Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

Tin Việt Nam Hôm Nay Đầu Năm Mới 2025 và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


(Hình Facebook: Trang Facebook của cầu thủ Rafaelson Fernandes có tên Việt Nam là Nguyễn Xuân Son, ngày 2/1/2025.) Tin Việt Nam Hôm Nay Cú “Đúp” của Cầu Thủ Xuân Son, Giúp Việt Nam Chiếm Ưu Thế ở Chung Kết ASEAN -Thông tấn xã Reuters đưa tin cho hay Việt Nam thắng Thái Lan 2-1 trong trận lượt đi trận chung kết Giải Vô địch Túc cầu ASEAN sau khi tiền đạo gốc Ba Tây Nguyễn Xuân Son ghi 2 bàn thắng tại sân Việt Trì ngày 2/1/2025.
<!>
Tiền đạo Xuân Son, người còn được gọi là Rafaelson, nói: "Điều quan trọng là phải giành chiến thắng trong trận đấu ngày hôm nay, đó là một trận đấu khó khăn".
"Chúng tôi đã thắng nhưng còn một trận nữa ở Thái Lan. Chúng tôi phải tiếp tục tập trung và cố gắng giành chiến thắng trong trận đấu tiếp theo", Xuân Son nói.
Cầu thủ gốc Ba Tây này hiện đã ghi 7 bàn trong 4 trận cho tuyển Việt Nam kể từ khi nhập quốc tịch vào tháng 12/2024, 5 năm sau khi ông sang Việt Nam chơi cho đội Nam Định.
Cầu thủ này ghi 2 bàn trong trận ra mắt gặp Miến Ðiện ở vòng bảng và ghi 3 bàn trong trận bán kết hai lượt đi trước Tân Gia Ba.
Trận đấu hôm 2/1 giữa hai quốc gia là sự tái diễn của trận chung kết năm 2022, khi ấy Thái Lan thắng chung cuộc 3-2.
Trước đó, Việt Nam đã đoạt 2 cúp Vô địch, vào năm 2008 khi đánh bại Thái Lan ở trận quyết định và vào năm 2018.


Quái đản! chỉ có dưới XHCN, phụ nữ cởi hết! "đi bão", sau khi đội tuyển Việt Nam vô địch: Phải giáo dục "cần ăn mừng một cách văn minh hơn!"
(Chanakarn LAOSARAKHAM / AFP)


(Các cầu thủ Việt Nam ăn mừng chiến thắng ở ASEAN Cup 2024 sau chiến thắng trước đội tuyển Thái Lan ở sân Rajamangala, Bangkok, Thái Lan hôm 5/1/2025)
-Các thành phố lớn của Việt Nam hôm Chủ nhật tràn ngập xe máy, ô tô... đổ ra đường ăn mừng chức vô địch của đội tuyển bóng đá Việt Nam ở giải AFF Cup 2024, cảnh sát giao thông đã xử phạt một số trường hợp, phụ nữ cởi hết, nơi chốn công công, hay vi phạm giao thông, có ý kiến cho rằng người dân cần chia vui với đội tuyển một cách văn minh hơn.
Việc người hâm mộ bóng đá tràn ra đường, phụ nữ cởi hết "đi bão" đã trở thành thường xuyên trong nhiều năm qua. Không chỉ hò hét và gõ chiêng trống hay nồi chảo họ mang theo, mà có người, trai gái còn khoả thân, hay nẹt pô xe máy, phóng nhanh qua các con phố… gây ồn ào và khiến người đi đường thót tim, và lực lượng CSGT vất vả để kiểm soát tình hình.


Nguyễn Phượng, 19 tuổi, cho biết đêm 5/1 vừa qua đã vượt 20 km đến khu vực đường Giải Phóng (Hà Nội) để hoà mình vào dòng người ăn mừng trong thời gian từ 22 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau.
Cô gái trẻ này cho biết đám đông hò hét, phụ nữ cởi hết, gõ mâm, thổi kèn… và làm tắc một đoạn dài. Theo quan sát của cô, chỉ có một nhiều người vượt đèn đỏ, số ít còn lại tuân thủ tín hiệu đèn vì sợ bị phạt trong bối cảnh mức phạt nâng cao gấp nhiều lần từ đầu năm.


Phượng, người vừa đi học và đi làm, cho biết chuyến "đi bão" vừa qua rất vui vì “Việt Nam chiến thắng” và nó không ảnh hưởng gì đến công việc của ngày hôm sau.
Một bạn trẻ khác cho biết đêm Chủ nhật đã cùng nhóm bạn từ Đông Anh đến cầu Chương Dương để hò hét đến 3 giờ sáng. Người này cho biết sau cuộc vui, người có mệt chút và khản giọng nhưng “rất đáng vì bao năm mới có một lần Việt Nam vô địch AFF Cup.”


Truyền thông nhà nước đưa tin nhiều người bị CSGT thổi phạt vì vi phạm trật tự giao thông trong khi "đi bão" đêm Chủ nhật (05/1) và trước đó ba ngày khi Việt Nam thắng Thái Lan 2-1 trong trận lượt đi.
Báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết lực lượng công an ở TPHCM xử phạt 70 người vì vi phạm giao thông trong đêm Chủ nhật khi xuống đường ăn mừng chiến thắng.
Riêng ở Hà Nội đã xử lý một tài xế lái xe cứu thương "đi bão" nhưng có mức nồng độ cồn kịch trần với mức phạt 60 triệu đồng.


Ông C., một người dân ở Sài Gòn cho hay ông thường tránh ra đường sau những trận bóng như thế này, vì lo sợ cho tính mạng của mình. Ông nói với RFA:
“Việc đi bão không có ý nghĩa gì về xã hội lại hay xảy ra tai nạn và như vậy thì trước tiên họ và gia đình sẽ gánh hậu quả. Xã hội hiện nay tồn tại biết bao nhiêu là chuyện tiêu cực xảy ra hàng ngày, như chuyện phụ nữ cởi hết, sao không đem sức trẻ đó mà đấu tranh với những tiêu cực trên?!”
Ông Nguyễn Viết Dũng, một người quan sát Việt Nam, cho rằng việc ăn mừng khi đội tuyển bóng đá quốc gia chiến thắng là bình thường. nhưng việc "đi bão" như chuyện cởi hết, của một số thanh thiếu nữ, đáng bị chỉ trích vì bất chấp luật lệ giao thông, làm kẹt xe và có khả năng gây nguy hiểm tính mạng cho chính họ hay người khác.
Ông cũng cho rằng nhiều người nhầm lẫn việc chiến thắng trong bóng đá, đồng nghĩa với sức mạnh của Việt Nam! Không có nước nào a7n mừng như thế cả!
“Tôi cũng mong muốn Việt Nam chiến thắng trong bóng đá, nhưng cũng mong muốn người dân hãy ăn mừng theo cách văn minh hơn và phân biệt rạch ròi việc chiến thắng trong một môn thể thao, với thế mạnh về kinh tế, giáo dục, quân sự... của một đất nước!” Thắng bóng đá, chỉ là thắng một bàn chơi! Quan trọng gì!
Vài hình ảnh, phụ nữ cởi hết đi bão (Hình giữ tính các trung thực, không bôi xóa cờ đỏ):





















Dưới XHCN biến con người thành vô cảm! Đám đông hò hét cổ võ, hay dửng dưng nhìn, nạn nhân bị đánh tới chết! có vô tội?
(Đặng Đình Mạnh)
-Cuối cùng, thanh niên bị hành hung đến dập não vào tối ngày cuối năm, ngày 30 Tháng Mười Hai, 2024, tại Bến Cát, Bình Dương đã qua đời. Người hành hung đã bị bắt giữ với khả năng phải đối diện hình phạt rất cao từ pháp luật. Không chỉ gia đình nạn nhân mà cả gia đình thủ phạm đều chịu chung hậu quả mất người thân khi tuổi đời của họ đều còn rất trẻ.


(Người đàn ông hành hung người khác đến dập não sau va quẹt xe cộ ở Bến Cát, Bình Dương, ngày 30 Tháng Mười Hai 2024. Nạn nhân đã qua đời bốn ngày sau.)
Xem video về sự việc xảy ra ngay tại ngã tư đông người, tim tôi như thót lại theo từng cái đạp chân của thủ phạm lên đầu nạn nhân, nơi hiểm yếu nhất của cơ thể. Vì tôi hiểu, sau mỗi cái đạp chân ấy là cơ hội sống sót của nạn nhân đang giảm dần và sự thiệt hại không chỉ đến với nạn nhân mà còn đến với cả thủ phạm.
Chúng ta không thể tự hỏi, tại sao đám đông người đang dừng xe chờ đèn đỏ ấy lại không có ai can ngăn thủ phạm? Tại sao họ lại có thể dửng dưng, bàng quan đến mức như vậy trước sinh mạng con người đang bị đe dọa? Hơn nữa, người hành hung cũng không cầm hung khí gì để có vẻ là người gây nguy hiểm cho ai đó vào can ngăn?
Sự hung hăng của thủ phạm, đôi khi chỉ là sự thiếu kiểm soát tâm trạng mang tính chất nhất thời. Nếu có sự can ngăn, có thể thủ phạm sẽ sớm tỉnh ngộ và hậu quả xảy ra đã không nặng nề đến mức gây chết người như vậy.
Nhưng không có ai can ngăn cả, kể cả người rảnh tay cầm chiếc điện thoại để quay lại sự việc! Sau khi hành hung, thủ phạm điềm nhiên bỏ đi. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu, nhưng đã sớm bị bệnh viện trả về nhà với tiên lượng rất xấu. Sau bốn hôm, nạn nhân đã qua đời.
Thủ phạm sẽ phải trả giá vì tội trạng đã quá rõ ràng. Nhưng bạn hãy thử nghĩ: Đám đông bàng quan với vụ hành hung ấy có vô tội không?

Tối ngay ngày đầu năm, ngày 1 Tháng Giêng, 2025. Trên mạng xã hội đã lan truyền nhiều video về một vụ đánh ghen tại Ninh Kiều, Cần Thơ. Trong đó, hai phụ nữ đã xông vào hành hung một cô gái trẻ khác, không chỉ hành hung, họ còn xé váy áo làm nhục cô gái ấy trong sự cổ vũ của nhiều người đứng xung quanh.
Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ cơ quan cảnh sát điều tra cho biết vụ việc đã bị khởi tố đến ba tội danh hình sự: Cố ý gây thương tích; Làm nhục người khác; và Gây rối trật tự công cộng. Bên cạnh đó, người phụ nữ hành hung người đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, mong được khoan hồng. Bà cũng đồng ý bồi thường tất cả các thiệt hại về sức khỏa theo yêu cầu của nạn nhân.
Trong sự việc này, không rõ việc ghen tuông của người phụ nữ có chính đáng hay không? Thế nhưng, nhìn thấy đám đông đứng xung quanh cổ vũ, khuyến khích người phụ nữ ra tay hành hung cô gái mới thấy đáng sợ. Vì lẽ, không ai trong số đám đông nhận thấy rằng mình đang cổ vũ, khuyến khích người khác vi phạm pháp luật một cách công nhiên cả? Không chỉ cổ vũ, không can ngăn sự hành hung, mà rất nhiều người trong số họ còn lăm lăm trong tay chiếc điện thoại ghi lại sự việc để tung lên mạng làm quà cho sự hiếu kỳ.

Chúng ta thử nghĩ xem, người phụ nữ vì ghen tuông nên thiếu tỉnh táo đến mức vi phạm pháp luật qua hành vi hành hung, làm nhục cô gái trẻ. Người phụ nữ ấy sẽ phải trả giá, nhưng đám đông đứng cổ vũ, không can ngăn, thậm chí, còn lên tiếng gợi ý “lột đồ nó đi chị”… có vô tội hay không?

Hãy thử nghĩ, nếu thời gian có quay trở lại, nếu ai trong chúng ta chợt là người đang hiện diện trong đám đông khi ấy, chúng ta sẽ làm gì hay vẫn cứ dửng dưng, bàng quan hoặc cổ vũ, khuyến khích?
Và hãy thử nghĩ, nếu nạn chết tức tưởi vì những cú đạp thẳng chết người vào đầu kia, hoặc cô gái trẻ bị hành hung, bị lột váy áo làm nhục ngay giữa chốn công cộng là… con em chúng ta!
Với dân tộc được xưng tụng bốn nghìn năm văn hiến, đã trở nên ác độc như thế từ khi nào?


Năm 2025, Ông Trump đắc cử, có ảnh hưởng’, ‘mang lại lợi thế’ cho Việt Nam?


(Tổng thống đắc cử Donald Trump.)
-Một số người Việt ở trong nước nhận xét rằng việc ông Donald Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11 vừa qua sẽ khiến chính quyền Hà Nội phải “khéo léo” hơn và “phải có hành động thực tiễn”.
Trao đổi với VOA tiếng Việt qua điện thoại, ông Nguyễn Thạch Cương, một người dân ở Hà Nội, nói rằng cũng như những người Việt khác, bản thân ông “cực kỳ quan tâm” tới kết quả bầu cử ở Hoa Kỳ vì nước Mỹ “có lẽ lãnh đạo cả thế giới” nên sẽ “có ảnh hưởng tới Việt Nam”.
Thêm nữa, ông Cương cho rằng việc người dân Việt Nam theo dõi tiến trình bầu cử ở Mỹ còn cho thấy một sự “khát khao”. Ông nói thêm: “Nó thể hiện một nỗi niềm khao khát của người Việt Nam [để] tìm hiểu về bầu cử Mỹ và sự tự do cũng là niềm khát vọng rất là lớn của người Việt Nam đối với mơ ước được bầu cử tự do và tranh luận, tranh cử”.

Khi được hỏi về nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tăng thuế tiếp theo của chính quyền Trump vì thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ, ông Cương cho biết ông “có lo ngại” về khả năng này và Hà Nội “phải có những hành động thực tiễn”.
Ông nói thêm: “Việt Nam phải thấy điều đó, phải hài hòa, chứ không thể anh chỉ nhập khẩu của Trung Quốc rồi xuất sang Mỹ thì đến tôi cũng không thấy hợp lý chứ chưa nói đến ngài Tổng thống Trump. Tôi hy vọng là nhiệm kỳ hai này của ngài [Trump] thì lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ có cái khéo léo và cũng phải mua hàng của Mỹ, chứ không thể cứ nói xong rồi không làm”.

Mới đây, Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết, tính tới tháng 11, Trung Quốc “giữ vững là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất” của Việt Nam với ước tính đạt 185,4 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023. Tin cho hay, Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 2 với ước tính 122,4 tỷ USD về thương mại hai chiều, tăng 21,8% so với cùng kỳ 2023.
Tuy nhiên, cơ quan nhà nước này cho hay rằng xuất siêu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đứng ở vị trí dẫn đầu với 95,4 tỷ USD, tăng 26,7%.
Về khả năng bị đánh thuế vì việc xuất siêu này của Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Nam, một kỹ sư ở Hà Nội, nhận định với VOA tiếng Việt rằng đây là vấn đề “bảo vệ quyền lợi [của] nước Mỹ của ông Trump cho nên chúng ta [Việt Nam] cần phải thích ứng thôi”.

Ông Nam cũng cho rằng việc ông Trump tái đắc cử “mang lại lợi thế” cho Việt Nam liên quan tới Trung Quốc. Ông nói: “Ông Trump lên, ông sẽ có chính sách rất rắn đối với các nước như là Trung Quốc. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ có lợi thế hơn so với các nước láng giềng trong ít nhất là bốn năm tới”.
Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, dẫn nguồn từ Reuters, Việt Nam là nước hưởng lợi hàng đầu từ việc Mỹ tăng thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc, điều mà ông Trump đã khởi xướng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình.
Tin cho hay, ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, vốn sẽ gây ra rủi ro lớn cho tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.
Về nhiều ý kiến cho rằng Tổng thống đắc cử Trump chỉ quan tâm tới kinh tế và sẽ phớt lờ vấn đề nhân quyền của Việt Nam, ông Nam nói: “Tôi nghĩ là không phải ông ấy không quan tâm mà là ông ấy có quá nhiều mối quan tâm cho nên Việt Nam chỉ chiếm một cái góc, ví dụ là 3% thời lượng thôi, thì trong 3% thời lượng đó thì để quan tâm tới kinh tế thì mất 2,8% rồi, còn một chút chút, ông có thể quan tâm tới tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam, nhưng cái đấy [nhân quyền] thì ông ấy có quá ít thời lượng để quan tâm”.
“Tự Việt Nam thay đổi thôi, chứ còn chờ để ảnh hưởng từ đâu đến thì hơi khó”, ông Nam nhận xét, nói thêm rằng ông Trump có nhiều việc khác phải làm.

Kỹ sư này cũng cho rằng trong bốn năm tới, “nếu Việt Nam mà tận dụng được thì sẽ là một thời kỳ phát triển thịnh vượng cho kinh tế Việt Nam sau mấy năm vừa rồi bị dịch dã, bị trầm lắng, bị một số tác động không tốt của thị trường thế giới”.
Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, hôm 11/11, một tuần sau cuộc bầu cử ở Mỹ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm và chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump. Cổng thông tin chính phủ Việt Nam (VGP News) đưa tin rằng ông Lâm “đánh giá cao những đóng góp của Tổng thống đắc cử trong quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”.
“Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững của khu vực và trên thế giới”, ông Lâm được VGP News dẫn lời nói.


Cảnh sát Thái Lan, “không có giao thiệp nào với phía Việt Nam” trong chuyến bộ hành của Sư Thích Minh Tuệ


(Sư Thích Minh Tuệ (giữa) và các sư khác trong đoàn vào Thái Lan hôm 31/12/2024)
-Đại diện quan hệ công chúng thuộc Văn phòng Phật giáo của tỉnh Ubon Ratchanthani, Thái Lan, hôm 3/1 cho BenarNews biết văn phòng này không nhận được thông tin gì về chuyến đi của đoàn nhà sư Thích Minh Tuệ sang Thái Lan và cũng không có sự phối hợp trước đó với phía Việt Nam. Trong khi đó, cảnh sát ở cửa khẩu Chong Mek thuộc tỉnh này xác nhận đoàn nhà sư vào Thái Lan khất thực, nhưng cảnh sát không được cho biết về việc đoàn sẽ sang Myanmar và cũng không có giao thiệp nào với phía Việt Nam về đoàn.
Sư Thích Minh Tuệ cùng năm nhà sư Việt Nam khác vào ngày 31/12/2024 đã đi bộ qua biên giới giữa Lào và Thái Lan, bắt đầu cuộc bộ hành trên đất Thái Lan. Theo YouTuber Đoàn Văn Báu - cựu sĩ quan an ninh CS Việt Nam, người đi theo hộ tống đoàn - các nhà sư sẽ đi bộ 1.300 km trên đất Thái Lan, trong vòng hai tháng để sang Myanmar trong chuyến đi đến Ấn Độ.
Chuyến bộ hành khất thực của sư Thích Minh Tuệ từ Việt Nam qua Lào và hiện giờ ở Thái Lan được công chúng ở những nơi đoàn đi qua chú ý, đặc biệt đối với sư Thích Minh Tuệ - người tu theo 13 hạnh đầu đà của Phật và không tự nhận mình là người thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trên kênh YouTube của mình, ông Đoàn Văn Báu cập nhật các thông tin về chuyến đi của đoàn và cho biết đoàn thường được giới chức các địa phương đoàn đi qua giúp đỡ, như công an Lào đi theo, khi đoàn ở Lào và cảnh sát Hoàng gia Thái Lan được cử đi theo hộ tống đoàn.
Những video đầu tiên về đoàn nhà sư tại cửa khẩu Chong Mek hôm 31/12/2024 cho thấy, có hai cảnh sát địa phương đi theo để đảm bảo an ninh trật tự, tuy nhiên những chặng đường các ngày sau đó, không thấy xuất hiện những cảnh sát mặc đồng phục.
Trả lời phỏng vấn của BenarNews, Trung tá Kittipong Thanomsin - quyền trưởng đồn cửa khẩu Chong Mek của tỉnh Ubon cho biết: “Chúng tôi xác nhận đoàn đã vào Thái Lan hợp pháp. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các giới chức xuất nhập cảnh và du lịch để kiểm tra các khách nước ngoài vào Thái Lan. Nếu không phát hiện có vi phạm, nhà sư có thể thực hiện bộ hành như cho phép trong visa. Ngay từ đầu, ông ấy đã không cho biết kế hoạch sẽ đi đến Myanmar, mà chỉ cho biết là ông sẽ hành hương và chúng tôi không thấy bất cứ vi phạm nào”.

Viên cảnh sát này đồng thời cũng cho biết thêm: “Không có quan ngại nào hoặc nhu cầu phối hợp đặc biệt, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra thường xuyên như thường lệ. Không có bất cứ giao thiệp nào với phía Việt Nam”.
Đại diện quan hệ công chúng của Văn phòng Phật giáo tỉnh Ubon Ratchathani nói với BenarNews: “Chúng tôi không biết gì về chuyến đi này và không có bất cứ phối hợp nào trước đó”.
Sau khi đoàn nhà sư Việt Nam vào Thái Lan, một số truyền hình Thái Lan đã đưa tin về chuyến đi của sư Thích Minh Tuệ, trong đó có nói đến sự việc sư Thích Minh Tuệ từng bộ hành khất thực ở Việt Nam, nhưng đã bị chính quyền gây khó khăn. Ông Đoàn Văn Báu trong video mới đây trên YouTube cho rằng, thông tin này là sai sự thật và cho biết "Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Thái Lan để điều chỉnh về vấn đề này”.

Hiện vẫn chưa có thông tin nào trên báo chí Nhà nước Việt Nam về việc Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về thông tin này và truyền thông trong nước cũng không đưa tin về chuyến đi tới Ấn Độ của sư Thích Minh Tuệ - người được công chúng chú ý rộng rãi trên mạng xã hội Việt Nam suốt năm 2024.
Sư Thích Minh Tuệ, đã từng bộ hành khất thực ít nhất bốn lần suốt dọc Việt Nam, nhưng chuyến đi gần nhất của ông vào giữa năm 2024 mới được đặc biệt chú ý, khi người dân đưa hình ảnh và video của ông lên mạng xã hội, kéo theo hàng đoàn người đi theo. Nhiều người cũng cạo đầu và mặc y phấn tảo đi khất thực cùng ông. Lúc đông nhất, đoàn nhà sư đã lên đến 70 người. Đoàn nhà sư đã bị công an địa phương giải tán vào hồi đầu tháng 6/2024, khi đoàn đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Sư Thích Minh Tuệ sau đó bị đưa về quê nhà ở Gia Lai để lấy dấu vân tay, làm căn cước công dân. Ông cũng phải ẩn tu sau đó. Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam thông báo ông “tự nguyện” ẩn tu.
Vào ngày 25/11, sư Minh Tuệ viết thư tay bày tỏ mong muốn được bộ hành đến Ấn Độ và thăm các thánh tích Phật giáo, đồng thời nhờ tư vấn đường đi, thủ tục.
Trong chuyến đi đến Ấn Độ của sư Thích Minh Tuệ, cựu sĩ quan an ninh chuyên về tâm lý tội phạm Đoàn Văn Báu cho biết, ông là người đại diện cho sư Minh Tuệ và thường đưa ra các phát biểu thay cho các nhà sư trong đoàn. Một số những video được đăng tải trên mạng xã hội còn cho thấy, ông Báu nạt nộ nhà sư địa phương đến gặp sư Minh Tuệ tại Lào, hay yêu cầu các YouTuber không được lại gần đoàn.
Ông Báu mới đây cũng cho biết, đoàn nhà sư sáu người đã giảm xuống năm người và sẽ tiếp nhận thêm chín nhà sư mới đưa từ Việt Nam sang. Các nhà sư phải đáp ứng điều kiện giữ giới và đi chân trần. Ông Báu cho biết, đây là ý kiến của sư Minh Tuệ và các sư trong đoàn. Điều này trái ngược với những gì sư Minh Tuệ đã từng phát biểu trước đó, là ông không kêu gọi ai đi theo và cũng không đuổi bất kỳ ai.

Một nhà quan sát người Thái Lan giấu tên nói với RFA: “Hiện không rõ có phải ông Báu đi theo hộ tống các sư để tránh sự chú ý ở Việt Nam và giảm nhẹ ảnh hưởng của ông (sư Minh Tuệ) ở đó hay không”.
Người này cho rằng sư Minh Tuệ có thể theo bước thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đã tạo được dấu ấn về giảng đạo Phật ở Thái Lan.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới, tuy nhiên ông đã bị cấm về Việt Nam từ năm 1973 và chỉ được trở về lần đầu tiên vào năm 2005, khi Hà Nội đang tìm cách ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo của chính phủ Mỹ. Ông cũng quay lại Việt Nam vài lần sau đó và lần cuối cùng là vào năm 2018, khi ông đang bị bệnh và bày tỏ mong muốn được dành những ngày cuối đời tại ngôi chùa nơi mình xuất gia – Tổ đình Từ Hiếu (Huế). Ông qua đời vào tháng 1 năm 2022.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng là người lập ra Làng Mai ở Thái Lan cho các nhà sư vào năm 2012.
“Câu hỏi vẫn còn để mở là liệu ông (sư Minh Tuệ) có thể được cho phép quay lại Việt Nam nữa hay không.
Sư Thích Nhất Hạnh chỉ có thể quay lại Việt Nam khi ông gần qua đời” - nhà quan sát Thái Lan nói với RFA.
Tôn giáo với CS, như lửa với nước, nhà cầm quyền sẽ dập tắt ngay, khi ảnh hưởng đến chế độ.


Hạng nhất! (đếm từ dưới lên trên!) Tự do báo chí, Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới?


-Bạn có thể nói báo chí Việt Nam nhất thế giới hoặc bét thế giới, tuỳ bạn tính từ dưới lên hay từ trên xuống.
Chỉ số tự do báo chí ổn định ở dưới đáy, bét bảng Đông Nam Á, thua Lào, kém xa Campuchia
Một trong những tổ chức xếp hạng tự do báo chí uy tín nhất thế giới, Reporters Without Borders (Phóng viên Không biên giới – RSF), xếp Việt Nam ở vị trí 175 trên 180 nước trên thế giới trong báo cáo gần nhất của mình.
Điều đó có nghĩa là báo chí Việt Nam chỉ tự do hơn được 5 nước, và đó là danh sách của những “thảm hoạ báo chí”: Trung Cộng, Syria, Turmekishtan, Eritrea, và… Bắc Triều Tiên. Trật tự này tương đối ổn định trong ba năm vừa qua.

Trong khi bạn có thể thở phào vì ít nhất còn hơn Bắc Triều Tiên thì tin buồn là chúng ta kém Lào đến 5 bậc, còn Campuchia đã nằm chót vót ở vị trí thứ 132. Điều đó có nghĩa là phạm vi tụt hậu của Việt Nam không còn có thể đo đạc ở tầm khu vực Đông Nam Á nữa, mà đã thu hẹp lại ở một khu vực nhỏ hơn, kém phát triển hơn, nơi chúng ta vẫn thường tự hào với địa vị “anh cả” của mình, đó là bán đảo Đông Dương.
Cần lưu ý rằng, khác với Việt Nam, người Campuchia có thể mở báo tư nhân và công khai chỉ trích chính quyền, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong một bảng xếp hạng khác của Freedom House, tình hình đỡ tệ cho Việt Nam hơn một chút khi chúng ta xếp ngay trên Lào trong khu vực Đông Nam Á, với khoảng cách điểm chỉ là… 1/100. Luật Khoa sẽ có bài chi tiết hơn về bảng xếp hạng này.
Chấm Việt Nam 77.66 điểm trong thang điểm 100 (điểm càng cao thì mức độ tự do càng thấp), RSF cho biết: “Trong điều kiện báo chí đều nhận chỉ thị từ đảng Cộng sản, nguồn tin độc lập duy nhất là các bloggers và nhà báo công dân, những người phải chịu nhiều hình thức truy bức nặng nề, trong đó có cả việc bị công an thường phục hành hung”.
“Để biện minh cho việc bỏ tù họ [các nhà báo], Đảng đang gia tăng sử dụng các điều 88, 79, và 258 Bộ luật Hình sự, vốn quy định rằng việc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, và ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước’ phải bị trừng phạt bằng các án tù dài hạn”, báo cáo cho biết.

Top 10 nước kiểm duyệt tồi tệ nhất thế giới
Năm 2015, Committee to Protect Journalists (Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo – CPJ) công bố báo cáo về 10 nước kiểm duyệt gắt gao nhất thế giới, và những cái tên xuất hiện trong danh sách này không khác 10 nước xếp cuối bảng xếp hạng của RSF là bao. Việt Nam, không có gì ngạc nhiên, nằm trong danh sách này.
Đánh giá về Việt Nam, CPJ cho biết, “Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức các cuộc họp bắt buộc hàng tuần với các toà soạn báo, đài, và truyền hình để ra chỉ thị về những đề tài nào cần nhấn mạnh hay kiểm duyệt trong các bản tin của họ. Những đề tài bị cấm gồm có hoạt động của các nhà bất đồng chính kiến và nhà hoạt động chính trị, sự chia rẽ phe phái trong nội bộ đảng Cộng sản, các vấn đề nhân quyền, và bất cứ thông tin nào đề cập tới sự khác biệt giữa hai miền Nam – Bắc – vốn từng chia rẽ [trong chiến tranh]”.
CPJ cũng nói rằng từ năm 2013, Việt Nam đã ban hành các quy định mới nhằm kiểm duyệt các nền tảng mạng xã hội, coi các hành vi đăng tải bất cứ bài báo, thông tin nào có biểu hiện “chống nhà nước” hoặc “gây hại đến an ninh quốc gia” đều là bất hợp pháp, kể cả đăng lại bài báo của nước ngoài.

Một trong 6 nước giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới
Một báo cáo khác của CPJ cho biết, tính đến ngày 1/12/2016, Việt Nam “đóng góp” 8 trong số 259 nhà báo đang bị giam giữ trên thế giới, xếp thứ 6 “toàn đoàn”.
Các nước giam giữ nhiều nhà báo hơn Việt Nam gồm có Thổ Nhĩ Kỳ (81 người), Trung Quốc (38 người), Ai Cập (25 người), Eritrea (17 người), Ethiopia (16 người). Iran đồng hạng với Việt Nam.
Trong danh sách 8 người có Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), Nguyễn Thị Minh Thuý, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Đình Ngọc (Nguyễn Ngọc Già), Hồ Văn Hải (Hồ Hải), Đặng Xuân Diệu, Trần Huỳnh Duy Thức, và Hồ Đức Hoà.
Cần lưu ý rằng, khái niệm nhà báo (journalist) mà các tổ chức như CPJ dùng bao gồm cả các nhà báo công dân (citizen journalist), mà chúng ta hay gọi là blogger. Điều này khác với quan niệm phổ biến ở Việt Nam, vốn chỉ coi những người làm việc cho các toà báo chính thống, thậm chí phải có thẻ nhà báo, thì mới được gọi là “nhà báo”.
Các nhà báo trên đây đều bị bỏ tù vì những tội danh mà RSF đã nêu ở trên. (Trần Hà Linh)


Con Đường Việt Nam Trong Thế Kỷ 21: Từ Ảo Vọng Đến Hiện Thực!


(Một đường phố Hà Nội ngày 27 tháng Hai, 2019.)
-Ngày 2/9/1945, trước Quảng trường Ba Đình lịch sử, họ Hồ đã long trọng tuyên bố nền độc lập của Việt Nam với lời khẳng định bất hủ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Gần 80 năm sau, những lời này vẫn vang vọng trong tâm trí mỗi người Việt Nam yêu nước. Nhưng cũng từ chính lời tuyên ngôn ấy, chúng ta phải tự hỏi: Liệu Việt Nam hôm nay đã thực sự đạt được những quyền căn bản ấy chưa?
Nhìn lại lịch sử: 50 năm không còn tiếng súng, nhưng tiếng lòng có thực sự bình an?

Năm 2025 đánh dấu nửa thế kỷ từ ngày chiến tranh kết thúc. Việt Nam đã không còn bom đạn, nhưng sự yên bình trên bề mặt không thể che giấu được những mâu thuẫn sâu sắc trong lòng xã hội.
Độc lập có thực sự trọn vẹn? Khi quyền tự quyết của dân tộc vẫn bị bóp méo bởi sự phụ thuộc vào ý chí của những nhóm lợi ích cầm quyền.
Tự do có hiện hữu? Khi tiếng nói phản biện bị dập tắt, khi nỗi sợ hãi ngự trị trong tâm trí mỗi người dân.
Hạnh phúc có đạt được? Khi hàng triệu người phải rời quê hương để tìm kiếm cơ hội, và khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Những điều này không chỉ là lời chỉ trích, mà là một sự thức tỉnh để chúng ta cùng nhìn thẳng vào thực tại và tìm ra con đường thoát khỏi vòng xoáy bế tắc này.

Kỷ nguyên mới: Tự do, dân chủ, thịnh vượng
Nếu 2025 là khởi điểm cho một kỷ nguyên mới, thì đó không phải là ảo vọng, mà là lời hiệu triệu cho tất cả những người Việt Nam đang khao khát một tương lai tốt đẹp hơn. Con đường Việt Nam trong thế kỷ 21 không thể dựa vào những mô hình cũ kỹ, không thể đặt nền tảng trên sợ hãi, áp bức hay sự tuân phục mù quáng.
Để bước vào kỷ nguyên mới, Việt Nam cần một sự chuyển mình toàn diện, dựa trên ba trụ cột: tự do, dân chủ, và thịnh vượng.

1. Tự do: Điều kiện tiên quyết của phát triển
Tự do không chỉ là quyền biểu đạt, mà còn là khả năng quyết định vận mệnh của chính mình.
Mỗi người dân cần được tự do nói lên suy nghĩ, tự do học hỏi và sáng tạo.
Một xã hội tự do phải tôn trọng quyền riêng tư, quyền sở hữu, và quyền phản kháng ôn hòa trước những bất công.
Nhà nước cần chấm dứt việc quản lý bằng sự sợ hãi. Thay vào đó, hãy để sự tin tưởng và minh bạch làm nền tảng cho sự lãnh đạo.

2. Dân chủ: Trách nhiệm và quyền lực thuộc về nhân dân
Dân chủ không chỉ là một hệ thống bầu cử, mà là cơ chế để quyền lực thực sự thuộc về người dân.
Một bản Hiến pháp mới cần được thiết lập, đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho mọi công dân.
Quyền lực nhà nước cần được phân chia rõ ràng, với sự giám sát chặt chẽ từ một xã hội dân sự mạnh mẽ.
Mọi chính sách phải hướng tới lợi ích của nhân dân, không phải lợi ích của một nhóm nhỏ.

3. Thịnh vượng: Đích đến của một xã hội nhân văn
Thịnh vượng không chỉ là sự giàu có về vật chất, mà còn là sự toàn vẹn về tinh thần, văn hóa, và giá trị sống.
Việt Nam cần tái cơ cấu nền kinh tế để thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và công bằng.
Hệ thống giáo dục cần được cải tổ để đào tạo những con người tự do, có trách nhiệm với xã hội và khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Một xã hội thịnh vượng là xã hội không ai bị bỏ lại phía sau, nơi mọi người đều có cơ hội để vươn lên.
Lời kêu gọi hành động: Con đường Việt Nam là trách nhiệm của chúng ta
Bạn không ảo vọng. Khát khao của bạn là sự phản ánh của lương tâm, của trách nhiệm với quá khứ và tương lai. Nhưng để biến khát vọng thành hiện thực, chúng ta cần hành động ngay bây giờ, không chờ đợi thế hệ sau.
Hành động đó không nhất thiết là những cuộc đối đầu đẫm máu hay sự hy sinh tuyệt vọng. Đó có thể là:
Xây dựng nhận thức: Đưa những giá trị của tự do, dân chủ, và thịnh vượng đến gần hơn với người dân.

Kết nối và hợp tác: Tạo một mạng lưới các lực lượng tiến bộ trong và ngoài nước, cùng chung tay xây dựng một Việt Nam mới.
Thay đổi từ bên trong: Tận dụng mọi cơ hội, dù nhỏ nhất, để thúc đẩy sự chuyển hóa trong hệ thống chính trị và xã hội.
Hy vọng trong hành động
Năm 2025 không phải là lời hứa hẹn về một tương lai hoàn hảo, mà là lời nhắc nhở rằng chúng ta không thể chờ đợi thêm nữa. Thời gian của bạn, của tôi, của thế hệ chúng ta chính là bây giờ.
Con đường Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ không dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta bước đi với niềm tin và lòng can đảm, chúng ta có thể viết nên một chương mới cho lịch sử đất nước mình – một chương về tự do, dân chủ, và thịnh vượng.
(Theo VOA- Vũ Đức Khanh)


Công An Bình Phước Lập Hồ Xử Phạt 2 Facebooker Vì Đăng Thông Tin Xúc Phạm Công An và Cơ Quan Quản Lý


(Hình AFP, minh họa: Một người đàn ông sử dụng dịch vụ 3G ở một quán cafe Internet ở Hà Nội vào ngày 14/5/2013.)
-Công an tỉnh Bình Phước vừa làm việc với hai người dân ở địa phương về việc đăng tải thông tin xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức trên các nền tảng mạng xã hội, buộc họ cam kết không tái phạm, đồng thời lập hồ sơ để giải quyết theo pháp luật. Báo Bình Phước cho biết tin này nhưng không cho biết cụ thể việc giải quyết theo pháp luật là theo điều nào của luật nào.

Báo Bình Phước, cơ quan ngôn luận của tỉnh Bình Phước, vào ngày 2/1 cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng kỹ thuật cao của Công an tỉnh Bình Phước đã lập hồ sơ xử phạt một người có tên M.X.B, sinh năm 1950, ngụ huyện Phú Riềng, về hành vi tạo lập và sử dụng 3 tài khoản mạng xã hội từ năm 2020 để tham gia các buổi "hội luận" và "tọa đàm trực tuyến" trên Facebook, TikTok..., sau đó phát tán các nội dung xuyên tạc, vu khống các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Báo không cho biết cụ thể tổ chức và cá nhân nào bị xúc phạm.
Trong khi đó, trang mạng Người Đưa Tin của Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, vào ngày 28/12/2024, Công an huyện Lộc Ninh đã làm việc với L.N.H.T., cư trú tại xã Lộc Thuận về hành vi đăng tải thông tin xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức bằng danh khoản Facebook "Trâm Lê (Tít)".

Theo đó, người này đã sử dụng điện thoại cá nhân để đăng tải lời lẽ xúc phạm lực lượng công an sau khi bị công an phạt vì không đội mũ bảo hiểm trong khi điều khiển xe gắn máy.
Công an cũng đã răn đe, giáo dục và yêu cầu người này viết cam kết không tái phạm, đồng thời lập hồ sơ giải quyết theo quy định", bài báo viết.
Công an Cộng sản Việt Nam thường triệu tập những người đăng tải các nội dung mang tính chỉ trích chính quyền và các cấp lãnh đạo trên mạng xã hội, cho đây là những hành vi vi phạm pháp luật. Những người bị công an xác định vi phạm pháp luật thường bị xử phạt hành chính theo Luật An ninh mạng, Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Mức phạt hành chính phổ biến đã từng được áp dụng trong các trường hợp tương tự trước đây là 7,5 triệu đồng.
Ngoài ra những người này cũng có khả năng bị cáo buộc vi phạm các điều 117 và 331 thuộc Bộ luật Hình sự - "tuyên truyền chống Nhà nước" và "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ". Những người bị xác định vi phạm các điều luật này phải đối mặt với mức án tù từ 2 năm ở mức thấp nhất và lên đến 20 năm trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo Điều 117.
Hiện chưa rõ những người vừa bị xử phạt ở Bình Phước có bị phạt hành chính theo Luật An ninh mạng hay theo Bộ luật Hình sự
Phóng viên Ðài Á Châu Tự Do (RFA) đã liên lạc qua điện thoại với Công an huyện Phú Riềng và Lộc Ninh để hỏi về hai trường hợp này. Chỉ có người trực ban ở Công an huyện Lộc Ninh bốc máy và xác nhận thông tin về ông L.N.H.T. là đúng nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin về sự việc.


CSVN Bắt Facebooker Do 'Xúc Phạm Danh Dự Nhiều Lãnh Đạo'



(Ảnh chụp màn hình: Đài VTC NOW hôm 2/1/2025 loan tin cơ quan chức năng bắt giam ông Nguyễn Trần Khánh Huy.)
-Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vừa bắt giam Facebooker Nguyễn Trần Khánh Huy với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ", cho rằng người này "xúc phạm danh dự nhiều lãnh đạo".
Ngày 2/1/2025, Công an Thành phố Cần thơ cho biết đã bắt giam ông Nguyễn Trần Khánh Huy về hành vi "xúc phạm danh dự" nhiều lãnh đạo, đăng tải trên mạng xã hội Facebook nhiều thông tin "sai sự thật, bịa đặt, vu khống xúc phạm uy tín, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp" của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Cơ quan chức năng cáo buộc ông Huy, 25 tuổi, sử dụng trang Facebook có tên "Chu Nguyên Chương" để đăng tải các thông tin mà họ cho là "bịa đặt, xuyên tạc sự thật", theo Báo Cần Thơ.
Đài VTC loan tin rằng ông Nguyễn Trần Khánh Huy, một thanh niên học giỏi, tốt nghiệp Cử nhân Luật, đã "cố tình phạm tội" và bị bắt giữ vì "đe dọa tấn công" Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ trên mạng xã hội.

Truyền thông do nhà nước quản lý đăng tin rằng vào ngày 31/12/2024, Công an Thành phố Cần Thơ và Công an Quảng Trị đã bắt được Huy khi ông đang lẩn trốn tại tỉnh Quảng Trị.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế lâu nay lên tiếng quan ngại việc chính quyền Việt Nam sử dụng cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ", quy định theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, để bắt giam những blogger, nhà báo độc lập và những người chỉ trích chính quyền để bịt miệng các tiếng nói bất đồng. Tuy nhiên, Hà Nội bác bỏ việc điều này, cho rằng họ chỉ bắt giam và xét xử những ai "vi phạm pháp luật".
Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), trong năm 2024, các tòa án do chính phủ kiểm soát ở Việt Nam đã kết án ít nhất 36 nhà phê bình trên mạng xã hội, với mức án tù dài hạn vì những bài đăng hoặc buổi phát trực tiếp nhằm chỉ trích các hành động hoặc chính sách của chính phủ, với nhiều người trong số này bị kết án theo Điều 331.


Lương Ngọc An Bị Hội Nhà Văn Thu Hồi Quyết Định Bổ Nhiệm


(Hình Hội Nhà văn Việt Nam: Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều trao quyết định bổ nhiệm cho ông Lương Ngọc An tại Văn phòng Tạp chí Nhà văn và Cuộc sống sáng ngày 5/12/2024.)
-Hôm 4/1/2025, Hội Nhà văn Việt Nam đã thông báo rút lại quyết định bổ nhiệm ông Lương Ngọc An vào vị trí Phó Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn và Cuộc sống.
Ông Lương Ngọc An bị nhà thơ Dạ Thảo Phương tố cáo có hành vi "quấy rối", và thậm chí đã "cưỡng bức" bà nhiều lần khi hai người còn làm việc tại báo Văn Nghệ cách đây hơn 20 năm.
Trước đó, ngày 5 tháng 12, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã trao quyết định bổ nhiệm cho ông Lương Ngọc An, khiến dư luận phẫn nộ, và dẫn đến làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nhiều tuần qua.
Theo thông báo được đăng tải trên trang web của hội này, việc rút lại quyết định bổ nhiệm đối với ông An là kết quả của quá trình "rà soát lại quy trình" bổ nhiệm và "xem xét một số điều kiện liên quan".
Cáo buộc của nhà thơ Dạ Thảo Phương không hề được đề cập trong thông báo trên. Cho đến nay, Hội Nhà văn vẫn chưa có bất cứ thông báo nào về việc xác minh những thông tin liên quan đến cáo buộc hiếp dâm mà ông Lương Ngọc An vướng phải. Cá nhân ông này cũng giữ im lặng trong suốt thời gian qua.

Thái độ ngó lơ dư luận của Hội Nhà văn đã khiến nhiều nhà văn, nhà thơ thất vọng, và đi đến quyết định chấm dứt hợp tác với hội này.
Đơn cử như nhà thơ Trần Duy Bảo Khang, tác giả của tập thơ "Đi tìm những bóng người", được chính Hội Nhà văn trao giải Tác giả trẻ năm 2022, đã tuyên bố ngưng hợp tác với cơ quan này cho đến khi nào "có thông báo chính thức về kết quả giải quyết sự việc ông Lương Ngọc An bị tố cáo xâm hại tình dục". Nhà văn Đặng Chương Ngạn sau đó cũng đã ra tuyên bố ngưng hợp tác với Hội Nhà văn vì cùng lý do.


Báo Pháp: Tại Sao Việt Nam Được Vinh Danh "Điểm Đến Hàng Đầu Á Châu"


(Ảnh Wikipedia, minh họa: Hiển Lâm Các, Đại Nội Huế.)
-Trong vòng 7 năm, Việt Nam được vinh danh sáu lần là "Điểm đến hàng đầu Á Châu". Lần vinh danh thứ 6 của Việt Nam tại World Travel Awards 2024 - được coi là Oscar của ngành du lịch toàn cầu - diễn ra ngày 24/11/2024 ở Madera, Bồ Đào Nha. Trang Sud-Ouest ngày 3/1/2025 nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều lợi thế, từ phong cảnh đa dạng đến lịch sử đất nước và ẩm thực.
Du khách có thể ngắm cảnh vùng núi ở miền Bắc Việt Nam với ruộng bậc thang hoặc những kiến tạo địa chất kỳ thú. Để cảm nhận được hết vẻ đẹp còn hoang sơ và những thung lũng xanh tươi, những ngôi làng nằm trên con đường ngoằn ngoèo, có thể đi "phượt" 5 ngày nhưng nếu chưa bao giờ đi xe gắn máy thì không nên theo tour này.

Địa điểm thứ hai được trang Sud-Ouest nhắc đến là vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở miền Trung, nơi có hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng. Quang cảnh thay đổi khi du khách xuống miền Nam với những bãi biển cát trắng, những vách núi thẳng đứng và những hòn đảo dân dã, nơi nổi tiếng cho hoạt động lướt sóng.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long mang đến cho du khách một phong cảnh hoàn toàn khác với những ruộng lúa thẳng cánh cò bay, những con thuyền chở đầy nông phẩm lướt trên sông, hoặc các khu chợ nổi đặc trưng của vùng.
Nét đặc sắc của thủ đô Hà Nội được một người dân tóm lược là "ồn ào, lộn xộn và quyến rũ, nhưng không bao giờ nhàm chán". Một điểm không thể bỏ qua ở đây, cũng như ở mỗi địa phương tại Việt Nam, là các "món ăn đường phố" vô cùng đa dạng.

Ngày 1/1, đài truyền hình France 2 cũng phát một phóng sự giới thiệu "Vịnh Hạ Long trên cạn, hành trình đến vùng đất thanh bình". Để khám phá Tam Cốc-Bích Động, không gì tuyệt vời hơn là ngược giòng sông Ngô Đồng, uốn lượn giữa những tảng đá mênh mông. Không có thuyền du lịch lớn mà là những chiếc thuyền đơn sơ. Hoạt động chèo thuyền ở đây được phân bổ công bằng, giúp các gia đình được hưởng lợi kinh tế như nhau từ hoạt động du lịch của địa phương.
Theo trang Tiền Phong ngày 2/1, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2025: Đón từ 22-23 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 120-130 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu từ du lịch khoảng 980-1.050 ngàn tỉ đồng.


Tổng Thống Biden Trao Huân Chương Danh Dự Cho Hai Cựu Binh Tham Chiến ở Việt Nam Trước 75.


(Hình REUTERS: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trao Huân chương Danh dự cho cựu quân nhân Kenneth J. David vì những hành động can đảm trong Chiến tranh Việt Nam, trong một buổi lễ tại Tòa Bạch Ốc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn ngày 3/1/2025.)
-Hôm 3/1/2024, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trao Huân chương Danh dự – giải thưởng quân sự cao quý nhất quốc gia dành cho lòng dũng cảm – cho bảy binh sĩ Quân đội Hoa Kỳ trong một buổi lễ tại Tòa Bạch Ốc, hai trong số này đã phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Biden nói: "Những gì họ đã làm thật đáng kinh ngạc. Họ thực sự đang đặt mạng sống của mình vào nguy hiểm".

Kenneth J. David, người từng là nhân viên điều hành điện đàm vô tuyến trong Chiến tranh Việt Nam, là người duy nhất còn sống được nhận Huân chương Danh dự hôm 3/1. Sáu người khác được gia đình thay mặt nhận huân chương này.
Binh nhất Kenneth J. David đã nhận Huân chương Danh dự vì hành động dũng cảm và can đảm khi làm nhân viên điều hành bộ đàm khi đối phó với lực lượng địch gần Căn cứ Hỗ trợ Hỏa lực Maureen, Tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam Cộng Hòa, vào tháng 5/1970, theo thông cáo của Tòa Bạch Ốc.
Ông David, người mà ông Biden gọi là "anh hùng Mỹ thẳng thắn", đã đánh lạc hướng lực lượng địch đang tấn công đại đội của ông để cứu đồng đội và bản thân ông đã bị thương vì thực hiện hành động này.

Cơ trưởng Hugh R. Nelson, Jr. được truy tặng Huân chương Danh dự sau khi qua đời vì những hành động dũng cảm và can đảm trong và ngoài nhiệm vụ khi phục vụ với tư cách là thành viên của Đại đội không vận 114 (Airmobile Light) vào tháng 6/1966, gần Mộc Hóa, Việt Nam Cộng Hòa, vẫn theo thông cáo của Tòa Bạch Ốc.
Ông Biden đã trao các huân chương này, vốn là giải thưởng quân sự quý giá, tại một buổi lễ buổi tối ở Phòng Đông của Tòa Bạch Ốc. Ông cho biết rằng đó là một trong những hành động cuối cùng của ông trên cương vị Tổng tư lệnh Hoa Kỳ.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Thụy Điển Điều Tàu Đến Hỗ Trợ Phần Lan Điều Tra Vụ Phá Cáp Ngầm Biển Baltic


(Hình REUTERS / Samuel Steen: Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson họp báo ở thủ đô Stockholm ngày 14/5/2024.)
Theo thông tấn xã AFP, ngày 3/1/2025, chính phủ Thụy Điển thông báo điều một tàu để hỗ trợ cuộc điều tra của Phần Lan về trục trặc cáp điện ngầm dưới biển Baltic, bị nghi ngờ là một vụ phá hoại có liên quan đến chiếc tàu trở dầu Eagle S, được cho là thuộc "hạm đội tàu ma" chuyên chở dầu xuất cảng của Nga để lách trừng phạt.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, được trích dẫn trong một thông cáo chính phủ cho biết "với chuyên môn đặc biệt của mình, quân đội Thụy Điển góp phần hỗ trợ Phần Lan làm sáng tỏ những gì đã xảy ra".
Chiếc tàu Eagle S, mang cờ hiệu quần đảo Cook (thuộc Tân Tây Lan) bị nghi ngờ hôm 25/12/2024 đã phá hỏng tuyến cáp dẫn điện ngầm dưới biển Balitc, EstLink 2 nối Phần Lan với Estonia.

Cũng trong ngày 3/1, cảnh sát Phần Lan thông báo cuộc điều tra dưới biển chuẩn bị kết thúc. Các công việc sửa chữa tuyến cáp ngầm đã được bắt đầu. Chiếc tàu chở dầu Eagle S đã bị chính quyền Phần Lan áp giải về cảng Kilpilahti, cách thủ đô Hensinki 40 cây số về phía Đông để các nhà điều tra khám xét cũng như thẩm vấn thủy thủ đoàn, gồm khoảng hai chục người.
Hồi cuối tháng 12/2024 vừa qua, Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), với hai thành viên mới Phần Lan và Thụy Điển, thông báo tăng cường hiện diện quân sự tại biển Baltic.
Từ khi nổ ra cuộc xâm lược giữa Nga và Ukraine, nhiều sự việc tương tự đã xảy ra trong vùng biển này.
Những hành động nhắm chủ yếu vào hệ thống hạ tầng cơ sở năng lượng và thông tin liên lạc như vậy xảy ra trong bối cảnh cuộc "chiến tranh hỗ hợp" giữa phương Tây và Nga có chiều hướng gia tăng.
Hôm 17 và 18/11 vừa qua, hai tuyến cáp viễn thông đã bị cắt trong vùng biển của Thụy Điển. Trong sự việc này, một tàu chở hàng mang cờ hiệu Trung Quốc có mặt tại nơi xảy sự việc lúc đó cũng bị chính quyền Stockholm tình nghi có liên quan.


Điều Tra Viên Nam Hàn Yêu Cầu Quyền Tổng Thống Choi Mở Đường Cho Việc Bắt Giữ Ông Yoon


(Hình AP: Các thành viên Liên đoàn Thương mại Nam Hàn kêu gọi bắt giữ ông Yoon.)
-Hôm 4/1/2025, các nhà điều tra Nam Hàn một lần nữa yêu cầu Quyền Tổng thống của nước này ra lệnh cho cơ quan an ninh Tổng thống tuân thủ lệnh bắt giữ đối với Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Cơ quan an ninh, cùng với quân đội, hôm 3/1 đã ngăn cản các Công tố viên bắt giữ ông Yoon Suk Yeol trong cuộc đối đầu kéo dài sáu giờ bên trong khu nhà của ông Yoon.
Các nhà điều tra đã có lệnh bắt giữ ông Yoon vì việc ông tuyên bố thiết quân luật trong một thời gian ngắn vào tháng trước.

Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các viên chức cấp cao, đơn vị đang điều tra vụ án, hôm 4/1 cho biết rằng họ đã một lần nữa yêu cầu Quyền Tổng thống Choi Sang-mok, người mà trước đó là Bộ trưởng Tài chánh, ra lệnh cho cơ quan an ninh Tổng thống hợp tác để thi hành lệnh bắt giữ này.
Một phát ngôn viên của Bộ Tài chánh từ chối bình luận.
Cảnh sát đã yêu cầu người đứng đầu cơ quan an ninh Tổng thống, Park Chong-jun, ra trình diện để thẩm vấn vào ngày 7/1, Yonhap News đưa tin.
Tuyên bố thiết quân luật ngày 3 tháng 12 của ông Yoon khiến Nam Hàn sửng sốt và dẫn đến lệnh bắt giữ lần đầu tiên được ban hành đối với một Tổng thống đương nhiệm.


Nam Hàn: Khủng Hoảng Chính Trị Thêm Trầm Trọng Sau Nỗ Lực Bắt Tổng Thống Yoon Không Thành


(Hình AP - Lee Jin-man: Biểu tình trên đường phố thủ đô Hán Thành, yêu cầu bắt giữ Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol, ngày 3/1/2025.)
-Hôm 4/1/2025, hàng ngàn người Nam Hàn xuống đường trong bối cảnh tình hình chính trị ngày càng hỗn loạn sau nỗ lực bắt giữ bất thành Tổng thống Yoon Suk Yeol, bị Quốc hội luận tội "nổi loạn" sau khi ban hành thiết quân luật hồi đầu tháng 12/2024.
Các cuộc biểu tình của những người chống và những người ủng hộ ông Yoon diễn ra tại trung tâm thành phố, gần quảng trường chính và trước tư dinh của Tổng thống.

Theo thông tấn xã AFP, về phía phe chống Tổng thống, nghiệp đoàn liên ngành Nam Hàn (KCTU) đã tổ chức cuộc tuần hành lớn về dinh thự của ông Yoon Suk Yeol. Cảnh sát đã phải chặn đoàn biểu tình vì có xô xát làm nhiều người bị thương và 2 người bị bắt giữ.
Hôm qua 3/1, các nhân viên của Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với Viên chức Cấp cao Nam Hàn (CIO), phối hợp với cảnh sát và quân đội đã đến dinh thự của Tổng thống Yoon Suk Yeol để thi hành lệnh bắt ông. Họ vấp phải sự chống đối quyết liệt của bộ phận an ninh bảo vệ Tổng thống, gồm khoảng 200 người. Trong khi bên ngoài, hàng ngàn người ủng hộ ông Yoon Suk Yeol biểu tình trước dinh thự Tổng thống để ngăn chặn việc bắt giữ.
Trước tình hình căng thẳng có thể bùng nổ, CIO quyết định tạm ngừng kế hoạch bắt giữ được khai triển từ sáng sớm, sau khoảng sáu giờ đàm phán và căng thẳng.

Cho đến lúc này, ông Yoon không tuân thủ bất kỳ lệnh triệu tập nào liên quan đến vụ ban hành thiết quân luật. Bộ phận bảo vệ ông cũng đã nhiều lần cản trở các nỗ lực khám xét dinh Tổng thống của cảnh sát.
Sau nỗ lực bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol bất thành, cơ quan điều tra chung đã mở một cuộc điều tra đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng An ninh Tổng thống với lý do cản trở việc thi hành án viên chức đặc biệt, đồng thời yêu cầu họ phải đến trình diện cảnh sát vào ngày hôm nay, nhưng cả hai lãnh đạo này cũng đã chống lệnh triệu tập. Các Luật sư của ông Yoon vẫn lên án nỗ lực bắt Tổng thống là "bất hợp pháp", đồng thời cho biết sẽ nộp đơn kiện lên Tòa Bảo Hiến yêu cầu hủy lệnh bắt giữ.

Ông Yoon Suk Yeol, hiện vẫn chính thức là Tổng thống trong khi chờ Tòa Bảo Hiến phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định phế truất, được Nghị sĩ Quốc hội thông qua hôm 14/12. Cơ quan điều tra còn từ hôm nay đến thứ Hai để thi hành lệnh bắt ông Yoon, đã được tòa án phê chuẩn nhằm buộc ông phải trả lời về vụ áp đặt thiết quân luật. Các viên chức của CIO đã nêu khả năng từ nay đến ngày lệnh hết hiệu lực, tiếp tục nỗ lực bắt giữ tổng thông. Nếu thất bại, họ có thể xin lệnh bắt mới.
Vần phần minh, Tòa Bảo Hiến đã ấn định ngày 14/1 mở phiên xem xét việc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol và từ nay đến giữa tháng 6 mới có phán quyết của Tòa.


Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Công Du Nam Dương, Tái Khởi Động Dự Án Sản Xuất Khu Trục Hạm



(Ảnh Wikipedia, minh họa: Khu trục hạm tàng hình đa năng lớp Mogami của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.)
-Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani công du Nam Dương từ ngày 05 đến 8/1/2025 để tăng cường hợp tác an ninh sâu rộng với các quốc gia Đông Nam Á. Ông Gen Nakatani tiếp tục đề xuất với đồng nhiệm Nam Dương Sjafrie Sjamsoeddin chương trình hợp tác cùng phát triển khu trục hạm tàng hình lớp Mogami cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF).
Dự án này được Nhật Bản đề xuất với Nam Dương vào tháng 03/2021 với tổng trị giá 300 tỉ yen, trong đó có 4 khu trục hạm được sản xuất ở Nhật Bản và 4 tàu khác ở Nam Dương. Khu trục hạm tàng hình lớp Mogami thể hiện cho bước tiến đáng kể trong năng lực Hải quân của Nhật Bản, được thiết kế để tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Theo trang Japan News ngày 1/1, thỏa thuận này không chỉ tăng cường hợp tác song phương mà còn phù hợp với lợi ích chiến lược của Nam Dương trong quá trình hiện đại hóa năng lực Hải quân, đặc biệt là các hệ thống phòng thủ Hải quân hiện đại, bao gồm cả tàu ngầm. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán dưới thời Tổng thống Joko Widodo bị đình trệ vì những hạn chế tài chánh liên quan đến dự án "dời đô" đầy tham vọng của Nam Dương.

Chính quyền hiện nay tỏ ra cởi mở hơn trong việc tái khởi động đàm phán, nhất là liên quan đến động lực an ninh trong khu vực. Ngoài ra, ông Prabowo Subianto - Tổng thống Nam Dương hiện nay - khi còn làm Bộ trưởng Quốc phòng cũng tham gia nhiều cuộc đàm phán quốc phòng với Nhật Bản. Chuyến thăm này cũng nhằm mục đích chuẩn bị cho chuyến công du Nam Dương và Mã Lai Á của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba. Theo thông tin được Tokyo thông báo cho báo giới và được NHK trích dẫn, chuyến công du kéo dài 4 ngày, từ ngày 9/1.
Để tránh đi ngược với Hiến pháp chủ hòa, Nhật Bản hiện đi theo hướng hợp tác sản xuất với các nước đối tác, như Nam Dương, được cho là giải pháp khả thi, để chuyển giao kỹ thuật quốc phòng tiên tiến, thay vì xuất cảng vũ khí, khí tài hoàn chỉnh.


Chính Quyền Quân Sự Miến Ðiện Ân Xá Cho 5.864 Tù Nhân


(Hình VOA, minh họa: Người dân chờ bên ngoài một nhà tù.)
-Chính quyền quân sự Miến Ðiện sẽ trả tự do cho 5.864 tù nhân, bao gồm 180 người ngoại quốc.
Việc phóng thích này được tiến hành theo lệnh ân xá nhân ngày độc lập của quốc gia Đông Nam Á này, truyền thông nhà nước đưa tin hôm 4/1/2025.
Miến Ðiện rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ đầu năm 2021, khi quân đội lật đổ chính quyền dân sự được bầu lên trước đó và đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, gây ra một cuộc nổi loạn vũ trang trên toàn quốc.
Chính quyền quân sự đã tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử trong năm nay, nhưng kế hoạch này bị các nhóm đối lập lên án là một trò lừa bịp.
Trong số những người vẫn bị chính quyền quân sự giam giữ có cựu lãnh đạo đất nước, khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình, Aung San Suu Kyi.
Người phụ nữ 79 tuổi này đang thụ án 27 năm tù với 14 tội danh hình sự, từ kích động và gian lận bầu cử đến tham nhũng.
Theo các Luật sư của bà, bà phủ nhận mọi cáo buộc.


Tổng Thống Mỹ Joe Biden Chặn Thỏa Thuận Nippon Steel Mua U.S. Steel


(Hình AP - Gene J. Puskar: Quang cảnh nhà máy U.S. Steel ở Braddock, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, tháng 4/2024.)
-Tập đoàn thép Nippon Steel của Nhật Bản dự định kiện chính phủ Mỹ sau khi Tổng thống Joe Biden, hôm 3/1/2025, đã chặn Nippon Steel mua lại U.S. Steel trong thương vụ trị giá 14,9 tỉ Mỹ kim.
Tổng thống mãn nhiệm biện minh thương vụ này sẽ khiến một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất Hoa Kỳ chịu sự kiểm soát của ngoại quốc và gây rủi ro cho an ninh quốc gia, trong bối cảnh cả Nippon Steel lẫn U.S. Steel đều cho rằng quyết định của Joe Biden là "bất hợp pháp". Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Nippon Steel cảnh báo: "Quyết định của Joe Biden gửi một thông điệp đáng sợ đến mọi doanh nghiệp có trụ sở tại một quốc gia đồng minh đang cân nhắc đầu tư vào Hoa Kỳ".

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã cảnh báo việc Mỹ chặn thỏa thuận này có thể làm tổn hại đến quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mối quan hệ mà Tổng thống Joe Biden đã nỗ lực cải thiện để đối phó với sự trỗi dậy của sức mạnh kinh tế và quân sự Trung Quốc. Giám đốc Điều hành của U.S. Steel, David Burritt, nhận định: "Các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đang nhảy múa trên đường phố!"
Việc Nippon Steel mua lại U.S. Steel sẽ tạo ra tập đoàn thép lớn thứ ba thế giới. Nhật Bản là nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất tại Hoa Kỳ.
Trên các mạng xã hội Nhật Bản, nhiều người cảm thấy bị Hoa Kỳ "phản bội". "Tokyo là đồng minh trung thành nhất của Hoa Thịnh Ðốn, nhưng chính phủ Hoa Kỳ không phân biệt giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong cuộc chiến kinh tế chống lại gã khổng lồ Trung Quốc", cộng đồng mạng bày tỏ sự phẫn nộ. "Làm sao chúng ta có thể tiếp tục tin tưởng Hoa Thịnh Ðốn về các khoản đầu tư cũng như an ninh quân sự của chúng ta?"
Vẫn về quan hệ Mỹ-Nhật, chính quyền Hoa Thịnh Ðốn, hôm qua, thông báo sẽ bán 1.200 phi đạn không đối không tiên tiến và thiết bị liên quan trị giá 3,6 tỉ Mỹ kim cho Tokyo.

Không có nhận xét nào: