Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Tết cơm mới của đồng bào vùng cao

Khác với người miền xuôi, đồng bào Pacô ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế) đón tết truyền thống sớm hơn với các nghi lễ đặc sắc.
Lễ Aza hay còn gọi là lễ Tết cơm mới, một trong những nghi lễ truyền thống có từ thời xa xưa của người Pacô, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới.
 
Aza được đồng bào Pacô xem là lễ hội quan trọng thứ hai sau lễ Ariêu Pi-ing truyền thống và thường được tổ chức vòa tháng 11 âm lịch hàng năm. Ngày tiến hành lễ Aza của mỗi làng khác nhau vì ngày tổ chức do trưởng làng quyết định.
 
Mỗi khi làng tổ chức Aza, con cháu trong làng dù làm ăn xa cũng quay về nhà để cùng đón lễ với gia đình, làng xóm. Khác với Ariêu Pi-ing là cúng tập thể, Aza chú trọng đến từng gia đình, dòng họ riêng rẽ trong nghi lễ.
 
Phần lễ vật như cơm trắng, xôi, bánh aquat dẻo, gà, heo, vịt, dê, chuột… cúng cho đấng linh thiêng của bản làng gồm: Giàng Tro - giống như Thần Nông của người Kinh, đại diện cho cây trồng; Giàng Pơnanh - Thần Chăn nuôi; Giàng Panuôn - Thần Buôn bán; Giàng Sưtarinh - Thần Đất, đại diện đất đai và thời tiết.
 
Một thứ rất linh thiêng và không thể thiếu để thực hiện một nghi lễ trong quá trình tổ chức Aza là tâng họt - loại hoa làm từ tre được cắm lên từng vật lễ và những tấm dzèng.
 
Aquat - loại bánh nếp không nhân của bà con Pacô, là thứ không thể thiếu để đặt trên bàn lễ. Loại bánh này cũng giống như bánh chưng, bánh tét của người miền xuôi trong dịp Tết Nguyên đán.
 
Sau khi tổ chức cúng Giàng, nhà nào cũng lấy một phần lễ vật mang đến nhà sinh hoạt cộng đồng hay nhà trưởng làng để góp lễ chung vui với mọi người, đồng thời tổ chức cúng Giàng chung của cả làng.
 
Trước khi tiến vào nhà rông để tiếp tục cúng lễ chung của cả làng dưới sự chủ trì của già làng, các gia đình, dòng họ đồng bào Pacô thường đi theo đoàn mang theo lễ vật và múa những điệu múa truyền thống kết hợp với tiếng chiêng trống.
 
Tiếng kẻng đánh theo hồi dùng để hiệu triệu dân làng cùng đến tham gia phần lễ cúng Aza. Tại đây, đồng bào Pacô sẽ cùng nhau góp lễ cúng Giàng chung của bản làng.
 
Theo quan niệm của người Pacô, tiếng khèn hòa cùng tiếng chiêng, điệu múa truyền thống sẽ giúp cho buổi lễ Tết cơm mới thêm phần náo nhiệt, Giàng làng về dự lễ sẽ vui hơn khi nghe thấy tiếng nhạc.

Không có nhận xét nào: