Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi mộ của giám mục Colombert nằm ở vòm phía cuối nhà thờ. •Vật liệu mang từ Pháp Ngày 7-10-1877, lễ đặt viên đá đầu tiên nhà thờ Đức Bà Sài Gòn do Giám Mục Isidore Colombert chủ tọa dưới sự chứng kiến của Phó Soái Nam kỳ và các nhân vật tai mắt của Sài Gòn, diễn ra rất long trọng. Vật liệu xây dựng đều mang từ Pháp sang. Đặc biệt, loại gạch nung có màu đỏ được đặt làm tại Marseille để xây bọc bên ngoài không cần tô nhưng vẫn không bám rêu mốc, đến nay vẫn còn tươi màu.
<!>
Chúng tôi đã từng lên tận bên trên la phông nhà thờ để xem xét và đọc thấy những dòng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France trên một số miếng ngói.
Những dòng chữ này xác nhận nguồn gốc các miếng ngói của nhà thờ được sản xuất tại Pháp.
Sau ba năm xây dựng,
ngày 11-4-1880 dưới sự chứng kiến của Thống Đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers, Giám Mục Colombert đã khánh thành nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với tên gọi nhà thờ Nhà nước do toàn bộ chi phí xây dựng và trang trí nội thất đều do chính quyền Pháp tài trợ.
Chi phí xây dựng là 2,5 triệu quan Pháp, tương đương 500.000 đồng Đông Dương thời bấy giờ.
Bên trong nhà thờ trên tầng lửng ngay cửa nhà thờ bước vào có một cây Đại phong cầm rất lớn nhưng đã hư hỏng. Thay vào đó, năm 2005 nhân kỷ niệm 125 năm khánh thành nhà thờ Đức Bà, có người đã dâng cho nhà thờ một cây đàn ống khác.
•Nền nhà thờ là một nghĩa địa
Nhà thờ có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi mộ của Giám mục Colombert nằm ở vòm phía cuối nhà thờ. Cùng với hai ngôi mộ khác, mộ của Giám mục Colombert nằm dưới nền nhà thờ, có lót một bia lớn bằng phẳng với nền nhà thờ ghi tên họ người nằm dưới mộ.
Ở phương Tây, nền của nhà thờ thường là những hầm mộ chôn cất những người “có công” với nhà thờ. Ở nước ta, do địa thế và thời tiết nên không thể có những hầm mộ như thế mà dùng cách chôn !
Theo hiểu biết của chúng tôi, hầu hết nhà thờ đều là những nghĩa địa. Nơi đó chôn cất những linh mục phụ trách và những người có công với nhà thờ. Riêng hàng Giám mục thì được chôn cất ở những nhà thờ lớn trong giáo phận họ từng phụ trách.
Giới Công giáo ở Sài Gòn cũng có một nghĩa địa riêng tại giáo xứ Chí Hòa, trên đường Bành Văn Trân. Nơi đây chôn cất những tu sĩ, linh mục đã hưu trí.
Riêng Giám mục Trần Thanh Khâm, Giám mục phụ tá đầu tiên của Giáo phận Sài Gòn, mất năm 1976, là giám mục duy nhất được chôn trong nghĩa địa này do thời ấy chính quyền chưa cho phép chôn trong nhà thờ theo nghi lễ tôn giáo.
Không rõ đến nay ngôi mộ của ông vẫn còn hay đã bốc đi.
•CHUYỆN VỀ ĐÔI THÁP CHUÔNG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ -
BIỂU TƯỢNG CÓ HƠN TRĂM NĂM TUỔI CỦA SÀI GÒN
Quận 1 có một công trình kiến trúc độc đáo được khởi công xây dựng vào năm 1877 và tận 3 năm mới hoàn thành
– Chính là Nhà thờ Cнíɴн Tòa Đức Bà Sài Gòn, thường được gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà, nhà thờ cнíɴн tòa của Tổng giáo phận Thành phố.
Có một điều ít người biết đến, ban đầu, nhà thờ có 2 tháp chuông cao 36.6 m, nó là một mảng trơ trụi và không có mái, chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang.
Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Phải đến ngày 2/5/1896, người ta mới cho xây dựng thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21m, theo тнιết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57m.
Có tất cả sáu chuông gồm sáu âm, treo trên hai tháp chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Từ ngoài nhìn vào, trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, đô, rê, mi) ; tháp bên trái treo 2 chuông (la, si). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo.
Tổng trọng lượng bộ chuông là 27.055 kg tức khoảng 27 tấn, nếu tính luôn hệ thống đối trọng (1.840 kg) được gắn trên mỗi quả chuông thì tổng trọng lượng của bộ chuông sẽ là 28.895 kg….
Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới.
Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi vào lúc 5 giờ sáng và đổ chuông rê vào lúc 16g15. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Rê và Đô (đúng ra là hợp âm ba chuông Mi, Đô và Sol, nhưng vì chuông Sol quá nặng nên thay thế bằng chuông Rê).
Vào đêm Vọng Lễ Giáng Sinh thì mới đổ cả sáu chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10km theo đường chim bay.
Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch.
Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá cнíɴн xác.
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ dùng trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có тнể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.
Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống báo giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
(sưu tầm)
Xuyên Sơn
Share Lại Người Lính Già TQLC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét