Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2024

Người bị đường huyết cao, ăn gì để ổn định? (Mai Lâm)/Phô mai thật rất tốt cho sức khoẻ - Ngoc Thuan


 Ðường huyết là thuật ngữ chỉ lượng đường được tìm thấy trong máu của bạn. Ðó là nguồn năng lượng chính của cơ thể.Lượng đường trong máu cao gây ra bệnh tiểu đường với những biến chứng nguy hiểm của nó. Chính vì thế, mọi người cố gắng ngăn chặn “sự tăng đột biến lượng đường trong máu.Lucia Stansbie, nhà trị liệu dinh dưỡng đã đăng ký, nói: “Mức đường huyết sẽ tăng và giảm khi bạn ăn một bữa ăn có chứa carbohydrate và đường, chẳng hạn như mì ống trắng, gạo và bánh mì, bánh quy, kẹo, bánh ngọt, đồ uống có cồn và trái cây sấy khô. Tăng lên là hoàn toàn bình thường, nhưng mức tăng cao như thế nào và duy trì ở mức cao bao lâu tùy thuộc vào chất lượng cũng như số lượng carbohydrate.

<!>

Những đợt tăng đột biến có thể dẫn đến các đợt tăng đường huyết, sau đó là những đợt giảm mạnh được gọi là các đợt hạ đường huyết.”

Eli Brecher, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký của tổ chức chăm sóc sức khỏe ARVRA, cho biết chính những đột biến mạnh này là những điều nên tránh. Vì khi lượng đường huyết này tăng đột biến và kéo theo đó là sự sụt giảm nghiêm trọng ngay sau đó, về lâu dài, điều này góp phần gây viêm trong cơ thể và có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tim và tiểu đường loại 2.

Một số dấu hiệu bạn có thể đang gặp vấn đề về lượng đường trong máu bao gồm:
- Thường xuyên đói hoặc đói dữ dội, thường liên quan đến sự thay đổi tâm trạng và cảm giác choáng váng
- Cảm giác ‘nôn nao’
- Tăng sự lo lắng, khó chịu và sương mù não
- Mệt mỏi, năng lượng dao động và suy sụp vào giữa buổi chiều
- Tăng cân
- Ði tiểu thường xuyên
- Khát nước liên tục.
Khi thấy vài trong số những dấu hiệu này, bạn nên gặp bác sỹ để tham khảo ý kiến.

Thực phẩm có thể ổn định lượng đường trong máu
Chuyên gia lưu ý, khi xây dựng một bữa ăn, hãy nghĩ đến việc kết hợp cân bằng protein và chất béo lành mạnh với một phần carbohydrate từ nhỏ đến trung bình, đồng thời tránh carbohydrate là trọng tâm của bữa ăn để giúp hỗ trợ phản ứng đường huyết.
Chất xơ, còn được gọi là thức ăn thô, là nhóm thực phẩm quan trọng trong việc giảm lượng đường trong máu tăng đột biến và giảm tiêu thụ đường, một loại carbohydrate khác. Brecher nói: “Hãy cân nhắc việc thay thế carbohydrate tinh chế màu trắng như bánh mì trắng, mì ống và gạo bằng loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nâu, mì ống nguyên hạt và gạo nâu hoặc đen. Cũng như ngũ cốc nguyên hạt, bạn có thể tìm thấy chất xơ trong rau, trái cây, đậu, các loại đậu, quả hạch và hạt.


Bột yến mạch là sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng lành mạnh vì nó giàu chất xơ và carbohydrate phức hợp cung cấp năng lượng bền vững.

Chất đạm (protein), có thể giúp ổn định lượng đường trong máu vì những thực phẩm này phân hủy thành glucose chậm hơn carbohydrate, điều này có thể ngăn chặn bất kỳ sự tăng vọt nào.
Brecher khuyến nghị bạn nên ăn thêm các loại protein như cá, trứng, đậu, đậu lăng, đậu xanh và các loại hạt.
“Ðể có chất béo lành mạnh, hãy ăn các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi hoặc cá cơm, cũng như bơ, dầu ô liu, các loại hạt, quả hạch và bơ hạt,” Brecher cho biết thêm. “Khi chọn đồ ăn nhẹ, các quy tắc tương tự cũng được áp dụng, kết hợp protein, chất béo và chất xơ. Một số ý tưởng ăn nhẹ thân thiện với lượng đường trong máu bao gồm lát táo với bơ hạnh nhân, món hummus với cà rốt, một nắm quả óc chó với hai miếng sô cô la đen (75% + ca cao), một quả trứng luộc chín có thể kèm với nửa quả bơ, sữa chua Hy Lạp với quả mọng.”

(theo Yahoo Life)
(Nhận từ MY LOAN)

(Fra: Hoang Pham, Date: fre. 28. juni 2024 kl. 04:35)
(Fwd: Son Tonthat, Nuoc-Viet, Sat, Jun 29, 2024 at 5:03 PM)

Phô mai thật rất tốt cho sức khoẻ
 image.png
Pho mai that rat tot cho suc khoe - Hinh 1



Sally Fallon Morell

Vậy có thứ gọi là phô mai giả ư?

Phô mai thật, được làm từ sữa của những con bò chăn thả trên đồng cỏ xanh tươi, chứa nhiều chất dinh dưỡng và là một trong những nguồn cung cấp từ thiên nhiên tốt nhất cho cơ thể.
Tôi thường nói rằng nếu tôi bị mắc kẹt trên một ốc đảo giữa sa mạc và chỉ được phép dùng một loại thực phẩm, lựa chọn của tôi sẽ là phô mai thật – và phô mai theo ý tôi là phô mai làm bằng sữa nguyên chất từ những con bò ăn cỏ được nuôi thả tự nhiên. (Với tinh thần tiết lộ đầy đủ, tôi là người làm phô mai.)
Phô mai thật là loại thực phẩm hoàn chỉnh, cung cấp protein toàn diện, một ít carbs, toàn bộ các acid béo có lợi, tất cả các khoáng chất đa lượng và vi lượng mà con người cần – đặc biệt là calcium, phosphorus, và kẽm – cũng như mọi loại vitamin mà con người cần – vitamin A, D, K2 và E tan trong chất béo, tất cả các vitamin B, và thậm chí vitamin C. Nếu bạn có thể ăn phô mai thô, các enzyme còn nguyên vẹn trong sản phẩm cuối cùng sẽ giúp tất cả các vitamin và khoáng chất này dễ dàng hấp thụ.
Hơn nữa, phô mai là loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột. Phô mai, đặc biệt là phô mai tươi, có thể chứa hàng trăm loại vi sinh vật khác nhau, không chỉ tạo ra hương vị thơm ngon mà còn xâm chiếm đường ruột với những loài có lợi góp phần mang lại sức khỏe tốt.
Nhưng nhiều mô tả thông thường về phô mai sẽ cảnh báo không nên ăn do hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa. Những cảnh báo như vậy không phù hợp với bằng chứng. Ví dụ: một đánh giá được thực hiện vào năm 2020 cho thấy hầu hết các bằng chứng hiện tại cho thấy các sản phẩm từ sữa có “tác động tích cực hoặc trung tính đối với các bệnh tim mạch ở người.”

Phô mai thật tốt như thế nào

Một phân tích gộp năm 2023 cho thấy việc tiêu thụ phô mai tỉ lệ nghịch với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, tử vong do tim mạch, đột quỵ, ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen, tiểu đường loại 2, và chứng mất trí nhớ. Phân tích gộp từ năm 2016, cũng cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như phô mai có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là đột quỵ.
Trong số các bệnh ung thư, sữa và lượng sữa tiêu thụ có liên quan nghịch với bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày, và ung thư vú. Lượng sản phẩm sữa có tác dụng có lợi đối với mật độ khoáng của xương. Phân tích này cũng cho thấy việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa không liên quan đến tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, mặc dù có hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.
Ðối với bệnh béo phì, việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như phô mai có liên quan đến việc giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em và người lớn, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa giúp cải thiện thành phần cơ thể và tạo điều kiện giảm cân trong quá trình hạn chế năng lượng (ăn kiêng). Nghiên cứu trên gần 20,000 phụ nữ tiền mãn kinh ở Thụy Ðiển cho thấy việc tiêu thụ phô mai có liên quan nghịch với việc tăng cân.

Vậy phô mai giả là gì?

Tất cả những lợi ích này của phô mai đã không ngăn được ngành công nghiệp thực phẩm tập trung vào các loại phô mai “không sữa,” thuần chay, hiện có sẵn ở hầu hết các siêu thị. Loại phô mai này chứa thành phần chính là bột khoai mì, bột củ dong, tinh bột khoai tây, hạnh nhân, hạt điều, hoặc men. Các phiên bản đầu tiên của phô mai thuần chay, làm từ protein đậu nành, đã không hoạt động tốt do người tiêu dùng lo ngại về hàm lượng estrogen có trong nó. Hầu hết đều chứa các loại dầu hạt công nghiệp như dầu hạt cải, cây rum, hoặc dầu hướng dương.
Ðiều đáng quan tâm nhất là đưa “hương vị tự nhiên” vào danh sách thành phần của hầu hết các loại phô mai không làm từ sữa, cũng như các chất phụ gia có vấn đề khác như xanthan gum, citric acid, titanium dioxide, maltodextrin, carrageenan, và “chiết xuất nấm men.”
“Hương vị tự nhiên” được tạo ra trong phòng thí nghiệm, giống như “hương vị nhân tạo.” Sự khác biệt duy nhất là hương vị nhân tạo được làm từ dầu mỏ và các chất phi thực phẩm khác mà bạn không thể – hoặc không nên – ăn, trong khi hương vị tự nhiên có nguồn gốc từ các nguồn thực phẩm, như trái cây, thịt – hoặc phô mai.
Phô mai nhân tạo có thể được xử lý kỹ lưỡng và chứa tới 100 hóa chất, bao gồm chất bảo quản, dung môi và những thứ khó chịu gọi là aldehyde (về mặt hóa học tương tự như formaldehyde). Hầu hết đều chứa acid glutamic (MSG) tự do, giúp thức ăn có hương vị thơm ngon nhưng cũng có thể khiến bạn đau đầu và viêm khớp. Acid citric, maltodextrin, carrageenan, và chiết xuất nấm men cũng có thể là nguồn cung cấp bột ngọt MSG.
Ðiều quan trọng hơn là phô mai nhân tạo không bao gồm những gì. Calcium (trừ khi được bổ sung), và kẽm, vitamin tan trong chất béo, B12, vitamin C, và các lợi khuẩn đường ruột. Phô mai tổng hợp không phải là nguồn protein tốt hoặc nhiều acid béo đặc biệt mà phô mai thật cung cấp – như acid linoleic liên hợp, acid arachidonic, và acid butyric. Mặc dù phô mai có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở một số người, nhưng các thành phần trong phô mai giả cũng có thể gây ra vấn đề như tinh bột biến tính, bột sắn, hạnh nhân và dầu hạt công nghiệp.

Ðiều tuyệt vời nhất của thiên nhiên

Ðiều tuyệt vời nhất về phô mai thật – người bạn tốt nhất của mẹ – rằng trẻ em thích phô mai và vì đây là món ăn nhẹ tuyệt vời. Hãy cho phô mai vào bữa trưa của con trẻ hoặc mang theo những viên phô mai trong những chuyến đi. Dồi dào chất béo và protein, phô mai giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định và giúp chúng ta tránh khỏi cảm giác cáu kỉnh. Ðó là một trong những nguồn calcium tốt nhất của thiên nhiên giúp xương và răng chắc khỏe, đồng thời nuôi dưỡng cơ thể đang phát triển của trẻ em theo nhiều cách khác nhau.

Ngọc Thuần biên dịch
(Nhận từ MY LOAN)

(From: 'kieuanh tran' , Saturday, June 29, 2024 at 09:47:53 PM PDT)
(Fwd: 'George Nguyen' via DaiHocSuPham-VanKhoaSG, June 30, 2024, 1:54 AM )

Không có nhận xét nào: