Đợt rét kỷ lục đã kéo dài được gần một tuần và theo dự báo thời tiết, ngày mai trời sẽ hửng nắng. Đây là tin mừng cho nhiều người dân, tuy nhiên cũng có thể chưa phải là tin tốt cho những dân buôn đang “hốt bạc” dịp này.
<!->
Đợt rét đậm vừa qua cũng ghi nhận nhiều nghịch cảnh bi hài đối với người dân miền Bắc.
Nông dân khóc ròng vì hoa màu, gia xúc chết hàng loạt
Báo đài đã đưa tin rất nhiều về thiệt hại của người nông dân ở các vùng quê, miền núi trong đợt rét đậm rét hại. Cho dù đã cố gắng thực hiện các biện pháp chống rét tuy nhiên sức người không lại với thời tiết khắc nghiệt.
Trâu nghé bị chết rét do mưa tuyết ở Sa Pa.
Theo thống kê gần nhất, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết đã có 1.905 con gia súc chết vì rét đậm, rét hại kéo dài. Ở các tỉnh miền núi, hàng trăm nghìn ha hoa màu chìm trong băng giá, mất trắng. Chỉ riêng tỉnh Lào Cai, thiệt hại ước tính đã lên tới 30 tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình có nguy cơ mất Tết sau đợt rét kỷ lục trong 40 năm qua.
Băng tuyết phủ trắng, nhiều nơi hoa màu đóng băng thiệt hại hoàn toàn
Chiều 27/1, ông Đỗ Đình Minh - Chánh văn phòng Sở NN&PTNN Quảng Ninh cho biết, đợt rét đậm vừa qua khiến 251 con gia súc của địa phương (113 dê, 99 trâu, 39 bò) bị chết; thiệt hại 5.150 kg cá nước ngọt.
Nhiều hộ dân ở Thái Bình cũng đang đứng trước nguy cơ rơi vào cảnh trắng tay do hàng tấn cá vược chết, nổi trắng ao đầm do giá rét. Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ của Phòng nông nghiệp huyện Tiền Hải (Thái Bình) cho biết, số lượng cá chết đã lên đến con số trên 16.700 tấn. Ước tính ban đầu, thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng và con số này còn tiếp tục tăng trong vài ngày tới.
Nhiều người lên mạng đăng tải thông tin mua cá giúp người dân Thái Bình.
|
Hà Nội lạnh thấu xương, dân buôn đồ chống rét "hốt bạc"
Trong lúc người dân Hà Nội đang phải gồng mình chống cái lạnh thấu xương thì đây là dịp kinh doanh siêu lời cho tiểu thương bán quần áo và đồ chống rét.
Nếu phải đi xe máy ngoài đường phố trong tiết trời Hà Nội 7 đến 6 độ như hiện nay, lựa chọn không thể thiếu của nhiều người là mũ len, găng tay len, khăn quàng cổ để giữ nhiệt và tránh cái rét khắc nghiệt phả vào mặt. Chính vì vậy, nhiều cửa hàng bán quần áo đã vội vàng nhập hàng bán thêm mũ len, găng tay da, găng tay len… với giá cao bất ngờ, phổ biến ở mức gấp 2-3 lần so với ngày thường. Điển hình như giá các loại găng tay cao hơn từ 30.000 đến 50.000 đồng/đôi so với bình thường…
Mũ len, găng tay len, khăn len là những mặt hàng bị đẩy giá trong mấy ngày gần đây
Tại khu mua sắm sinh viên, dù các đồ chống lạnh có rẻ hơn so với các cửa hàng nhưng những ngày này, giá các mặt hàng ở đây cũng đã tăng từ 20 -30% so với trước. Đặc biệt, các loại tất chân giữ ấm, tất thời trang cho chị em phụ nữ không còn được nhiều cửa hàng, quầy bán theo kiểu đổ đống 20.000 đồng/4 đôi hay 50.000 đồng/6 đôi như trước. Các loại tất này được bán kèm với loại tất dày chống lạnh với mức giá từ 40.000 đồng - 50.000 đồng/2 đôi.
Người trồng hoa ly thoát bế tắc, dân buôn đào khổ sở “kích” hoa nở
Bài báo Những tin vui làm ấm lòng người Việt trong đợt rét kỷ lục trên Tintuconline đã ghi nhận một số tin vui trong đợt rét kỷ lục. Trong đó có đề cập việc người dân trồng hoa ly phấn khởi vì thời tiết lạnh giá đợt rét đậm này rất thuận lợi để hãm ly nở sớm chờ Tết như mong muốn. Họ đã phần nào thoát khỏi tình trạng bế tắc trước đó (hoa ly nở sớm phải bán rẻ lỗ vốn), thay vào đó có thêm hy vọng về một cái Tết sung túc đầy đủ hơn.
Tuy nhiên đối với hoa đào thì lại không may mắn như vậy, ngược lại người dân “ôm” hoa này đang rất lo lắng do đào nở quá chậm, nguy cơ không kịp để phục vụ chơi Tết.
Mọi năm cứ vào dịp cận Tết, mọi người nô nức tấp nập ra vào chọn hoa. Tuy nhiên, năm nay do thời tiết thất thường, không khí lạnh tăng cường, đột ngột giảm sâu đến mức kỷ lục từ trước đến nay nên đa số cây đào chưa thể ra nụ, nảy mầm.
Điều này khiến nhiều chủ vườn đào lo lắng cho một cái Tết không tròn đầy đành phải cố tìm đủ mọi cách để sưởi ấm cho đào như: bọc túi nilon, thắp bóng đèn,…để hoa đào nở đẹp, nở đúng dịp Tết với hy vọng bán được giá cao.
Một chủ vườn đào cho biết: bọc túi nilong và thắp đèn suốt ngày sẽ giúp đào tránh rét và sương muối, nếu không những chồi nụ mới nhú sẽ không đủ sức chịu rét mà tự lụi tàn
Thậm chí một số nông dân trồng đào Thất thốn ở làng đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) còn xây lô cốt, lắp điều hòa hai chiều để đưa đào vào giữ ấm, đảm bảo cho hoa trổ bông đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Một tài xế hãng VIC taxi cho biết, mấy ngày nay, xe của anh hoạt động hết công suất, mà cứ khách vừa xuống đã có người khác xếp hàng lên ngay, gần như không có thời gian xe trống.
Tại cổng Viện Huyết học Truyền máu TW, ông Dương Đình Thắng một lái xe taxi cũng chia sẻ: “Những hôm trời mưa rét như thế này, lượng khách đi xe tăng gấp 7, 8 lần bình thường, tổng đài gọi cũng không kịp chạy, nhiều lúc vì quá đông nên tôi từ chối hết, chỉ kịp chạy cho khách bắt dọc đường”..
Trong khi các cây đào khác cùng lắm chỉ được giữ ấm bằng túi ni-lon, đèn điện thì riêng đào Thất thốn lại "nằm lô cốt, ngủ điều hòa".
Taxi, shipper đắt khách – Người dân méo mặt
Thời tiết càng rét buốt khắc nghiệt, những người giao hàng (shipper) càng có thu nhập khấm khá. Cùng với dịch vụ bán hàng online đắt khách, theo ghi nhận, trong đợt rét đậm, hầu hết shipper lấy phí chuyển hàng tăng gấp đôi ngày thường và làm việc hết công suất mà cũng không hết việc.
Theo khảo sát giá thì hiện nay, với quãng đường trong phạm vi từ 2 - 5 km, các shipper sẽ vận chuyển hàng với giá là 50.000 - 80.000 đồng/lượt trong khi bình thường, giá phổ biến là 20.000 - 30.000 đồng. Đối với quãng đường từ 5 - 10 km, giá ship hiện đang dao động trong khoảng 80.000 - 100.000 đồng, đắt gấp đôi so với giá hiện hành thông thường.
Một shipper trên đường đi giao hàng ở Hà Nội
Còn với quãng đường trên 10 km, hầu như các shipper hiện nay đều từ chối với lý do là vì quá xa, trời mưa gió mà lấy giá cao nữa thì không được, lấy thấp quá cũng chẳng "bõ công"...
Tương tự, trời mưa rét, dịch vụ taxi cũng “cháy hàng” do nhu cầu đi lại của người dân quá lớn. Nhiều người muốn đi làm hoặc di chuyển bằng taxi đã phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ mới bắt được xe. Thậm chí có trường hợp cần cho con đi cấp cứu suýt nguy kịch vì không thể gọi được xe nhanh chóng.
Khách tha hồ vẫy, taxi vẫn không dừng lại.
|
Tại cổng Viện Huyết học Truyền máu TW, ông Dương Đình Thắng một lái xe taxi cũng chia sẻ: “Những hôm trời mưa rét như thế này, lượng khách đi xe tăng gấp 7, 8 lần bình thường, tổng đài gọi cũng không kịp chạy, nhiều lúc vì quá đông nên tôi từ chối hết, chỉ kịp chạy cho khách bắt dọc đường”..
Vân Khánh (tổng hợp)/VietNamNet
__._,_.___
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét