Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

Giới Thiệu Sinh Hoat: Lễ Chào Cờ Đầu Tháng 9. Đề phòng, CSVN lộ âm mưu mở chiến dịch triệt hạ Cờ Vàng của “thế lực thù địch!” và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


“Phe thắng cuộc chiến" tức tối, qua gần nửa thế kỷ, Cờ vàng vẫn thắng cờ đỏ khắp nơi trong Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại.

<!>
Lễ Chào Cờ Đầu Tháng Của Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali:


Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích, hỏi thăm, dọa cấm, bỏ tù, vì trình diễn dưới 'lá cờ vàng'


-CSVN núp dưới danh nghĩa nhiều cá nhân và hội nhóm Việt Nam trên mạng xã hội, đang lên tiếng đòi tẩy chay một số nghệ sĩ Việt Nam, khi có những hình ảnh cho thấy, các nghệ sĩ này, từng biểu diễn trên sân khấu có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Lá cờ của chế độ Việt Nam Cộng hòa, đến nay vẫn được nhiều cộng đồng người Việt hải ngoại sử dụng, nhưng lại là nỗi ám ảnh của chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo như thế!
Ca sĩ Phan Đinh Tùng và ca sĩ Phạm Khánh Hưng - những người đang tham gia chương trình truyền hình Anh trai vượt ngàn chông gai - là hai trong số các mục tiêu mới nhất của những lời kêu gọi tẩy chay vì dính vào "chuyện cờ vàng".

Nguyên nhân đến từ việc có người phát hiện một số video, quay cảnh những nghệ sĩ này biểu diễn tại sân khấu, có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc đỏ ở Mỹ.
Theo báo Công Thương - cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương - ca sĩ Phạm Khánh Hưng xuất hiện chung sân khấu với "đối tượng thường có những lời nói, phát ngôn nhạy cảm về chính trị" bài va1x chế độ - được cho là ông Trương Quốc Huy, chủ kênh YouTube N10Tv thường đăng tải các nội dung chỉ trích chính quyền Việt Nam.
Báo Công Thương cũng cho rằng hình ảnh biểu diễn của ca sĩ Phan Đinh Tùng gây phẫn nộ, khiến cộng đồng mạng "vô cùng bức xúc và đòi tẩy chay".
Trước áp lực dư luận, hai nghệ sĩ đã đăng tải lên trang mạng xã hội của mình lời giải thích và xin lỗi.


Rất Nhiều Ca Sĩ Nổi Tiếng Việt Nam Phải Xin Lỗi, Hứa Không Được Tái Phạm, Vì Từng Hát ở Mỹ Trong Chương Trình Có Cờ Vàng!
(Ðài Á Châu Tự Do)

*
(Hình minh họa: Một người đàn ông cầm cờ Việt Nam Cộng Hòa và cờ Mỹ, trong một buổi tập trung hôm 18/6/2007 ở New York, lên án tình hình đàn áp nhân quyền ở Việt Nam nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Mỹ.)


-Một số ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam đang bị đào bới lại, hình ảnh từng đi biểu diễn cho cộng đồng người Việt ở Mỹ, có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc đỏ, hai ca sĩ Tóc Tiên và Phạm Khánh Hưng đã phải lên tiếng xin lỗi.
Vài ngày qua, một số trang Facebook, đã chụp ảnh màn hình video ghi lại buổi diễn của ca sĩ Phạm Khánh Hưng, phía xa là hai cột cờ có treo cờ Mỹ và lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, trên sân khấu, còn có Youtuber Trương Quốc Huy, một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam.
Một thành viên trong nhóm Facebook "Hội phong sát Việt Nam" đăng tải tấm ảnh nêu trên và ghi chú "ca sĩ Phạm Khánh Hưng 4 tháng trước hát cho chương trình có cờ 3 sọc, giờ về tham gia show yêu nước "Anh trai vượt ngàn chông gai!"

Hôm 22/8, ca sĩ Phạm Khánh Hưng - một anh tài trong gameshow ca nhạc đình đám nhất hiện nay "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã bày tỏ xin lỗi trên Fanpage có hơn 50 ngàn theo dõi.
Ông này giải thích "Hình ảnh mà mọi người thấy, là lúc Hưng trình diễn tại một sân khấu thuộc tiểu bang Virginia, vào ngày lễ hội hoa Anh Đào hàng năm.
Đây là một chương trình nhãn hàng mời nghệ sĩ đến hát để khuấy động không khí. Hưng là người tham gia biểu diễn văn nghệ và duy nhất chỉ với tư cách đó".
Ca sĩ sinh năm 1982 cho biết, khi trình diễn "có những khán giả lên xin chụp ảnh, tiếp xúc và song ca cùng Hưng với tư cách là fan hâm mộ, nên Hưng cũng không thể từ chối" và cho hay, chỉ trình diễn năm bài về đề tài tình yêu đôi lứa.
"Hưng là người Việt Nam và luôn tự hào về dòng máu của mình. Hưng chưa bao giờ có hành động hay phát ngôn đi ngược lại với chủ trương của đất nước ta.

Nếu có vấn đề gì khiến mọi người hiểu lầm, Hưng xin được cúi đầu nhận lỗi và mong mọi người yêu thương, hiểu rõ tâm tư của mình", ca sĩ từng nổi danh hơn 10 năm trước bày tỏ.
Mặc dù chưa bị các trang mạng để ý tới, hay bị tấn công, ca sĩ Tóc Tiên hôm 23/8, tự lên tiếng trên trang Fanpage, có hơn 2,6 triệu người theo dõi, cho biết từng học tập và trình diễn ở hải ngoại từ 15 năm trước, nên "cũng không tránh khỏi việc từng vô tình xuất hiện trên một vài sân khấu không phù hợp, có treo cờ vàng ba sọc đỏ, do không tìm hiểu kỹ lưỡng và thiếu sự quan sát cẩn trọng khi trình diễn".
Cô này, bày tỏ xin lỗi và khẳng định "luôn tự hào về Quê hương, Dân tộc của mình và luôn ý thức thượng tôn pháp luật trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật. "
Cô cũng khẳng định "Tiên chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ có bất kỳ liên hệ nào với các tổ chức thù địch, chống phá lại quê hương mình. Sự tham gia của Tiên vào các sự kiện đó, chỉ đơn thuần là những màn trình diễn phục vụ nghệ thuật cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại, với các bài hát hoàn toàn về tình yêu đôi lứa".
Trước đó, ca sĩ Myra Trần - người từng lọt vào top 40 chung cuộc của chương trình the American Idol năm 2019, cũng bị đài truyền hình Tp. HCM HTV cắt sóng, trong chương trình "Anh trai say Hi" và phải lên tiếng xin lỗi trên trang cá nhân, vì từng hát trong đám tang của ông Lý Tống hồi năm 2019, ở California và có xuất hiện cờ vàng!
Ông Lý Tống từng là một phi công dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay để rải truyền đơn tại Việt Nam, Cuba,... kêu gọi người dân nổi dậy chống chính quyền CS.


CSVN Lộ Âm Mưu Triệt Hạ: Hàng Loạt Các Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Xin Lỗi. Vì Biểu Diễn Trên Sân Khấu 'Không Phù Hợp' Có Lá Cờ Vàng ở Hải Ngoại!
(VOA Tiếng Việt)


(Hình Facebook Tóc Tiên: Đăng tải của ca sĩ Tóc Tiên trên trang Facebook cá nhân hôm 23/8/2024, để xin lỗi người hâm mộ về việc xuất hiện trên "sân khấu không phù hợp" khi đi diễn ở ngoại quốc.)
-Rất nhiều ca sĩ Việt Nam, trong đó có Tóc Tiên và Phan Đinh Tùng, Phạm Khánh Hưng … vừa lên tiếng xin lỗi, vì đã biểu diễn trên sân khấu "không phù hợp" ở hải ngoại, mà truyền thông trong nước cho biết, có hình ảnh lá cờ vàng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa hiện không còn tồn tại.
Trong các đăng tải riêng rẽ trên trang Facebook cá nhân cùng ngày 23/8/2024, Tóc Tiên và Phan Đinh Tùng tự đưa ra những lời xin lỗi đến khán giả Việt Nam, vì đã xuất hiện trên những sân khấu "không phù hợp" khi đi lưu diễn phục vụ cộng đồng người Việt ở ngoại quốc.

Các ca sĩ này không cho biết, vì sao những sân khấu này không phù hợp, nhưng báo Công Thương hôm 23/8 nói rằng, trong thời gian qua, cộng đồng mạng phát giác, hàng loạt ca sĩ Việt Nam như Tóc Tiên, Phan Đinh Tùng, Phạm Khánh Hưng... từng biểu diễn các chương trình tại Mỹ.
"Đáng nói, trong những chương trình này có xuất hiện của lá cờ ba sọc đỏ (chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ)", bản tin của tờ báo cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương viết.
Trong một bản tin khác đăng trước đó một ngày, tờ báo này nói rằng ca sĩ Phạm Khánh Hưng cũng đã lên tiếng trên trang Facebook cá nhân "về thông tin buổi biểu diễn có là cờ ba sọc tại Mỹ".
Báo Công thương nói rằng đoạn video clip buổi biểu diễn của Phạm Khánh Hưng tại Mỹ, được chia sẻ rầm rộ trên TikTok, cho thấy hình ảnh lá cờ vàng ba sọc và ca sĩ này xuất hiện chung sân khấu "với đối tượng thường có những lời nói, phát ngôn nhạy cảm về chính trị".
Cộng đồng mạng ở Việt Nam đã lên tiếng mạnh mẽ và đòi đồng loạt tẩy chay các ca sĩ này, theo báo Công Thương.

Đây không phải lần đầu tiên các nghệ sĩ Việt Nam ra ngoại quốc biểu diễn và bị những người dùng mạng xã hội phẫn nộ, khi thấy họ xuất hiện bên hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng Hòa vốn khiến chính quyền ở Hà Nội nhạy cảm, ngăn cấm!
Vợ chồng nghệ sĩ xiếc Quốc Nghiệp và ca sĩ O Sen Ngọc Mai, hồi tháng 5, đã bị cộng đồng mạng chỉ ra sự xuất hiện của họ với cờ vàng 3 sọc đỏ, khi đang lưu diễn ở Mỹ trong một video clip, khiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải tìm cách xác minh thông tin.
Còn ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vào tháng trước bị đình chỉ biểu diễn 9 tháng vì đeo huy hiệu giống "Biệt công bội tinh" của Việt Nam Cộng Hòa, sau khi sự việc lan truyền trên mạng xã hội và truyền thông làm Sở Văn hóa và Thể thao Tp. HCM vào cuộc thẩm định.

Trong chia sẻ trên Facebook, Tóc Tiên nói rằng cô "được biết đã có một số ý kiến về việc các nghệ sĩ khi trình diễn tại hải ngoại".
"Là một ca sĩ Việt Nam từng học tập và trình diễn ở hải ngoại từ 15 năm trước, bản thân Tiên cũng không tránh khỏi việc từng vô tình xuất hiện trên một vài sân khấu không phù hợp, do không tìm hiểu kỹ lưỡng và thiếu sự quan sát cẩn trọng khi trình diễn", Tóc Tiên nói trong đăng tải trên trang cá nhân có 2,6 triệu người theo dõi của cô và "chân thành nhận lỗi về những sai sót trong quá khứ".
Còn Phan Đinh Tùng cho biết trong đăng tải trên trang Facebook cá nhân, có 714.000 người theo dõi rằng, anh biết "quý khán giả đã thấy được một số hình ảnh Tùng đi lưu diễn phục vụ văn nghệ cho kiều bào ở ngoại quốc trong thời gian qua".
Ca sĩ này nói anh "đã không tìm hiểu thật, chi tiết nơi tổ chức sự kiện và cũng đã không quan sát thật kỹ lưỡng, nên đã vô tình trình diễn trên một vài sân khấu không phù hợp".
Cả Tóc Tiên và Phan Đình Tùng không cho biết chi tiết về các buổi diễn của họ ở hải ngoại hay cụ thể ở nước nào.

Trong khi đó, Phạm Khánh Hưng cho biết trên trang Facebook cá nhân có 10.000 người theo dõi rằng, anh đã "trình diễn tại một sân khấu thuộc tiểu bang Virginia [tại Mỹ] vào ngày lễ hội hoa Anh Đào hàng năm. Đây là một chương trình nhãn hàng mời nghệ sĩ đến hát để khuấy động không khí. Hưng là người tham gia biểu diễn văn nghệ và duy nhất chỉ với tư cách đó".
Dường như để giải thích về việc xuất hiện chung sân khấu với người có "phát ngôn nhạy cảm về chính trị", nam ca sĩ này nói rằng anh "không thể từ chối" những khán giả "lên xin chụp ảnh, giao lưu và song ca cùng".
Trước đó hôm 15/8, Myran Trần, nữ ca sĩ từng dự thi American Idol, cũng đưa ra lời giải thích trên trang cá nhân, có gần 350.000 người theo dõi, về việc "tham gia vào những chương trình không phù hợp trong quá khứ" và "cúi mình xin lỗi khán giả vì sai sót của mình".
Cả Tóc Tiên, Phan Đinh Tùng, Phạm Khánh Hưng và Myra Trần đều nói rằng họ "tự hào" là người Việt Nam và mang dòng máu Việt.
"Tóc Tiên chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ có bất kỳ liên hệ nào với các tổ chức thù địch chống phá lại quê hương mình", nữ ca sĩ từng có thời gian học tập tại Mỹ cho biết trong đăng tải.

Tương tự, Phạm Khánh Hưng cho biết anh "chưa bao giờ có hành động hay phát ngôn đi ngược lại với chủ trương của đất nước".
Myra Trần cũng khẳng định cô "không có tư tưởng chống phá gây hại đến an ninh quốc gia" và "chưa bao giờ có hành động hay phát ngôn nhằm mục đích không tốt".
Truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý chặt chẽ, vẫn thường cảnh báo về các "thế lực thù địch" ở ngoại quốc tìm cách chống phá nhà nước Việt Nam. Đảng Việt Tân, ủng hộ dân chủ cho Việt Nam có trụ sở ở Mỹ, bị Hà Nội xem là tổ chức "khủng bố".
Chế độ Việt Nam Cộng Hòa, do Mỹ hậu thuẫn trong thời gian chiến tranh Việt Nam, bị chính quyền Hà Nội coi là kẻ thù. Việt Nam vào tháng 5 năm 2023, đã phản đối Úc Ðại Lợi, sau khi Kho bạc và Bưu chính nước này phát hành tiền xu, có in hình cờ Việt Nam Cộng Hòa. Vào năm 2018, bốn tín hữu Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang bị phạt tù vì treo lá cờ của chính thể từng tồn tại trước khi Sài Gòn sụp đổ.


Quanh việc Miss Grand Việt Nam Võ Lê Quế Anh bị gán mác ‘ba que’ vì thân nhân có liên hệ chế độ cũ! ủng hộ Cờ Vàng!
(Trang Facebook chính thức của Miss Grand VietNam đã thay ảnh đại diện là Hoa hậu Quế Anh. Chỉ hơn 24 tiếng, bức ảnh đã nhận được hơn 28.000 lượt tương tác mà chủ yếu là giận dữ
“Không xứng đáng”, “mua giải”, “cờ ba que”… là một vài cụm từ mà nhiều người dùng mạng xã hội sử dụng, để nhắm vào Võ Lê Quế Anh ngay sau khi thí sinh này đoạt vương miện Miss Grand Việt Nam 2024 hôm 3/8.)
-Một số diễn đàn có lượng người theo dõi lớn trên Facebook cũng đăng bài viết tấn công tân hoa hậu, trong đó chủ yếu là các cáo buộc Quế Anh có liên quan tới Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Ngày 3/8, chương trình Miss Grand Việt Nam trao vương miện hoa hậu cho Võ Lê Quế Anh (sinh năm 2001, quê ở Quảng Nam).
Ngay sau đó, xuất hiện các ý kiến chê thậm tệ.
Những video về phần thi ứng xử của Quế Anh bắt đầu được chia sẻ. Cách Quế Anh trả lời câu hỏi từ ban giám khảo, được cộng đồng mạng đánh giá là không đủ tốt lập trường, để chiến thắng.
Các nhóm Facebook phản đối (anti) Hoa hậu Quế Anh ngay lập tức, được thành lập xuất hiện, với hàng ngàn thành viên tính tới ngày 5/8.
Ví dụ có nhóm "Anti Võ Lê Quế Anh Miss Cô Hồn" với gần 30.000 thành viên.
Đáng chú ý là trong số các ý kiến đánh giá thí sinh này không xứng đáng dành ngôi hoa hậu, nhiều ý kiến nêu lý do rằng Quế Anh là họ hàng của vợ chồng bà Phạm Kim Dung và ông Hoàng Nhật Nam, và rằng gia đình này ủng hộ VNCH.

Bà Dung là Tổng Giám đốc công ty truyền thông Sen Vàng, nhà tổ chức Miss Grand 2024. Chồng bà, ông Hoàng Nhật Nam, là thành viên ban tổ chức chương trình.
Kết luận nói trên của một bộ phận cư dân mạng, được đưa ra sau khi trên mạng xã hội lan truyền, những bức ảnh được cho là chụp ông Nam, hoặc người nhà ông Nam, trong đó có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH.
Từ đó, vợ chồng ông Nam bà Dung bị cáo buộc là có gốc gác Việt Nam Cộng Hòa. Ủa phe thắng cuộc chiến, gần nửa thế kỷ rồi, sao lại sợ hình ảnh cờ vàng đến thế?



Tin Việt Nam Hôm Nay
***
Thay Hàng Ngũ Lãnh Đạo: Việt Nam Bổ Nhiệm 3 Tân Phó Thủ tướng, Thay Nhiều Lãnh Đạo Cấp Cao, Bầu Chủ Tịch Nước Vào Tháng 10!
(VOA Tiếng Việt)

-Thông tấn xã Reuters, Bloomberg và truyền thông trong nước đưa tin cho hay hôm thứ Hai (26/8/2024), trong phiên họp bất thường chỉ trong một ngày tại Hà Nội để giải quyết các vấn đề về nhân sự, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng, 1 Bộ trưởng Môi trường và 1 Bộ trưởng Tư pháp mới cho nhiệm kỳ 2021-2026.
Đây được xem là một đợt cải tổ lớn khác đối với các vị trí lãnh đạo cấp cao trong chính phủ của quốc gia do đảng Cộng sản lãnh đạo, trong khi vị trí Chủ tịch nước (hiện do Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm) sẽ được bầu vào tháng 10, lần thứ ba trong vòng chưa đầy 2 năm chức vụ này bị thay thế nhân sự.
Các Phó Thủ tướng mới được Quốc hội phê chuẩn hôm 26/8 là Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Tài chánh Hồ Đức Phớc và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ông Bùi Thanh Sơn và Hồ Đức Phớc tạm thời tiếp tục đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài chánh.

Với 3 tân Phó Thủ tướng vừa được bổ nhiệm, hiện chính phủ Việt Nam có 6 lãnh đạo, bao gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính và 5 Phó Thủ tướng là Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Thanh Sơn và Hồ Đức Phớc.
Cũng tại phiên họp ngày 26/8, Quốc hội Việt Nam cũng phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với hai ông Trần Lưu Quang và Lê Minh Khái, và miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tư pháp đối với ông Lê Thành Long và Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường đối với ông Đặng Quốc Khánh, theo Nhân Dân. Thay cho hai vị trí này, Quốc hội bổ nhiệm ông Nguyễn Hải Ninh làm Bộ trưởng Tư pháp và ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng Môi trường. Cả hai đều từng làm bí thư Tỉnh ủy.
Trước đó, Quốc hội đã chấp thuận đơn từ chức của ông Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng phụ trách về Kinh tế và là người đã thúc giục Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Janet Yellen cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam vào tháng Sáu. Tuy nhiên vào đầu tháng này, chính quyền Biden đã từ chối công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Theo thông tin trên trang web của chính phủ Việt Nam, ông Khái và Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cùng một loạt lãnh đạo khác đã bị kỷ luật vì những vi phạm liên quan đến cuộc điều tra về dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng-dân cư Đại Ninh tại tỉnh Lâm Đồng. Ông Mai Tiến Dũng, cựu Chánh Văn phòng Chính phủ, cũng đã bị bắt giữ vào tháng Năm liên quan đến cuộc điều tra này.
Còn ông Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang được Quốc hội bãi nhiệm Phó Thủ tướng vì đã được điều động làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ ngày 16/8.
Trong hơn một năm qua, Việt Nam đã chứng kiến những biến động chính trị thượng tầng khi có đến hai Chủ tịch nước và một Chủ tịch Quốc hội phải từ chức vì cáo buộc vi phạm các quy định về chống tham nhũng, hàng trăm nhân vật cấp cao khác đã từ chức, bao gồm cả các thành viên của Bộ Chính trị, giữa bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng toàn diện, thường được gọi là chiến dịch "đốt lò" - do ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng, và những người chỉ trích cho rằng nó đã được các phe phái trong đảng sử dụng để loại bỏ các đối thủ, theo Bloomberg.

Chủ tịch nước Tô Lâm, người vừa nhậm chức Tổng Bí thư vào ngày 3/8 sau khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, tuyên bố ông sẽ kiên quyết tiếp tục đẩy mạnh xóa bỏ tham nhũng trong khi nỗ lực giảm bớt các nút thắt quan liêu để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo thông tấn xã Reuters, tình trạng bất ổn do những thay đổi liên tục ở thượng tầng chính trị Việt Nam đã làm giảm sút tâm lý của các nhà đầu tư ngoại quốc tại trung tâm công nghiệp hướng đến xuất cảng, nơi có các nhà máy của một số công ty đa quốc gia lớn và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ ngoại quốc.
Hãng thông tấn Anh trích dẫn dữ liệu cho biết người ngoại quốc chủ yếu bán chứng khoán Việt Nam trong nhiều tuần biến động chính trị, và đầu tư trực tiếp của phương Tây đã tụt lại so với Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Ngoài ra, cuộc chiến chống tham nhũng cũng làm chậm lại các cải cách và dự án, vì các viên chức trì hoãn các quyết định vì lo sợ hậu quả của chiến dịch. Sự tê liệt về mặt hành chính khiến Việt Nam mất đi khoản viện trợ ngoại quốc ít nhất 2,5 tỉ Mỹ kim trong giai đoạn 2022-2024, vẫn theo thông tấn xã Reuters.
Hôm 26/8, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vào cuối phiên họp bất thường cho biết Quốc hội sẽ bầu một Chủ tịch nước mới vào tháng 10 trong phiên họp thường kỳ, chấm dứt nhiều tuần đồn đoán về thời điểm và liệu ông Lâm có từ bỏ chức Chủ tịch nước hay không.


VN Dưới Bàn Tay Công An Trị: Những Tín Hiệu Đáng Chú Ý Về Tô Đại Tướng!


*Chỉ trong thời gian ngắn kỷ lục, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm đã vượt tất cả các bậc tiền nhiệm trên nhiều phương diện
(Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân)


(Hình AFP / Nhac Nguyen: Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại họp báo ở Hà Nội hôm 3/8/2024.)
-Vào đầu tuần này, Quốc hội Việt Nam tổ chức một phiên họp bất thường tại Hà Nội. Cuộc họp chỉ kéo dài một ngày, với mục tiêu được cho là liên quan đến việc miễn nhiệm, bổ nhiệm và phê chuẩn một số vị trí quan trọng trong chính phủ. Trong số đó, sự chú ý của dư luận tập trung nhiều nhất vào khả năng thay đổi vị trí Chủ tịch nước mà Đại tướng Tô Lâm đang nắm giữ. Nhưng theo nhiều nguồn tin nội chính khác nhau, vị trí Chủ tịch nước rồi sẽ được kiện toàn trước Đại hội 14, nhưng chưa phải trong kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 8 này. Liệu còn sự bất ngờ nào khác đang chờ đợi ở những phút cuối cùng của cuộc họp trong mấy tiếng đồng hồ?


"Ngày 18 Tháng Sương Mù của Tô Lâm"

Nội dung cuộc họp bất thường nói trên của Quốc hội, theo luật định xưa nay, đã được các phiên họp trước đó của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị định hướng. Ngày 21/8, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ hai của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14. Sau hơn 150 ngày kể từ phiên họp thứ nhất, giờ đây, ê-kíp cũ của Tiểu ban được cho là quan trọng nhất của Đảng CSVN chỉ còn lại hai thành viên – Phạm Minh Chính và Trần Cẩm Tú. Phải chăng vì thế mà Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh tại cuộc họp lần này phải kế thừa tư tưởng, định hướng lớn và cụ thể của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Trưởng Tiểu ban Nhân sự từ Phiên họp trước. Đặc biệt, phải lấy kết quả tổng kết nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 để làm cơ sở quan trọng xây dựng phương hướng nhân sự cho Đại hội 14.
Trong khi đó, truyền thông quốc tế cũng đang theo dõi sát sao tình hình nội trị tại Việt Nam. Tạp chí The Diplomat ngày 23/8/2024 đã có bài viết, gọi cơn địa chấn chính trị nội bộ những tháng qua ở Hà Nội là "Ngày 18 tháng Sương mù của Tô Lâm" (The Eighteenth Brumaire of To Lam); ám chỉ sự kiện Đại tướng Tô Lâm lên nắm quyền với cách thức tương tự như cuộc đảo chính của Napoleon Bonaparte vào ngày 18 tháng Brumaire theo lịch Cộng hòa Pháp năm 1799. Sự kiện này đã đánh dấu sự kết thúc của Cách mạng Pháp và sự ra đời của một giai đoạn mới dưới sự lãnh đạo của Napoleon. Đáng chú ý, Karl Marx đã khái quát hóa sự kiện này trong một tiểu luận nổi tiếng của ông, nhấn mạnh rằng "lịch sử luôn lặp lại chính nó, lần đầu là bi kịch, sau đó là hài kịch". Điều này cần được hiểu như một lời cảnh báo về sự tái diễn những sai lầm lịch sử, khi mà những người lên thay thế không rút được bài học từ quá khứ và tiếp tục lặp lại những sai lầm trước đó, nhưng với kết quả còn tồi tệ hơn, thể hiện qua hình thức "hài kịch".

Ngoài ra, bình luận của Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Hoa Kỳ) cũng cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đại diện cho sự trở lại của các nhà tư tưởng và đạo đức, những người hứa sẽ loại bỏ tham nhũng và nâng cao danh tiếng của đảng trong mắt công chúng. Tuy nhiên, ông ấy là người cuối cùng của phe này và chiến dịch đốt lò của ông đã tiếp thêm sinh lực cho các "nhà lãnh đạo thuộc lực lượng vũ trang" (Securocrats)".
Đài RFA ngày 12/8 cũng "chạy" một phóng sự ngắn, nói tân Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm có hứa hẹn cải cách, song điều này sẽ không mấy dễ dàng. Làm thế nào có được những thay đổi về thể chế để Việt Nam trở nên giàu có và công bằng, khi mà Đảng CSVN không chịu bãi bỏ Điều 4 của Hiến pháp, được viết vào năm 1992? Một người dân đã cho RFA biết, việc xóa bỏ Điều 4 sẽ cho phép nhiều đảng cạnh tranh một cách công bằng và minh bạch. "Ai giỏi thì nhân dân lựa chọn, ai làm kém thì sẽ bị thay thế", người dân này cho biết. "Kết quả là, những trở ngại và nút thắt cổ chai của đất nước sẽ được giải quyết nhanh chóng".


Gia Nhập "Làng" Ngoại Giao Nguyên Thủ?
Chỉ một thời gian ngắn kỷ lục, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tô Lâm đã vượt tất cả những người tiền nhiệm trên nhiều phương diện, khi lần đầu tiên nhập vai "Ngoại giao Nguyên thủ". Tháng Chín tới đây, theo tin của Bloomberg, ông Tô Lâm dự kiến sẽ tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại Hoa Kỳ và có thể ông sẽ gặp Tổng thống Biden tại Tòa Bạch Ốc. Cũng tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79, Chủ tịch nước-Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ có dịp tiếp xúc với nhiều Nguyên thủ quốc gia khác, trước hết là với các "Đối tác chiến lược toàn diện" (CSP) với Việt Nam.

Gia nhập vào "làng" Ngoại giao Nguyên thủ ấy, liệu ông Tô Lâm có gửi được tín hiệu về tư duy và phương thức lãnh đạo mới nhằm xây dựng một Việt Nam dân chủ, công bằng và thịnh vượng? Ông sẽ phải đối mặt với thách thức tronng việc giữ cân bằng giữa đổi mới và ổn định, giữa quyền lực cá nhân và quyền lợi của các phe nhóm khác trong Đảng CSVN. Đặc biệt, nghị trình trong tiếp xúc giữa Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Việt Nam với Tổng thống Hoa Kỳ sẽ là tâm điểm của dư luận. Không chỉ về các ưu tiên trong những mối quan hệ CSP giữa Hà Nội với Whashington, mà còn tương lai việc Mỹ sẽ bỏ dán nhãn kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam như thế nào?


Từ thời ông Hồ Chí Minh, vừa Chủ tịch Đảng, vừa Chủ tịch nước sang Trung Quốc đến nay, chỉ có ông Tô Lâm, một lúc với hai cương vị Tổng Bí thư-Chủ tịch nước vừa rồi sang sánh vai với "Hoàng đế của Thiên triều". Chỗ này thì ông đã vượt cả ông Trọng lẫn các vị "Đảng trưởng" lẫn "Quốc trưởng" của xứ Đông Lào! Trước khi ông Tập Cận Bình gặp ông Tô Lâm khoảng 2 tiếng đồng hồ, Bắc Kinh cho tàu Hải cảnh húc thủng tàu của Phi Luật Tân gây chấn động, nhưng ông Tô Lâm tỏ ra không nao núng. Trong "gói quà đầu tiên" trao cho Trung Quốc, ông Tô Lâm vẫn đưa Biển Đông vào Tuyên bố chung, dẫu tránh nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Tối Đa Hóa Lợi Ích Kinh Tế và An Ninh
Bản lĩnh Tô Đại tướng một lần nữa được thể hiện trong việc bảo đảm vị thế của Việt Nam như là bên đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tối đa hóa các lợi ích kinh tế và an ninh của mình. Mặc dầu cuộc gặp Tô Lâm-Tập Cận Bình sáng 20/8 cho thấy chuỗi cung ứng của Việt Nam dường như nghiêng về Trung Quốc. Ông Shay Wester, Giám đốc Bộ phận Kinh tế Á Châu tại Viện Chính sách Xã hội Á Châu cho biết: "Trong khi Trung Quốc tìm cách củng cố mối quan hệ trên khắp thế giới đang phát triển, Việt Nam đang ngày càng trở nên có ý nghĩa chiến lược trong sự cạnh tranh kinh tế rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc" và cần duy trì để bảo đảm rằng "Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc".
Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế Việt-Trung, chỉ tính đến hết quý 1/2024, Việt Nam đã nhập siêu tới 17,4 tỉ Mỹ kim từ Trung Quốc, tăng mạnh so với con số 11,67 tỉ Mỹ kim của cùng kỳ năm 2023. Như vậy, mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc ngày càng lớn. Tình trạng thiếu trao đổi thông tin, thiếu ổn định chính sách thương mại dẫn đến ùn ứ cục bộ trong xuất cảng hàng hóa, nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc diễn ra thường xuyên. Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế song phương. Việc Việt Nam lách luật thương mại Mỹ bằng cách xuất cảng các sản phẩm chứa vật liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc phải chịu thuế quan của Hoa Kỳ, có thể mang lại rủi ro mới cho mối quan hệ Việt-Mỹ.
Theo Giáo sư Triệu Vệ Hoa từ Đại học Phúc Đán (Trung Quốc), Hoa Kỳ đã và đang theo dõi chặt chẽ mối quan hệ thương mại giữa Hà Nội và Bắc Kinh;áp lực từ phía Mỹ cũng được thể hiện qua việc Hoa Kỳ từ chối đề xuất của Việt Nam về việc thay đổi quy chế nền kinh tế phi thị trường, một quyết định khiến Hà Nội thất vọng. Nếu việc thay đổi phân loại này diễn ra, nó sẽ giúp giảm thuế đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất cảng vào thị trường Hoa Kỳ. "Tuy nhiên, Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn chọn thăm Trung Quốc trước tiên sau khi nhậm chức và đã đạt được những kết quả khả quan từ chuyến thăm. Điều này cho thấy Hoa Kỳ không dễ dàng thay đổi được hướng phát triển của quan hệ Trung Quốc-Việt Nam", Giáo sư Triệu đã chia sẻ với tờ The Straits Times.


Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Phụ Trách Vấn Đề Dân Chủ và Nhân Quyền Sắp Đến Việt Nam


(Hình X (Twitter) Under Secretary Uzra Zeya - minh họa: Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ 27, ngày 1 và 2/11/2023.)
-Theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya phụ trách An ninh dân sự, Dân chủ và Nhân quyền sẽ tới thăm Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 25/8 đến 31/8/2024 tới.
Theo thông báo, mục đích chuyến thăm Hà Nội lần này của bà Zeya là để nhấn mạnh tầm quan trọng quan hệ giữa hai nước nhằm đạt được mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và thế giới.
Bà Zeya sẽ gặp các viên chức cấp cao của Việt Nam để nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ với mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước hồi năm 2023, bao gồm bảo vệ nhân quyền, tự do tín ngưỡng, bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, đề cập đến các vấn đề thách thức toàn cầu như buôn người, tội phạm xuyên biên giới.

Cùng đi với bà Zeya còn có quyền Phó Phụ tá Ngoại trưởng phụ trách Nhân Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động - Allison Peters.
Nhân quyền là một trong 10 trụ cột trong quan hệ hợp tác hai nước và cũng là vấn đề còn nhiều bất đồng giữa hai nước. Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Hà Nội về các vi phạm nhân quyền trong các năm qua trong khi Hà Nội liên tục khẳng định luôn tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 27 tổ chức ở Hoa Thịnh Ðốn vào tháng 11 năm 2023, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya đã có bài diễn văn kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm bao gồm nhà báo Phạm Đoan Trang, người đang phải chịu án tù chín năm với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước.


Hà Tĩnh: Facebooker Phan Đình Sang Bị Kết Án 6 Năm Tù


(Hình Sài Gòn Giải Phóng: Ông Phan Đình Sang tại tòa án ở Hà Tĩnh ngày 26/8/2024.)
-Truyền thông nhà nước loan tin cho biết vào ngày 26/8/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã kết án tù 6 năm và 2 năm quản chế với ông Phan Đình Sang (sinh năm 1967) với cáo buộc tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Ông Sang bị Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Hà Tĩnh trong ngày 12/3 tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam để điều tra với cùng cáo buộc.
Cáo trạng trước tòa đối với ông Sang được truyền thông nhà nước đăng cho biết, từ năm 2016 đến 2023, ông Sang đã tạo lập, quản lý, sử dụng năm tài khoản mạng xã hội Facebook để tham gia các hội, nhóm phản động chống đối trên không gian mạng.

Cũng theo truyền thông nhà nước, "trong thời gian sinh sống, lao động tại Lào, do có tư tưởng bất mãn với chế độ, đối tượng đã đăng tải, phát tán, chia sẻ nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử, phỉ báng chính quyền...".
Cáo buộc đối với ông Sang thuộc Điều 117 Bộ luật Hình sự. Đây là điều luật đã bị nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là mù mờ và thường được dùng để bỏ tù những người bất đồng chính kiến.
Theo thống kê của Đài Á Châu Tự Do (RFA), từ đầu năm đến nay, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bắt tạm giam ít nhất 8 người kết án tù ít nhất 4 người khác theo điều luật này.


Một Người Dân ở Tuyên Quang Bị Tuyên Án Tù Vì Phát Live Stream Chỉ Trích Chính Quyền Địa Phương


(Hình Công an Tuyên Quang: Ông Lê Phú Tuân.)
-Trong phiên Tòa Sơ thẩm vào các ngày 21 và 22/8/2024 vừa qua, Tòa án Nhân dân huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) đã tuyên án ông Lê Phú Tuân (sinh năm 1972) 4 năm và 8 tháng tù với cáo buộc tội "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Truyền thông nhà nước dẫn cáo trạng tại tòa cho biết, trong thời gian từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023, ông Lê Phú Tuân đã sử dụng tài khoản mạng xã hội Facebook cá nhân để phát trực tiếp nhiều lần, đăng tải 21 video.
Cáo trạng xác định các nội dung phát sóng của ông Tuân trên mạng xã hội không được kiểm định, không chính thống, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện và nhiều cá nhân khác.

Các nội dung này đã thu hút nhiều lượt xem, chia sẻ và bình luận, gây dư luận xấu, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, hạ thấp uy tín của cơ quan Nhà nước.
Trước đó, điều tra của Cảnh sát Điều tra - Công an huyện Chiêm Hóa nhận định rằng hậu quả của những video được nhiều người xem và chia sẻ của ông Tuân đã xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một số cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện Chiêm Hóa và nhiều cá nhân khác, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Cáo buộc đối với ông Tuân là theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Đây là điều luật thường được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sử dụng để kết án tù những người bất đồng chính kiến. Theo thống kê của Ðài Á Châu Tự Do (RFA), từ đầu năm đến nay, ít nhất có 8 người bị bắt giữ và 6 người bị kết án vì Điều 331.


Ngân Hàng Thế Giới Dự Báo Kinh Tế Việt Nam Tăng Trưởng 6,1% Năm 2024, Cảnh Báo Nợ Xấu


(Hình AFP / Nhac Nguyen: Một người bán bánh mì cho người đi đường ở Hà Nội hôm 26/8/2024.)
-Hôm 26/8/2024, Ngân hàng Thế giới (WB - World Bank) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay sẽ đạt 6,1% nhưng cũng đồng thời cảnh báo tình trạng nợ xấu đáng ngại.
Mức dự báo mới này cao hơn so với mức dự báo được Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng tư vừa qua vốn ở 5,5%. Cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) đều dự báo tăng trưởng GPD của Việt Nam có khả năng đạt 6,5% trong hai năm tới.

Các yếu tố dẫn đến dự báo này bao gồm tăng trưởng xuất cảng, dấu hiệu hồi phục của thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng trong nước gia tăng trong nửa cuối năm 2024 khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng lạc quan hơn, Ngân hàng Thế giới nhận định.
Mặc dù vậy, theo báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, tình trạng nợ xấu và mất vốn vẫn đáng ngại. Tỷ lệ nợ xấu được xác định đã gia tăng từ mức 1,9% trong năm 2022 lên mức 4,6% trong năm 2023.
Báo cáo cho biết, tỷ lệ tổng số vốn vay có vấn đề có thể lên đến mức 7,2% nếu cơ cấu lại bao gồm cả các khoản nợ của Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) của Nhà nước.
Ngân hàng Thế giưới cũng dự báo thương mại sẽ chậm lại từ năm sau do các đối tác chính là Mỹ và Trung Quốc cũng đang gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó là dự báo lạm phát giảm từ 4,5% trong năm nay xuống mức 4% và 3,5% trong 2 năm tới.
Ông Sebastian Eckardt - Trưởng ban Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á-Thái Bình Dương tại WB - cho rằng để duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần "tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giám sát các rủi ro trong thị trường tài chánh".


Nguyên Chủ Tịch Tỉnh Long An và Phó Giám Đốc Đại học Quốc Gia Bị Kỷ Luật


(Hình Tiền Phong/RFA edit: Ông Trần Văn Cần (trái) và Nguyễn Hoàng Hải.)
-Trong tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định thi hành kỷ luật đối với nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An và Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo truyền thông nhà nước, vào ngày 22/8/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Văn Cần - nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An (nhiệm kỳ 2016-2021) do có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng.
Trước đó, ông Cần đã bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận có vi phạm quy định Đảng, pháp luật Nhà nước, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử phạt kỷ luật. Ông Cần bị Đảng kỷ luật cảnh cáo

Vào ngày 21/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (giai đoạn từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2021).
Trước đó, ông Hải cũng đã bị kỷ luật Đảng do có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.
Theo truyền thông nhà nước, kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội cho thấy những sai phạm của ông Hải có liên quan đến những dự án/gói thầu của Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC (AIC) và các doanh nghiệp thuộc "hệ sinh thái" AIC thực hiện từ năm 2011 - 2021 tại một số đơn vị trên địa bàn thành phố và tại Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội.
Công ty AIC đang bị vướng vào các vụ điều tra do vi phạm đấu thầu và đưa hối lộ tại nhiều địa phương trên ca nước. Chủ tịch tập đoàn này là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bị kết án tù vì các sai phạm này nhưng hiện đang bỏ trốn.


Ninh Thuận Kỷ Luật Đảng Viên Vì Các Sai Phạm Trong Các Dự Án Điện Gió và Điện Mặt Trời


(Hình Tiền Phong: Nhà máy điện mặt trời Trung Nam-Thuận Bắc (huyện Thuận Bắc), có công suất hơn 204 MW và Trung Nam Group xây dựng, làm chủ đầu tư. Một trong các dự án đang bị điều tra.)
-Truyền thông nhà nước loan tin hôm 26/8/2024 cho hay Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận vừa quyết định thi hành kỷ luật khiển trách 3 tổ chức Đảng và 3 đảng viên vì những sai phạm liên quan đến các dự án điện gió và điện mặt trời ở tỉnh này.
Trước đó, Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đã có công văn yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp hồ sơ để phục vụ điều tra bảy dự án điện gió và điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận trong vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bộ Công thương, các tỉnh và thành phố.

Theo thông tin mới nhất, 3 tổ chức bị kỷ luật gồm: Chi bộ Văn phòng Phát triển Kinh tế (EDO), thuộc Đảng bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư (đã hết thời hiệu kỷ luật); chi bộ Phòng Quản lý giá-Công sản và Tài chánh Đầu tư, thuộc Đảng bộ Sở Tài chánh (đã hết thời hiệu kỷ luật); chi bộ Phòng Quản lý Đất đai, thuộc Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ba cá nhân bị kỷ luật khiển trách gồm: Bà Lê Thị Thanh Thủy - nguyên Bí thư Chi bộ, ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận nhiệm kỳ 2015-2020, Giám đốc Văn phòng Phát triển Kinh tế (EDO); ông Lê Văn Hải - nguyên Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2017-2020, ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, Trưởng phòng Quản lý giá-Công sản và Tài chánh Đầu tư, Sở Tài chánh; ông Hồ Xuân Hùng - ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Quản lý Đất đai thuộc sở này.
Những vi phạm của những tổ chức và cán bộ nêu tên đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề cập trước đó và xác định là "gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử phạt kỷ luật".


Việt Nam Sẽ Có Chủ Tịch Nước Mới Vào Tháng 10

-Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước vào tháng 10/2024 tới theo Nghị quyết của Trung ương Đảng. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho báo chí biết thông tin này tại buổi họp báo vào chiều ngày 26/8 sau phiên họp bất thường thứ tám của Quốc hội khóa 15.
Hiện, ông Tô Lâm đang nắm giữ hai chức vụ là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch nước.
Ông Tô Lâm chính thức nhận chức Chủ tịch nước vào tháng Năm vừa qua, sau khi ông Võ Văn Thưởng phải từ chức vì những sai phạm trong quản lý.

Trước khi Quốc hội họp bất thường về vấn đề nhân sự, đã có những đồn đoán về việc Việt Nam sẽ có tân Chủ tịch nước trong lần này để thay thế ông Tô Lâm, và tướng quân đội Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư – sẽ được chọn làm Chủ tịch nước.
Chức vụ Chủ tịch nước của Việt Nam liên tục có những biến động trong thời gian vừa qua. Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đột ngột từ trần vào năm 2018, khi mới phục vụ được chưa đầy nửa nhiệm kỳ. Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nắm giữ chức vụ này trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi trước khi trao lại cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Tuy nhiên Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ở vị trí này hơn 1 năm, trước khi phải từ chức và ông Võ Văn Thưởng được chọn làm Chủ tịch nước vào tháng 3/2023. Ông Thưởng cũng chỉ tại vị được 1 năm 19 ngày.

Không có nhận xét nào: