Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 10 tháng 7 năm 2020 - Hà Trung Liêm

Tưởng Năng Tiến – Những Người Hữu Sản
Từ xưa tới nay Tổ quốc bao giờ cũng do người áo rách giữ gìn và bị những người giàu bán rẻ.
Paul Claudel
Tác giả câu danh ngôn thượng dẫn là một thi sỹ, kiêm kịch tác gia (lừng lẫy) đã hơn chục lần được đề cử giải Nobel văn chương. Tiếc là ông đã không có cơ hội biết đến những cự phú ở Việt Nam đã hy sinh tài sản, để “giữ gìn” tổ quốc của họ ra sao, và bị cái thứ “tổ cò” này “bán rẻ’ đến cỡ nào?
Trong khuôn khổ giới hạn của vài trang sổ tay, chúng tôi xin phép chỉ nêu danh vài ba nhân vật (tiêu biểu) để rộng đường dư luận:
<!>
Phạm Trần - Sau 25 năm, Mỹ-Việt ở đâu?
9/7/2020
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink: ”Không cá lớn nuốt cá bé”.
Phạm Trần: “Ngày 11/07/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.”
Với quyết  định lịch sử này, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng sản đã ghi dấu “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” được 25 năm vào ngày  11/07/2020.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết hôm 8/7 ông đã họp với Úc, Canada, New Zealand, Anh cũng như với các đối tác trong khối G7 để phát triển sự hiểu biết đa phương về việc làm thế nào bảo vệ vận chuyển thương mại hàng hải tự do và mở rộng, bảo vệ pháp trị, những điều mà ông mô tả là những chế độ chuyên chế như ở Trung Cộng (TC) hiện nay ‘không dung chấp vì không phù hợp với kiểu mẫu của họ.’
“Đó là những việc sẽ giúp tạo phồn thịnh cho người dân Việt Nam, sự phồn thịnh cho người dân khắp Đông Nam Á và một hệ thống toàn cầu được xây dựng trên lòng tin, pháp trị và minh bạch,” Ngoại trưởng Mỹ tiếp lời.
Hội nghị Liễu Châu từ ngày 3 đến 5 tháng 7 năm 1954
Cuộc gặp giữa Chu Ân Lai - Hồ Chí Minh & Võ Nguyên Giáp tại miền nam Trung Quốc, bước ngoặt trong quá trình đàm phán năm 1954 ở Genève.
Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 Hội nghị Liễu Châu then chốt
Tiền Giang (钱江/Qian Jiang) bản dịch của Dương Danh Dy
Đang lúc giữa hè nóng nực nhất, lãnh đạo hai bên Trung Việt tiến hành tám lần họp trong ba ngày tại Liễu Châu, đưa ra quyết định trọng đại cho số phận tương lai của Việt Nam, điều hoà lập trường của hai bên tại Genève được nhất trí. Chu Ân Lai là người định ra luận cứ cho Hội nghị Liễu Châu, sự lý giải và ủng hộ của Hồ Chí Minh cũng có tác dụng then chốt. Hoàn toàn thực hiện dự tính của Chu Ân Lai, Hội nghị Liễu Châu đã lát con đường cho hội nghị Genève cuối cùng giải quyết được vấn đề Đông Dương.
Bài này là Chương 27 của cuốn Chu Ân Lai dữ Nhật Nội Ngõa hội nghị (周恩来与日内瓦会议 / Chu Ân Lai và Hội nghị Genève, nhà xuất bàn Trung Cộng Đảng Sử Xuất Bản Xá, 2005), mà tác giả là Tiền Giang. Chúng tôi cảm ơn dịch giả Dương Danh Dy đã cho phép Diễn Đàn công bố bản dịch này (và công bố toàn văn bản dịch cuốn sách trong tháng 1.2009 tới đây).
Hội nghị Liễu Châu (3-5.7.1954) là bước ngoặt trong quá trình thương lượng tại Genève, chấm dứt cuộc Kháng chiến lần thứ nhất, với những thành quả và hậu quả mọi người đều biết.
Tiếc rằng cho đến nay, hầu như không có nghiên cứu sử học nào đã được công bố ở Việt Nam về cuộc gặp ở Liễu Châu. 
Tuy phiến diện và đơn phương, đây là một tài liệu tham khảo quan trọng, giúp ta tìm hiểu thêm về một giai đoạn quan trọng của lịch sử hiện đại Việt Nam.
Lê Nguyễn - Chút hồi ức về cuộc "cách mạng hành chánh" của Việt Nam Cộng Hòa những năm 1973-1974
9.7.2020
FB Lê Nguyễn – Cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh  1962-1965
Trong bài viết của tôi về tướng Nguyễn Đức Thắng, bạn Giang Ly, một bộ nhớ khả tín về miền Nam trước 1975, có bình luận  như sau:
“ .....  Lê Nguyễn tôi nhớ cuộc ‘cách mạng hành chánh’ do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đề ra cùng với ‘cách mạng kinh tế’ tháng 5 1973, sau hiệp định Ba Lê 1973. Với cuộc ‘cách mạng hành chánh’ Tổng Nha Công Vụ được nâng cấp, đổi thành Phủ Tổng Ủy Công Vụ (PTUCV). Tổng Ủy Trưởng Công Vụ là đại tá Quách Huỳnh Hà, nguyên Tỉnh trưởng Ba Xuyên. Để thực hiện cuộc cách mạng, 3 khoá huấn luyện, mỗi khoá 8 ngàn công chức học 6 tuần tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia ở Vũng Tàu. Khoá 1 đích thân Tổng thống Thiệu chủ tọa lễ mãn khoá. Tổng cộng 24 ngàn công chức từ Trung cấp trở lên được huấn luyện trong 18 tuần. Khoá cuối kết thúc tháng 12/1973.
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 10 tháng 7 năm 2020
Cố Vấn An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói về các chiến lược kiềm chế Đảng CS Tàu
8/7/2020
Lời người post: Hoan hô ông Robert O’Brien Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, giờ này các chính khách Hoa Kỳ đã thức tỉnh nhận ra chân tướng và bản chất của Cộng Sản. Dù muộn nhưng có còn hơn không! Bài diễn văn rất xuất sắc.  Bài diễn văn này sẽ thức tỉnh được những thành phần trí thức mê muội người Việt ở hải ngoại đang mê ngủ về hợp tác với Cộng Sản Việt Nam thì làm cho chế độ nó thay đổi!
Dịch Virus Vũ Hán bùng phát mấy tháng trước đã khiến hơn 10 triệu người trên thế giới bị nhiễm bệnh, trong đó, hơn nửa triệu người tử vong tính đến cuối tháng 6/2020. Trong lúc nhiều quốc gia tìm cách buộc Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) phải chịu trách nhiệm vì đã che đậy và xử lý sai dịch bệnh, Hoa Kỳ, với hơn 2.6 triệu người nhiễm bệnh [Virus Vũ Hán], là một trong những nước đầu tiên nhận ra sai lầm trong mấy thập niên qua vì đã dung dưỡng cho sự phát triển và bành trướng của ĐCST.

Cựu Giáo sư Đảng gọi Đảng Cộng Sản Trung Quốc là “Thây ma chính trị”
Former Party Professor Calls CCP a “Political Zombie”
10/7/2020
TS Phạm Đình Bá lược dịch
Trong một bài phát biểu khoảng 20 phút, một cựu giáo sư Trường Trung ương Đảng nghiêm khắc chỉ trích tình trạng của Đảng dưới thời Tập Cận Bình, và tuyên bố hệ thống hiện tại không thể sửa chữa. Bài nói chuyện của Cai Xia được lưu hành rộng rãi trên mạng vào đầu tháng Sáu 2020.
Cai Xia là một học giả về hiến pháp và là người cổ vũ trong nội bộ Đảng lâu năm về luật pháp và pháp quyền. Bà là người được biết đến với việc chỉ trích các cơ quan chức năng vi phạm pháp luật và đàn áp các quyền cá nhân.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 10 tháng 7 năm 2020
Thông điệp của Mỹ dành cho Bắc Kinh ở Biển Đông
U.S. Carriers Send a Message to Beijing Over South China Sea
By Jack Detsch
Khánh An lược dịch
10/7/2020
 “Trung Quốc chỉ đang tấn công trên tất cả các mặt trận. E là vào một lúc nào đó sẽ vỡ bờ.”
Từ đầu năm nay, trong khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác đang vật lộn với đại dịch, Trung Quốc đã tăng cường một cách có hệ thống nhằm biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc, lắp đặt các hệ thống giám sát nổi và trên các đảo nhân tạo, khiêu khích các nước láng giềng như Việt Nam và Malaysia đã tìm cách khai thác dầu khí, đối đầu với tàu chiến Philippines. Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi phạm vi hành chính ở Biển Đông nhằm biến các đảo san hô và đảo nhỏ thành một phần lãnh thổ mở rộng của đại lục.
Việc triển khai tàu Hoa Kỳ được thúc đẩy một phần do yêu cầu của các đồng minh Mỹ trong khu vực nhằm hạn chế hành vi của Trung Quốc. Schriver cho biết hải quân đồng minh đã báo cáo sự gia tăng các mối đe dọa từ Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân và lực lượng hải cảnh Trung Quốc trên biển; Các tàu Trung Quốc thường xuyên theo dõi và đe dọa các tàu đi qua vùng biển quốc tế. Gia tăng các cuộc tập trận của Mỹ các đồng minh yêu cầu, Việt Nam và Đài Loan, và đặc biệt là sự quan tâm mới của Philippines để đẩy lùi Bắc Kinh.

Nguồn Bản tin ngày Thứ sáu 10 tháng 7 năm 2020

Không có nhận xét nào: