Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2025

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 07/01/2025 - Duke Nguyen


Dự báo 2025 : Các chế độ độc tài sẽ bị lép vế trước Hoa KỳLes Echos ngày 06/01/2025 băn khoăn, trật tự quốc tế sẽ ra sao khi thế giới bước vào phần tư tiếp theo của thế kỷ 21 ? Riêng về năm 2025, nhà bình luận Nicolas Baverez trên Le Figaro dự báo luật của kẻ mạnh sẽ là chủ đạo, và Hoa Kỳ sẽ thắng thế đối với các chế độ toàn trị. Ảnh minh họa. AP - Andy Wong Thụy My Trung Quốc vẫn là nỗi lo hàng đầu trong 1/4 thế kỷ tới Vào những ngày đầu năm 2025, nhìn lại một phần tư thế kỷ vừa qua, Les Echos nhận định « thế giới cũ » phải đối mặt với tình trạng dân số sụt giảm, dẫn đến một sự thăng bằng mới giữa các nền kinh tế.
<!>
Trong 25 năm qua thế giới đã tăng thêm 2 tỉ người, số này cao hơn cả dân số toàn cầu năm 1900, nhưng đồng thời tỉ lệ sinh giảm xuống ở Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Diễn ra hai cú sốc lớn: Covid và cuộc xâm lăng Ukraina. Phần tư thế kỷ đầu tiên kết thúc với 8 tỉ dân trên địa cầu, tăng trưởng 3 %, còn phần tư thế kỷ tới?

Điều chắc chắn duy nhất là dân số sẽ lên 10 tỉ, chủ yếu tăng ở châu Phi, Ấn Độ là nước đông dân nhất. Một tỉ người có nguy cơ thiếu thực phẩm. Ngoại trừ Hoa Kỳ, các cường quốc « thế giới cũ » đều đi xuống. Các nước giàu ít người hơn và già hơn. Trung Quốc vẫn là nỗi lo hàng đầu cho thế giới. Trong bối cảnh dân số giảm và lão hóa, liệu nước này có tránh được số phận của Nhật Bản trước đây, nhất là các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh có chấp nhận viễn cảnh đó? Và một câu hỏi chưa có lời đáp : Trật tự quốc tế sẽ ra sao ?

Nước Mỹ của Donald Trump đóng vai trò thống soái
Nhà bình luận Nicolas Baverez trên Le Figaro dự báo : Năm 2025 dành cho luật của kẻ mạnh. Nếu phần tư đầu tiên của thế kỷ 21 là hồi kết cho toàn cầu hóa, một kỷ nguyên mới mở ra với sự đối địch giữa các cường quốc, vai trò trung tâm của Nhà nước và ưu tiên được dành cho an ninh.
mà nổi bật là Donald Trump. Năm 2025 tập trung cho thế trận mới này, thương mại, pháp luật và ngoại giao được đặt dưới luật lệ của người mạnh nhất. Thế giới ngày nay trở nên đa cực, không đồng nhất và đầy bất ổn, với những diễn biến mang tính chiến lược bất ngờ như đã thấy ở Ukraina và Syria.

Năm 2025 khởi đầu với dấu ấn Donald Trump, người chỉ chú trọng đến lợi ích của Mỹ. Cuộc đối đầu do Tập Cận Bình khơi mào đã chuyển thành có lợi cho Hoa Kỳ một cách ngoạn mục. Nước Mỹ
Trong năm 2024 với nhiều cuộc bầu cử nhất kể từ 1800, bạo lực đầy dẫy : ám sát ứng cử viên, mạng xã hội cực đoan hơn, sự can thiệp của các chế độ toàn trị ; dẫn đến một thế giới của kẻ mạnh sẽ chiếm đến 35 % GDP của cả thế giới vào năm 2050 nhờ dân số và hiệu suất tăng ; sự năng động của nghiên cứu, đầu tư ; dẫn đầu những công nghệ chủ chốt như kỹ thuật số, trí thông minh nhân tạo, vũ trụ, sinh học, y tế, thống trị lãnh vực tài chánh và quân sự. Tuy nhiên sẽ có nguy cơ lạm phát nếu ông Trump tăng cao thuế hải quan và trục xuất hàng loạt di dân bất hợp pháp, chưa kể việc cắt giảm chi tiêu được giao cho Elon Musk ; trong khi nợ công lên đến 120 % GDP.

Các chế độ toàn trị gặp khó khăn


Cũng theo Le Figaro, cuộc chiến ở Ukraina và Trung Đông cần đến giải pháp ngoại giao, nhưng sẽ được quyết định thông qua tương quan lực lượng về quân sự và chính trị. Thánh chiến vẫn chưa bị diệt trừ, Bắc Kinh luôn muốn nuốt chửng Đài Loan dù kinh tế xã hội bất ổn.

Năm 2025 sẽ đánh dấu sự thay đổi trong cán cân quyền lực, Hoa Kỳ ở thế mạnh trước các chế độ độc tài. Trung Quốc đứng trước nguy cơ giảm phát, sản xuất trì trệ, tiêu dùng giảm, khủng hoảng tài chánh và địa ốc. Nga nhìn thấy cuộc phiêu lưu quân sự ở Ukraina biến thành thảm họa dân số, kinh tế và chiến lược. Iran bất lực chứng kiến khối Shia tan vỡ, từ Liban đến Afghanistan. Chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ củng cố vị thế quốc tế sau khi Bachar Al Assad sụp đổ, nhưng tình hình kinh tế tài chánh vẫn mong manh.

Theo tác giả, châu Âu thiệt thòi nhất trong tình thế mới. Lần đầu tiên kể từ 1945, châu lục này có khoảng cách xa về kinh tế, thương mại, pháp lý, tài chánh và chiến lược với Hoa Kỳ ; vào lúc hàng hóa Trung Quốc không vào được Mỹ nên ồ ạt xâm nhập châu Âu. Đồng thời Donald Trump còn muốn châu Âu phải tài trợ cho những bảo đảm an ninh đối với Ukraina.

Kiev bất ngờ mở chiến dịch tấn công ở Kursk


Libération nhận xét, cả Ukraina lẫn Nga đều cố gắng giành thế thượng phong, tranh thủ thời gian trước khi Donald Trump quay lại Nhà Trắng. Cuối tuần qua, Kiev đã chủ động tấn công ở Kursk, năm tháng sau chiến dịch bất ngờ trên lãnh thổ địch và hiện đang kiểm soát vài trăm kilomet vuông.

Chính quân đội Nga đã ra thông cáo về sự kiện trên và khẳng định « nhóm xung kích của Ukraina đã bị pháo và phi cơ ngăn chận ». Ngược lại, chánh văn phòng tổng thống Ukraina Andriy Yermak đăng trên Telegram câu « Tin tốt lành ở Kursk. Nga xứng đáng với những gì đã nhận lãnh ». Andriy Kovalenko, thuộc Hội đồng an ninh quốc phòng Ukraina, cho biết « quân Nga đã bất ngờ khi bị tấn công từ nhiều phía ». Theo các blogger quân sự Nga, lực lượng Ukraina nhắm vào thành phố Berdin cách Soudja khoảng 20 kilomet, kênh Telegram thân Nga Mash ước tính phía Ukraina có khoảng 2.000, tiến theo từng nhóm nhỏ.

Cho đến nay trên chiến trường, phía Nga chiếm được nhiều đất hơn, với cái giá rất đắt về nhân mạng. Đặc biệt là tại Donbass và xung quanh tâm điểm hậu cần Pokrovsk, Nga liên tục tấn công. Lẽ ra đã thất thủ từ lâu nhưng Ukraina vẫn giữ được nhờ lòng dũng cảm của những người lính tử thủ. Với cuộc tấn công mới này, Kiev muốn mang lại hình ảnh tích cực, dù diện tích đất tái chiếm không nhiều.

Ukraina cũng có thể trông cậy vào sự ủng hộ nhiệt thành của tổng thống Joe Biden trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ. Ông vừa viện trợ thêm 6 tỉ đô la, và đã cho phép Ukraina dùng hỏa tiễn ATACMS tấn công vào lãnh thổ Nga. Matxcơva nói rằng đã chận được 8 hỏa tiễn này hôm thứ Bảy và hứa sẽ trả đũa. Chiến dịch ở Kursk cũng có thể làm quên đi những sai lầm của bộ tham mưu, với xì-căng-đan xung quanh lữ đoàn cơ giới 155 được đặt tên là « Anne của Kiev ».

Ukraina : Lữ đoàn « Anne-Kiev » và tai tiếng « đem con bỏ chợ »
Vấn đề này được cả ba tờ báo Libération, Le Monde và La Croix dành cho khá nhiều đất. Chính quyền Kiev đã mở điều tra sau khi một blogger quân sự Ukraina tố cáo một loạt những bất cập gây ra những thiệt hại đáng kể cho lữ đoàn được Pháp huấn luyện một phần và đặt nhiều kỳ vọng.

Thành phố Pokrovsk của Ukraina cho đến 2015 vẫn còn mang tên Krasnoarmeïsk do Liên Xô áp đặt, có nghĩa là « Hồng quân », và đã đổi tên sau cách mạng Maidan. Tháng Giêng năm nay, quân Nga vây hãm « Hồng quân ». Thành phố mỏ có trên 60.000 dân là nơi hàng trăm chiến binh Ukraina thuộc lữ đoàn cơ giới « Anne của Kiev » đã ngã xuống để bảo vệ. Lữ đoàn được đặt theo tên một công chúa của Kyiv Rus' (vương quốc Slave từ thế kỷ thứ 9 đến 13), sau đó trở thành hoàng hậu Pháp. Pokrovsk là điểm nóng nhất của cuộc chiến, quân Nga coi việc chiếm thành phố này và toàn bộ Donbass là mục tiêu chính.

Đêm 31/12, Yuriy Butusov, tổng biên tập Censor.net, một nhà báo quân sự nổi tiếng và là người đối lập với Zelensky tố cáo việc lập những lữ đoàn mới « không có khung chỉ huy, không chuyên môn kỹ thuật, không vũ khí, không drone ». Theo nhà báo, nhiều lính mới của lữ đoàn 155 đã bị đưa vào mặt trận ác liệt nhất này mà không được hướng dẫn và trang bị đầy đủ, khi bộ chỉ huy vẫn còn ở Pháp, tố cáo đây là « tội ác » của bộ tổng tham mưu quân đội.

Địa ngục Pokrosk, nơi cả ngàn drone Nga quần thảo
Lữ đoàn 155 có 4.500 quân nhân, trong đó 2.300 được huấn luyện tại Pháp. Nhiều tiểu đoàn của lữ đoàn này đã bị chia nhỏ sang các đơn vị khác, những quân nhân mới động viên chưa hề có kinh nghiệm, không đủ phương tiện cho chiến tranh điện tử, phải chiến đấu tại địa ngục Pokrovsk « nơi có cả ngàn drone địch quần thảo trên bầu trời ».

Hậu quả, theo ông Butusov, là hàng trăm chiến sĩ hy sinh, « tỉ lệ tử vong cao nhất trên toàn mặt trận », tuy số lính Nga thiệt mạng vẫn luôn cao hơn rất nhiều so với phía Ukraina. Yuriy Butusov cho biết 1.700 lính của lữ đoàn đã « rời đơn vị không phép » - khác với đào ngũ, từ ngữ này còn được dùng đối với các quân nhân trả phép trễ. Có 900 quân nhân không trình diện trước khi được huấn luyện, 50 người bỏ trốn tại Pháp, theo Butusov thì tổ chức về hành chánh là tệ hại.

Việc huấn luyện lữ đoàn 155 nằm trong khuôn khổ hỗ trợ quân sự của Liên Hiệp Châu Âu, diễn ra trong 8 tuần tại một trại ở đông bắc Pháp. Bộ Tổng tham mưu Pháp cung cấp mọi thứ từ chỗ ở đến trang phục, xe cộ, thực phẩm, dịch thuật...Một đơn vị đặc biệt tên « Champagne » gồm 1.500 quân nhân bộ binh Pháp phụ trách huấn luyện cho đơn vị mới mẻ hầu hết là tân binh thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, có độ tuổi trung bình 38. Đại tá Guillaume Vancina, phụ trách nhóm Champagne, cho biết những người lính của « Anne Kiev » hết sức nhiệt thành và tiến bộ rất nhanh. Sau thời kỳ huấn luyện, Pháp đã tặng 128 thiết giáp, 18 đại bác Caesar, 18 xe thám sát AMX-10 RC, mười mấy xe tải TRM, 20 hỏa tiễn chống tăng Milan.

Guillaume Vancina nhấn mạnh sự hòa hợp trong chiến đấu là rất quan trọng. Nhưng theo nhiều nguồn tin, bộ chỉ huy Ukraina đã chia nhỏ lữ đoàn 155 thành nhiều tiểu đoàn, trộn lẫn vào những đơn vị khác nhau. Yuriy Butusov nói rằng 95 % sĩ quan chưa có kinh nghiệm trong một cuộc chiến cường độ cao. Không chỉ nhét vào tay khẩu súng là trở thành người lính giỏi, mà phải có sĩ quan chỉ huy giỏi, đây không phải là trường hợp của lữ đoàn 155. Nhiều ý kiến cho rằng không nên thành lập những lữ đoàn mới, mà tăng cường những lữ đoàn đã có.

Mười năm sau Charlie Hebdo, nước Pháp đã làm được gì ?

Tại Pháp, vào dịp kỷ niệm vụ tấn công vào tòa soạn Charlie Hebdo, mở đầu đợt khủng bố gây kinh hoàng trên cả nước, Le Figaro tỏ ra giận dữ trong bài xã luận mang tựa đề « Chúng ta đã làm gì từ sau vụ Charlie ? ». Mười năm sau khi các nhà báo Charlie Hebdo bị sát hại, những người Hồi giáo vẫn công khai kêu gọi thánh chiến, sát nhân, hãm hiếp, bài Do Thái tại Pháp. Trên mạng xã hội, những kẻ này gieo rắc thù hận, thường bằng tiếng Ả Rập, được hàng trăm ngàn người theo dõi. Một người nổi tiếng loại này vừa bị bắt ở Montpellie, hai người khác cũng đều là người Algérie, bị câu lưu hôm thứ Sáu, trước đó đã có lệnh trục xuất, nhưng Algérie gây khó dễ.

Làm thế nào có thể chấp nhận được, khi từ 12 năm qua Pháp đã chịu đựng đến 55 vụ khủng bố của Hồi giáo, làm trên 300 người thiệt mạng ? Bộ trưởng nội vụ Bruno Retailleau và bộ trưởng tư pháp Gérald Darmanin quyết tâm cải cách các thủ tục, tuy nhiên vấp phải sự cản trở của chính quyền Algérie, bên cạnh đó còn có sự tiếp tay của một số chính khách. Rima Hassan, nghị viên châu Âu thuộc đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) còn gọi Algérie là « thánh địa La Mecque của những người cách mạng và tự do », trong khi nước này bắt nhốt nhà văn Boualem Sansal chỉ vì ý tưởng của ông.

Trả lời Le Figaro, cựu giám đốc Charlie Hebdo, ông Philippe Val cho rằng chỉ lo than khóc là phản bội những người đã thiệt mạng. Ông tỏ ra ngạc nhiên khi một nhật báo được cho là trung dung như Le Monde lại có đường lối bênh vực Palestine kịch liệt một cách kỳ lạ, trong khi một tờ thiên tả như Libération lại tỏ ra ý thức. Mười năm sau khi 4 triệu người Pháp xuống đường vì vụ khủng bố Charlie Hebdo, có sự tham dự của 50 nhà lãnh đạo các nước, gây xúc động chưa từng thấy, không ứng cử viên nào nhắc lại sự kiện đã tập hợp nhiều người dân hơn cả thời thủ đô Paris được giải phóng khỏi phát-xít, mà chỉ nói về thuế trị giá gia tăng. Theo ông Val, đó là sự hèn nhát của các chính khách trước Hồi giáo cực đoan.

Không có nhận xét nào: