Khó có thể tin rằng nơi chỉ cách Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chưa đầy 30km, nhưng thứ chiếu sáng duy nhất vẫn chỉ là những ngọn đèn dầu. Đó là thực tế mà 23 hộ dân sống tại Tiểu khu 7, xóm Khả, xã Bắc Sơn (Kim Bôi, Hòa Bình) đã, đang và sẽ tiếp tục phải trải qua. Cái tên tiểu khu 7 có vẻ như chỉ tồn tại trên danh nghĩa, bởi từ rất lâu rồi người ta vẫn quen gọi xóm này bằng cái tên nghe đến tội "Xóm đèn dầu".
Điện là điều mơ ước của tất cả bà con nơi đây.
<!->
Để tìm hiểu cuộc sống khốn khổ vì thiếu điện của người dân Tiểu khu 7 chúng tôi đã đi thực tế một vòng. Những ngôi nhà cấp 4 lụp xụp được xây bằng gạch ba banh hoặc giả có xây bằng gạch thường thì cũng chưa kịp chát vôi.
Bên trong nhà, quả là không có một thứ gì liên quan đến điện. Thứ nhìn thấy phổ biến nhất là những chiếc đèn dầu cùng những lọ dầu ma rút và những chiếc quạt được làm từ mo cau. Nhà nào “chịu chơi” lắm thì có thêm chiếc đài radio. Đó cũng là thứ duy nhất để họ “nghe ngóng” thế giới bên ngoài.
Gia đình chị Nguyễn Thị Bảy chuyển về sống tại Tiểu khu 7 từ năm 1993, trước khi có chương trình dãn dân của xã. Hơn 20 năm qua, mọi sinh hoạt của vợ chồng con cái chị mỗi khi đêm về đều dựa cả vào chiếc đèn dầu. Nhưng có thắp đèn thì cũng phải đợi tới khi không còn nhìn thấy mặt người.
Chị Bảy chia sẻ: “Giá dầu ma rút bây giờ 40 nghìn/lít. Gia đình tôi có 4 người dùng tiết kiệm lắm thì cũng phải mất 2lít một tháng. So với những nhà người ta có điện mà chỉ dùng thắp sáng thì dùng dầu như nhà tôi đắt hơn rất nhiều.
Mà đi mua dầu bây giờ có dễ đâu, mấy ai còn dùng đến loại dầu đó nữa. Sáng nay chồng tôi cũng đi xe xuống chỗ cách nhà 5, 6 cây số mà có mua được đâu, lại phải quay về tay không đấy. Khổ lắm!”.
Khác với nhiều gia đình ở Tiểu khu 7, gia đình chị Bảy có tới 2 chiếc tivi. Nhưng khổ một nỗi là tivi không dùng để xem mà để kê làm bàn học cho hai đứa con của vợ chồng chị. “Mấy năm trước, vợ chồng tôi đi làm thuê dưới Hà Nội, thấy người ta bán tivi cũ giá rẻ như cho tôi bảo với chồng hay mình cứ mua để dành, biết đâu một vài năm tới có điện thì có cái mà dùng. Thế nhưng cũng mấy năm rồi điện chả có, tivi cũng hoen gỉ rồi, vợ chồng tôi đành phải mang ra kê làm bàn học cho các cháu” – chị Bảy nói mà như khóc.
Không có điện, tối đến những đứa trẻ ở đây đều phải học bài bên ánh đèn dầu tù mù. Hôm nào hết dầu thì dùng đèn pin để học. Chị Nguyễn Thị Thoa kể: “Có hôm nhà tôi hết dầu, hết cả pin nên con không học được bài. Đến lớp cô kiểm tra không làm bài tập, cô hỏi nó lý do vì sao nó mới kể xóm em không có điện. Cô giáo không tin còn mắng con tôi là: “Ở thế kỷ nào rồi mà còn bảo là chưa có điện”.
Mọi thông tin, thời sự của gia đình chị Bùi Thị Thoa chỉ được nghe qua radio dùng pin.
Mùa đông, nhiều gia đình còn tiết kiệm bằng cách đốt một đống củi thật to ở giữa nhà, vừa để sưởi ấm vừa lấy ánh sáng cho con học bài. Mùa hè, nhiều người mắt trũng sâu vì bản thân không thể ngủ được và cũng còn vì ngồi cả đêm để quạt cho con. Trận nóng lịch sử vừa rồi, hầu hết mọi sinh hoạt của bà con nơi đây đều diễn ra trong một cái hang lớn cách tiểu khu chừng 2km.
Sáng dậy từ rất sớm tranh thủ đi làm, lúc mặt trời vừa lên cũng là lúc bà con về nấu cơm rồi mang vào hang ăn và nghỉ ngơi. Bác Bạch Thị Sáu kể: “Mùa hè mà không có cái hang ấy thì ở xóm tôi chắc nhiều người đã chết vì nóng rồi. Hơn 100 người kéo cả vào đấy để tránh nóng. Trẻ con cũng mang sách vở vào học bài”.
Chia sẻ với phóng viên, người dân nơi đây đều bảo: “Giàu chúng tôi không mơ, chỉ mơ một ngày nào đó gần nhất có điện. Khi đó chúng tôi sẽ thịt gà, thịt lợn ăn mừng, nhảy múa cả tuần cho bõ những ngày tối tăm, khổ sở”.
Chia sẻ với phóng viên, người dân nơi đây đều bảo: “Giàu chúng tôi không mơ, chỉ mơ một ngày nào đó gần nhất có điện. Khi đó chúng tôi sẽ thịt gà, thịt lợn ăn mừng, nhảy múa cả tuần cho bõ những ngày tối tăm, khổ sở”.
Không có điện khiến cuộc sống của bà con đã nghèo lại nghèo hơn. “Nhiều lúc muốn nghĩ cách làm giàu nhưng mà điện không có thì làm gì cũng khó. Như nhà tôi đấy, muốn ươm gà giống bán nhưng vì không có điện để ủ ấm nên gà không nở được, trứng thối hết” – bác Bùi Văn Luyện chia sẻ.
Ngồi cạnh chồng, bác Sáu nói mà mắt rơm rớm: “Kể ra cô chú đừng cười nhé, đi ra đường người ta nói chuyện đông, chuyện tây, chúng tôi cũng chỉ dám cúi mặt đánh trống lảng chứ có biết gì mà thêm lời. Đêm giao thừa cũng tối đen như mực. Hễ nghe thấy tiếng pháo nổ thì cả xóm kéo nhau ra ngoài nhìn lên trời, thấy nơi nào sáng nhất thì đoán là Thủ đô”.
Ở Tiểu khu 7, những nhà có bình ắc quy như nhà chị Bảy, nhà bác Luyện có thể đếm được trên đầu ngón tay. Có bình ắc quy nhưng chuyện đi sạc điện cũng là cả một vấn đề. Mỗi lần sạc mất 10 nghìn, dùng tiết kiệm lắm cũng chỉ được có 3 ngày. Mất tiền sạc nhưng theo lời chị Bảy thì “người ta thương người ta mới cho mình sạc, chứ thực ra họ cũng chả thích đâu. Mình cứ đi sạc nhiều quá cũng ái ngại”.
Anh Chuyền bức xúc chỉ về phía đường điện lưới.
Đã có đợt vài hộ rủ nhau mua mô tơ phát điện đặt ở lòng suối nhưng không được bao lâu cũng bị cán bộ thu về với lý do đặt như thế vào mùa khô sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu của thôn. Khi chúng tôi đặt câu hỏi có hay không chuyện cán bộ thu mô tơ phát điện của dân mà không trả thì vị tân Chủ tịch xã Bắc Sơn Bùi Văn Lương trả lời rằng việc đó xã không biết vì không thấy bà con phản ảnh gì.
Tiểu khu 7 hình thành theo chủ trường dãn dân của xã từ năm 2008. Trước đó, nhiều hộ đã ra đó định cư từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước như nhà bác Luyện, chị Bảy… Nhiều năm sống tù mù trong ánh đèn dầu nhưng nghịch lý ở chỗ, tiểu khu này sống không tách biệt với những xóm khác và đường điện cao thế chỉ cách họ chừng vài chục mét. Phía dưới có điện, phía trên là xóm Đằng Long điện cũng đã được kéo lên, chỉ duy nhất Tiểu khu 7 nằm ở vị trí giữa thì lâm vào tình trạng “khát” điện.
Bức xúc trước thực tế trên, chị Nguyễn Thị Bảy nói: “Mỗi lần chúng tôi lên hỏi cán bộ xã xem bao giờ có điện thì cán bộ xã trả lời rằng vẫn đang đi xin điện cho bà con.
Mãi đến khi chúng tôi nghe trên đài truyền thanh của huyện nói xa xả rằng ở Bắc Sơn hiện nay 100% dân đã có điện, chúng tôi bức xúc rủ nhau xuống huyện trình bày là chúng tôi làm gì có điện mà sao lại bảo xã tôi 100% người dân có điện dùng thì cán bộ huyện trả là: Bây giờ huyện mới biết chuyện, vì từ trước đến giờ xã Bắc Sơn đều báo cáo là bà con đã có điện 100%.
Chỉ vì chúng tôi tin lời cán bộ xã nên bây giờ mới ra nông nỗi này. Năm nào cán bộ cũng hứa với dân chúng tôi là sang năm có điện nhưng bao nhiêu cái sang năm rồi chúng tôi vẫn tối tăm, khổ sở thế này đây”.
Hang đá nhiều năm nay người dân ở đây tránh nắng nóng trong những ngày hè.
Đem thắc mắc này của bà con hỏi tân Chủ tịch xã Bắc Sơn thì nhận được câu trả lời: “Đúng là trước đó xóm không có những báo cáo kịp thời lên xã. Cán bộ xã thì cũng chưa đi sâu đi sát, lắng nghe nguyện vọng của bà con. Thế nên thực tế là xã chưa có đề xuất chính thức nào lên huyện về vấn đề thiếu điện của Tiểu khu 7. Do vậy bà con bức xúc cũng là chính đáng”.
Giải thích nguyên nhân vì sao xung quanh đều có điện riêng Tiểu khu 7 thì chưa, ông Lương nói: “Năm 1998-2000 có đường điện theo vốn vay của Ngân hàng Thế giới được kéo điện thì khu này vẫn chưa có dân nên chưa làm đường điện đến đó. Vì theo nguyên tắc là dân ở đâu thì đường điện kéo tới đó. Còn dân Đằng Long được kéo điện thời gian gần đây là vì họ có đường nhựa”.
Không có điện đến cả chuyện dựng vợ gả chồng nơi đây cũng khó. Nhiều chàng trai đến tuổi lập gia đình, đi tán gái ở xóm khác đều bị chê bai với lý do “lấy chồng về đấy để thành người cổ đại à”. Con gái yêu người nơi khác cũng bị chê là lạc hậu, đến cắm nồi cơm cũng không biết cắm thì còn biết làm gì. Nhiều người đã rất tự ti mỗi khi “xuất ngoại” khỏi xóm đèn dầu của mình.
Nữ sinh giết cán bộ VC huyện
sau ân ái lĩnh 25 năm tù
Thấy anh Đăng thất hứa, không cho quà và tiền sau khi ân ái, nữ sinh 19 tuổi cầm dao đâm nhiều nhát khiến vị cán bộ huyện tử vong.
, Đăng bảo: “Phải cho vài chục lần nữa mới nhận được quà”.
Thanh thực nghiệm lại hiện trường lúc ra tay sát hại anh Đăng. Ảnh: Zing
TAND tỉnh Vĩnh Phúc vừa tuyên Phùng Thị Thanh (19 tuổi, ở huyện Vĩnh Tường) mức án 20 năm tù về tội Giết người, 5 năm tù về tội Cướp tài sản.
Nạn nhân là anh Lê Hải Đăng (27 tuổi, cán bộ hợp đồng Phòng Tài chính kế hoạch huyện Vĩnh Tường).
Theo nội dung vụ án, trưa một ngày đầu tháng 10/2014, anh Đăng và Thanh (học sinh lớp 12) cùng đến nhà nghỉ trong khu đô thị Phúc Sơn để “thân mật”. Chiều cùng ngày, nhân viên nhà nghỉ kiểm tra phòng phát hiện anh Đăng tử vong. Thời điểm đó, nữ sinh cùng đi biến mất.
Qua điều tra, sáng 11/10, Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt giữ nghi phạm Thanh. Nữ sinh này khai nhận, sau khi ân ái, cô nhắc lại việc nhiều lần Đăng hứa cho quà, tiền nhưng không thực hiện.
Khi xảy ra cãi nhau, Đăng bảo: “Phải cho vài chục lần nữa mới nhận được quà”. Bực tức, cô nữ sinh bất ngờ rút dao nhọn trong túi xách đâm Đăng nhưng bị anh này giữ chặt tay, tát liên tiếp vào mặt.
Trong lúc vật lộn, Thanh đâm 2 nhát dao vào ngực vị cán bộ huyện Vĩnh Thương. Bị đâm, nạn nhân vẫn vật lộn với hung thủ. Do mất máu, Đăng ôm ngực chạy ra ngoài định mở cửa nhưng bị Thanh lao ra ngăn cản. Không thoát được ra ngoài, thanh niên 27 tuổi ngã ra giường lịm đi.
Sau khi gây án, Thanh nhặt dao mang vào nhà tắm rửa sạch và cất trong túi xách. Nữ sinh lục ví của nạn nhân lấy 4 triệu đồng. Trước khi rời hiện trường, hung thủ xóa dấu vết và phi tang toàn bộ giấy tờ tùy thân, sim điện thoại của bị hại vào bồn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét