Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ bảo vệ ai? - RFA

Image en ligne

Ảnh minh họa. Cảnh sát 113 và dân phòng bao vây những người biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn, ngày 18/05/2014.Sát nhập ba lực lượng thành một - Tờ trình của Bộ Công an về đề xuất Dự luật thành lập Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở cho biết nguyên nhân sát nhập ba thành phần bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên nghiệp trở thành một lực lượng mới là do ba lực lượng quần chúng đang tồn tại này có cùng nhiệm vụ và đang trong tình trạng không thống nhất.Bộ Công an giải thích rằng việc sát nhập cả ba thành phần vào một lực lượng mới, với tên gọi Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ góp phần tinh gọn bộ máy và kiện toàn lực lượng, cũng như khắc phục và hạn chế tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo và chồng lấn giữa 3 lực lượng quần chúng này.<!>
Theo Dự luật được Bộ Công an công bố, hiện có gần 750 ngàn người trong 3 lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên nghiệp gộp lại, được trang bị và sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Theo tôi nghĩ thì ông Tô Lâm cạnh tranh với bên quân đội, quốc phòng. Ông Tô Lâm có một lực lượng lớn như vậy, đông hơn thì quyền lực của ông trải khắp đất nước. Đúng là ‘công an trị’, với mục tiêu rải đều khắp nơi đều có công an hết. Rõ ràng sự chuyên nghiệp đó sẽ trao thêm quyền và chắc chắn sẽ lạm quyền hơn
-Ông Đinh Quang Tuyến
Nhiệm vụ của lực lượng mới này được nói là có tác động trực tiếp đến quyền con người và quyền công dân, như tham gia tuần tra, kiểm soát, truy nã, tấn công, trấn áp tội phạm hay thực hiện những biện pháp chống tội phạm, tệ nạn xã hội…
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ do Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý. Và, chính quyền địa phương sẽ chi trả tiền bồi dưỡng, hỗ trợ hàng tháng cho các thành viên của lực lượng này, cũng như phải đóng bảo hiểm xã hội và y tế cho họ.

Ủng hộ và Lo ngại

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, vào tối ngày 7/7 nêu lên quan điểm của ông liên quan Dự luật Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở:
“Tôi nghĩ rằng sát nhập là đúng. Khi Việt Nam phát triển và hội nhập với thế giới thì đòi hỏi về một lực lượng chuyên nghiệp. Ví dụ như vừa rồi thành lập lực lượng kỵ binh, chẳng hạn. Đó là một lực lượng giống như ở các nước khác. Thế thì, trong tình hình hiện nay có nhiều quá các lực lượng bảo vệ an ninh cho nên cần phối hợp các lực lượng này, sát nhập lại chỉ có một lực lượng để bảo vệ thôi. Bên cạnh cảnh sát và an ninh thì có một lực lượng hỗ trợ và họ phải được chuyên nghiệp hóa để tránh sự lạm quyền, tránh sự không chuyên nghiệp trong quá trình hành xử.”
Ảnh minh họa. Công an Việt Nam thử súng.
Ảnh minh họa. Công an Việt Nam thử súng. AFP
Đài RFA ghi nhận, qua trang fanpage các báo chính thống, một số độc giả bày tỏ sự ủng hộ cho việc sát nhập này, với hy vọng người dân được bảo vệ và yên tâm hơn. Tuy nhiên, số lượng độc giả tỏ ra lo ngại về Dự luật lại nhiều hơn bội phần. Không ít người cho rằng “cũng là bình mới rượu cũ”, hay “lực lượng này chưa đủ chuyên môn để đảm trách công việc, và đưa vào hoạt động chỉ có bắt nạt dân”, thậm chí có người còn cho rằng khi lực lượng mới này được trang bị, hỗ trợ công cụ để thi hành nhiệm vụ thì có thể dẫn đến hậu quả phản tác dụng và gây rối thêm.
Những nỗi lo lắng của dân chúng như thế được nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến giải thích cũng là hợp lẽ, bởi vì Nhà nước Việt Nam sử dụng công an để “trị dân”, và việc tăng cường, chuyên môn hóa các lực lượng công an không chính quy cũng không là điều ngạc nhiên.
Ông Đinh Quang Tuyến, vào tối hôm 7/7 lên tiếng với RFA:
“Theo tôi nghĩ thì ông Tô Lâm cạnh tranh với bên quân đội, quốc phòng. Ông Tô Lâm có một lực lượng lớn như vậy, đông hơn thì quyền lực của ông trải khắp đất nước. Đúng là ‘công an trị’, với mục tiêu rải đều khắp nơi đều có công an hết. Rõ ràng sự chuyên nghiệp đó sẽ trao thêm quyền và chắc chắn sẽ lạm quyền hơn.”
Hồi năm 2018, dư luận trong nước cũng đặc biệt quan tâm đến Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, được Bộ Công an thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018.
Theo thông tư này, công an xã, phường, thị trấn cho đến cấp huyện, quận, thị xã, thành phố được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, các loại súng và còn được xem xét trang bị tên lửa chống tăng cá nhân, trực thăng vũ trang, bom, mìn, lựu đạn…
Bác sĩ Đinh Đức Long, cựu sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam từng nêu quan ngại của ông về việc này:
Tôi nghĩ rằng sát nhập là đúng. Khi Việt Nam phát triển và hội nhập với thế giới thì đòi hỏi về một lực lượng chuyên nghiệp. Ví dụ như vừa rồi thành lập lực lượng kỵ binh, chẳng hạn. Đó là một lực lượng giống như ở các nước khác. Thế thì, trong tình hình hiện nay có nhiều quá các lực lượng bảo vệ an ninh cho nên cần phối hợp các lực lượng này, sát nhập lại chỉ có một lực lượng để bảo vệ thôi. Bên cạnh cảnh sát và an ninh thì có một lực lượng hỗ trợ và họ phải được chuyên nghiệp hóa để tránh sự lạm quyền, tránh sự không chuyên nghiệp trong quá trình hành xử
-Luật sư Nguyễn Văn Hậu
“Tôi nghĩ thứ nhất là rất tốn kém. Trong lúc ngân sách eo hẹp mà trang bị lượng vũ khí như thế cho cấp cơ sở là rất nhiều tiền mà không biết họ có sử dụng hết công suất không, có hiệu quả không chứ vũ khí trang bị xong mà để kho đấy thì nó cũng hết hạn sử dụng. Lãng phí! Thứ hai là xin vũ khí rồi mà nếu có chuyện gì xảy ra, sẵn súng trong tay thì liệu họ có khả năng kiểm soát tình hình một cách chuyên nghiệp không, hay sẵn súng đấy rồi sẵn sàng bạo động? Còn một mặt trái nữa là nếu tình hình có biến động thì những vũ khí ấy có khi lại trở thành trang bị cho những người ở cơ sở dùng ngay để họ đạt mục đích của họ.”
Quan ngại của Bác sĩ Đinh Đức Long phần nào được phản ánh qua tình trạng dư luận trong thời gian qua chỉ trích nặng nề về công an lạm dụng súng trong hành xử với người dân.
Từ năm 2018, Bộ Công an cũng thực hiện đề án đưa 25 ngàn công an chính quy về xã, thay thế cho công an xã bán chuyên trách.
Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang từng nhận định với RFA rằng việc tăng cường lực lượng chính quy về công an xã là một bước để nâng cao trình độ công an xã lên, để họ thực thi luật pháp một cách đúng pháp luật. Thế nhưng, với Dự thảo Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở thì ông Nguyễn Đăng Quang cho rằng sẽ xảy ra tình trạng lạm quyền:
‘Chắc chắn là có lạm quyền rồi!”
Những người quan tâm đến Dự Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở mà Đài RFA được dịp tiếp xúc cùng bày tỏ rằng họ chưa rõ lực lượng mới này sẽ được chuyên mốn hóa như thế nào, nhưng họ canh cánh về sự lạm quyền, nhất là trong việc sử dụng vũ khí cũng như ngân sách chi trả cho lực lượng mới này phải chăng lại trích từ tiền thuế của người dân?
http://www.viettan.org/IMG/jpg/image002-165.jpg
http://farm3.staticflickr.com/2876/9011619173_37bcd51c53_o.jpg
http://luongtamconggiao.files.wordpress.com/2011/04/110403congancondo-450x332.jpg?w=595http://gdb.voanews.com/72BBAB79-C5A6-498C-813A-3F62FC214FEF_mw1024_n_s.jpg
Những gông cùm trùm lên đầu trên cổ nhân dân!

Không có nhận xét nào: