Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2024

THUYỀN BẰNG TRE… - Bảo Châu Nguyễn


Người VN là dân tộc duy nhất phát minh ra thuyền hoàn toàn làm bằng tre. Thuyền tre được ghi nhận có từ thời nhà Đinh và gắn liền với ông tổ nghề đan thuyền Trần Ứng Long mà các chuyên gia hàng hải tây phương phải thừa nhận là người VN có quyền tự hào về ông. Dù theo thời gian và địa phương và nhu cầu, sẽ có nhiều loại thuyền và kiểu dáng khác nhau, ảnh hưởng kỹ thuật phương tây, phương nam và phương bắc,.. nhưng những đặc trưng sau đây là của riêng (không phải luôn luôn hiện hữu) thuyền VN:
<!>
- Độ cong theo chiều dọc là cao nhất, giống hình "dấu ă".

- Hai đầu mũi và lái đều nhọn rất đặc trưng, không có bửng đuôi hoặc bửng mũi.

- Đặc biệt là thuyền mành hay thuyền nan: cánh buồm có nan và xếp lại như cái mành chứ không phải cuộn lại. Buồm cánh dơi là phát minh hoàn toàn của người VN.

- Có thể đi ngược gió với góc tối đa 67 độ so với phương ngang.

- Một phát minh đặc biệt của VN là những chiếc xiếm, như là vây bụng của cá, có tác dụng chống trôi ngang (lực gió lên cánh buồm sẽ gồm 2 vector: một đẩy thuyền đi tới và một đẩy thuyền trôi ngang).

Thuyền tre được sử dụng khắp miền bắc và miền trung VN với đủ kích thước, từ cái mủng vác được trên vai đến thuyền dài tận 20m có cột buồm, di chuyển trên ao đầm, đồng ruộng đến đi biển, sử dụng chuyên chở hàng hóa đến đánh cá ..mập.

Thuyền tre có độ mềm dẻo chịu được va đập hơn thuyền gỗ cũng như dễ dàng kéo lên bờ.

Một người anh em của nó là thuyền thúng thì chỉ được sử dụng từ Đồng Hới đến Vũng Tàu. Thuyền thúng dễ sử dụng, có thể dùng làm thuyền con đi theo thuyền mẹ. Khi di chuyển thuyền thúng không bị dịch chuyển ngang theo lưỡi sóng vì nó không có khái niệm ngang. Thuyền thúng có thể tiến tới chỉ bằng cách lắc mà không cần buồm lẫn mái chèo hay dầm chèo. Có người cho rằng thuyền thúng phát triển mạnh vào thời Tây đô hộ VN để né sắc thuế đánh vào tàu bè.

Đồng bằng sông Cửu Long không có thuyền tre.

Một biến thể của thuyền tre VN là thuyền kết hợp cả gỗ và tre, phổ biến ở vùng Bình-Trị -Thiên. Có 2 loại thuyền dễ thấy nhất của loại này là thuyền đáy tre - mạn gỗ và loại thuyền gỗ ghép không ngàm. Thuyền gỗ ghép không ngàm, còn gọi là thuyền khâu, các thanh gỗ được khâu dính lại với nhau và chống nước từ bên trong bằng bùi nhùi cây tràm, phủ ép bằng lạt tre và xỏ, cột các thanh gỗ lại bằng dây mây.

Ở Ai Cập người ta cũng thấy thuyền tương tự nhưng xảm bằng cỏ papyrus. Loại thuyền này không có khung xương nên có độ mềm dẻo tương đối. Phải chăng loại thuyền này ảnh hưởng bởi văn hóa vùng Địa Trung Hải? Dãy đất từ miền Trung về đến Kiên Giang ngoài chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn còn ảnh hưởng văn hóa Địa Trung Hải và Trung Đông (đặc biệt là Oman).

Cư dân Sa Huỳnh, chủ nhân sớm của vùng đất này và tiếp nối bởi người Chăm, chủ nhân lịch sử của Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Phú Quý, Lý Sơn,.. là những người đi biển dày dạn. Các loại bình chứa mắm cổ của người Chăm rất giống các bình mắm của người Địa Trung Hải.

Các nhóm người Chăm theo ít nhất 2 dòng Hồi giáo khác nhau: dòng nguyên thủy từ Trung Đông, Địa Trung Hải và dòng muộn ảnh hưởng Mã Lai - Đa Đảo.

Thuyền có phao ở 2 bên (hoặc 1 bên) được sử dụng phổ biến ở vùng biển Mã Lai - Đa Đảo. Trước khi người Việt tiến về phương Nam thì người Chăm và một số dân tộc ít người đã có chung văn hóa Mã Lai - Đa Đảo (ngôn ngữ, nhạc cụ,..). Người ta thấy thuyền có phao được chạm khắc trong tháp Bằng An. Người Ê Đê (và một số người thiểu số) có dấu vết của dân tộc đi biển khi trong ngôn ngữ có một số thuật ngữ hàng hải mà họ không biết dùng để làm gì. Trong hành trình về phương Nam người Việt đã bỏ qua không tiếp nhận kỹ thuật này.

Ở vùng Óc Eo, người ta khai quật thấy những đồng tiền La Mã. Người La Mã rất nổi tiếng về các loại mắm và ngày nay người Ý vẫn xuất khẩu mắm cái nguyên con đóng hộp. Nhưng người ta cũng khai quật thấy những tỉn nước mắm. Vậy cư dân Óc Eo bán nước mắm cho người La Mã thích ăn mắm hay làm gia công nước mắm cho người La Mã? Giả thuyết đầu có vẻ đúng hơn vì biển Đông và vịnh Thái Lan có nguồn cá ngon và dồi dào hơn.

Ít nhất từ thời đồ đồng người Việt đã dùng bè tre. Bè tre khác với thuyền tre là không kín nước và bè nổi là nhờ các mắt tre đóng vai trò của những cái phao tự nhiên.

Một điều khiến các nhà nghiên cứu thắc mắc là tại Huế có sử dụng dầm chèo đôi chỉ có ở Nam Mỹ ( giống dầm Kayak), và người ta nghĩ rằng thời xa xưa đã có hải hành vượt Thái Bình Dương từ châu Á đến châu Mỹ hoặc/và ngược lại.

Để giải đáp câu hỏi về sự giao lưu giữa 2 bờ Thái Bình Dương, nhà thám hiểm, nhà văn Tim Severn, đã tái hiện chuyến đi bằng bè tre từ VN sang San Francisco.

Trước đây ông đã tái hiện chuyến đi của Marco Polo sang TQ (dù cuối cùng không được nhập cảnh TQ); tái hiện chuyến đi của Brendan vượt Đại Tây Dương; tái hiện chuyến đi vòng cung Nam Á của Sindbad từ Oman đến TQ; tái hiện chuyến đi của Jason và Ulysses trong truyện cổ thần thoại Hy lạp; chuyến đi theo hành trình Thành Cát Tư Hản;.. và sau mỗi chuyến đi thì ông rất thành công trong phát hành các sách hồi ký, bán rất chạy và nhận những giải thưởng danh giá.

Tuy nhiên do nghiên cứu chưa thấu đáo, ông đã nghĩ rằng ngày xưa bè tre đi từ bờ Tây Thái Bình Dương là xuất phát từ miền nam TQ và ông ta đặt tên cho chuyến hải trình này là The China Voyage.

Sau khi thất bại trong việc tìm người đóng bè tre ở TQ, ông được một người bạn mách rằng có thấy bè tre ở Sầm Sơn và ông đã xin visa vào VN năm 1991. Được người của bộ Thông Tin đón tiếp và hướng dẫn, Tim Severin đã thực hiện một chiếc mảng Sầm Sơn khởi hành từ đền Độc Cước hướng về San Francisco. Trong thủy thủ đoàn có một tình nguyện viên người Việt là Lương Viết Lợi được chọn lựa, chàng thanh niên đã cùng cha mình và gần 100 công nhân thực hiện chiếc bè này.

Thời Triệu Đà làm vua nước Nam Việt, có 2 người lần lượt là An Kỳ Sinh và Từ Phúc nhận nhiệm vụ đi tìm thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng. An Kỳ Sinh đi về phương nam và dừng chân ở Yên Tử. Từ Phúc đi về phương đông và dừng chân ở Nhật Bản. Chưa ai đi xa khỏi bờ Tây của Thái Bình Dương. Nhưng câu chuyện của Từ Phúc đã tạo cảm hứng cho ông để đặt tên cho chiếc bè tre này là Từ Phúc!

Như vậy là dù Tim Severin ở VN để đóng bè mất 2 năm nhưng các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà sử học,.. không có động thái gì thuyết phục để ông đặt lại tên thuyền và tên chuyến hải trình này kể cả sau khi chuyến đi kết thúc.

26 năm trôi qua, chúng ta có nhiều bài báo và gần đây là phim để vinh danh lịch sử, kỹ thuật đóng thuyền của người Việt cũng như vinh danh chàng thủy thủ vượt Thái Bình Dương bằng bè tre Lương Viết Lợi. Tuy nhiên đó vẫn là chiếc mảng Từ Phúc và chuyến đi là The China Voyage. Sách hồi ký của Tim Severin cũng có tựa đề là The China Voyage.

BAO CHAU NGUYEN

Không có nhận xét nào: