Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2024

ĐIỂM TIN 20/8/2024 - Long Đỗ


Gaza : Ngoại trưởng Mỹ Blinken thông báo Israel chấp nhận ngưng bắn Sau cuộc hội đàm với thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, hôm qua 19/08/2024, khẳng định phía Israel đã “chấp nhận kế hoạch của Washington” về một lệnh ngưng bắn ở dải Gaza, đồng thời khẳng định mọi chuyện “giờ đây phụ thuộc vào tổ chức Palestine Hamas”.Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu với báo giới tại khách sạn Kempinski, Tel Aviv, Israel, ngày 19/08/2024. AP - Kevin Mohatt Phan Minh
<!>
Từ Jerusalem, thông tín viên Michel Paul cho biết cụ thể :

Chuyến thăm Israel lần thứ chín và thành công của ngoại trưởng Mỹ. Antony Blinken khẳng định trong cuộc họp báo rằng Benjamin Netanyahu ủng hộ kế hoạch hòa bình của Mỹ.

Ông Blinken nói : “Trong cuộc hội đàm mang tính xây dựng rất cao hôm nay với thủ tướng Netanyahu, ông ấy xác nhận với tôi rằng Israel đã chấp nhận đề xuất thỏa hiệp của Mỹ. Bây giờ Hamas phải làm điều tương tự. Đây vẫn là những vấn đề phức tạp và sẽ đòi hỏi những quyết định khó khăn.”

Trước đó trong cùng ngày, lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ đã đánh giá đây là “cơ hội tốt nhất và có lẽ là cuối cùng để đưa các con tin trở về và đạt được lệnh ngưng bắn”.

Về phần mình, trong một đoạn video, thủ tướng Israel đã mô tả cuộc gặp rất quan trọng của ông với ngoại trưởng Blinken diễn ra rất suôn sẻ. Benyamin Netanyahu nhấn mạnh cần phải giải thoát nhiều con tin (còn sống) nhất có thể ngay từ giai đoạn đầu của thỏa thuận.

Ngoại trưởng Blinken, hôm nay 20/08, có mặt ở Ai Cập và sau đó sẽ tới Qatar để thúc đẩy thỏa thuận ngưng bắn ở Gaza, trong bối cảnh Hoa Kỳ muốn gây áp lực với Hamas phải chấp nhận đề xuất của Washington.

Ukraina đề nghị đồng minh cho sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga

Quân đội Nga tiếp tục tấn công ở miền đông Ukraina và Matxcơva loại bỏ khả năng đàm phán với Kiev do quân đội Ukraina đánh sang lãnh thổ Nga. Tối hôm qua, 19/08/2024, trong cuộc gặp các đại sứ Ukraina ở nước ngoài, tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi các đối tác cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga, gây sức ép với quân đội Nga ở mặt trận phía đông Ukaina.


Ảnh tư liệu do quân đội Mỹ cung cấp: Chuẩn bị đưa tên lửa chiến thuật ATACMS lên hệ thống phóng rốc-két cơ động cao HIMARS, tại Queensland, Úc, ngày 26/07/2023. AP - Sgt. 1st Class Andrew Dickson
Chi Phương
Trong bài phát biểu, tổng thống Ukraina khẳng định rằng chỉ có thể chặn đà tiến của quân Nga trên chiến trường nhờ vào quyết định duy nhất mà Kiev chờ đợi từ các đồng minh : đó là quyết định cho dùng vũ khí tầm xa tấn công sang Nga.

Nếu như tình hình ở Kursk, lãnh thổ Nga mà Kiev tuyên bố « đạt được mục tiêu », kiểm soát được 1250 km2 và 92 khu vực, thì hầu hết các trận chiến căng thẳng với quân đội Nga diễn ra tại miền đông Ukraina. Hôm qua, lực lượng Nga cho biết đã tiến hành hàng chục cuộc tấn công xung quanh Toretsk và Pokrovsk, được coi là trung tâm hậu cần của Kiev.

Theo AP, khoảng 53 000 người hiện vẫn sống ở Pokrovsk. Trước các cuộc tấn công của Nga, hôm qua, lãnh đạo quân sự khu vực này, Serhiy Dobriak, đã kêu gọi thường dân đi sơ tán ngay lập tức. Phóng sự của AP cho thấy nhiều người mang hành lý cá nhân, xếp hàng lên các xe bus hoặc lên tàu đi lánh nạn, được các quân nhân hỗ trợ.

Trong đêm qua, rạng sáng hôm nay, theo Le Monde, Nga cũng đã tấn công vào nhiều khu vực ở Ukraina. Hai tên lửa đạn đạo bắn vào vùng Voronej, một tên lửa hành trình ở vùng Brianks và các tên lửa dẫn đường ở vùng Zaporijia và Kursk. Tại Kiev, lực lượng Ukraina đã bắn hạ được 28 drones của Nga. Quân đội Nga cũng tấn công vào thành phố KoupianskVouzlovyï, ngoại ô Kharkiv.

Trên mạng Telegram, lãnh đạo quân sự vùng Donetsk cho biết 3426 người, trong đó có 302 trẻ em đã được sơ tán khỏi chiến tuyến vào hôm qua. Các cuộc tấn công của Nga đã khiến 3 người thiệt mạng tại Kramatorsk , và một người thiệt mạng và 3 người khác bị thương tại Dzerjynsk.

Biển Đông : Mỹ chỉ trích Trung Quốc trong vụ va chạm với tuần duyên Philippines

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hôm qua 19/08/2024, đã lên án mạnh mẽ “những hành động nguy hiểm” của Trung Quốc đối với các tàu Philippines ở Biển Đông, sau vụ va chạm giữa tuần duyên nước này và hải cảnh Trung Quốc.



Ảnh chụp ngày 09/12/2023, do tuần duyên Philippines công bố : Một tàu hải cảnh Trung Quốc (P), phun vòi rồng vào tàu của Văn phòng quản lý nguồn hải sản và đánh bắt thủy sản, thuộc bộ Nông Nghiệp Philippines, khi con tàu này tiến gần bãi cạn Scarborough, nơi có tranh chấp chủ quyền, tại Biển Đông. AP
Phan Minh
Tuyên bố của Washington khẳng định Hoa Kỳ sát cánh cùng đồng minh Philippines và lên án những hành động nguy hiểm của Trung Quốc khi “thực hiện các hành động liều lĩnh, cố tình va chạm với hai tàu tuần duyên Philippines khiến những tàu này bị hư hỏng cấu trúc và gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn trên tàu”.

Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và chấm dứt hành vi nguy hiểm và gây bất ổn.

Đồng thời, Washington tái khẳng định Điều IV của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines, ký kết vào năm 1951, sẽ được kích hoạt khi lực lượng vũ trang hay các thiết bị quân sự của Philippines, bao gồm cả lực lượng tuần duyên nước này, bị tấn công ở bất kỳ đâu trên Biển Đông.

Chính quyền Manila, hôm nay 20/08, đã chỉ trích lực lượng hải cảnh Trung Quốc không thiện chí trong việc xây dựng lòng tin ở Biển Đông. Phó đô đốc hải quân Philippines Alexander Lopez, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc về hành vi cố ý quấy rối và xâm phạm của Trung Quốc” đối với chủ quyền và quyền chủ quyền của Philippines ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế các hành động gây hấn và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Phía Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc của Manila và cho rằng tuần duyên Philippines đã hành động một cách “thiếu chuyên nghiệp và nguy hiểm”.

Úc - Indonesia ký thỏa thuận triển khai quân trên lãnh thổ của nhau

Úc và Indonesia hôm nay, 20/08/2024, thông báo sẽ ký kết một thỏa thuận quốc phòng mới, tăng cường hợp tác quân sự. Thỏa thuận cho phép các đơn vị quân đội hai bên triển khai trên lãnh thổ của nhau.


Thủ tướng Úc, Anthony Albanese (T) tiếp đón tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tại Canberra, Úc ngày 20/08/2024. via REUTERS - Lukas Coch
Trọng Thành
Theo AFP, tuyên bố được lãnh đạo hai bên đưa ra vào lúc tổng thống đắc cử Indonesia, bộ trưởng Quốc Phòng Prabowo Subianto, công du Úc. Theo ông Subianto, thỏa thuận, được hai bên đàm phán từ tháng 2/2024, ‘‘sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên’’. Thủ tướng Úc Anthony Albanese nhấn mạnh: ‘‘Hiệp định lịch sử này sẽ là một phần căn bản trong các hợp tác giữa hai nước chúng ta trong lĩnh vực an ninh.’’ Bộ trưởng Quốc Phòng Úc, Richard Marles, cho biết thỏa thuận sẽ được ký kết trong những ngày tới.

Úc và Indonesia chia sẻ đường biên giới trên biển dài nhất thế giới. Hai bên đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực như an ninh trên biển, chống nạn buôn người và nạn buôn lậu ma túy. Bà Curie Maharani, chuyên gia về quốc phòng Đại học Binus, ở Jakarta, nhận định : ‘‘Chắc chắn đây là thỏa thuận hoàn chỉnh nhất về lĩnh vực quốc phòng mà Indonesia từng ký kết cho đến nay.’’

Về phía nước Úc, chính quyền Canberra đang nỗ lực siết chặt quan hệ quân sự với Mỹ, và tăng cường lực lượng vũ trang để đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Theo báo Jakarta Post, Úc đã ký kết một số thỏa thuận quốc phòng với các đối tác trong những năm gần đây, trong đó đáng chú ý nhất là liên minh quân sự AUKUS với Hoa Kỳ và Anh, hiệp ước ‘‘khiến Trung Quốc tức giận’’.

Theo AFP, chính quyền Indonesia theo đuổi một chính sách ‘‘trung lập hơn’’. Ông Subianto ngay sau khi đắc cử tổng thống Indonesia, đã chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên. Chuyên gia Greg Raymond, Đại học Quốc gia Úc, Canberra, nhận định, ông Subianto đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy các hợp tác quốc tế, khác với người tiền nhiệm Joko Widodo, trong 10 năm cầm quyền chưa bao giờ tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông Prabowo Subianto sẽ chính thức nhậm chức tháng 10/2024.

Không có nhận xét nào: