Con người thay đổi theo tuổi tác. Nhưng bạn có để ý thấy một số người có xu hướng xa lánh người khác khi họ già đi không? Đó không chỉ là tâm trạng tồi tệ nhất thời. Trên thực tế, những người này thường biểu hiện một kiểu hành vi cụ thể, khiến họ cứ xa dần những người xung quanh. Và nếu bạn chú ý, bạn có thể bắt đầu thấy những dấu hiệu. - Cô đơn ngày càng tăng Khi già đi, các vòng tròn xã hội có xu hướng thu hẹp lại. Đây là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, nhưng đối với một số người, nó không chỉ là sự rút lui dần. Thông thường, bạn sẽ thấy rằng những người già đi sẽ có lựa chọn có ý thức là dành nhiều thời gian ở một mình hơn.
<!>
Họ bắt đầu từ chối lời mời cà phê, họp lớp, thường xuyên hủy bỏ kế hoạch. Dường như sự thoải mái trong ngôi nhà của mình được những người già ưa thích hơn là các cuộc tụ tập xã hội.
Hành vi cô đơn ngày càng tăng này không hẳn là tiêu cực. Một số người tìm thấy sự bình yên và mãn nguyện khi ở một mình. Nhưng nếu điều đó dẫn đến sự cô độc, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang xa lánh người khác. Hãy tiếp cận vấn đề này bằng sự đồng cảm và thấu hiểu, thay vì phán xét.
- Ít giao tiếp
Khi dần già đi, những cuộc gọi điện thoại dài dòng trở nên ngắn gọn và ít thường xuyên hơn. Đơn giản là người già ít muốn giao tiếp hơn. “Tám chuyện” hàng giờ trực tiếp hay trên điện thoại đều không còn là chuyện hào hứng nữa. Đó là cách họ dần dần xa cách với mọi người.
- Thay đổi sở thích
Sự thay đổi sở thích và thú vui cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một người nào đó đang trở nên xa cách hơn. Ví dụ, một người từng là người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt có thể đột nhiên mất hứng thú với việc xem các trận đấu hoặc theo dõi đội bóng yêu thích của họ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên Cứu Lão Hóa phát hiện ra rằng khi mọi người già đi, họ có xu hướng chuyển sở thích của mình sang các hoạt động đơn độc hơn. Sự thay đổi này thường là một quá trình tiến triển tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một người nào đó đang xa lánh người khác.
- Tránh các mối quan hệ mới
Khi già đi, người ta thường tránh bắt đầu các mối quan hệ mới. Thay vì tham gia vào cuộc trò chuyện và làm quen với những người mới, họ có thể chỉ giao du với những người quen hoặc thậm chí chọn cách ở ẩn. Hành vi này có thể là nỗ lực có ý thức hoặc vô thức để giữ cho vòng tròn xã hội của họ nhỏ và dễ xử lý, làm nổi bật thêm khoảng cách của họ với những người khác.
- Ít cởi mở về mặt cảm xúc
Thay vì chia sẻ cảm xúc của mình một cách thoải mái như khi còn trẻ, người già bắt đầu kìm nén. Không còn những câu chuyện phiếm dông dài. Ngay cả nụ cười cũng trở nên kín đáo hơn. Không phải là người già không vui, họ chỉ ít cởi mở hơn về cảm xúc của mình. Họ có vẻ cảnh giác hơn hoặc ít muốn tham gia vào những cuộc trò chuyện sâu sắc.
-Thích những hoạt động quen thuộc
Khi già đi, người ta thường phát triển sở thích về duy trì những hoạt động quen thuộc.
Tính dễ đoán và thoải mái khi biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo có thể giúp người già an tâm. Tuy nhiên, sở thích này đôi khi có thể dẫn đến việc xa lánh người khác. Một khi trong nhóm có ai đó từ chối các kế hoạch tự phát hoặc phản đối việc thay đổi lịch trình của họ, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang xa lánh. Hãy hiểu hành vi này và tôn trọng sự lựa chọn của họ đối với thói quen, ngay cả khi điều đó có nghĩa là ít tương tác xã hội hơn.
- Giảm sự đồng cảm
Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy một người trở nên xa cách khi họ già đi là sự giảm đáng kể sự đồng cảm. Họ có vẻ ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề của người khác, hoặc ít quan tâm đến niềm vui và thành tựu của họ. Đó có thể là cơ chế phòng vệ để bảo vệ bản thân khỏi sự kiệt sức về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến khoảng cách đáng kể giữa họ và những người thân yêu, khiến các tương tác có vẻ lạnh nhạt hoặc xa cách. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy sự thay đổi này, hãy nhớ rằng đó không phải về phía bạn. Đó là về việc họ điều hướng sự phức tạp của quá trình lão hóa theo cách riêng của họ.
Điều cần thiết là phải hiểu rằng lão hóa là một quá trình phức tạp, đan xen với cả những thay đổi về thể chất và tâm lý.
Bảy hành vi mà chúng ta đã thảo luận không phải là dấu hiệu kết luận hoặc xác định của việc một người nào đó xa cách mình khi họ già đi, mà đơn thuần chỉ là những mô hình phổ biến được quan sát thấy.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Erik Erikson đề xuất một lý thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội bao gồm tám giai đoạn, giai đoạn cuối cùng mà ông gọi là ‘Bản ngã toàn vẹn so với tuyệt vọng.’ Khi già đi, người ta sẽ suy ngẫm về hành trình cuộc đời của mình.
Một đánh giá thỏa đáng dẫn đến cảm giác trọn vẹn, trong khi sự hối tiếc và bất mãn sẽ gây ra tuyệt vọng. Hãy nhớ rằng quá trình lão hóa không chỉ là già đi, mà là lúc suy ngẫm về cuộc sống của một người, làm hòa với quá khứ và tìm kiếm ý nghĩa trong hiện tại.
Mai Lâm
(theo Hack Spirit)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét