Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2024

Kỷ Niệm 45 Năm, Ngày Quốc Tế Cứu Vớt Thuyền Nhân, 20 Tháng 7! và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


San Jose Chiều Thứ Bảy Tuần Này, Có Gì Lạ? Sinh Hoạt Nhiều Ý Nghĩa, Đáng Tham Dự Nhất!
<!>


Chiều Thắp Nến Nguyện Cầu, Nhân Kỷ Niệm 45 Năm! Ngày Quốc Tế Cứu Giúp Thuyền Nhân (7/20/1979-2024) Lần Đầu Tiên Được Tổ Chức, Tại Tượng Đài Thuyền Nhân Tại San Jose!


Tượng Thuyền Nhân San Jose:
Tượng diễn tả cả một gia đình 3 thế hệ vượt biển, sau những giây phút kinh hoàng! người con trai, dắt mẹ già, con thơ bước lên đất tự do! Ủa sao không có tượng người phụ nữ? Vợ của người đàn ông, mẹ của đứa bé, đã bị hải tặc hãm hiếp, chết trên biển, mà đứa bé, vẫn còn quay lại đại dương mênh mông…tìm mẹ!
Tượng kính dâng đến gần nửa triệu Thuyền Nhân, đã lấy biển sâu làm mồ chôn! Trên đường đi tìm tự do!



Lời Mời

Kính Thưa Quý Vị,
-Ngày 20-7-1979, là ngày đặc biệt! tại thủ đô Geneva, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và hơn 60 quốc gia nhóm họp để bàn cách cứu giúp thuyền nhân Việt Nam, thời điểm đó, đang khốn khổ tại các trại tị nạn Đông Nam Á và nguy nan bỏ mình trên Biển Đông, bởi sóng to gió lớn và nạn hải tặc cướp giết. Cao Ủy Tị Nạn báo động đỏ, SOS! hàng trăm ngàn Thuyền Nhân Việt đã lấy đại dương mênh mông làm mồ chôn! Thảm kịch đẫm máu và nước mắt này, đã đánh đông lương tâm thế giới! Kết quả hội nghị quốc tế về thuyền nhân này, rất nhiều quốc gia đồng ý nhận thêm định cư người tị nạn Việt Nam, rót thêm tiền cứu vớt vào Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, vào các trại tị nạn thuyền nhân, khuyến khích tàu bè ngoại quốc cứu vớt thuyền nhân ở biển khơi... Từ hội nghị quốc tế này, mà Mã Lai, Thái Lan đã không còn xua đuổi, bắn giết thuyền nhân, hoặc kéo thuyền của họ ra khơi nữa và đã có trên nửa triệu người tị nạn Việt Nam bằng đường biển và đường bộ, đã được đi định cư khắp thế giới, đông nhất tại Hoa Kỳ!

Để nhớ ơn tấm lòng nhân đạo thế giới đã xót thương và ra tay cứu giúp thuyền nhân Việt Nam, trong ngày đặc biệt này, trước đây Anh H. là Chủ tịch Ủy Nam Bảo Vệ Người Tị Nạn, thường cộng tác với Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển, tổ chức những Đêm Nguyện Cầu, Chiều Thắp Nến, Chiều Cầu Siêu ở nhiều địa điểm khác nhau: Chùa An Lạc, Nhà hàng Phú Lâm (Kỷ niệm 30 năm) Mây Bốn Phương….

Năm nay, thì Cộng Đồng Người Việt San Jose đã có Tượng Đài Thuyền Nhân,
Nên kính mời Quý Cộng Đồng, Các Hội Đoàn, Đồng Hương tham dự
Buổi Chiều Tưởng Niệm, Nhân Ngày Thuyên Nhân Quốc Tế
Vào lúc: 6 giờ chiều, Thứ Bảy tuần này, 20 tháng 7 năm 2024
Tại: Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam
685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111

Chương trình (gói gọn chưa đầy một tiếng đồng hồ) gồm:
-Chào cờ
-Nghi thức Tưởng Niệm Thuyền Nhân và Rước Nến Cầu Nguyện.
-Văn Nghệ và Chiêu đãi thức ăn nhẹ và nước giải khát.
-Vào cửa tự do!
Sự hiện của Quý Vị trong chiều kỷ niệm 45 Năm, Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân Việt Nam tại Tượng Đài, giúp Hương Linh, Linh Hồn những người chết oan ức, tức tưởi, (Trong đó có 2 người em gái của A. H.) chóng siêu thoát! Và nói lên Lời Cảm Tạ những bàn tay nhân đạo, đã mở vòng tay cứu vớt, để có một cộng đồng người Việt vững mạnh như hiện nay
Trân Trọng Kính Mời
(Vì không có đủ địa chỉ của các Hội Đoàn, xin xem đây như tấm Thiệp Mời. Chân Thành Cảm Tạ)


Nhân Kỷ Niệm 45 Năm Ngày Quốc Tế Cứu Giúp Thuyền Nhân,
Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: Thuyền Nhân Vượt Biển!
(Theo Phương Anh)


*Thời điểm đau thương đó, Nam, Bắc Cali (Anh Nguyễn Hữu Lục đại diện) mau chóng thành lập “Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển."


*Anh Lê Văn Hải, lúc đó cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Người Tị Nạn, hợp tác với Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển, điều động 6 Chiến Địch “Tình Thương Dưới Anh Mặt Trời” gây quỹ trên cả triệu đô la! giúp các con tầu Tình Thương có điều kiện ra khơi, biến San Jose là “Thung Lũng Tình Thương của Người Vượt Biển!” Tổng kết, cứu vớt được trên 3 ngàn Thuyền Nhân đến bến bờ tự do! Hiện nay, anh cũng là Trưởng Nhóm Vận Động và Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân tại San Jose.


-Lời Mở Đầu: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, trân trọng giới thiệu cùng quý Bạn Đọc những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

Biến cố tháng 4 năm 1975 khởi đầu một cuộc viễn xứ vĩ đại của hàng triệu người Việt trên những con thuyền ra biển Đông mưu cầu hạnh phúc. Những thuyền nhân sống sót bởi lòng bác ái của cộng đồng thế giới đã tạo dựng nền tảng của tập hợp người Việt tha hương khắp nơi. Ước tính 3 triệu người Việt rời bỏ quê hương trên những con thuyền mong manh sau biến cố 1975.
Nhiều năm đã trôi qua, những ai đã từng lênh đênh trên những chiếc ghe thuyền mong manh, thường chỉ được sử dụng đánh cá ven biển, để vượt đại đương đi tìm tự do, họ không thể nào quên được những giây phút hiểm nguy đã qua, nếu họ may mắn sống sót sau cuộc hải hành tử sinh ấy. Môt viên chức có trách nhiệm định cư người ti nạn cho biết: "Theo chỗ tôi được biết, thuyền nhân bắt đầu từ sau 1975. Những người di tản từ 1975 thì có những người đi bằng đường thủy, nhưng đa số là người di tản. Phải đến ít nhất là tháng 8, tháng 9 năm 1975, tức là sau khi Cộng Sản vào Sàigòn rồi, mới bắt đầu có những người rời Việt Nam bằng đường biển đến Mã Lai, Thái Lan. Lúc đó không còn người Mỹ đón ngoài biển nữa. Lúc đó, coi như là vượt biên bằng đường biển thực sự. Theo thống kê của các cơ quan mà chúng tôi nhận được, từ 1975 cho đến 2005, trong 30 năm đã có gần 3 triệu người Việt định cư trên 126 quốc gia trên toàn thế giới. Trong số người đi bằng đường biển có gần 1 triệu người đi vượt biên. Thống kê của các trại tị nạn Đông Nam Á vào năm 1995 là 839.200 người, kể cả 42.900 người đi bằng đường bộ. Có phỏng chừng gần nửa triệu người đã bị bỏ mình không đi đến được bến bờ tự do."

Ông lưu ý là khi nói đến "thuyền nhân" thế giới trước đây thường nghĩ ngay đến những người dân Hồng Kông, sống trên các thuyền bè, 50, 60 năm trở về trước, đến khi có sự kiện người Việt vượt biển: "Kể từ khi có người Việt vượt biển và có biết bao nhiêu người chết, vào các trại tị nạn thì trong tự điển thế giới bắt đầu có chữ mới "thuyền nhân" - "boat people", và định nghĩa "thuyền nhân" là những người tỵ nạn. Trong tất cả những gia đình người Việt ở hải ngoại, không có một gia đình nào là không có liên hệ với thuyền nhân, trực tiếp hay con cháu của thuyền nhân. Cho nên thuyền nhân là một ý nghĩa chính thức để xây dựng một cách toàn thể cộng đồng của người Việt ở hải ngoại."

Thời kỳ cao điểm người Việt trong nước vượt biên nhiều nhất là những năm 1979, 1980 trở đi. Trong giai đoạn này hải tặc Thái Lan bắt đầu hoành hành. Ngoài việc phải chấp nhận sóng gió trên biển cả, họ còn phải đối diện với nạn hải tặc. Không biết bao nhiêu phụ nữ đã bị hãm hiếp, thậm chí bị bắt đi mất tích. Những thanh niên liều mình chống lại hải tặc đều bị chết thảm thương và xác thì bị quăng xuống lòng biển sâu. Có người thì bị giam giữ nơi sào huyệt của bọn chúng, nếu không may được cứu thoát thì không biết số phận sẽ ra sao. Nhà văn Nhật Tiến, một trong những thuyền nhân đã từng là nạn nhân của bọn hải tặc Thái Lan, hiện đang cư ngụ tại Orange County kể lại: "Tôi vượt biển vào tháng 10 năm 1979. Sau 10 ngày trên biển, tàu chết máy và trôi, sau vài lần bị cướp, cuối cùng bị hải tặc kéo vào đảo Kra, cách bờ biển Thái Lan khoảng 4 giờ tàu chạy. Sau 3 tuần lễ liền, bị nhốt trên đảo, là sào huyệt của hải tặc. Nhóm của tôi có 81 người, trong 3 tuần sau đó thì có thêm 3 ghe thuyền nữa, cũng bị hải tặc kéo vào, tổng số là 157 người. Ngày thứ 21, có một trực thăng của Liên Hiệp Quốc bay qua đảo, phát hiện thuyền nhân bị như vậy, Cao Ủy đã mang thuyền ra để cứu vào đất liền. Khi vào đất liền, chúng tôi bị giữ tại trạm cảnh sát Patnamang. Và ngay khi ở trạm cảnh sát đó, tôi đã ghi lại những kinh nghiệm để giúp cho người đi sau, đồng thời cũng muốn đánh động lương tâm thế giới nhìn vào số phận thuyền nhân, để phần nào làm giảm thiểu tình trạng hải tặc… Ít ngày sau, họ chuyển tôi vào trại Songkla, và tôi đã gửi bài viết cho nhà văn Phan Lạc Tiếp. Họ cùng với một số người khác, Nam Bắc Cali (Anh Nguyễn Hữu Lục đại diện) mau chóng thành lập Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển."


Nhớ Tham Dự! Chiều Tưởng Niệm, Thắp Nến Nguyện Cầu, Nhân Ngày Thuyên Nhân Quốc Tế

Vào lúc: 6 giờ chiều, Thứ Bảy tuần này, 20 tháng 7 năm 2024
Tại: Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam
685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111

Vào ngày 27 tháng 2 năm 1980, Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển, tức "Boat People SOS" được chính thức thành lập. Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, hiện là giảng viên trường Đại Học San Dieogo, lúc bấy giờ là chủ tịch Ủy Ban, kể lại: "Lúc đầu, Uỷ Ban chỉ muốn lên tiếng để cho cộng đồng lưu ý chính phủ Mỹ và chính phủ Thái Lan biết để giúp đỡ thuyền nhân chống hải tặc. Nhưng đến năm 1984, 1985 thì thấy hải tặc tàn ác quá nên chúng tôi mới nghĩ đến chuyện gửi tàu vớt người ngoài biển."
Cũng vào thời gian ấy, tại Pháp, hội Y sĩ Không Biên Giới đang tiến hành việc tổ chức đi cứu thuyền nhân Việt Nam, nhưng không ai được ai hỗ trợ về tài chính. Thế là nhân chuyến công tác tại Âu Châu, giáo sư Nguyễn Hữu Xương đề nghị Hội này kết hợp làm việc. Giáo sư Xương kể tiếp về nhiều buổi gây quỹ được tổ chức để ủng hộ cho chiến dịch vớt thuyền nhân: "Lúc ấy cộng đồng ta còn nghèo nàn, chưa có nhiều như bây giờ, nhưng việc vớt thuyền nhân lại rất nhiều. Có người chỉ có 5, 10 đồng nhưng họ hết lòng đóng góp. Trong 5 năm quyên lên đến trên vài triệu đô la.

Bắc Cali có công lớn nhất trong công tác gây quỹ, Anh Lê Văn Hải, lúc đó cũng là Chủ Tịch Ũy Ban Bảo Vệ Người Tị Nạn, điều động 6 Chiến Địch “Tỉnh Thương Dưới Anh Mặt Trời” gây quỹ trên cả triệu đô la! biến San Jose là “Thung Lũng Tình Thương của Người Vượt Biển!”

Nhớ Tham Dự! Chiều Tưởng Niệm, Thắp Nến Nguyện Cầu, Nhân Ngày Thuyên Nhân Quốc Tế
Vào lúc: 6 giờ chiều, Thứ Bảy tuần này, 20 tháng 7 năm 2024
Tại: Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam
685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111

Không hẳn chỉ ở bên Mỹ, mà còn ở Úc, Canada, ở Pháp. nơi nào cũng lập ra ủy ban để quyên tiền cho việc vớt thuyền nhân. Vì thế mới gửi được 5 chiếc tàu đi. Một chiếc đi thường là 3 tháng. Trong 5 năm đi được 5 chuyến tàu, cứu được hơn 3000 người. Chúng tôi phải xin visa Âu Châu, hay Mỹ, thì Philippines, hay Malaysia mới nhận thuyền nhân lên. Xin visa là một chuyện rất khó khăn, chính phủ Pháp và Đức thì có nhiều visas. Chính phủ Mỹ thì không cho visa, nhưng giúp bằng cách là khi thuyền nhân được vớt lên trên đảo Palawan, Philippines, nếu có gia đình bên Mỹ thì chính phủ Mỹ sẽ nhận. Vì thế, visa còn lại sẽ được dùng để cứu thêm người."

Một trong những người rất tích cực hoạt động cứu thuyền nhân là nhà văn Phan Lạc Tiếp, từng là sĩ quan Hạm Trưởng Hải Quân. Với kinh nghiệm về bờ biển Việt Nam, nơi các ghe thuyền ra cửa biển, ông thường đóng góp ý kiến cho các con tàu đi vớt ở những điểm nào. Giờ đây, sau khi về hưu, cư ngụ tại vùng San Diego, ông hồi tưởng lại: "Năm 1985, con tàu Jean Charchaco, là con tàu đầu tiên ra biển, và sau 40 ngày hoạt động thì vớt được 110 người. Danh sách của những người đó được gửi đi khắp nơi và bà con mình rất vui mừng Trong đó, vai trò của báo chí, văn nghệ sĩ, đã đứng ra để tổ chức gây quỹ "cứu người vượt biển". Sau đó một con tàu khác là tàu Cap Anamur, do 3 tổ chức hợp lại: Boat People Committee, Hội Y sĩ Thế Giới ở Pháp, tàu Cap Anamur của Đức. Tàu này đi trong 14 chuyến vớt được 818 người. Tổng cộng trong 5 năm, vớt được 3103 người. Trước kia, đối với thế giới, họ hiểu lầm những người này không có chính nghĩa. Cộng Sản nói mình trốn nước ra đi, nhưng chính những hình ảnh bi thương tỵ nạn đã làm bừng tỉnh lương tâm nhân loại. Những người thuyền nhân này được đón tiếp như những chiến sĩ của Tự Do. Tôi nghĩ đó là công lao của tất cả mọi người và đó là vinh dự chia đều cho tất cả chúng ta."

Một trong những thuyền nhân được tàu Cap Anamur vớt vào năm 1986 là ông Phạm Khắc Triều, đã định cư tại Hoà Lan, kể lại: "Khi đi được 32 giờ thì tàu Cap Anamur vớt, trên tàu có Bác Sĩ Đinh Quang Anh Tuấn. Chúng tôi ở trên tàu 11 ngày, tổng kết số người được vớt thêm là khoảng gần 1000 người. Tôi được vớt buổi trưa. Một chiếc được vớt sau tôi buổi tối hôm đó thì bị hải tặc cướp."
Không phải con thuyền nào rời Việt Nam cũng may mắn gặp ngay tàu vớt, như câu chuyện của ông Phạm Văn Đại, vượt biên tháng 3 năm 1987, hiện sinh sống ở Garland, Texas, ôn chuyện cũ: "Đi được hai đêm, một ngày, thì bị tàu biên phòng của nhà nước chặn, và bắn vào tàu, trúng một người chết, chúng tôi quay tàu chạy, thì họ bắn theo, chúng tôi phải tốp lại. Họ đậu cách chúng tôi khoảng 50 mét và bắt chúng tôi giơ tay hết lên, và bắt hai người bơi sang tàu của họ. Trên biển, hai thanh niên nhảy xuống và bơi sang tàu của họ. Họ giữ hai thanh niên và áp sát tàu vào tàu chúng tôi. Họ đem súng ống xuống và làm dữ lắm. Họ đòi kéo về lại Việt Nam, nhưng chúng tôi lấy hai cái nón để gom tiền Việt Cộng, vàng, đồng hồ, đủ thứ đưa cho họ. Họ lấy và cho được 1 nồi cơm, 4 cây đá, và một nồi cá kho, rồi họ chỉ ra đi ra chỗ có ánh sáng, tức là chỗ tàu Cap Anamur đang đậu."

Theo như các tài liệu và thông tin của tổ chức Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển SOS, vào tháng 3 năm 1989, để chặn bớt làn sóng người vượt biên, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã ra chính sách thanh lọc tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á, bắt đậu giai đoạn đóng cửa trại tị nạn.
Đồng thời lúc ấy, Hoa Kỳ cũng bắt đầu có chương trình di dân "ODP" (Orderly Departure Program), "HO" (Humanitarian Operation) và chương trình "Con lai" (Amerasian Resettlement Program). Một nhân viên phụ trách chương trình tị nạn cho hay: "Người ta thấy đi bằng thuyền chết chóc nhiều quá, rồi ở trại tỵ nạn không được giải quyết, nên người ta cho chương trình "Ra Đi Có Trật Tự" thì mới giải quyết được bằng các diện người "Đoàn Tụ Gia Đình", "HO", hay "Con lai". Ngay cả những người đến trại tỵ nạn rồi bị trở về Việt Nam cũng được Mỹ cho tái định cư theo chương trình gọi là "ROVR" (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees)".
Thời gian này, Bắc Cali, thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Người Tị Nạn, với những công tác, phát động phong trào ký kháng thư, lên án các quốc gia xua đuổi người tị nạn, biểu tình trước các sứ quán, có hành đông cưỡng bức hồi hương.

Sau tháng 3 năm 1989, các trại tị nạn đóng cửa và bắt đầu chính sách thanh lọc. Tiến trình thanh lọc này có rất nhiều sai trái bởi vì ý định của họ là loại bỏ thuyền nhân, giam giữ họ lại trại tị nạn để làm bàn đạp đẩy họ về Việt Nam. Phần lớn thuyền nhân có rất nhiều kinh nghiệm đau khổ về chế độ Cộng Sản, mặc dù bị đàn áp nặng nề, nhưng vẫn bị mất quyền tị nạn.
Theo lời của giáo sư Nguyễn Hữu Xương, cựu chủ tịch của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biên, sau khi các trại tị nạn đóng cửa và bắt đầu chính sách thanh lọc, tổ chức này cũng chuyển hướng sang việc vận động chính sách và gửi các luật sư, các chuyên gia về tị nạn đến tận các trại tị nạn ở Đông Nam Á để giúp đỡ cho thuyền nhân. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, nay là Giám đốc Điều hành của Boat People SOS, trụ sở tại bang Virginia, lược thuật tình cảnh người tị nạn vào thời đó: “Lúc đó thuyền nhân không còn được đón tiếp niềm nở như trước, và bị xem như là di dân kinh tế, phải qua tiến trình thanh lọc do Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc hoặc do các phụ tá thực hiện. Tiến trình thanh lọc này có rất nhiều sai trái bởi vì ý định của họ là loại bỏ thuyền nhân, giam giữ họ lại trại tị nạn để làm bàn đạp đẩy họ về Việt Nam. Phần lớn thuyền nhân có rất nhiều kinh nghiệm đau khổ về chế độ Cộng Sản, mặc dù bị đàn áp nặng nề, nhưng vẫn bị mất quyền tị nạn. Kế đó, xẩy ra tình trạng hối lộ, tham nhũng như ở Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan. Những ai có tiền bạc chạy chọt thì được đi định cư, còn có những người bị tù rất nhiều năm ở Việt Nam, nhưng nếu không tiền thì cũng bị mất quyền tị nạn và đứng trước hiểm họa bị hồi hương. Một số còn xảy ra tình trạng xách nhiễu tình dục của những người phụ trách thanh lọc. Chúng tôi đã bắt đầu làm việc với chính phủ Hoa Kỳ và mở ra chương trình LAVAS, tạm dịch là Chương Trình Trợ Giúp Pháp Lý Cho Thuyền Nhân.”

Luật sư Nguyễn Quốc Lân, hiện đang hành nghề tại quận Cam, từng là Giám đốc Điều hành của LAVAS cho hay: “Tổ chức LAVAS cũng như nhiều tổ chức khác trên toàn thế giới vận động để cung cấp các dịch vụ miễn phí cho thuyền nhân qua thủ tục thanh lọc cũng như kháng cáo khi đã bị từ chối quyền tị nạn. Và LAVAS tham dự nhiều cuộc vận động tại nhiều quốc gia ở Hoa Kỳ, Cananda, Úc Châu, và Âu Châu để lên tiếng báo động về tình trạng rất bất công, cũng như chính sách đối với thuyền nhân không phù hợp với Công Ước Quốc Tế về quyền tị nạn. Sau khi thanh lọc rồi, qua chuyện kháng cáo, tỉ lệ được đậu rất thấp.”
Với các thuyền nhân, sau khi đã liều mình ra đi tìm tự do trên những con thuyền mong manh trên biển cả, may mắn đến bến bờ tự do thì lại phải đối đầu với chuyện thanh lọc một cách bất công và hết sức vô lý. Anh Nguyễn Phạm, hiện cư ngụ ở Maryland kể lại rằng: “Tôi đến trại Galang vào tháng 8 năm 1989. Khi tôi tới trại thì người ta đã đóng trại rồi, mọi người phải trải qua thanh lọc để đi định cư. Thanh lọc thì không có ý nghĩa gì cả vì tùy người thanh lọc, muốn cho ai đậu thì cho, muốn cho ai rớt thì cho. Tôi nghĩ mọi người đi vượt biên đều có lý do để đi, đều xứng đáng để được đi định cư hết, thành ra chuyện thanh lọc chẳng có ý nghĩa gì cả. Vào thời điểm của tôi, muốn đậu thanh lọc thì phải có 1000 đô. Cái đó là công khai luôn, police của Indonsesia nói thẳng luôn. Bản thân tôi không có 1000 đô la, nên khi đậu thì cũng ngỡ ngàng. Chẳng qua mình may mắn thôi!"

Còn tại Philippines, tình hình cũng tệ hại không kém. Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Rạng, một tu sĩ thuộc Tu Hội Nhà Chúa, sau 15 năm kẹt tại Phi Luật Tân, nay được định cư cùng với cộng đoàn của mình tại News Orleans, Hoa Kỳ, cho biết: “Thanh lọc rớt, nên bị kẹt ở Phi, các luật sư Phi thì hay lấy tiền. Mình không có tiền cho nên mình không thể nào đậu được. Đa số những người nào có tiền thì mới đi một cách dễ dàng. Tôi nghĩ là không có sự công bằng trong đó. Luật sư Phi muốn cho ai đi thì người đó được đi.”
Một tu sĩ Phật Giáo khác, ni cô Thích Nữ Diệu Thảo, hiện đang ngụ tại chùa ở Richmond, Virginia, kể lại: “Khi thanh lọc, không được sự giúp đỡ của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, Nếu những người có tiền thì hối lộ cho nhân viên sở di trú Phi thì được công nhận là người tị nạn. Tùy theo hồ sơ, có người thì 3000 đô la, có người 1000, có người 2000, tùy theo người phỏng vấn. Có những người không có tiền thì ra ngủ với nhân viên sở di trú Phi một thời gian để được qua thanh lọc. Có người còn phải lên Manila ở nhà của người sở di trú Phi để làm việc nhà cho họ. Bản thân tôi kháng cáo vẫn không được đậu, và tôi đến Mỹ, theo diện làm việc tôn giáo.”
Sister Christine Trương Mỹ Hạnh, từng làm việc nơi các trại tị nạn Hồng Kông trước đây kể lại rằng: “Từ tháng 6 năm 1989, Hồng Kông là nơi đầu tiên để thử nghiệm về cưỡng bức hồi hương. Tất cả những người đến sau, đều bị bỏ vào trại giam, đều phải trải qua thanh lọc. Trong thời điểm này, rất ít người được đậu thanh lọc bởi vì chính phủ Hồng Kông rất sợ bởi vì nếu cho đi định cư thì ở trong nước đồng bào sẽ tiếp tục đi nữa. Trong thời gian đó, tôi thấy đồng bào sống rất khổ, đặc biệt là đồng bào vượt biên từ ngoài Bắc. Họ có một tinh thần rất tự giác, các em nhỏ cũng tuyệt thực, biểu tình, cầm cờ vàng 3 sọc đỏ để đòi đi tìm tự do, đòi hỏi nhân quyền. Tôi thấy nơi họ lòng yêu nước, yêu tự do của người Việt Nam mình lên tới tột đỉnh. Người Hồng Kông họ rất ngạc nhiên vì thuyền nhân không sợ chết, có rất nhiều người mổ bụng. Ở Nam Dương cũng có người tự sát để nói lên hai chữ tự do mà họ đang tìm kiếm.”

Cũng trong thời gian này, tin tức từ các trại cấm ở Hồng Kông đều bị bưng bít. Để có thể đưa thông tin ra bên ngoài và chống lại việc cưỡng bức hồi hương, có những thuyền nhân đã liều mình. Sister Christine Trương Mỹ Hạnh cho biết tiếp: “Có nhiều anh em, buổi tối, lên văn phòng Cao Uỷ ăn cắp điện thoại, vì họ làm vệ sinh nên có chìa khóa, và gọi điện thoại cầu cứu hay chuyển tin ra. Ở Hồng Kông có 8 trại, khi họ chuyển trại thì sẽ bị đưa xuống tàu cưỡng ép về Việt Nam , nên có những người cột vào nhau để khỏi bị kéo đi, nhất là các chị phụ nữ. Tôi vẫn nhớ rất rõ, các chị em cởi áo quần ra hết, bôi đen cả người rồi cột tay vào nhau. Họ làm như thế vì những người cảnh sát trừng giới là nam, không được phép đụng tới. Những người già, và anh em thanh niên thì cột với nhau và cột vào chân giường sắt, để họ khỏi bị kéo đi, các em nhỏ thì trốn đi từ phòng này sang phòng khác. Nhưng cuối cùng thì rất nhiều người bị cưỡng bức, có nhiều người sống nơm nớp trong sự sợ hãi, ngày không ăn, đêm không ngủ, rất đau khổ và bị tâm thần. Sau khi họ hồi hương về Vịet Nam thì bị tách rời và bị giam riêng, sau 3 tháng được trả về nhà nhưng không có việc làm.”
Theo lời của tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thì vào năm 1990, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt ở khắp nơi, Hoa Kỳ, Cananda, Úc, Âu Châu, tổ chức LAVAS đã đưa các luật sư đến các trại tị nạn để giúp các thuyền nhân làm kháng cáo, đồng thời ghi nhận tất cả các sự bất công trong tiến trình thanh lọc để trình bày với chính phủ Hoa Kỳ. Vào mùa hè năm 1995, dân biểu Christopher Smith, đã triệu tập 3 buổi điều trần liên tục để yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc phải can thiệp. Ông Thắng cho hay: “Dựa vào thế của Quốc Hội và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, và Toà Bạch Ốc, vào cuối năm 1995, Bộ Ngoại Giao đã đồng ý mở ra chương trình ROVR, tạm dịch là Chương trình Tái Định cư cho Thuyền nhân Hồi hương. Qua chương trình ấy, trên 18000 thuyền nhân, sau khi bị đẩy về Việt Nam, được Hoa Kỳ giải quyết và cho định cư tại Hoa Kỳ.”

Theo lời của luật sư Lân, trong khi các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Mã Lai, Hồng Kông thi hành chính sách cưỡng bức hồi hương, thì tại Phi Luật Tân, Giáo Hội Công Giáo đứng ra yêu cầu chính phủ Phi không cưỡng bức và hứa lo cho các thuyền nhân. Qua tiến trình thỏa thuận, Giáo Hội Công Giáo Phi tiến hành lập làng Việt Nam tại Palawan. Nhưng sau khi lập làng, họ lại lang thang trên khắp nước Phi để kiếm sống vì gặp nhiều trở ngại. Hơn nữa, họ luôn mong mỏi có ngày được định cư ở nước thứ ba. Luật sư Lân kể tiếp: “Năm 1996, luật sư Trịnh Hội đã đến đó và coi lại tình trạng thuyền nhân. Năm 1999 trở đi, luật sư Trịnh Hội đã vận động nhiều nơi, Canada, Âu Châu, Úc, Hoa Kỳ, yêu cầu các chính phủ xét lại những thuyền nhân này, và năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ chính thức xét lại và cho phép hầu hết các thuyền nhân từ Phi luật Tân định cư. Chúng tôi hy vọng rằng cho đến cuối năm nay, sẽ giải quyết được hầu hết số thuyền nhân còn kẹt tại Phi luật tân. Coi như đây là những người cuối cùng của thảm trạng thuyền nhân Việt Nam, bắt đầu từ 1975 kéo dài hơn 3 thập niên.”

Được biết, khoảng 2000 thuyền nhân còn kẹt tại Phi và sau khi được Mỹ nhận, còn lại khoảng gần 100 gia đình. Qua sự vận động của Liên Hội Người Việt tại Canada, vào tháng 5 năm 2007 , chính phủ Canada đã đồng ý xét đơn của những người này theo một chương trình đặc biệt. Tiến sĩ Lê Duy Cấn, chủ tịch Liên Hội Người Việt cho hay: “Cho đến bây giờ, đã có 6 gia đình đến trong tháng vừa rồi và có khoảng 52 gia đình trong số 94 gia đình đã được chính phủ Canada chấp nhận. Chúng tôi hy vọng rằng những gia đình này sẽ đến Canada vào khoảng mùa hè này hay chậm nhất là đến mùa thu.”
Kể từ khi các trại tị nạn đóng cửa, xảy ra nhiều chuyện bất công, cộng đồng người Việt ở Úc lúc đó cũng được khoảng gần 100 ngàn người và bắt đầu có số đông để đứng lên tranh đấu cho họ. Một trong những tổ chức cũng đóng góp một phần rất lớn để cứu giúp các thuyền nhân vượt biển đến các các nước sau mốc tháng 3 năm 1989 là Uỷ Ban Yểm Trợ Tị Nạn tại Úc. Ông Đoàn Việt Trung, người từng đóng góp công sức rất nhiều cho công việc vận động và lo liệu cho thuyền nhân còn kẹt tại Phi Luật Tân, nay là Tổng Thư Ký của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam cho hay: “Kể từ khi các trại tị nạn đóng cửa, xảy ra nhiều chuyện bất công, cộng đồng người Việt ở Úc lúc đó cũng được khoảng gần 100 ngàn người và bắt đầu có số đông để đứng lên tranh đấu cho họ. Trong thời gian đầu, phần lớn những hoạt động của chúng tôi là gây qũy để uỷ lạo đồng bào trong trại tị nạn. Đầu thập niên 90 chúng tôi lập ra Hội Đồng Yểm Trợ Tị Nạn, bắt đầu tranh đấu bằng cách đưa vấn đề tham nhũng và bất công trong thanh lọc ra ánh sáng và công luận, chính quyền Úc, để vận động Cao Ủy Tị Nạn để phản đối. Chúng tôi cộng tác rất chặt chẽ với tổ chức người Việt ở các nước khác. Qua cuộc vận động đó, ở Mỹ có chương trình ROVR, ở Úc có chương trình SAC, tức là Nhân đạo Đặc biệt. Qua đó có khoảng 3000 visa, nếu ai bị rớt thanh lọc, nếu tự nguyện hồi hương thì sẽ được xin qua Úc."

Có lẽ ai cũng nghĩ rằng, mọi chuyện dường như đã được kết thúc, nhất là sau khi số phận thuyền nhân kẹt tại Phi đã được giải quyết. Thế nhưng, theo lời của ông Đoàn Việt Trung thì: “Gần đây, người Việt Nam vẫn lai rai, mỗi năm trung bình khoảng vài chục người vẫn lên thuyền đi ra biển để xin tị nạn. Ngoài ra, cũng có một số đi đường bộ qua Campuchia. Với những người đi đường biển đến Úc thì có mấy nhóm, gần 100 người, trong đó ba mươi mấy người vừa đến Úc thì bị trục xuất ngay vì chúng tôi không biết nên trở tay không kịp, còn hai nhóm kia gần 60 người thì cộng đồng người Việt đã giúp họ được ở lại với qui chế tị nạn.”
Mới đây, tượng đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam đã khánh thành tại miền Nam bang California. Và tháng 5 vừa rồi, tại San Jose, Hoa Kỳ và Toronto, Canada, các Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam lưu giữ, trưng bày những chứng tích của cả triệu người Việt vượt biên, những người đã tạo nên khối cộng đồng người Việt vững mạnh ở hải ngoại ngày nay.

Nhớ Tham Dự! Chiều Tưởng Niệm, Thắp Nến Nguyện Cầu, Nhân Ngày Thuyên Nhân Quốc Tế
Vào lúc: 6 giờ chiều, Thứ Bảy tuần này, 20 tháng 7 năm 2024
Tại: Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam
685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111


Vụ ám sát Trump làm tăng ẩn số trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
(Vương Đan)



(Tại một cuộc vận động cử tri ở Pennsylvania ngày 13/7/2024, cựu Tổng thống Mỹ Trump đã bị ám sát, một viên đạn trúng vào tai phải).
-Vụ ám sát cựu Tổng thống Trump – hiện là ứng viên tranh cử Tổng thống của Đảng Cộng hòa, là một sự kiện lớn trong nền chính trị Mỹ đương đại. Chúng ta có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự kiện này trong tương lai khi có những biến chuyển lịch sử.
Dựa trên thông tin hiện có, tôi muốn nhấn mạnh 5 điểm về vụ việc này.
•Điểm đầu tiên là cái gọi là thuyết âm mưu chính trị, tôi cho rằng thuyết âm mưu này không thể xác lập được. Tại sao?
Việc này quá mạo hiểm. Viên đạn suýt trúng vào đầu – chỉ sượt qua tai ông Trump. Không ai vì chức vụ tổng thống mà bất chấp mạng sống như vậy. Hay quan điểm cho rằng vụ việc do phe Dân chủ làm thì càng không thể, vì họ không thể hành động kiểu trắng trợn như vậy với đối thủ. Tôi nghĩ đây chỉ là hành vi tính đơn độc của cá nhân, [nông nổi] thiếu chuyên nghiệp.

[Vở kịch của phe Cộng hòa?] Những thế lực chính trị không cần phải làm như vậy. Ông Trump đang chiếm ưu thế, nhưng sau cuộc tranh biện vừa qua thì khả năng đó càng tăng lên. Trong bối cảnh đó nếu phát hiện ra là âm mưu phe Cộng hòa, chẳng phải phe Cộng hòa tự chuốc họa sao?
Vụ việc này xảy ra thực sự đã giúp ích cho ông Biden. Các cuộc tranh luận về vấn đề sức khỏe do tuổi tác của ông Biden, và liệu ông có phù hợp làm tổng thống không, bất ngờ bị nhạt đi. Như vậy chuyện tìm ứng viên thay thế trở nên khó khả thi hơn, và ông Biden thở phào nhẹ nhõm!

Một số phương tiện truyền thông cho rằng viên đạn trúng cái kính, do cái kính xước tai chảy máu. Lập luận này vụn vặt, ngoài lề, không mang ý nghĩa gì trong chuyện này.
Ngoài ra, một số người cho rằng kẻ xả súng hình như đã ghi danh là ủng hộ phe Cộng hòa. Bất cứ ai sống ở Mỹ lâu năm và có một chút hiểu biết về chính trị dân chủ và bầu cử Mỹ đều biết rằng việc đăng ký làm cử tri của đảng nào là không có nghĩa người đó đã đồng ý với quan điểm của đảng đó. Hãy xem trong trường hợp này, người ta phát hiện tay xả súng đã quyên góp tiền cho Đảng Dân chủ.
Lại có quan điểm cho rằng hãy xem bên nào được lợi từ vụ việc này, thì chính là bên đó đã lên kế hoạch. Điều này càng nực cười hơn, tôi nghĩ bên lợi lớn nhất trong chuyện này là phóng viên ảnh của AP. Phóng viên chụp ảnh Trump đứng dưới lá cờ Mỹ là người đã đoạt giải Pulitzer, và có lẽ lần này sẽ giành được giải nữa. Anh ta là người được lợi nhiều nhất.

Một số người tưởng tượng điều này có thể gây ra nội chiến ở Mỹ. Tôi nghĩ suy nghĩ này khá cường điệu, không thể xảy ra. Đây không phải là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ bị ám sát, những ai có quan tâm lịch sử nước Mỹ đều biết điều này. Trong vụ ám sát Lincoln là trường hợp nhạy cảm nhất có khả năng đó, nhưng đã không xảy ra.
Về chi tiết, tôi nghĩ có thể sẽ có nhiều chi tiết hơn khi cuộc điều tra tiến triển, tốt hơn là để các chuyên gia hình sự kết luận.
Vì vậy, tôi nhấn mạnh rằng việc sử dụng các thuyết âm mưu chính trị như vậy để giải thích sự việc này là không thể được tán đồng.
•Điểm thứ hai chắc chắn sẽ có tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Sau vụ việc này chắc chắn tỷ phú công nghệ Musk sẽ công khai tuyên bố ủng hộ ông Trump. Ngoài ra còn có các ông chủ quỹ phòng hộ như Ackman, trước đây không bày tỏ lập trường nhưng giờ họ đã công khai ủng hộ Trump.

Tất cả chúng ta đều thấy rằng phản ứng của ông Trump thực sự rất nhanh. Trong khi các nhân viên Mật vụ đẩy ông ra, thì ông lại đẩy các nhân viên Mật vụ ra và có những động thái dũng mãnh. Văn hóa Mỹ có truyền thống tôn thờ chủ nghĩa anh hùng cá nhân, vì thế động thái phản ứng của ông Trump mang lại thiện cảm. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, việc ông Trump bị ám sát và phản ứng của ông trong lúc đó chắc chắn sẽ như “cú hích” quan trọng đối với cử tri dao động, chỉ cần có thêm một chút ủng hộ từ họ thì phần thắng cho ông Trump cao hơn nhiều.
•Điểm thứ ba thực sự quan trọng hơn: Đây là thời điểm quan trọng đối với nền chính trị dân chủ Mỹ.
Trên thực tế, mọi người đều cảm thấy nền dân chủ truyền thống đang gặp khủng hoảng. Mặc dù sự kiện ám sát như vậy đã xuất hiện trong nền chính trị Mỹ, nhưng mỗi lần xảy ra đều có nghĩa là xã hội đã gặp phải một mức độ khủng hoảng nhất định.

Nước Mỹ đã bao phủ trong bầu không khí chính trị thù địch và tư tưởng cực đoan, điều đó vốn là “khối ung thư” của chính trị dân chủ. Ông Trump rời chức tổng thống đã 4 năm, nhưng bây giờ hãy mở báo ra xem có bao nhiêu người thù ghét Trump? [rất nhiều!]
Nhưng lịch sử cũng cho thấy các cuộc khủng hoảng thường cũng là những bước ngoặt. Mọi người thực sự nên bình tĩnh suy ngẫm về các vấn đề chính trị thù hận và chủ nghĩa cực đoan đằng sau tình trạng hỗn loạn chính trị ở Mỹ hiện nay.
Chúng ta hãy xem vai trò của các phương tiện truyền thông chính thống ở Mỹ ngày nay như thế nào? Các phương tiện truyền thông này thực sự cần phải suy ngẫm lại vấn đề họ không ngừng gây ra tâm lý thù hận này, xem bản thân họ ở vị thế “đức cao vọng trọng”. [Trên khía cạnh nào đó], thái độ nghĩ rằng chỉ bản thân mình mới chính nghĩa cũng là thái độ phản dân chủ…

Vì vậy, tôi nghĩ đây là thời điểm mấu chốt đối với nền dân chủ Mỹ, chỉ khi có khả năng tự phê phán một cách căn cơ có chiều sâu thì mới có thể thức tỉnh xã hội.
•Điểm thứ tư, tình hình hiện tại đối với Đảng Dân chủ rất khó coi. Ngoài chiến dịch dư luận bao vây chống Trump trong vài năm qua, còn dùng hệ thống tư pháp và kết quả của các phiên tòa để ép Trump vào đường cùng, rất có thể sẽ dẫn đến việc phe đối thủ dùng chiến thuật tô vẽ tạo hình ảnh bi kịch của một vị anh hùng, tình hình hiện tại [liên quan đến vụ ám sát Trump] đã diễn biến như vậy. [Trong bối cảnh đó], dù kết quả xét xử ra sao và lý do gì cũng sẽ không tổn hại đối với ủng hộ của Trump. Vì vậy, trong sự việc này, Đảng Dân chủ chắc chắn sẽ phải hứng chịu thiệt hại đáng kể, đây sẽ là một đòn rất nặng nề đối với Đảng Dân chủ.
•Cuối cùng là điểm thứ năm, vụ ám sát chắc chắn đã cải thiện cơ hội chiến thắng của ông Trump. Nhưng bây giờ dù ai cho rằng Trump chắc chắn 100% sẽ thắng, tôi vẫn cảm thấy cần thận trọng!
Theo bầu không khí đối đầu chính trị hiện nay ở Mỹ, không ai biết điều gì sẽ xảy ra trong 4 tháng nữa cho đến cuộc bỏ phiếu thực sự. Với tình hình chính trị quá căng thẳng, các biến số chắc chắn sẽ tăng lên.


CNN: Mỹ được thông tin tình báo Iran âm mưu ám sát ông Trump


(Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng hòa, ở Milwaukee, ngày 15 tháng 7 năm 2024.)
-Hoa Kỳ trong mấy tuần gần đây được thông tin tình báo về việc Iran âm mưu ám sát cựu Tổng thống Donald Trump, CNN loan tin hôm 16/7 trong khi một quan chức Mỹ cho biết Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ đã chia sẻ chi tiết về mối đe dọa gia tăng với ban vận động tranh cử của ông Trump.
Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận nhưng cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy nghi phạm nổ súng ám sát hụt ông Trump hôm 13/7 có bất kỳ đồng phạm nào trong nước hoặc nước ngoài.

Iran nói những cáo buộc đối với Iran là “vô căn cứ và ác ý.”
Trong nhiều năm nay, các quan chức Mỹ đã lo lắng rằng Tehran sẽ trả đũa ông Trump vì ông đã ra lệnh giết chết chỉ huy quân đội Iran, Qassem Soleimani, vào tháng 1 năm 2020.
Adrienne Watson, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc cho biết: “Như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi đã theo dõi các mối đe dọa của Iran đối với các cựu quan chức chính quyền Trump trong nhiều năm, kể từ chính quyền trước”.
Bà nói: “Những mối đe dọa này xuất phát từ mong muốn của Iran tìm cách trả thù cho cái chết của Qassem Soleimani. Chúng tôi coi đây là vấn đề an ninh quốc gia và nội địa được ưu tiên hàng đầu”.
Một quan chức Mỹ cho hay khi biết về mối đe dọa gia tăng này, Hội đồng An ninh Quốc gia đã liên hệ với Cơ quan Mật vụ để bổ sung nguồn lực và phương tiện để bảo vệ ông Trump.

Quan chức này cho biết, ban vận động tranh cử của ông Trump cũng đã được thông báo về mối đe dọa gia tăng.
Trong một tuyên bố với Reuters, phái bộ Iran tại Liên hiệp quốc ở New York nói “những cáo buộc này là vô căn cứ và mang tính ác ý.”
“Trong cái nhìn của Cộng hòa Hồi giáo Iran, ông Trump là tội phạm phải bị truy tố và trừng phạt trước tòa án vì đã ra lệnh ám sát Tướng Soleimani. Iran đã chọn con đường pháp lý để đưa ông ta ra trước công lý,” tuyên bố của Iran cho biết.
Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ bị chỉ trích gay gắt vì để cho tay súng 20 tuổi leo được lên trên một mái nhà cách cuộc mít tinh của ông Trump khoảng 120m và nổ súng hôm 13/7. Một viên đạn sượt qua tai ông Trump. Một người trong đám đông thiệt mạng hai người khác bị thương.
Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh mở cuộc điều tra độc lập về việc làm thế nào tay súng đó có thể suýt chút nữa là giết chết ông Trump và Cơ quan Mật vụ cũng phải đối mặt với các cuộc điều tra khác của Quốc hội.


FBI điều tra 24 giờ mỗi ngày tìm thông tin trong điện thoại của kẻ bắn ông Trump
(Phan Anh)


(Cựu Tổng thống, ứng cử viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa Donald Trump (trái) đứng cạnh Thượng nghị sĩ Ohio, ứng cử viên phó tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa J.D Vance (phải) tại Đại hội Quốc gia Đảng Cộng hòa 2024 ở Milwaukee, Wisconsin vào ngày 15 tháng 7 năm 2024.)
-Các kỹ thuật viên tại Phòng thí nghiệm của FBI ở Quantico (bang Virginia) đangđiều tra 24 giờ mỗi ngày để phân tích điện thoại di động và máy tính xách tay của Thomas Crooks – người đã bắn ông Donald Trump khi ông đang phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử hôm 13/7 vừa qua.

Mở khóa điện thoại của kẻ ám sát
Theo kênh NBC News, sáng sớm 15/7 (giờ Mỹ), Cục Điều tra Liên bang (FBI) thông báo rằng các kỹ thuật viên đã truy cập thành công vào điện thoại của Crooks.
Mặc dù phải mất một ngày để mở khóa điện thoại, nhưng cuối cùng phòng thí nghiệm của FBI đã tự mình làm được mà không cần sự trợ giúp từ công ty bên ngoài nào.
Việc khám xét các thiết bị điện tử vẫn chưa tiết lộ động cơ của Crooks, nhưng công việc phân tích vẫn tiếp tục. FBI cũng sẽ công bố thêm thông tin về thiết bị nổ được tìm thấy trong xe của Crooks.
Hiện chưa rõ phân tích chiếc điện thoại của Crooks có mang lại manh mối nào về nguyên nhân khiến nghi phạm muốn ám sát ông Trump hay không. FBI cũng đã khám xét xong xe và nhà của nghi phạm ở Bethel Park (bang Pennsylvania). Họ đã tìm được hai thiết bị nổ tự chế trong xe của Crooks và một thiết bị ở nhà người này.
Theo bản tin của FBI và Bộ An ninh Nội địa Mỹ, trong vài tháng qua, Crooks đã nhận được một số gói hàng, trong đó có một số được đánh dấu là có thể chứa vật liệu nguy hiểm. Vào ngày hắn định bắn ông Trump, Crooks đã mua 50 viên đạn tại một cửa hàng súng ở Bethel Park.
FBI và Bộ An ninh Nội địa Mỹ cảnh báo rằng những người khác có thể tiếp tục gây bạo lực sau vụ của Crooks. Hai cơ quan này nhận định trong bản tin: “Chúng tôi không thể loại trừ khả năng một số kẻ cực đoan bạo lực trong nước và một số nhân tố khác có thể tìm cách thực hiện các hành động bạo lực tiếp theo hoặc trả thù để đáp trả vụ ám sát này”.

Trước đó, theo kênh ABC News, vào ngày 13/7, Crooks mượn khẩu súng trường kiểu AR15 của bố với lý do là đến trường tập bắn. Vì bố Crooks thỉnh thoảng cho phép con trai mượn súng với mục đích tập bắn nên ông không thấy có gì đáng ngờ khi cho Crooks mượn khẩu súng trường vào ngày 13/7. Crooks đã sử dụng súng trường của bố để ám sát ông Trump.
Cơ quan thực thi pháp luật cũng đang rà soát các cửa hàng súng ở khu vực Pittsburgh để tìm thông tin về thói quen mua đạn của Crooks, cả mua tại cửa hàng và mua trên mạng. Trong số những cửa hàng này có cửa hàng Allegheny Arms & Gun Works ở Bethel Park, cách nơi ở của Crooks khoảng gần 2 km.
Các nhà điều tra FBI đã tiến hành gần 100 cuộc thẩm vấn các nhân viên thực thi pháp luật, những người tham dự sự kiện và các nhân chứng khác để tìm hiểu sâu hơn về những gì đã xảy ra.
FBI đã nhận được hàng trăm thông tin như ảnh và video được ghi tại hiện trường và họ đang tiếp tục xem xét các thông tin được gửi đến.


Hiện chưa rõ động cơ


Giới chức đang tập trung điều tra động cơ gây án của nghi phạm và liệu hắn có được người khác hỗ trợ hay không. Trong bài phát biểu trước toàn quốc từ Phòng Bầu dục vào tối 14/7, Tổng thống Joe Biden cho biết không rõ điều gì đã thúc đẩy nghi phạm thực hiện một nỗ lực trắng trợn như vậy nhằm vào mạng sống của ông Trump.
Trước đó, ông Trump đang phát biểu được khoảng 10 phút tại một cuộc vận động tranh cử ngoài trời thì tiếng súng vang lên, sau đó là tiếng la hét. Ông Trump ôm lấy tai phải đang chảy máu và cúi xuống đất khi các nhân viên Mật vụ ập vào bảo vệ ông.
Cho tới nay, FBI chưa xác định được động cơ hành động của kẻ xả súng, nhưng đang nỗ lực xác định chuỗi sự kiện và động thái của kẻ xả súng trước vụ việc, thu thập và xem xét bằng chứng, tiến hành thẩm vấn và theo dõi mọi tin báo.
Các quan chức cho biết tòa nhà mà nghi phạm lên trên nóc để nổ súng nằm ngoài phạm vi an ninh nhưng cách bục phát biểu của ông Trump khoảng 120m.

Các nhà điều tra đã bắt đầu lần theo dấu vết của nghi phạm để tìm ra xem Crooks leo lên mái nhà như thế nào. Chỉ vài phút trước vụ nổ súng, các nhân chứng trong đám đông đã cố gắng báo cho Mật vụ rằng họ đã nhìn thấy một người có vũ khí.
Sau khi bị cảnh sát phát hiện và tìm cách ngăn cản, nghi phạm tiếp tục nổ súng về phía ông Trump, ngay khi ông nghiêng đầu lại để nhìn màn hình. Sau này, ông Trump cho biết nhờ nghiêng đầu mà ông thoát chết.
Crooks đã bị một trong bốn tay súng bắn tỉa của Sở Mật vụ bố trí trên các mái nhà xung quanh bắn chết. Giám đốc FBI Christopher Wray gọi vụ ám sát ông Trump là không khác gì một cuộc tấn công vào nền dân chủ Mỹ.
FBI điều tra theo hướng khủng bố nội địa và cho biết đến nay chưa phát hiện Crooks có vấn đề liên quan đến tiền sử bệnh tâm thần, nhưng khẳng định sẽ xem xét lại các tài khoản mạng xã hội, vũ khí được sử dụng trong vụ việc và các bằng chứng về ADN có liên quan.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Khai Mạc Nghị Viện Âu Châu Khóa Mới, Với Trọng Tâm Là Bầu Các Lãnh Đạo Chủ Chốt


(Hình AP / Geert Vanden Wijngaert: Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen họp báo tại thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu, Brussels, thủ đô của Bỉ, ngày 28/6/2024. Bà Ursula von der Leyen sẽ chính thức được Nghị Viện Âu Châu bầu lại vào chức vụ này vào ngày 18/7.)
-Hơn một tháng sau bầu cử, Nghị Viện Âu Châu (EP) khóa mới khai mạc hôm 16/7/2024. Bầu các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Liên Hiệp Âu Châu (EU) là trọng tâm của kỳ họp kéo dài đến ngày 19/7.
Chủ tịch mãn nhiệm của Ủy Ban Âu Châu (EC) Ursula von der Leyen tái ứng cử, sau khi được lãnh đạo khối 27 nước bật đèn xanh. Bà Ursula von der Leyen trên nguyên tắc được sự ủng hộ của liên minh 3 đảng, gồm đảng cánh hữu Âu Châu PPE (188 ghế), đảng Xã hội Dân chủ Âu Châu (136 ghế) và đảng cánh trung Renew (77 ghế), vẫn có được đa số quá bán tại Nghị Viện nhiệm kỳ 2024-2029.
Tuy nhiên, để đề phòng việc nhiều Nghị sĩ trong liên minh 3 đảng không ủng hộ bà Ursula von der Leyen tái cử trong cuộc bỏ phiếu kín này, Chủ tịch mãn nhiệm của Ủy Ban Âu Châu phải nỗ lực vận động thêm nhiều Nghị sĩ thuộc các phe khác. Đặc phái viên Julien Chavanne của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFO) tường trình từ thủ đô Brussels của Bỉ:
"Ursula von der Leyen lẽ ra phải dự thượng đỉnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Hoa Thịnh Ðốn hồi tuần trước, nhưng nhân vật số một của Liên Hiệp Âu Châu đã quyết định ở lại Brussels. Điện đàm, gặp gỡ không chính thức và hội họp..., nữ chính khách người Đức liên tục có các cuộc hẹn để tìm cách thuyết phục ít nhất 361 Nghị sĩ Âu Châu bỏ phiếu cho bà vào ngày thứ Năm tới.

Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu mãn nhiệm đã nỗ lực tối đa để nhận được nhiều ủng hộ, rộng hơn liên minh của mình, giúp bà tái đắc cử. Phương tiện đánh đổi chủ yếu là các vị trí lãnh đạo trong Ủy Ban Âu Châu, như các chức vụ Phó Chủ tịch Ủy Ban, Chủ tịch các ban trong Ủy Ban, các ủy viên Âu Châu.
Trong cuộc mặc cả quy mô lớn này, dĩ nhiên là trọng lượng chính trị của mỗi phe có một vai trò quan trọng, đặc biệt là các đảng cực hữu. Tuy đã mạnh hơn sau cuộc bầu cử Nghị Viện Âu Châu vừa qua, các đảng cực hữu Âu Châu đang bị chia rẽ. Thay vì đoàn kết lại như hy vọng của Thủ tướng Ý Ðại Lợi Giorgia Meloni, lực lượng cực hữu Âu Châu tại Brussels giờ đây bị tách thành hai nhóm. Nhóm "Những người Yêu nước vì Âu Châu" (Patriotes pour l'Europe), đứng đầu là Chủ tịch đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc Jordan Bardella, và nhóm "Âu Châu của các nước chủ quyền" (l'Europe des nations souveraines), với thành phần chủ yếu là đảng cực hữu Đức AfD.

Nghị Viện Âu Châu họp lại hôm nay cho cuộc bỏ phiếu đầu tiên. Chức Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu dự kiến sẽ tiếp tục do chính khách người Malta, bà Roberta Metsola, nắm giữ".
Việc bầu chọn 14 Phó Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu hứa hẹn rất căng thẳng. Nhóm các đảng cực hữu "Những người Yêu nước vì Âu Châu" (quy tụ đảng Tập hợp Dân tộc Pháp, đảng của Thủ tướng Hung Viktor Orban, đảng Vox Tây Ban Nha...), với 84 ghế, trở thành nhóm lớn thứ ba của Nghị Viện Âu Châu. Theo truyền thống, liên minh này có thể nhận được hai ghế Phó Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu. Tuy nhiên, phần lớn các đảng của liên minh đa số tại Nghị Viện muốn ngăn chặn phe này đảm nhiệm các chức vụ nói trên.


Tổng Thống Zelensky Muốn Nga Tham Dự Hội Nghị Hòa Bình Cho Ukraine



(Hình AP - Efrem Lukatsky: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky họp báo tại thủ đô Kyiv ngày 15/7/2024.)
-Hôm 15/7/2024, trong cuộc họp báo ở thủ đô Kyiv, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky lần đầu tiên tuyên bố muốn Mạc Tư Khoa tham dự hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine vào tháng 11 tới. Nhưng phía Nga tỏ vẻ nghi ngờ về đề xuất của ông Zelensky.
Trước đó, hội nghị đầu tiên đã được tổ chức vào giữa tháng 6 tại Thụy Sĩ, với sự tham dự của hàng chục quốc gia, nhưng Nga đã không được mời.
Ông Zelensky cho biết: "Tôi nghĩ rằng các đại diện của Nga nên tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này". Sau gần 2 năm rưỡi chiến tranh, đây là lần đầu tiên Tổng thống Ukraine thể hiện mong muốn đàm phán với Mạc Tư Khoa mà không đặt điều kiện tiên quyết là Nga phải rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine. Trước đây, ông từng tuyên bố không muốn thảo luận với Mạc Tư Khoa chừng nào Vladimir Putin còn nắm quyền và thậm chí còn ký Sắc lệnh xem việc đàm phán với Nga là "bất hợp pháp".

Tổng thống Zelensky cũng khẳng định đặt mục tiêu là đến tháng 11 tới, Kyiv sẽ đưa ra "một kế hoạch đầy đủ" cho "một nền hòa bình công bằng". Nguyên thủ Ukraine không nói đến việc chấm dứt chiến sự, mà chỉ đề cập đến việc thiết lập kế hoạch về ba lĩnh vực chính: an ninh năng lượng, sau khi các cơ sở hạ tầng của Ukraine bị tàn phá do các vụ ném bom của Nga, tự do hàng hải ở Hắc Hải, một vấn đề quan trọng đối với xuất cảng của Ukraine và cuối cùng là trao đổi tù binh. Theo thông tấn xã AFP, Nga hiện vẫn chiếm đóng gần 20% lãnh thổ Ukraine và triển vọng về một lệnh ngừng bắn hay hòa bình lâu dài giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa sẽ khó có thể xảy ra ở giai đoạn hiện nay.
Đáp lại đề xuất của Tổng thống Zelensky, phía Nga tỏ vẻ nghi ngờ và cho biết trước tiên họ cần hiểu hội nghị hòa bình mà Kyiv nhắc tới là gì, trước khi chấp nhận tham gia đàm phán. Trên kênh truyền hình Nga Zvezda, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm nay trả lời: "Hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên hoàn toàn không phải là hội nghị thượng đỉnh hòa bình. Vì vậy, có lẽ trước hết cần phải hiểu ý của ông ấy (Zelensky) là gì".
Cũng trong ngày 15/7, trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Tướng Pat Ryder tái khẳng định rằng Hoa Kỳ không cho phép Ukraine sử dụng phi đạn tầm xa mà Mỹ đã cấp cho quân đội Kyiv để oanh kích vào lãnh thổ Nga. Ông nói: "Gần đây chúng tôi đã cho phép Ukraine sử dụng đạn pháo của Mỹ ở phía bên kia biên giới để đáp trả và phòng thủ. Nhưng chính sách của chúng tôi về phi đạn tầm xa vẫn không thay đổi (...). Chúng tôi muốn tránh những hậu quả không lường trước được, như một sự leo thang căng thẳng có thể biến cuộc xung đột này thành một cuộc đối đầu rộng hơn, vượt ra ngoài biên giới Ukraine".
Về tình hình chiến sự, Ukraine cho biết hôm 15/7, máy bay Nga đã thả 2 quả bom nặng 250 kg xuống tỉnh Donetsk khiến 5 người bị thương, 3 cơ sở kinh doanh, một cơ sở hạ tầng và một ngôi nhà đã bị hư hại nặng.


Tòa Án Nga Sẽ Xử Phóng Viên Mỹ Evan Gershkovich Vào Tuần Này, Sớm Hơn Dự Kiến


(Hình REUTERS: Phóng viên Wall Street Journal, Evan Gershkovich ra tòa ở Nga.)
-Phiên xử mới trong phiên tòa xét xử tội gián điệp của phóng viên Mỹ Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal đã được đẩy lên ngày 18/7/2024 thay vì vào ngày 13/8 như lịch trước đây, tòa án Nga xét xử vụ án này cho biết hôm 16/7.
Ông Gershkovich, nhà báo Mỹ 32 tuổi, vốn phủ nhận mọi hành vi sai trái, đã bị xét xử kín hồi tháng trước tại thành phố Yekaterinburg của Nga, nơi ông đối mặt cáo trạng gián điệp với bản án có thể lên tới 20 năm tù.
Các Công tố viên cáo buộc rằng ông Gershkovich đã thu thập thông tin bí mật theo lệnh của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Mỹ về một công ty sản xuất xe tăng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Ông Gershkovich, tờ báo chủ quản của ông và chính phủ Mỹ đều bác bỏ các cáo buộc này và nói rằng ông chỉ là làm công việc của ông là phóng viên được Bộ Ngoại giao chứng nhận cho làm việc ở Nga.

Hãng tin nhà nước RIA của Nga dẫn lời một phát ngôn viên của tòa án nói hôm 16/7 rằng quyết định dời ngày phiên xử mới được đưa ra theo yêu cầu của đội Luật sư biện hộ cho ông Gershkovich.
Mặc dù các nhà báo được phép quay phim ông Gershkovich một lúc ngắn ngủi trước khi bắt đầu phiên xét xử hồi tháng Sáu, nhưng theo tống đạt trát tòa án, phiên xử tới đây sẽ không cho báo chí tham dự.
Xử kín là điều bình thường ở Nga trong các vụ án phản quốc hay gián điệp liên quan đến tài liệu mật.
Tòa án cho biết lần tiếp theo truyền thông có thể tiếp cận với ông Gershkovich sẽ là khi công bố bản án.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẵn sàng trao đổi tù nhân, trong đó có ông Gershkovich, và các cuộc tiếp xúc với Mỹ đã diễn ra nhưng đang phải được giữ bí mật.


Pháp: Tổng Thống Chấp Nhận Đơn Từ Chức của Thủ Tướng Attal


(Hình AP - Ludovic Marin: Thủ tướng Gabriel Attal (trái) và Tổng thống Emmanuel Macron tại lễ diễu binh mừng Quốc khánh Pháp 14/7/2024, Paris, Pháp.)
-Trong phiên họp của Hội đồng Bộ trưởng Pháp trưa 16/7/2024, Tổng thống Emmanuel Macron thông báo sẽ chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng Gabriel Attal và chính phủ vào tối 16/7. Sau khi từ nhiệm, các thành viên của chính phủ Attal sẽ "xử lý thường vụ" trong một thời gian cho đến khi nước Pháp có chính phủ mới.
Theo yêu cầu của Tổng thống, chính phủ "xử lý thường vụ" sẽ được duy trì "trong vòng vài tuần lễ", và có thể cho đến hết kỳ Thế Vận hội (ngày 11/8).
Trong khi đó, việc vận động đề cử Thủ tướng vẫn dậm chân tại chỗ bên liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới, liên đảng đông Dân biểu nhất tại Hạ viện. Tối hôm 15/7, ba đảng cánh tả, gồm đảng Xã hội, đảng Xanh và đảng Cộng sản, đã đề cử chuyên gia về khí hậu Laurence Tubiana, 73 tuổi, "đồng Kiến trúc sư" của Hiệp định Khí hậu Paris 2015, làm ứng cử viên Thủ tướng.
Đề xuất này ngay lập tức đã bị phía đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI) bác bỏ. Theo nhà đàm phán của LFI, Manuel Bombard, bà Laurence Tubiana cách nay bốn hôm đã kêu gọi thành lập một chính phủ liên minh với một cương lĩnh hành động chung với phe của Tổng thống Macron.


Olympic Paris 2024: Đuốc Thế Vận Hội Được Rước Qua Khắp Paris


(Ảnh AFP / PARIS 2024 / Lionel Hahn, do ban báo chí Thế Vận hội Paris 2024 cung cấp: Võ sĩ Nhu đạo Pháp Clarisse Agbegnenou giơ cao ngọn đuốc Olympic trên Tháp Eiffel ngày 15/7/2024.)
-Sau khi được rước qua các khu phố từ cổ kính sang trọng đến bình dân của Paris và lên đỉnh tháp Eiffel, tối 15/7/2024, ngọn đuốc Olympic được rước tới quảng trường Cộng hòa (République) để được châm lên đài lửa nhỏ, kết thúc hành trình tại thủ đô.
Từ sáng 15/7, tức là 11 ngày trước lễ khai mạc Thế Vận hội Paris 2024, từ cửa ngõ Porte de la Chapelle, ngọn đuốc bắt đầu vòng rước khắp Paris, qua các công trình di tích lịch sử nghệ thuật và du lịch nổi tiếng, trong không khí lễ hội tưng bừng.

Ngọn đuốc được rước lên khu đồi Montmartre, nơi có nhà thờ Thánh Tâm (Sacré-Coeur), một địa điểm du lịch nổi tiếng. Tiếp đó hành trình rước đuốc hướng tới Khải Hoàn Môn, nơi diễn ra ghi thức tiếp đuốc ngay trước đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh, trước khi tiếp tục cuộc hành trình trên đại lộ Champs- Elysées. Ngọn đuốc tiếp tục được rước qua khu quần thể thể thao Roland-Garros và khu di tích lịch sử Vél'd'Hiv, nơi ghi dấu cuộc diệt chung người Do Thái thời Đức Quốc Xã chiếm đóng. Tại đây, ngọn đuốc được trao cho cụ ông Léon Lewkowicz (94 tuổi), nạn nhân sống sót trong vụ bắt giữ hơn 13 ngàn người Do Thái tại Pháp năm 1942.
Đuốc Olympic đã được rước tiếp qua tay 340 nhân vật nổi tiếng trong làng thể thao Pháp. Cuối buổi chiều, ngọn đuốc được đưa lên đỉnh tháp Eiffel, sau đó lại tiếp tục hành trình trong khắp các khu phố của thủ đô cho đến tối để được chuyển tiếp đến quảng trường, nơi một buổi hòa nhạc ngoài trời với sự tham gia của hàng ngàn người được tổ chức để chào đón ngọn lửa Olympic.
Từ hôm 16/7 ngọn đuốc tiếp tục được rước qua các thành phố của vùng phụ cận Paris trước khi trở lại trung tâm thủ đô vào tối 26/7 để châm lên đài lửa Thế Vận hội, sau lễ khai mạc trên sông Seine.


Trung Quốc và Khí Hậu: Trọng Tâm của Thượng Đỉnh Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương


(Hình REUTERS - Franck Robichon: Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida họp báo tại Văn phòng Thủ tướng ở Tokyo, thủ đô của Nhật Bản, ngày 21/6/2024.)
-Hôm 16/7/2024, lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương đến Nhật Bản để dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PALM) lần thứ 10, kéo dài ba ngày, bàn về các vấn đề an ninh và môi trường.
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu trước lễ khai mạc hội nghị, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết Nhật Bản và 18 nước thành viên "đã hợp tác chặt chẽ để giải quyết những thách thức chung, như biến đổi khí hậu và ứng phó với thảm họa", đồng thời khẳng định Tokyo sẽ "tiếp tục đồng hành với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Thái Bình Dương".
Tokyo dự kiến hỗ trợ các đảo quốc trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh hàng hải đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính phủ Nhật cũng mong muốn thảo luận sâu hơn với các quốc gia thành viên về vấn đề xả nước thải đã qua phân hủy từ nhà máy nguyên tử Fukushima. Trước đó vào tháng 11 năm 2023, lãnh đạo các quốc gia này đã đưa ra một tuyên bố chung bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" về việc xả nước thải nhiểm xạ của Nhật Bản. Vì vậy, Tokyo tin rằng hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là cơ hội để "trấn an" các quốc gia thành viên "bằng những lời giải thích kỹ lưỡng dựa trên cơ sở khoa học".

Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Nhật Bản đã tăng cường hợp tác quốc phòng tại khu vực Thái Bình Dương đang có nhiều tranh chấp, nơi Trung Quốc cũng đã cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng bằng cách hỗ trợ về an ninh và cơ sở hạ tầng cho các đảo quốc tại đây. Đáng chú ý là Trung Quốc đã ký một Hiệp ước An ninh, từng được giữ bí mật, với Quần đảo Salomon vào năm 2022. Vào tháng 1, Nauru cũng đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan để quay sang Trung Quốc. Theo bà Jennifer Anson, điều phối viên an ninh quốc gia của Palau, nhiều thành viên của PALM ngần ngại khi nói "những điều không tốt về Trung Quốc", do quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa họ với Bắc Kinh.
Còn theo bà Guibourg Delamotte, Giảng viên môn Khoa học Chính trị tại Viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (INALCO), Nhật Bản muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này nhưng họ đã tới trễ hơn Bắc Kinh: "Nếu Trung Quốc cố gắng duy trì mối quan hệ đặc quyền với các quốc gia Thái Bình Dương này và cử lực lượng cảnh sát cũng như quân đội tuần tra, nếu họ tiếp tục những gì họ đã làm ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ có thể phong tỏa tuyến đường hàng hải quan trọng này trong trường hợp xảy ra khủng hoảng".


Nam Hàn: Quá Tải Khách Du Lịch, Hán Thành Lần Đầu Tiên Ban Hành Lệnh Giới Nghiêm


(Ảnh AP / Amir Bibawy, chụp tháng 2/2014: Làng Buckchon ở Hán Thành, thủ đô của Nam Hàn, trong trong số ít nơi vẫn giữ được những ngôi nhà cổ.)
-Mới đây, thành phố Hán Thành lần đầu tiên áp dụng lệnh giới nghiêm với khách du lịch tại Bukchon, nơi được mệnh danh là một trong những ngôi làng cổ đẹp nhấtNam Hàn, nhằm cải thiện cuộc sống hàng ngày của cư dân, vốn gặp nhiều phiền toái do có quá đông du khách quốc tế kéo đến tham quan ngôi làng này.
Lệnh giới nghiêm sẽ được nghiên cứu thêm để điều chỉnh và có thể sẽ được áp dụng cho các địa điểm du lịch khác trong thành phố. Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tín viên Celio Fioretti của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Bukchon, một khu phố nhỏ ở trung tâm Hán Thành với những con hẻm lát đá và những ngôi nhà gỗ truyền thống, đón trung bình 6 triệu khách du lịch mỗi năm. Khách du lịch đã trở thành mối phiền toái cho cư dân sống tại đây bởi vậy họ đã yêu cầu tòa thị chính hạn chế số khách tham quan ra vào Bukchon. Người dân địa phương này giải thích:
"Ban đầu, Bukchon là một khu dân cư, nhưng thành phố Hán Thành đã quảng bá cho khách du lịch nên bây giờ trở thành một nơi thu hút rất đông người trong thành phố, mà chính quyền không hề hỏi ý kiến dân địa phương. Giờ đây, người dân phàn nàn về tiếng ồn và rác thải do khách du lịch xả ra và đó là lý do chính quyền phải đưa ra lệnh giới nghiêm".

Từ 5 giờ chiều đến 10 giờ sáng, những người bên ngoài bị cấm vào khu phố này để trả lại sự yên tĩnh cho người dân tại đây. Tương tự như vậy, xe buýt và xe du lịch cũng sẽ dần bị cấm lưu thông trong khu vực. Để duy trì trật tự, những công chức như phụ nữ này sẽ giám sát khu vực và nhắc nhở du khách giữ im lặng. Bà cho biết:
"Sau 5 giờ chiều, chúng tôi yêu cầu tất cả những người không sống trong khu vực này phải rời đi. Nếu tìm thấy ai mà vẫn ở lại bất chấp lệnh cấm, họ có thể chúng tôi sẽ phạt 75 Euro".
Các biện pháp nghiêm ngặt sẽ được nghiên cứu trong suốt cả năm để được điều chỉnh, thậm chí được áp dụng bên ngoài khu phố Bukchon".


Tin Cộng Ðồng

Thái Lan: 6 Người Việt, Gồm Cả Quốc Tịch Mỹ, Chết Tại Khách Sạn ở Vọng Các


(Hình REUTERS: Cảnh sát đi vào bên trong khách sạn Grand Hyatt Erawan, nơi có ít nhất 6 người Việt được cho là đã chết, ở Vọng Các, Thái Lan, ngày 16/7/2024.)
-Chính phủ Thái Lan cho biết 6 người Việt được tìm thấy đã chết tại một khách sạn hạng sang ở Vọng Các hôm 16/7/2024, trong đó có cả người Mỹ gốc Việt, trong khi Thủ tướng nước này ra lệnh điều tra nhanh chóng để ngăn chặn mọi thiệt hại cho ngành du lịch, theo truyền thông quốc tế.
Hãng thông tấn AP trích lời Cảnh sát trưởng Vọng Các xác định 6 người thiệt mạng là 2 người Mỹ gốc Việt và 4 công dân Việt Nam. Trong khi đó, thông tấn xã Reuters trích dẫn tuyên bố của cảnh sát Thái Lan cho biết rằng 6 người này đều là người ngoại quốc, trong đó có ít nhất 1 người Mỹ gốc Việt.

VnExpress trích dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết rằng nhóm người thiệt mạng tại Khách sạn Grand Hyatt Erawan gồm 4 người Việt và hai người Mỹ gốc Việt.
Theo thông tấn xã Reuters, chính phủ Thái Lan nói trong một tuyên bố rằng "Thủ tướng đã ra lệnh cho tất cả các cơ quan khẩn trương hành động để tránh ảnh hưởng đến ngành du lịch".
Hãng tin Anh cho biết một viên chức cảnh sát giấu tên đã bác bỏ những thông tin trước đó trên truyền thông Thái Lan rằng 6 người đã thiệt mạng trong một vụ nổ súng.
"Không có dấu hiệu của một vụ nổ súng", viên chức này nói với thông tấn xã Reuters và cho biết thêm rằng trong số người chết có công dân Việt Nam nhưng không nói rõ chi tiết.

Tòa Ðại sứ Mỹ và Việt Nam tại Vọng Các đã không trả lời các cuộc gọi từ thông tấn xã Reuters.
Theo VnExpress, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, ông Phạm Việt Hùng đã tới hiện trường. Ông cho biết cán bộ Tòa Ðại sứ đang làm việc với lực lượng chức năng sở tại để xác minh sự việc cũng như để thực hiện công tác bảo hộ công dân cần thiết.
Cảnh sát trưởng Vọng Các, Trung tướng Thiti Sangsawang, được hãng thông tấn AP trích lời nói rằng những người ở trong căn phòng ở khách sạn Grang Hyatt Erawan được cho là đã trả phòng sớm hơn vào hôm 16/7 và hành lý của họ đã được đóng gói. Ông Thiti cho biết trong một cuộc họp báo rằng các thi thể được một người dọn phòng phát giác sau khi mở khóa vào phòng vì thấy khách không làm thủ tục trả phòng.

Theo hãng thông tấn AP, ông Thiti cũng nói rằng có đồ ăn được đặt trước đó qua dịch vụ phòng vẫn chưa được ăn nhưng đồ uống đã được uống hết. Vị cảnh sát trưởng còn cho biết các nạn nhân đã đặt nhiều phòng và một số ở tầng khác, cách căn phòng nơi họ được phát giác đã chết.
Một sĩ quan nói với hãng thông tấn AP với điều kiện giấu tên, vì không được phép tiết lộ thông tin, rằng các nhà điều tra cho biết các thi thể sùi bọt mép.
Đưa tin về sự việc, tờ Bangkok Post cho biết 6 du khách này chết vì 'ngộ độc' chứ không phải vì 'xả súng' như tin tức ban đầu.
Cảnh sát đã được báo tin về sự việc xảy tại khách sạn nằm trong quận Pathumwan vào khoảng 5 giờ 30 chiều ngày 16/7.
Theo tờ nhật báo tiếng Anh xuất bản tại Vọng Các, cảnh sát đã phát giác ra ba người đàn ông và ba người phụ nữ chết bên trong một căn phòng, không có dấu hiệu giằng co. Hành lý của họ được tìm thấy gần cửa trước. Cảnh sát đang kiểm tra hình ảnh camera giám sát và thẩm vấn các nhân chứng để thu thập manh mối.

Bangkok Post cho biết, các nhà điều tra nói rằng không có vết bầm trên người các nạn nhân, gồm hai người Việt có quốc tịch Mỹ và bốn công dân Việt Nam, và sau đó các nạn nhân này được xác nhận là chết vì 'ngộ độc'.
Tuy nhiên, hiện giờ vẫn chưa rõ liệu họ đã tự sát hay bị người khác đầu độc.
Theo Bangkok Post, hai người thiệt mạng có quốc tịch Mỹ được xác định là Dang Hung Van (55 tuổi) và Chong Sherine (56 tuổi). Bốn người còn lại được xác định là Nguyen Thi Phuong Lan (47 tuổi), Phạm Hong Thanh (49 tuổi), Tran Dinh Phu (37 tuổi) và Nguyen Thi Phuong (46 tuổi).
Theo hãng thông tấn AP, Thủ tướng Srettha Thavisin đã tới hiện trường vào buổi tối 16/7 nhưng không cung cấp thêm thông tin gì cho các phóng viên có mặt tại đó.


70 Năm Cuộc Di Cư 1954: Hành Trang Mang Theo Đến Vùng Đất Mới


(Hình Naval History and Heritage Command: Người Bắc di cư từ Hải Phòng năm 1954.)
-Cuộc di cư năm 1954 từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam đến nay tròn 70 năm. Cuộc di cư có tên tiếng anh là Operation Passage to Freedom hay Chiến dịch Con đường đến Tự do.
Triệu Người Di Cư Vào Nam
Sau chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào tháng 5/1954, Hiệp định Geneve được ký kết vào ngày 21/7/1954. Hiệp định tạm thời chia Việt Nam thành hai khu vực, lấy sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 Bắc làm giới tuyến quân sự tạm thời. Một khu phi quân sự rộng 4,8 cây số ở mỗi bên của đường phân giới chia Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự: Việt Minh tập trung tại miền Bắc, còn quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung tại miền Nam.

Hiệp định cho phép dân cư giữa hai vùng di chuyển tự do qua lại trong vòng 300 ngày, từ ngày 15/8/1954 cho tới ngày 15/5/1955, ngày chiếc tàu chở dân di cư cuối cùng rời khỏi Đồ Sơn trước khi biên giới hai miền đóng cửa.
Nhà văn Nguyễn Viện, quê gốc ở tỉnh Hải Dương, kể với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) rằng khi gia đình ông ra đi vào cuối năm 1954, ông mới được 5 tuổi:
"Tôi rất nhớ là gia đình chúng tôi phải trốn đi trong đêm. Tôi lúc đó năm tuổi, để trong một cái thúng gánh đi từ quê lên Hải Phòng. Từ chỗ quê nhà tôi là cái làng Đồng Xá thuộc tỉnh Hải Dương bây giờ, mà lên Hải Phòng nó khoảng chừng 20 cây số.
Chúng tôi ở Hải Phòng một tuần lễ thì bắt đầu xuống tàu há mồm. Cái ký ức mà tôi nhớ không bao giờ tôi quên được là trên con đường bước xuống tàu thì chúng tôi xếp hàng một đi và cái cơ quan tổ chức di cư đó họ xịt thuốc sát trùng lên người giống như là thuốc xịt muỗi bây giờ. Mình giống như một loại thú vật được sát trùng trước cho khi lên tàu.

Dĩ nhiên là mặc dù chúng tôi tình nguyện đi nhưng mà cái cảm giác mà mình bị xịt thuốc như vậy đó phải nói là nó là một cái điều gì nó xúc phạm con người, dân tộc con người gây gớm".
Sau gần một tuần lênh đênh trên biển, gia đình ông Nguyễn Viện được đưa về một khu tạm cư ở Bến Cát, Bình Dương rồi cùng với những người di cư từ miền Bắc khác lập thành làng xóm, bắt đầu cuộc sống mới ở đất Bình Dương:
"Chúng tôi được đổ xuống giữa một cái rừng cao su bạt ngàn và dưới những gốc cây cao su. Những cái lều bạt tạm được dựng lên để mà tiếp đón những người di cư như chúng tôi, thì chúng gia đình chúng tôi cũng có một lều bạc trong một đêm mưa tầm tã".

Cho tới khoảng năm 60, sau khi Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập, khu vực sinh sống của gia đình ông Viện trở thành khu vực oanh kích tự do. Bởi thế, gia đình ông cũng như tất cả những người trong làng buộc phải rời bỏ làng ra đi. Riêng ông dời đến Sài Gòn từ đó cho đến nay.
Trong ký ức của nhà văn Nguyễn Viện, ông và gia đình không gặp trở ngại gì khi bắt đầu cuộc sống mới trong xã hội miền Nam lúc bấy giờ. Bởi, theo ông:
"Nói chung là cái tình người Nam hay người Bắc nó hoàn toàn

không phải là vấn đề. Nó chỉ là vấn đề khi nó trở thành vấn đề chính trị thôi chứ còn giữa con người với nhau thì nó hoàn toàn không vấn đề gì hết".
Thống kê cho thấy tổng cộng có gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam.
Trong số khoảng một triệu người di cư, có rất nhiều nhân vật nổi tiếng thuộc đủ các thành phần như chính trị gia, giới trí thức, văn nghệ sĩ.... Họ mang theo các giá trị tinh hoa của miền Bắc trong lĩnh vực của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội miền Nam.


Những Đóng Góp

(Ảnh National Archives: Người di cư đến Sài Gòn sau khi rời khỏi miền Bắc năm 1954.)
Giáo sư-Tiến sĩ Giáo dục Đào Thị Hợi, một trong hai người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Giáo dục của Đại học Columbia, vào năm 1965. Bà kể với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng bà và gia đình rời Hưng Yên đến Sài Gòn vào tháng 8/1954. Thời điểm đó, cũng có nhiều trí thức rời miền Bắc, mang theo tất cả sách quý hiếm ở Thư viện quốc gia vào Nam:
"Những tên tuổi lớn như là bác Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sĩ... Các ông đó lúc bấy giờ là sinh viên của trường Văn Khoa, hay là Luật Khoa ở ngoài Bắc đấy. Họ giỏi lắm, họ mang được cái Thư viện quốc gia ở đường Tràng Thi.
Các anh các chị đó khi đi vào Nam mang được bao nhiêu là sách vở từ cái thư viện đó vào Nam, chứ không để. Mình biết là cái lỗi của Cộng sản là nó đốt phá hết, như là Thời năm 75 đó!"

Ngoài ra, theo Giáo sư Đào Thị Hợi, một loạt các Giáo sư là người gốc Bắc đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, góp phần đưa Việt Nam trở thành cái tên danh giá trong lĩnh vực giáo dục trong khu vực:
"Cũng nhờ ngày xưa mình đã học với Tây cho nên mình tiếp xúc với Âu Châu được nhanh nhẹn hơn các nước khác.
Tôi có một số người bạn Nam Hàn họ nói rằng người Việt Nam đi vào nền văn học của các nước khác dễ dàng hơn là bởi vì mình đã học với Pháp rồi, đã mở cửa ra nhận tất cả nền giáo dục, văn hóa của các nước khác".
Giáo sư Đào Thị Hợi chính là một thành viên sáng lập Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á. Đây là một tổ chức liên chính phủ của 11 quốc gia Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 30/11/1965 bởi Vương quốc Lào, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan và Việt Nam Cộng Hòa. Tổ chức này hiện vẫn còn hoạt động với mục tiêu thúc đẩy hợp tác khu vực về giáo dục, khoa học và văn hóa trong khu vực. Từ năm 1969 cho đến 1971, Giáo sư Hợi làm Giám đốc học vụ tại Học viện Sinh ngữ Quân đội ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Theo nhà văn Nguyễn Viện, về khía cạnh văn học, nghệ thuật thì những nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam là những người đi tìm tự do và sáng tác của họ đa phần mang khuynh hướng chính trị, tức là cổ vũ cho sự tự do và đề cao sự tự do:
"Người ra đi từ miền Bắc mang theo một ý thức chính trị rõ rệt và sang miền Nam với một ý thức xây dựng một cái xã hội tự do. Bởi thế văn chương của họ là hướng tới cái sự tự do".
Theo nhà văn Đỗ Trường, người chuyên nghiên cứu văn hóa miền Nam, cuộc di cư của các văn nghệ sĩ từ Bắc vào Nam năm 1954 đưa đến sự giao thoa, bổ sung cho nhau của đặc trưng văn học hai miền, làm cho Văn học miền Nam mới mẻ, phong phú hơn.
Thời kỳ 1954, theo nhà văn Đỗ Trường, hầu hết các tinh hoa văn học Việt Nam thời kỳ đó đều tập trung ở đất Bắc. Đặc biệt sự ra đời của Tự lực văn đoàn do anh em nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam sáng lập. Dường như đây là nhóm văn học đầu tiên tại Việt Nam (Hà Nội). Vì vậy, giai đoạn này Văn học miền Bắc có khác so với Văn học miền Nam (Nam Bộ). Bởi, ngoài tài năng quần tụ, thì tính đặc trưng văn học vùng, miền này hiện lên khá rõ nét trong các tác phẩm của nhà văn, nhà thơ. Nếu Văn học phương Nam giản dị, thì Văn học đất Bắc trau chuốt lắt léo, ẩn dụ, đa tầng ngữ nghĩa, với nhiều hình tượng trong sự liên tưởng.

Nhà văn Đỗ Trường nhận xét văn hóa, ngôn ngữ vùng miền đã đem sự sinh động cho Văn học, cũng như các bộ môn nghệ thuật khác của miền Nam.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người đã có nhiều năm nghiên cứu âm nhạc Việt Nam trước 1975, cho biết miền Bắc có cơ hội tiếp nhận văn hóa âm nhạc phương Tây, tác động đến việc phát triển tân nhạc từ cuối những năm 1930.
Ca từ khởi đầu trước khi tách riêng và trở thành nội dung chuyển tải tâm tình đa dạng và gần gũi, khởi đầu là phần nhiều đi với cách mô tả thiên nhiên tựa như thơ Đường Luật. Những bài hát đầu tiên của Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn-Từ Linh... là một trong những ví dụ.
Nhưng từ 1954, các nhà sáng tác như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng... bắt đầu chuẩn hóa nhạc mới theo nhiều phong cách khác nhau. Cùng với sự tham gia của các văn nghệ sĩ miền Nam, đến cuối thập niên 1960, những lối sáng tác đơn âm (monodic), tựa như ca ngâm giai điệu, đã chuyển qua bước sáng tác đa âm (polyphonic), nhập cuộc với trào lưu phát triển âm nhạc Anh-Mỹ.

Việc sáng tác và biểu diễn liên tục, kể cả nắm giữ kỹ thuật ghi âm ban đầu đã giúp cho cách hát phát âm giọng Bắc trở thành khuynh hướng chính trong việc trình bày ca nhạc mới của Việt Nam, có giá trị truyền thống đến hôm nay.
Cũng như văn chương, sự có mặt của văn nghệ sĩ miền Bắc vào năm từ 1954 trong âm nhạc là cả một pho sử thi. Chỉ duy nhất ở miền Nam, và có lẽ mãi về sau, âm nhạc có nhiều nhánh diễn đạt, không chỉ là yêu đương, mà là những câu chuyện kể của đời sống, giai cấp, ca ngợi tôn giáo, hay lồng ghép các giá trị vị nhân sinh (Du ca), vị tha và yêu thương (Phượng Hoàng), hiện sinh (Lê Uyên Phương), thân phận và lẽ sống (Trịnh Công Sơn)....
Theo ông Đỗ Trường, những người di cư đã đem cái trang nhã, cầu kỳ phương Bắc trộn vào cái bình dị, ấm áp của phương Nam, tạo ra hồn vía mới cho âm nhạc miền Nam. Những ca khúc trữ tình ấy, tuy nhẹ nhàng, gần gũi mang tính tự sự cá nhân, song rất sang trọng, đi sâu vào mọi giới thưởng ngoạn. Nó làm cho người nghe, tưởng như Tân nhạc miền Nam đã được thay da đổi thịt vậy. Việc đưa dân ca vào Tân nhạc, mà điển hình là nhạc sĩ Phạm Duy không chỉ đưa người nghe trở về với hồn vía dân ca truyền thống, mà còn làm phong phú nền Tân nhạc Việt.
Thành tựu to lớn đó không chỉ đào tạo sản sinh ra các thế hệ ca, nhạc sĩ tài năng, đa dạng với phong cách, nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, mà còn cho hướng người nghe, nhất là giới trẻ đến với âm nhạc chân thực cùng giá trị thẩm mỹ.

Vẫn Tồn Tại Dù Có Bị Khai Tử
Sau 1975, ông Đỗ Trường cho biết, không chỉ tác phẩm của các nhà văn, và các nhà xuất bản gốc Bắc, mà toàn bộ nền văn học, âm nhạc miền Nam bị khai tử. Toàn bộ sách, báo... nghĩa là tất cả những gì dính dáng đến chế độ cũ in ấn xuất bản, kể cả tình yêu, hay những sách vô thưởng vô phạt đều tịch thu, và hóa vàng...
Cũng như nhưng tác phẩm của mình, các nhà văn di cư này đều "vào rọ" cả. Có những bác bị cải tạo tù đày đến trên dưới chục năm như: Nguyên Vũ, hay Thảo Trường.... Đặc biệt Doãn Quốc Sĩ bị bắt thả, bắt thả nhiều lần tổng cộng đến 14 năm tù đày.
"Tôi nghĩ, dường như có sự trả thù, hay gì đó, như nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Một cụ già chuyên thi ca thơ phú tình yêu trong cái lạc loài của kiếp người, vậy cũng bị tù đày cho đến chết. Hay những tác phẩm của ông thơ tình Đinh Hùng cũng đốt bằng sạch cho tuyệt nọc".

Tuy nhiên, vẫn có một số sách báo được cất giấu, do chính những người buộc phải thi hành mang ra Bắc, như truyện của Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long hay Dương Nghiễm Mậu.
Nhà văn Đỗ Trường cho rằng giá trị, di sản mà các văn nghệ sĩ thuộc các thế hệ di cư để lại cho miền Nam nói riêng và Việt Nam có thể nói là vô giá và nó vẫn tồn tại dù có bị cố tình chôn lấp:
"Những tác phẩm văn học hội tụ cả hai giá trị nhân đạo, và giá trị hiện thực như vậy, dù sau 1975 người ta có cố tình hủy diệt, thì nó vẫn sống và còn sinh sôi nảy nở, không chỉ ở nơi đã sinh ra".
Với nhạc sĩ Tuấn Khanh, vào lúc mà tất cả những cuốn sách cũ với những chủ đề nhạy cảm nhất, vẫn xuất hiện ở trên những hiệu sách đường phố; cũng như những bài hát của văn hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa vẫn vang lên khắp nơi như là một phần hiển nhiên không thể chối cãi trong đời sống Việt nói chung.
"Vì có lẽ dựa trên nền tảng giáo dục khai phóng và nhân bản, nên mọi sáng tạo đóng góp cho văn hóa người Việt trong xã hội miền Nam Việt Nam lúc đó, nói chung đều được trân trọng và được giữ gìn.
Câu chuyện đó bất cứ lúc nào nhìn lại cũng sẽ thấy rằng, may mà chúng ta đã có được một giai đoạn - dù không là hoàn hảo - nhưng đối chiếu đến hiện tại vẫn là một điều vô cùng tuyệt vời".

Không có nhận xét nào: