Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị buổi ra mắt bộ phim MÁU LỬA CHARLIE do Lam Sơn 719 thực hiện. Cùng với CD Khúc Tù Ca do Thu Sương và Đình Đại sẽ cùng ra mắt trong buổi chiếu phim. Kính mời quý vị, đặc biệt các Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xin hãy cố gắng thu xếp cùng đến Paris vào ngày 23.04.2016 để cùng hội ngộ lại với những Người Lính Năm Xưa, cùng nhau sống lại một thời Huynh Đệ Chi Binh. Gia đình Hạt sương khuya rất hân hạnh được đón tiếp quý vị trong tình Quân Dân như cá nước. Các vị đến từ xa cần ở lại Paris vài ngày, xin liên lạc với Hạt sương khuya theo địa chỉ Email:hatsuongkhuya62@gmail.com để thu xếp chỗ nghỉ ngơi cho quý vị được chu đáo. Sự hiện diện của quý vị sẽ nói lên tinh thần đồng đội, rất thiêng liêng và cao cả mà bộ phim Máu Lửa Charlie sẽ là một minh chứng hào hùng cho thế hệ mai sau.
<!->
Trân trọng!
Hạt sương khuya
Trận chiến Charlie cũng như những trận chiến đẫm máu khác đã xảy ra trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam trong suốt chiều dài chiến tranh 21 năm. Do cộng sản Hà Nội với quyết tâm xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực. Được sự trợ giúp của toàn khối cộng sản thế giới. Cộng sản miền Bắc đã dốc hết toàn lực, sức người và sức của, dù phải thiêu đốt hàng triệu sinh linh trong lò lửa chiến tranh tại miền Nam Việt Nam.
Bộ phim Máu Lửa Charlie ngoài mục đích đưa khán giả đi xuyên qua bút ký chiến trường của tác giả Đoàn Phương Hải để đến thật gần những gì tàn khốc nhất trong chiến tranh, đã xảy ra chung quanh cuộc chiến đẫm máu của TĐ11ND tại (C) Charlie vào mùa Hè Đỏ Lửa 1972 nơi vùng Tây Nguyên Dakto-Tân Cảnh. Mà bộ phim còn đưa khán giả nhìn lại toàn bộ những gì mà người dân trên cả ba miền phải gánh chịu từ khi hiệp định Genève 20.07.1954 chia đôi đất nước.
Miền Nam Việt Nam đã phải cưu mang người thanh niên Nguyễn Đình Bảo, cũng như hằng ngàn thanh thiếu niên miền Bắc, cương quyết từ chối chủ nghĩa cộng sản, xuống tàu theo chân đoàn người di cư vào Nam năm 1954. Để rồi từ đó họ đã trở thành những quân nhân xuất sắc nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu để bảo vệ miền Nam được tự do, phát triển và phồn thịnh nhất Đông Nam Á.
Nhưng bên cạnh những thành tựu của miền Nam tự do trong suốt 21 năm đó. Cũng có rất nhiều, và rất nhiều những hy sinh của các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trên chiến địa. Để lại hằng trăm ngàn vành khăn tang trên đầu các cô nhi, quả phụ còn rất non trẻ. Và hằng trăm ngàn cuộc đời tàn phế của các thương phế binh đã để lại một phần thân thế của họ nơi chiến trường.
Nhưng, những hy sinh mất mát đó không làm nản lòng những thanh niên miền Nam trong thời chiến. Nối tiếp những người ngã xuống, họ tiếp tục cầm súng làm người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ quê hương. Tiếp tục nối gót các đành anh sống oai hùng, vẫn thể hiện tính nhân bản, tình đồng đội trong mọi hoàn cảnh, dù là nghiệt ngã nhất.
Người dân miền Nam tại hậu phương luôn ủng hộ và ngưỡng mộ họ. Không chỉ trong suốt thời gian 21 năm chiến tranh khói lửa, mà mãi đến hôm nay, dù bao năm tháng trôi qua, kể từ khi đồng minh phản bội, cho dù người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bẻ gẫy súng từ ngày 30.04.1975.
Người dân trong và ngoài nước. Từ những thế hệ đi qua, đến những thế hệ nối tiếp vẫn ngưỡng mộ họ. Những bài hát nói về người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa rồi sẽ đi vào bất tử, vì:
‘’Người lính chỉ mờ đi.
Nhưng không bao giờ chết.’’
(MacArthur)
Một phần sự thật của chiến tranh Việt Nam được gửi đến khán giả qua bộ phim ‘’Máu Lửa Charlie’’ của tác giả Thiếu Tá Đoàn Phương Hải TĐ11ND.
Người thực hiện bộ phim này luôn tin rằng lịch sử mai sau sẽ vẽ lại một cách công bằng và trân trọng ‘’CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA’’.
Vì họ mới thực sự mãi mãi là biểu tượng cho người lính Việt Nam của muôn đời sau.
Lam Sơn 719
Tiểu Sử Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù
Charlie
Ngày thành lập đơn vị 01.12.1967
Tiểu Ðoàn 11 Nhẩy Dù được thành lập ngày 19 tháng 6 năm 1967 do Thiếu Tá Nguyễn Viết Cần làm Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên tại Sài Gòn với huy hiệu Song Kiếm Trấn Ải và nằm trong hệ thống chỉ huy chiến thuật của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù. Bản doanh của Tiểu Đoàn 11 là Trại Nguyễn Huệ trên đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Ðức. Cũng như các đơn vị nhảy dù kỳ cựu khác, sau khi thành lập và trải qua giai đoạn huấn luyện chiến thuật tại Trung Tâm Huán Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp tại Bà Rịa, đơn vị nầy đã được đưa ngay vào chiến trường đang sôi động khắp các mật trận và khắp bốn vùng chiến thuật với nhiệm vụ bảo quốc an dân.
Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ11ND:
- Ngày 29.1.1968 Tết Mậu Thân, ngay đêm giao thừa trong lúc đang thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp chưa làm lể xuất quân, TĐ11ND đã đánh tan một đơn vị tinh nhuệ cấp Trung Đoàn của việt cộng tấn công vào quân trường nầy...
- Ngày 5.2.1971 TĐ11ND do Trung Tá Ngô Lê Tỉnh làm Tiểu Đoàn Trưởng được không vận đến Đông Hà Quảng Trị để chuẩn bị tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719.
- 12 giờ trưa ngày 8.2.1971), TÐ11ND được trực thăng vận thả xuống tại một địa điểm được chỉ định nằm cạnh Quốc Lộ 9 và cách biên giới Lào Việt khoảng 5 km để thiết lập căn cứ hỏa lực Bravo yểm trợ cho cuộc tiến quân sang Lào.
- Ngày 4.4.1971, TĐ11ND do Trung Tá Ngô Lê Tĩnh chỉ huy cùng toàn thể Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù được không vận lên Pleiku từ phi trường Đông Hà bằng phi cơ C141 của Hoa Kỳ tăng phái cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh để mở cuộc Hành Quân Quang Trung 22/2 giải tỏa áp lực địch quân quanh Căn Cứ 6 ở Kontum.
- Ngày 25.3.1972 Tiểu Ðoàn 11 Nhẩy Dù do Trung Tá Nguyễn Đình Bảo làm Tiểu Đoàn Trưởng vừa từ Sài Gòn ra Quân Khu II được trực thăng vận đổ ngay vào căn cứ Charlie thay thế TĐ2ND trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa tại mặt trận Tây Nguyên. Ngày 12.4.1972 khoảng 11 giờ trưa đạn pháo của địch quân đã đánh trúng vào hầm Trung Tâm Hành Quân của Tiểu Đoàn và Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã bị tử thương.
- Ngày 8.5.1972, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù do Thiếu Tá Lê Văn Mễ làm Tiểu Đoàn Trưởng, từ mặt trận Tây Nguyên được không vận đến Phi Trường Phú Bài tăng viện cho mặt trận Quân Khu I, ngay khi vừa đến Huế thì nhận được lệnh tái chiếm phía Nam sông Mỹ Chánh.
- Ngày 2 và 3 tháng 6.1972 Tiểu Đoàn 11 đã giao tranh dữ dội với trung đoàn 66 cộng sản Bắc Việt có chiến xa yểm trợ tại bờ Nam sông Mỹ Chánh. TĐ11ND đã tiêu diệt hằng trăm quân cộng sản bỏ xác tại trận, bắn cháy 19 chiến xa đủ loại và bắt sống 9 chiến xa khác.
- Ngày 2.7.1972, trong chiến dich Lôi Phong tái chiếm tỉnh Quảng Trị, TÐ11ND do Thiếu Tá Lê Văn Mễ Tiểu Ðoàn Trưởng được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc Sông Nhung dưới ánh nắng oi bức của mùa Hè đổ lửa làm trục chính cuộc tiến quân của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù do Đại Tá Trần Quốc Lịch chỉ huy, từ Hải Lâm tiến chiếm mục tiêu là nhà thờ La Vang.
- Ngày 4.4.1975 Tiểu Ðoàn 11 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Văn Thành Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Văn Giới Tiểu Đoàn Phó được lệnh khẩn cấp lên đường ra Phan Rang bằng phi cơ C130 và C119 với nhiệm vụ bảo vệ phòng tuyến Phan Rang.
Các cuộc hành quân tham dự:
- HQ Hắc Dịch
- HQ Phi Hỏa
- HQ Lam Sơn
- HQ GoodWood
- HQ Lam Sơn 719
- HQ Dân Chí 69
- HQ Đại Bàng 72-A-B-C-H-E-M
- HQ Đại Bàng 1-74, 3-74
- HQ Phi Hỏa 6 Đại Phong
- HQ Quyết Thắng
- HQ Trần Hưng Đạo
- HQ Toàn Thắng 2-68, 43,
- HQ Toàn Thắng 81-LĐ2ND-2-70
- HQ Toàn Thắng C48, E-2
- HQ Phi Phụng
- HQ Bắc Bình Vương
- HQ Đại Bàng 18-A-B, 1-70, 2-71, 3-71, 72-A, 72A
Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 11 Nhẩy Dù:
1.- Thiếu Tá Nguyễn Viết Cần (1967-1969) từ ngày thành lập đến năm 1969 thuyên chuyển về SĐ 9 BB.
2.- Thiếu Tá Ngô Lê Tĩnh (1969-5.1971) thay thế Trung Tá Nguyễn Viết Cần đến sau trận giải tỏa căn cứ 6 Kontum.
3.- Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo (5.1971-12.4.1972 ) thay thế Trung Tá Ngô Lê Tỉnh sau trận đánh tại Căn Cứ 6 cho đến khi tử trận tại đồi Charlie.
4.- Thiếu Tá Lê Văn Mễ (12.4.1972-11.1972) thay thế Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tại đồi Charlie đến tháng 11.1972.
5.- Thiếu Tá Nguyễn Văn Thành (1972-16.4.1975 ) thay thế Trung Tá Lê Văn Mễ tứ tháng 11.1972 đến ngày 16.4.1975.
Nơi đồn trú liên tiếp
Ngày 01 tháng 12 năm 1967 Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù: Đồn trú ở Căn Cứ: Nguyễn Huệ. Trên đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức
Số lần tuyên dương công trạng.
Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù được nhận lãnh các huy chương như sau:
- 1 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội Hiệu Kỳ được mang ba bảng tuyên công mầu Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu
- 01 Bằng khen về thực thi kế hoạch Chân Trời Mới.
THÀNH QUẢ
Tịch Thu:
- 340 Súng cộng đồng đủ loại.
- 1.486 súng cá nhân
- Tiêu hủy và bắt sống 45 chiến xa
- Nhiều quân trang quân dụng Tấn đạn dược và quân dụng quan trọng.
Tiêu diệt
- 2.289 Tên tại chỗ
- 38 Tên bị bắt sống
- 12 Hồi chánh viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét