Les Echos, người hùng của phong trào cách mạng chống da trắng kỳ thị có khả năng ở lại cho đến hết nhiệm kỳ 2019. Phó tổng thống Cyryl Rammaphosa chờ Jacob Zuma rơi như quả chín, hơn là làm cách mạng nhung.

Nội chiến Syria : Vừa đánh, vừa đàm
alt
Tuy nhiên, tình hình Syria vẫn tràn ngập các trang báo. Hoà đàm Syria là nơi đọ sức giữa John Kerry và Serguei Lavrov, tựa của Le Figaro Le Monde cho biết cuộc phản công của liên quân Nga- Syria tại Aleppo và thất bại tại hoà đàm Genève tạo thời cơ cho Al Qaida. Mặt Trận Al Nostra tổ chức một cuộc mít tinh và tuyên bố họ là lực luợng duy nhất có đủ khả năng « chống Iran xâm lăng ».
Có lẽ thấy rõ nguy cơ các lực luợng cực đoan như Al Qaida khai thác thế yếu của phe ôn hòa cho nên Tây phuơng đã có phản ứng. Theo Le Monde, những vũ khí chống chiến xa như tên lửa TOW, biến mất trên chiến trường từ tháng 11/2015 đã được trang bị trở lại cho các chiến binh của « Quân đội Syria Tự do » .

Thuyết « Sóng hấp dẫn vũ trụ » của Einstein được kiểm chứng 
Bên cạnh đó, các tờ báo Pháp đều loan tin khám phá khoa học không gian : Sóng hấp dẫn vũ trụ trong thuyết tương đối của Einstein đã được kiểm chứng.
100 năm sau khi Einstein công bố thuyết tương đối, các nhà khoa học ngày nay đã tìm thấy bằng chứng Einstein đúng là một thiên tài toán học. Các nhà bác học Mỹ, Pháp, Ý và Đức đã đo được sóng hấp dẫn vũ trụ mà Einstein « thấy » qua các phương trình trên giấy cách nay 1 thế kỷ : lực vạn vật hấp dẫn trong vũ trụ là sự biến dạng của không gian và tùy thuộc vào khối lượng. Khối lượng càng lớn thì không gian càng biến dạng như một người đứng trên giàn nhún. Khi hai « hố đen » nặng gấp hàng chục mặt trời hút nhau thì sẽ tạo ra năng lượng lan khắp vũ trụ dưới dạng sóng hấp dẫn.
Trích dẫn các nhà khoa học, Le Figaro dự báo khám phá này sẽ mở ra một trang mới cho ngành khoa học vũ trụ : phối hợp ánh sáng với lực hấp dẫn để tìm hiểu vũ trụ mà không qua viễn vọng kính.

Không có nhận xét nào: