Gần đây ‘gã khổng lồ’ tài chính JPMorgan Chase tại Phố Wall đã đưa ra dự báo kinh tế mới thu hút chú ý. Cơ quan này nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ cuối năm 2024 lên 35% từ mức 25% trước đó, việc điều chỉnh phần lớn dựa trên các dấu hiệu cho thấy áp lực thị trường lao động đang giảm bớt.(Nguồn: Castleski/ Shutterstock)Theo Reuters, điều kiện thị trường lao động được nới lỏng không chỉ làm tăng khả năng lạm phát giá dịch vụ sẽ giảm, mà còn cho thấy lập trường chính sách hiện tại của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã mang tính hạn chế.
<!>
Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase cho biết trong một báo cáo công bố hôm thứ Tư (7/8): “Lạm phát tiền lương ở Mỹ đang chậm lại theo cách chưa từng thấy ở các nền kinh tế tiên tiến khác. Khả năng lạm phát giá dịch vụ sẽ giảm nhưng cũng cho thấy lập trường chính sách hiện tại của Fed đã có tính hạn chế”.
Dựa trên những quan sát này, JPMorgan Chase kỳ vọng Fed sẽ thay đổi lập trường và cắt giảm lãi suất ít nhất 100 điểm cơ bản trước cuối năm nay. Dự báo này về cơ bản phù hợp với kỳ vọng của thị trường hiện tại. Theo công cụ Theo dõi Lãi suất Quỹ Liên bang của CME Group, thị trường phổ biến kỳ vọng vào tháng 9 Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, xác suất kỳ vọng này cao tới 100%.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh đầu tuần này, lý do chủ yếu vì dữ liệu việc làm của Mỹ trong tháng 7 thấp hơn dự kiến, thêm vào vấn đề hủy bỏ các giao dịch chênh lệch tài trợ bằng đồng Yên Nhật đã gây ra lo ngại thị trường về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ.
Trong khi đó một ngân hàng đầu tư nổi tiếng khác ở Phố Wall là Goldman Sachs cũng điều chỉnh dự báo trong báo cáo gửi khách hàng vào Chủ nhật. Goldman Sachs đã nâng khả năng Mỹ xảy ra suy thoái trong vòng 12 tháng tới thêm 10 điểm phần trăm lên 25%.Elon Musk: Thật ngu ngốc nếu Fed không cắt giảm lãi suất
CEO JPMorgan Chase: Khả năng suy thoái kinh tế vẫn cao
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase là Jamie Dimon cho biết hôm thứ Tư rằng ông vẫn chỉ thấy 35% – 40% khả năng nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm”, có nghĩa là theo quan điểm của ông thì suy thoái kinh tế có thể xảy ra.
Khi được phóng viên CNBC hỏi liệu ông có thay đổi quan điểm vào tháng 2 rằng “thị trường đang đánh giá thấp nguy cơ suy thoái hay không”, Dimon cho biết quan điểm của ông về cơ bản vẫn không thay đổi. Ông cho biết vào tháng 2 năm nay rằng thị trường đã quá lạc quan về triển vọng nước Mỹ tránh được suy thoái khi dự đoán khả năng “hạ cánh mềm”thành công là 70% – 80%, trong khi ông kỳ vọng xác suất thành công chỉ bằng một nửa của mong đợi đó.
Ông Dimon nói rằng: “Hiện tại có nhiều điều không chắc chắn. Các yếu tố như tình hình địa chính trị, thị trường bất động sản, thâm hụt tài chính, chi tiêu chính phủ, chính sách thắt chặt định lượng và bầu cử đều có thể gây lo ngại trên thị trường”.
Là người đứng đầu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tài sản và là một trong những tiếng nói có ảnh hưởng nhất ở Phố Wall, Dimon đã cảnh báo về một “cơn bão” kinh tế có thể xảy ra kể từ năm 2022. Nhưng nền kinh tế đang hoạt động tốt hơn ông mong đợi, và Dimon cho biết hôm thứ Tư rằng Mỹ hiện không rơi vào suy thoái, mặc dù tỷ lệ vỡ nợ của người vay thẻ tín dụng đang gia tăng.
Về vấn đề lạm phát, Dimon cho biết ông “hơi nghi ngờ” rằng Fed có thể giảm lạm phát xuống mục tiêu 2%. Ông tin chi tiêu quy mô lớn trong tương lai cho nền kinh tế xanh và lĩnh vực quân sự có thể cản trở mục tiêu này.
Ông Dimon chia sẻ rằng: “Trong kinh tế luôn có nhiều khả năng xảy ra. Ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với suy thoái nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn, tôi tin rằng chúng ta có thể xử lý được. Tất nhiên, tôi rất thông cảm với những người có thể mất việc làm. Tôi hy vọng tránh xảy ra tình trạng nền kinh tế ‘hạ cánh cứng’”.
Dimon tiết lộ trong cuộc phỏng vấn rằng ông dự kiến trong vòng 5 năm tới sẽ từ bỏ vai trò hiện tại. Tuy nhiên ông cũng bày tỏ cam kết tiếp tục với công ty, và rằng ông sẵn sàng sau khi nghỉ hưu tiếp tục giữ chức chủ tịch ngân hàng nếu hội đồng quản trị yêu cầu như vậy.
Cao Vân,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét