Người thích hành thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã tránh xa.
Nội dung bài viếtĐạo Trời không thân với ai, thường giúp người thiện lương
Suy nghĩ tạo ra hành động, và hành động tạo ra kết quả. Do đó, thiện niệm tạo ra việc thiện, và việc thiện tạo ra thiện báo.“Nhân chi sơ tính bản thiện”, con người sinh ra ai cũng có mang theo mình hạt giống thiện lương. Sau dần lớn lên, cạnh tranh trong trường học, trường đời, trong công việc, tình cảm, thì có người vứt bỏ hạt giống thiện lương, dần dần trở thành người xấu, tư lợi.
<!>
Nhưng cũng có người vẫn chú ý vun trồng chăm sóc hạt giống thiện lương đó, khi đối diện với những tư lợi trước mắt thì xem nhẹ, để rồi cuối cùng những hạt giống thiện lương ra hoa kết trái, gặt hái thiện quả.
Đạo Trời không thân với ai, thường giúp người thiện lương
Đạo Đức Kinh có câu: “Thiên Đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, nghĩa là: Đạo Trời không thân với ai, thường giúp người lương thiện.
Đạo Trời là Đạo của tự nhiên, là quy luật của vũ trụ, dung nạp hết thảy vạn sự vạn vật, nuôi dưỡng vạn sự vạn vật, và không có thiên vị, thân sơ đối với ai, coi tất cả mọi người bình đẳng.
Đạo Trời bình đẳng công bằng với tất cả mọi người, gồm cả người tốt lẫn người xấu, thế thì tại sao lại “thường giúp người lương thiện”?
Người xấu là người lợi mình hại người, làm việc gì cũng tính đến lợi ích cá nhân, cốt sao mình có lợi, có danh tiếng, có địa vị, có quyền lực, mà bất chấp lợi ích của người khác, làm tổn hại lợi ích, danh tiếng, địa vị của người khác.
Người thiện lương thì trái lại, họ không làm những việc lợi mình hại người, mà thường làm việc tốt giúp người, sẵn sàng bỏ công sức, tiền bạc của mình ra giúp người khác, tức là nhận thiệt hại cho mình mà làm lợi cho người. Như thế theo luật cân bằng, lẽ công bằng, thì Đạo Trời sẽ giúp người thiện lương để bù những tổn thất đó.
Trong Tỉnh Thế Thông Ngôn có một câu chuyện như sau:
Thời xưa, phía Đông thành Vô Tích có cặp vợ chồng Lã Ngọc cư trú. Hai người chỉ có đứa con trai duy nhất, tên là Hỉ Nhi. Năm Hỉ Nhi 3, 4 tuổi, đi xem lễ hội đèn lồng bị người ta lừa bắt đi mất tích.
Hai vợ chồng họ Lã đi tìm khắp nơi trong thành mà không thấy. Lã Ngọc đành đi vay mượn tiền, ra ngoài thành tìm kiếm. Tìm mãi, tiền lộ phí cũng đã cạn, mà vẫn chưa thấy con đâu. Lã Ngọc đành vừa trên đường tìm con, vừa buôn bán lặt vặt để duy trì cuộc sống, ông sống những ngày tháng rất khổ cực.
Một lần đi vệ sinh, Lã Ngọc nhặt được một chiếc túi màu xanh, bên trong có 200 lượng bạc trắng. Tuy đang trong cảnh nghèo khổ nhưng Lã Ngọc cũng biết đạo lý là tiền bất nghĩa thì không lấy. Ông đứng bên ngoài nhà vệ sinh chờ đợi cả 1 ngày, cuối cùng người chủ số bạc đó tìm đến và nhận lại số bạc.
Người bị mất bạc vô cùng cảm kích, tặng Lã Ngọc một nửa số bạc nhưng ông kiên quyết từ chối. Thế là người đó mời Lã Ngọc về nhà thết đãi, và tặng một số tiền cảm tạ. Lã Ngọc vẫn kiên quyết không nhận. Chủ nhà thấy Lã Ngọc có phẩm đức cao thượng, bèn hỏi ông có con trai không, muốn kết thông gia.
Nhắc đến con trai, Lã Ngọc muôn phần cảm khái, bèn kể lại chuyện con trai mất tích, và chuyện mình đi tìm con như thế nào.
Chủ nhà vô cùng cảm thông, bày tỏ muốn đem đứa nhỏ hầu mà ông đã mua cách đây mấy năm, tặng cho Lã Ngọc Làm con nuôi để phụng dưỡng sau này. Lã Ngọc nhận ra, đứa nhỏ hầu này lại chính là con trai Hỉ Nhi của mình.
Thế là Hỉ Nhi và con gái chủ nhà lập hôn ước. Sau này đến tuổi trưởng thành, Hỉ Nhi và con gái chủ nhà nên vợ nên chồng, và các con của họ sau cũng thành đạt. Quả đúng là “Đạo Trời không thân với ai, thường giúp người lương thiện”.
Hỉ Nhi và con gái chủ nhà nên vợ nên chồng.
Người thích hành thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã tránh xa
Tăng Tử nói: “Nhân nhi hiếu thiện, phúc tuy vị chí, họa kỳ viễn hĩ”, nghĩa là: Người thích hành thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã tránh xa.
Như trên đã nói, con người có thiện niệm, thì sẽ làm việc thiện, mà làm việc thiện thì sẽ có kết quả thiện, tức là thiện báo, phúc báo. Như câu chuyện thầy lang Hác trên là có kết quả tức thì. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, thiện báo không đến nhanh như thế, có thể phải sau một thời gian lâu dài hơn. Nhưng hễ có thiện niệm, hành thiện, thì dù chưa có thiện báo, thì tai họa cũng đã tránh xa rồi.
Trong cuộc sống, mọi người đều muốn đón lành tránh dữ, tiêu tai giải hạn, nên có người cầu Thần Phật. Cầu có được không?
Đức Phật từ bi, vì để cứu độ chúng mà phải chuyển sinh thành người, rồi thông qua tu hành khai ngộ, nhớ lại Pháp tu của mình, đích thân làm gương, ngôn truyền thân giáo, để giúp thế nhân, người căn cơ tốt có thể tu hành đắc chính quả, vượt qua Tam giới, thoát khỏi luân hồi. Người không tu hành được thì cũng biết hành thiện làm việc tốt, được phúc báo, tránh được tai họa.
Thế nên, chỉ cầu Thần Phật, mà không làm theo lời dạy hành thiện tích đức của các Ngài, thì sao có thể tiêu tai giải hạn, đắc phúc báo được?
Xưa có thầy lang họ Hác có y thuật cao siêu, ông lại là người khiêm nhường thích hành thiện. Hôm đó ông đến nhà bệnh nhân cách xa 30 dặm để chữa bệnh cho một người nguy cấp, khi trở về thì trời đã tối. Giữa đường thì ông gặp 4 tên cướp, chúng cướp hết đồ của ông và đuổi ông đi.
Giữa rừng đêm, ông nghe tiếng trẻ con khóc. Vẫn còn chưa hết sợ hãi sau khi bị cướp, nên ông rảo bước muốn về nhà thật nhanh. Nhưng tiếng khóc đứa trẻ như xé lòng ông, một thầy thuốc vốn lấy việc cứu người làm sứ mệnh.
Thế là ông chạy vội đến phía có tiếng khóc, thấy hai con sói đang đi vòng quanh một đứa trẻ. Thầy lang Hác vun lá và cành khô làm một bó lửa, châm lửa rồi cầm bó lửa xông vào 2 con sói, khiến chúng sợ hãi chạy mất. Thầy lang Hác đưa đứa trẻ về nhà nó theo sự chỉ dẫn của nó.
Mẹ đứa trẻ đang ngồi khóc, thấy con về thì mừng lắm. Cô kể rằng, chồng cô thường đi đánh bạc, có khi nửa tháng mới về. Trong vùng có dịch bệnh, và đứa trẻ bị bệnh, họ hàng ép phải bỏ nó vào rừng, sợ bị lây bệnh.
Thầy lang nói có thể chữa được bệnh này. Người mẹ xuống bếp sắc thuốc và rót một chén rượu cho thầy lang. Đúng lúc đó người chồng trở về, hai mắt đỏ ngầu túm cổ áo thầy lang mắng chửi: “Đêm hôm khuya khoắt đến dụ dỗ vợ ta ư?”
Thầy lang bị một cước ngã nhào xuống đất. Đúng lúc đó một người từ trên xà nhà nhảy xuống, chỉ tay vào người chồng mắng. Nhìn thấy người đàn ông to lớn hung hãn, người chồng sợ lắm.
Thì ra hắn chính là kẻ trộm, nấp trên xà nhà, nghe thấy mọi chuyện nên “giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha”. Sau đó, tên trộm quỳ xuống bái thầy lang, nói hắn chính là 1 trong 4 tên cướp khi nãy, xin hoàn trả lại bạc cho thầy lang, xin thầy tha thứ và muốn bái thầy là anh kết nghĩa. Cả tên trộm và người chồng đều bái lạy thầy lang, và hứa sẽ cải tà quy chính. Ba người uống rượu kết nghĩa anh em, đến gần sáng thầy lang bèn từ biệt ra về.
Khi thầy lang trở về làng thì thấy lửa cháy ngùn ngụt, xóm ông bị thổ phỉ cướp, giết người phóng hỏa. Ông đi khắp xóm tìm vợ con mà chẳng thấy đâu. Đúng lúc đó ông nghe tiếng con gọi, quay lại thì thấy anh trai vợ đang dẫn vợ con ông đi đến.
Thì ra vợ thầy lang chờ chồng đến khuya vẫn chưa thấy chồng về, càng nghĩ càng bực, liền dắt con trai về nhà mẹ đẻ. Trời chưa hửng sáng, cha mẹ đẻ đã sai anh trai đưa cô và con trai trở về.
Nếu hôm qua không cứu đứa trẻ mà cứ thế về nhà, thì cả ông cùng vợ và đứa con trai cũng đã chết dưới tay bọn cướp rồi. Đúng là “Người thích hành thiện, phúc tuy chưa đến, họa đã tránh xa”.
Có thể thấy rằng, tâm thiện, hành thiện, không chỉ mang lại phúc báo cho bản thân, mà cả cho gia đình và con cháu đời sau nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét