Ông Zelensky đề nghị ông Trump mua vũ khí Mỹ từ 300 tỷ USD đóng băng của NgaTổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho hay rằng ông đã đề nghị Tổng thống đắc cử Donald Trump được mua vũ khí Mỹ bằng tiền lấy ra từ khoản 300 tỷ USD đóng băng của Nga.Ngày 5/1, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Lex Fridman, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cho biết Kiev sẵn sàng tổ chức các cuộc đối thoại với Mỹ và các quốc gia châu Âu về vấn đề giải quyết cuộc xung đột với Nga hiện nay vào cuối tháng 1.
<!>
Theo nội dung đoạn video được Văn phòng Tổng thống Zelensky công bố, nhà báo Fridman đã nói rằng, ông muốn chứng kiến thỏa thuận giải quyết xung đột sẽ đạt được và có thể là vào ngày 25/1.
Theo kế hoạch, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1. Khi còn tranh cử, ông Trump luôn tuyên bố sẽ nhanh chóng xúc tiến kết thúc cuộc chiến tranh Nga – Ukraine trong vòng 24 giờ ngay sau khi lên nắm quyền.
Chia sẻ với nhà báo Fridman, ông Zelensky cho hay: “Đầu tiên, tôi nghĩ rằng, ngày 25/1 hoặc một ngày nào khác, đơn giản là bạn đề cập tới ngày 25/1, tôi không phản đối ngày đó. Tôi sẽ ngồi với ông Trump. Chúng tôi sẽ thảo luận với ông ấy các điều khoản có thể để kết thúc cuộc chiến. Chúng tôi sẽ đồng ý với ông ấy ngay lập tức”.
Ông Zelensky nói thêm: “Bởi vì chúng tôi là một phần của châu Âu nên một điều rất quan trọng là châu Âu cũng cần có tiếng nói. Sau đó, cuộc đối thoại với Nga có thể diễn ra”.
Cũng trong buổi phỏng vấn với nhà báo Mỹ Lex Fridman, ông Zelensky đã đề nghị với Tổng thống đắc cử Donald Trump được mua vũ khí Mỹ bằng tiền lấy ra từ khoản 300 tỷ USD đóng băng của Nga.
“Tôi đã nói với Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng: Hãy lấy 300 tỷ USD tài sản đóng băng của Nga ra. Chúng tôi sẽ dùng số tiền đó để phục vụ sản xuất nội địa và chi mua tất cả vũ khí của Mỹ. Chúng tôi không cần bất cứ món quà nào từ Mỹ. Điều này tốt cho ngành công nghiệp của các bạn, của nước Mỹ”, ông Zelensky cho biết
Lý do những dân biểu phản đối thay đổi lá phiếu sang ủng hộ Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson
Tổng thống đắc cử Donald Trump đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo ông Mike Johnson (Đảng Cộng hòa, Louisiana) giành được chiếc búa quyền lực, giữ vững chức vị Chủ tịch Hạ viện tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Những chính trị gia thay đổi lá phiếu ủng hộ ông Johnson
Theo hai nguồn tin đáng tin cậy của Fox News, để tương trợ ông Johnson, ông Trump, thông qua Dân biểu Nancy Mace (Đảng Cộng hòa, Nam Carolina), đã đích thân liên lạc với Dân biểu Ralph Norman (Đảng Cộng hòa, Nam Carolina) và Dân biểu Keith Self (Đảng Cộng hòa, Texas), thuyết phục họ thay đổi quan điểm sau khi họ ban đầu bỏ phiếu chống lại ông Johnson.
Cả ông Norman và ông Self, ban đầu bỏ phiếu cho những ứng cử viên khác, đã được ông Johnson và những thành viên khác thuyết phục qua các cuộc họp riêng tư, cuối cùng đã quyết định thay đổi lá phiếu để mang lại đảm bảo chiến thắng cho ông Johnson.
Ông Self sau đó xác nhận với các phóng viên rằng ông đã nói chuyện qua điện thoại với ông Trump nhiều lần trong ngày thứ Sáu (3/1).
“Tôi đã nói chuyện với ông ấy vài lần hôm nay. Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận sôi nổi“, ông Self phát biểu.
Bà Nancy Mace cũng được nhìn thấy có cuộc trò chuyện căng thẳng với ông Norman bên ngoài sàn Hạ viện trước đó.
Ông Norman sau đó cũng xác nhận với phóng viên rằng ông đã nói chuyện với ông Trump vào ngày thứ Sáu (3/1): “Ông ấy [Trump] đã nhấn mạnh rằng Mike là người duy nhất có thể được bầu”.
Tuy nhiên, ông Norman phủ nhận bất kỳ tác động nào từ phía ông Trump khiến ông thay đổi, đồng thời tiết lộ động thái thay đổi lá phiếu là do ông Johnson “cam kết rằng mọi thứ sẽ thay đổi”.
“Tôi đã nói, ‘Mike, anh có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về việc đấu tranh cho những điều chúng ta đề cập đến không? Anh có thể bảo đảm điều đó không?’ Ông ấy trả lời, ‘Có.’ Vì vậy, tôi nói, ‘Được, chúng tôi sẽ tin vào lời anh nói’. Đó là lý do tôi thay đổi phiếu bầu“, ông Norman giải thích vào hôm thứ Sáu (3/1) trên chương trình “The Story”.
Những lo ngại về phong cách lãnh đạo của ông Johnson
Mặc dù ủng hộ ông Johnson, những chính trị gia bảo thủ, trong đó có ông Norman, ban đầu bày tỏ quan ngại về mức độ quyết liệt của ông Johnson trong việc “sẵn sàng đấu tranh cho chương trình nghị sự của ông Trump” hay không.
“Chúng tôi đã gặp Chủ tịch Johnson vào ngày hôm trước trong một khoảng thời gian dài, và tôi không cảm nhận được sự nhiệt huyết hay sẵn sàng đấu tranh cho chương trình nghị sự của [ông] Trump“, ông Norman chia sẻ thêm trên chương trình “The Story”.
Ngoài ra, ông Norman khẳng định rằng việc ông phản đối ban đầu chính là “cách duy nhất để tôi có thể lên tiếng” và yêu cầu ông Johnson đưa ra cam kết cụ thể.
Ông Norman nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấm dứt việc bỏ phiếu “treo” (suspension votes), vốn thường tạo lợi thế cho Đảng Dân chủ hơn là Đảng Cộng hòa, cho rằng điều này gây tổn hại cho quốc gia.
Suspension votes (bỏ phiếu treo) đơn giản hóa quy trình thông qua dự luật khi chỉ cần 2/3 số phiếu thuận để thông qua, trong khi các thành viên chỉ bỏ phiếu chấp thuận hoặc từ chối mà không sửa đổi dự luật. Bỏ phiếu treo thường dùng cho các vấn đề không gây tranh cãi hoặc phi chính trị. Tuy nhiên, nó gây tranh cãi khi tạo lợi thế cho phe Dân chủ để thúc đẩy các dự luật không nhận được sự đồng thuận rộng rãi.
“Tôi nghĩ bây giờ ông ấy đã hiểu rằng không thể tiếp tục bỏ phiếu treo, nơi chúng ta cho phép nhiều phiếu bầu từ Đảng Dân chủ hơn Đảng Cộng hòa – đó là điều đang giết chết đất nước này. Nếu chúng ta tiếp tục lặp lại những gì đã làm trong 14 tháng qua, chúng ta sẽ lại rơi vào tình trạng như cũ. Tôi không sẵn sàng tiếp tục chấp nhận điều đó, và tôi đã không làm như vậy“, ông Norman nhận định.
Kỳ vọng và áp lực của phe bảo thủ đối với ông Johnson
Các chính trị gia bảo thủ như ông Norman kỳ vọng rằng việc ông Johnson được bầu chọn là cơ hội để ông thực hiện chương trình nghị sự mạnh mẽ hơn của Đảng Cộng hòa, cùng với sự hậu thuẫn từ ông Trump.
Họ kỳ vọng ông Johnson tránh đưa ra các quyết định có lợi cho Đảng Dân chủ và chứng minh khả năng lãnh đạo khác biệt với những gì đã diễn ra trong quá khứ.
“Mike có cơ hội to lớn để chứng minh với cử tri Hoa Kỳ rằng ông ấy không chỉ nói suông, mà sẽ hành động. Ông ấy sẽ có sự hậu thuẫn của [ông] Trump, và điều đó rất là tốt“, ông Norman nhận định.
Sự tương phản rõ nét với các cuộc bầu cử Chủ tịch Hạ viện trước đây
Trái ngược với cuộc chiến cam go kéo dài 15 vòng của ông Kevin McCarthy vào năm 2023 để giành được chức vị Chủ Tịch Hạ viện, ông Johnson đã chinh phục được vị trí Chủ tịch chỉ trong vòng đầu tiên, cho thấy sự đoàn kết nội bộ vượt trội của Đảng Cộng hòa.
Kết quả nhanh chóng này cho thấy sự đồng thuận, dẫu muộn màng, từ các phe phái trong Đảng Cộng hòa ủng hộ ông Johnson bất chấp những tiếng nói phản đối ban đầu.
Ông Johnson đã ngay lập tức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hạ viện vào chiều thứ Sáu (3/1).
TNS Schumer: Đảng Dân chủ phải “soi lại mình” sau khi để mất Nhà Trắng và Thượng viện
Hôm Chủ nhật (5/1), Thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Dân chủ Chuck Schumer đại diện tiểu bang New York, lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mỹ, đã thừa nhận rằng Đảng Dân chủ nên coi cuộc bầu cử năm 2024 là một thất bại. Ông kêu gọi Đảng Dân chủ nên nhìn lại những gì đã làm không đúng sau khi để mất cả Nhà Trắng và Thượng viện cũng như không lật đổ được Đảng Cộng hòa tại Hạ viện.
Phát biểu trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” của đài NBC, TNS Schumer đã được hỏi về việc chiến lược gia Đảng Dân chủ James Carville khẳng định rằng lý do Đảng Dân chủ thất bại là vì “nền kinh tế, thật ngớ ngẩn”.
Nhận định về kết quả bầu cử, TNS Schumer lưu ý: “Tôi đã nói với cuộc họp kín của ban lãnh đạo, và tôi cũng sẽ nói điều đó tại đây… chắc chắn đó là một thất bại, nhưng cũng là một thách thức”.
TNS Schumer tiết lộ, Đảng Dân chủ đã phải đối mặt với “những trở ngại lớn” để giành được 4 trong số 7 ghế Thượng viện Hoa Kỳ mà Đảng Dân chủ tranh cử. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng “chúng tôi đã làm một số điều không đúng và chúng tôi phải nhìn lại mình để xem chúng tôi đã làm sai điều gì”.
Sau cuộc bầu cử năm 2024, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris để giành lấy Nhà Trắng, trong khi Đảng Cộng hòa lật đổ Đảng Dân chủ tại Thượng viện và tiếp tục duy trì đa số mong manh tại Hạ viện.
Nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện than thở “có một số điều lẽ ra chúng tôi nên làm nhưng chúng tôi đã không làm”, chẳng hạn như tập trung vào các gia đình lao động ở Mỹ.
TNS Schumer giải thích, mặc dù Đảng Dân chủ đã thảo luận về cơ chế và các chi tiết của dự luật, nhưng “đã không thể hiện sự đồng cảm hay quan tâm, hoặc không thể hiện đủ sự quan tâm, đối với các gia đình lao động bình thường”.
Nhà lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Hoa Kỳ nhận định, sự không đồng cảm này đã khiến các gia đình lao động Mỹ không “nhận ra chúng tôi đã làm được bao nhiêu và chúng tôi quan tâm đến họ nhiều như thế nào”.
TNS Schumer kết luận: “Những gì chúng tôi sẽ làm là dành thời gian để nói chuyện với các gia đình lao động, cho họ thấy chúng tôi quan tâm đến họ nhiều như thế nào. Và không chỉ nói về dự luật, mà còn nói về những điều kiện đã khiến rất nhiều gia đình lao động lo lắng về tương lai của họ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét