Sau khi đọc được bài chuyển của bạn Chính, một người bạn "to lớn" thời cùng nhau lê đũng quần ở trường Chu Văn An, tôi thấy mình nên có vài "phản biện", kẻo người ngoài xem thường "đảng ta", những người được gọi là "đỉnh cao" gì đó, mà bọn "phản động" hay "thế lực thù địch" vẫn gọi là "ghế cao ngồi tót ..." (Phen này chắc phải nhờ công an mời Nguyễn Du vào "làm việc" mới được.) Nơi đây, xin được "phản biện" từng điểm một.
1. Sau khi ăn xong, không dùng tăm ở nơi công cộng. Nếu dùng thì phải kín đáo hay vào nhà vệ sinh.
(Cán bộ và lãnh đạo đảng ta ăn đủ thứ, kể cả sắt thép bê tông, rất gọn, không dính răng, nên chẳng cần xỉa răng, hay lau mõm gì cả.)
2. Vào nhà hàng không dùng khăn nóng lau mặt, chỉ để lau tay thôi.
(Nói chi đến nhà hàng. Làm việc gì không xong thì cũng phủi tay một cái là hết, cần gì đến khăn nóng hay khăn lạnh để lau?)
3. Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.
(Không choàng vai bá cổ, mà ôm nhau, hôn má mới đủ lễ thân thiện theo kiểu Xì Hơi Chết Ngỏm (XHCN). Ai nghĩ bậy về những chữ này thì coi chừng công an gõ cửa, mời đi "làm việc" đấy. )
4. Không dùng ngón tay chỉ vào người khác.
(Phải chỉ vào người khác, không dùng ngón tay thì dùng gì? Không chỉ vào đứa khác để đổ lỗi cho nó, thì giơ mặt ra mà chịu tội à? Sao mà ngu thế?)
5. Không rung đùi.
(Đúng vậy. Rung đùi thì sẽ có đứa khác nhìn thấy. Nhịp chân hay nhịp ngón tay ít người để ý hơn.)
6. Dùng chén, đũa đúng.
(Có lý. Thế như “ăn” những món bạc tỷ thì phải dùng cả hai tay mới xuể.
7. Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.
(Đúng vậy. Muốn cho vào “lò” hay “hoả lò”, thì tuổi tác có nghĩa lý gì?)
8. Ngoài người yêu, vợ, chồng, con ra, không bao giờ động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận dữ/cãi cọ.
(Rất đúng. Chuyện “động chạm” nên để cho công an làm. Họ có nhiều kinh nghiệm hơn.)
9. Không khạc nhổ, ngoáy mũi nơi công cộng.
(Cái khó là tìm đâu ra chỗ kín hay nhà vệ sinh công cộng? Ngay cả khi mót tè thì cũng phải “đi” ngay tại chỗ, cho dù đó là bãi biển “cam dai bay” có nhiều du khách. Ngày xưa cô Kiều chẳng làm ngay trên mộ của Đạm Tiên đó sao: “Sè sè nắm đất bên đàng, Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.”)
10. Không nói chuyện ồn ào làm phiền hàng xóm.
(Đồng ý. Tai vách mạch rừng. Bí mật là chuyện cần phải lưu ý kẻo “thế lực thù địch” biết được hành động của đảng ta.)
11. Lên tàu điện giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào làm phiền người xung quanh.
(Tương tự như trên. Giữ bí mật không chỉ trên tàu điện, mà ở khắp nơi. Kẻo không thì “thế lực thù địch” sẽ biết rõ việc làm của đảng ta.)
12. Lên tàu điện, lúc nghe nhạc không để âm thanh quá lớn.
(Cũng giống như trên. Phải “học tập” để “thấu triệt” phương pháp “xử lý” của đảng ta.)
13. Không ăn uống trên tàu điện.
(Đúng vậy. Khi “ăn” thì phải kín đáo. Nhất là khi “món ăn” có giá hàng trăm tỷ đồng.)
14. Không ngồi vắt chân trên tàu điện.
chuyện tranh giành sống chết chứ chẳng đùa đâu. Mình không ngồi trên thì nó cho vào “lò” là ra than ngay.)
15. Không chen lấn, xô đẩy.
(Lịch sử của đảng ta có “Cả mấy mươi năm chen lấn”, nếu không thì làm sao mà leo lên ghế cao cho được? Không nhớ câu “Càng cao danh vọng, càng nhiều bon chen” hay sao? Nhất là câu “Càng cao danh vọng, càng nhiều “miếng ăn” hay sao?)
16. Xếp hàng, không chen ngang.
(Không đúng với tư tưởng của Bác “Nếu cứ xếp hàng thì đảng ta đâu có được như ngày nay?” Hãy “kiên trì” học hỏi phương pháp 4V của bác: “Vào Vơ Vét Về”.)
17. Không vứt rác bừa bãi, rác mình thải ra có thể mang về nhà bỏ khi cần.
(Đúng vậy. Đảng ta đã “đả thông tư tưởng” rằng miền Nam đầy những thứ “rác rưởi”, thế nhưng không nên vứt bừa bãi, mà phải “Vào Vơ Vét Về” theo đúng lời bác.)
18. Không để ý soi mói người xung quanh/hàng xóm.
(Điều này sai. Đảng ta dạy rằng “Phải để ý, rình mò, xoi mói những kẻ xung quanh/hàng xóm để kịp thời “tố khổ” những kẻ có tư tưởng “phản động”, chống lại đảng ta.)
19. Không trộm cắp.
(Đúng vậy. Ca dao của đảng ta là “Ăn cắp vặt vãnh ra gì. Ăn tiền bạc tỷ ấy thì nên ăn.”)
20. Không cãi lộn, đánh lộn.
(Đúng vậy. Cãi lộn hay đánh lộn là cách “xử lý” kém cỏi. “Cho vào lò” mới là cách “xử lý” toàn diện. Đốt nó, tịch thu tài sản của nó về cho mình, đó mới đúng với “tư tưởng” của bác.)
21. Không gây ồn làm phiền người khác khi ở nhà.
(Đúng. Việc của đảng luôn phải “kín hơi lặng tiếng. Không được để lộ ra ngoài.”)
22. Không liếc ngang, liếc dọc khi đối thoại.
(Dĩ nhiên. Chuyện bí mật của đảng ta thì làm gì có ai chung quanh mà liếc?)
23. Khi làm việc, không sờ vào những thứ chưa biết.
(Đúng vậy. Không sờ vào những thứ chưa biết. Mà có biết thì cũng chẳng dại gì mà sờ vào. Trừ khi sờ vào để rút ra bạc tỷ thì hãy làm.)
24. Đi vào nhà Nhật, hay ăn kiểu Nhật không mang giày lên sàn, phải cởi giày để ở dưới đất.
(Đúng vậy. Khi “rình mò” hay “ăn” thì phải cẩn thận, đi rón rén, không gây tiếng động. Lúc rút lui và hạ cánh an toàn thì cũng vậy.)
25. Đi lên sàn có chiếu tatami, mang vớ đừng cởi ra.
(Cũng như trên.)
26. Không gắp thức ăn cho người khác.
(Khi “ăn” thì cứ “ăn” tối đa. Nhưng phải nhớ là “Ăn đồng chia đủ” thì an toàn hơn. Nhớ đừng ăn nhiều mà chỉ gắp cho kẻ đồng mưu vài miếng thì nó có thể nổi đoá mà làm hỏng chuyện.)
27. Không hỏi lương của người khác.
(Đúng vậy. Hỏi lương là động đến miếng ăn của người khác. Thí dụ như lương công an kiểm tra sân bay mà nhà cửa hoành tráng như nhà của “đại gia”. Nếu hỏi lương thì có nghĩa là soi mói vào cách “làm ăn” của họ. Hiển nhiên, đó là điều không nên làm.)
28. Không hỏi cân nặng cũng như bình luận về hình thể người đang nói chuyện với mình.
(Đúng vậy. không nên hỏi hay bình luận về hình thể của người đối diện, vì chỉ nhìn thì cũng sẽ biết. Như cụ Nguyễn Du đã tả “Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao”. Hỏi tức là đã có câu trả lời, ăn nhiều thì to nhiều, đơn giản là thế. Hỏi là soi mói vào “cái ăn” của họ. Đó là điều gây “bức xúc”, nên tránh.)
29. Không chở nhau bằng xe đạp. Xe đạp chỉ dành cho 1 người. Cảnh sát sẽ hỏi thăm nếu thấy mình đi xe đạp mà chở thêm 1 người nữa.
(Đúng. Đã “ăn” thì phải biết “xài”. Nên đi ô-tô chứ đi xe đạp thì chúng nó xem thường đấy.)
30. Không lái xe lúc uống bia rượu. Sẽ bị phạt rất nặng nếu bị phát hiện.
(Cũng đúng. Đi đâu thì cũng nên để tài xế nó lái. Mà chọn tài xế thì nên chọn phụ nữ hay thằng đàn ông già yếu. Chứ chọn thằng con trai trẻ khỏe thì bà chủ cứ bắt nó chở đi phố, đi chợ, rồi lại còn đi sớm về trễ hoài, thì có lúc cần xe cũng chẳng có cái mà đi. Mà chọn nữ tài xế thì cũng có dịp “Em làm tài xế ô tô, Lái xe ông chủ ra vô thường ngày.” Dĩ nhiên là cả ông chủ và bà chủ đều phải tránh bị phát hiện, vì chuyện này khó “xử lý” lắm đấy.)
31. Không vừa đi vừa hút thuốc, không bỏ tàn thuốc bừa bãi.
(Đúng. “Ăn” hay “hút” thì nên cẩn thận, ngồi yên, kẻo bọn “phản động” hay “thù địch” biết được. Đây là “Bí mật đảng ta”, là tư tưởng của bác. mà đảng ta cần học tập cho thống nhất.)
32. Không khoanh tay trước mặt, không đút 2 tay vào túi quần khi nói chuyện.
(Có lẽ người Nhật nhận ra rằng đảng ta luôn “Vào Vơ Vét Về” nên hai tay không bao giờ khoanh hoặc đút vào túi quần. Trừ khi tay đã “vơ” được cái gì rồi thì mới đút vào túi quần.)
33. Không cho số điện thoại, địa chỉ của người này cho người khác khi chưa có sự đồng ý.
(Đúng. Đảng ta luôn xem sự bí mật là quan trọng. Nhất là trong những cái “ăn”.)
34. Không nói chuyện điện thoại tại chỗ đông người (bữa ăn, buổi nói chuyện...).
(Cũng như trên. Bí mật. Bí mật, và bí mật. Nhất là trong khi “ăn”.)
Biết đến chừng nào Việt Nam mới có được như thế!?
(Xem ra 5000 năm nữa dân Nhật cũng không thể bén gót đảng ta.)
Bùi Phạm Thành
Khi ông Nguyễn Hùng Trương (chủ nhân Nhà Sách KHAI TRÍ ) từ Hoa Kỳ về VN,
ông có làm đơn đòi lại nhà sách Khai Trí mà chính quyền Cộng Sản tịch thu của ông sau 30 tháng 4 năm 1975.
Một người bạn cũ hỏi ông chừng nào chính quyền VC trả lại nhà sách ? Ông trả lòi :" Chắc là tới năm 3,000 !!" . Người chuyển bài này hỏi chúng ta chừng nào người Việt chúng ta mới có được như người Nhật ?
Ông bạn này hỏi rộng quá, người Việt hải ngoại thì cư xử gần giống như người Nhật,vậy chắc là ông ta muốn hỏi người Việt trong nước. Tôi xin mượn ý của ông Nguyễn Hùng Trương để trả lời : "CHẮC LÀ TỚI NĂM 3,000 NGƯỜI VIỆT TRONG NƯỚC MỚI CÓ ĐƯỢC TÁC PHONG NHƯ NGƯỜI NHẬT"
Phải không các bạn ở hải ngoại ?
Trần Trung Chính
Những Luật Lệ Ngầm Ở Nhật Bản.
1. Sau khi ăn xong, không dùng tăm ở nơi công cộng. Nếu dùng thì phải kín đáo hay vào nhà vệ sinh.
2. Vào nhà hàng không dùng khăn nóng lau mặt, chỉ để lau tay thôi.
3. Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.
4. Không dùng ngón tay chỉ vào người khác.
5. Không rung đùi.
6. Dùng chén, đũa đúng.
7. Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.
8. Ngoài người yêu, vợ, chồng, con ra, không bao giờ động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận dữ/cải cọ.
9. Không khạc nhổ, ngoáy mũi nơi công cộng.
10. Không nói chuyện ồn ào làm phiền hàng xóm.
11. Lên tàu điện giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào làm phiền người xung quanh.
12. Lên tàu điện, lúc nghe nhạc không để âm thanh quá lớn.
13. Không ăn uống trên tàu điện.
14. Không ngồi vắt chân trên tàu điện.
15. Không chen lấn, xô đẩy.
16. Xếp hàng, không chen ngang.
17. Không vứt rác bừa bãi, rác mình thải ra có thể mang về nhà bỏ khi cần.
18. Không để ý soi mói người xung quanh/hàng xóm.
19. Không trộm cắp.
20. Không cãi lộn, đánh lộn.
21. Không gây ồn làm phiền người khác khi ở nhà.
22. Không liếc ngang, liếc dọc khi đối thoại.
23. Khi làm việc, không sờ vào những thứ chưa biết
24. Đi vào nhà Nhật, hay ăn kiểu Nhật không mang giầy lên sàn, phải cởi giày để ở dưới đất.
25. Đi lên sàn có chiếu tatami, mang vớ đừng cởi ra.
26. Không gắp thức ăn cho người khác.
27. Không hỏi lương của người khác.
28. Không hỏi cân nặng cũng như bình luận về hình thể người đang nói chuyện với mình.
29. Không chở nhau bằng xe đạp. Xe đạp chỉ dành cho 1 người. Cảnh sát sẽ hỏi thăm nếu thấy mình đi xe đạp mà chở thêm 1 người nữa.
30. Không lái xe lúc uống bia rượu. Sẽ bị phạt rất nặng nếu bị phát hiện.
31. Không vừa đi vừa hút thuốc, không bỏ tàn thuốc bừa bãi.
32. Không khoanh tay trước mặt, không đút 2 tay vào túi quần khi nói chuyện.
33. Không cho số điện thoại, địa chỉ của người này cho người khác khi chưa có sự đồng ý.
34. Không nói chuyện điện thoại tại chỗ đông người (bữa ăn, buổi nói chuyện...).
Biết đến chừng nào Việt Nam mới có được như thế!?
NGUYỄN BÍCH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét