Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Tàu cộng xây đập thủy điện khổng lồ gấp 3 lần Tam Hiệp, ý đồ kiểm soát nguồn nước toàn khu vực Nam Á?

Xứ Tàu lám phách hăm he sẽ vượt qua mặt Mỹ vào 2035, hơn về kinh tế, quân sự, tài chánh, ngoại giao,... Mỹ nên bắn phá sập hết đập thủy điện ở Tàu, như khi Nhật đánh Mỹ tại Pearl Harbor, Mỹ tấn công Hiroshima và Nagasaki, giới tướng lãnh PLA vẫn de đọa khi xung dột Mỹ Trung, PLA đánh sập 2 căn cứ Okinawa và Busan.
<!>
Khi chơi ép Mỹ, Mỹ có thể dùng mấy chú em út Đài Loan hay Đại Hàn dánh phá Chinese damn dams, cho xứ Tàu tắm mắt, những biển đảo Tàu bồi đăp, Mỹ sử dụng Navy cruise BGM-109 Tomahawk, hay Trident missile (SLBM) tiêu hủy hạ tầng đê đập hay biển đảo bồi đăp chiến lực của địch thủ. Tôi đọc nhiều tài liệu anh trăn trở cho xứ mình, xứ Tàu làm phiền mẹ thiên nhiên, mẹ thiên nhiên hành hạ lại xứ Tàu, huề thôi. Cái sai lầm của Tàu sử dụng vũ khí "dams" uy hiếp nước khác. Tàu có thể bị tàn phá do chiến tranh hay do mẹ thiên nhiên giáng đòn kết liễu tử lộ.

China 2035: from the China Dream to the World Dream

China 2035: from the China Dream to the World Dream

One of the great puzzles of the early twenty-first century is predicting what world order will look like by mid-...

Tham vọng củua xứ Tàu ô có kế hoạch xây dựng 15 công trình thủy điện ở thượng nguồn Mekong Tới thời điểm này, ba dự án đã hoàn thành. Dự án thứ tư - cũng là một trong những công trình thuỷ điện lớn nhất đại lục (đập Tiểu Loan) cao 300m, với hồ chứa dài 169km. Đập Nọa Trác Độ (Nuozhadu) cao 254m (hồ chứa nước dài 226km) dự kiến hoàn thành sớm nhất vào năm 2017. Ước tính mỗi hồ tại đập cần ít nhất 10 năm để chứa đủ lượng nước cao 248m và 205m tương ứng.

Chỉ đơn thuần với hai đập Tiểu Loan và Nuozhadu tạo nên hai hồ chứa nước khổng lồ lên tới hàng vài chục tỷ mét khối nước, đặc biệt nguy hiểm hơn lại nằm ở độ cao lên tới 1.000 mét. Với năng lượng dự trữ khổng lồ, sẽ là thảm họa lớn nếu xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện.

Nhiều chuyên gia lo ngại, những cái đập không khác gì những quả “bom nước” khổng lồ lơ lửng trên đầu hàng triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu xây hàng loạt đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mekong, ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ nếu vỡ đập. Trong đó, đập Sambo do một công ty Trung Quốc xây dựng ở Campuchia (bề ngang hơn 18km, cao 56m) nếu xảy ra sự cố, lượng nước được tích trữ ở độ cao 40m trên mực nước biển sẽ biến thành quả bom nước khổng lồ tống xuống san phẳng cả ĐBSCL.

Mẹ thiên nhiên bất mãn, sự rung chuyển của bề mặt trái đất mà chúng ta gọi là động đất là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra chủ yếu khi các phay đá ở dưới bề mặt Trái Đất dịch chuyển dọc theo các đường đứt gãy – nơi thạch quyển đã nứt. Khi các phay đá va chạm với nhau, mặt đất rung chuyển dữ dội. Với công suất ít hơn, động đất có thể xảy ra do các hiện tượng tự nhiên khác như núi lửa. Tuy nhiên, động đất cũng có thể xuất hiện do các hoạt động của con người, chẳng hạn: thử bom ngầm dưới biển, hay dưới lòng dất, khiến sập hầm mỏ và tích nước hoặc xả nước hồ thủy điện.Vì dập thủy điện là loại công trình có quy mô, có lượng nước tích tụ lớn, Ví dụ, đập Zipingpu cao 50 tầng, với hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3 nước. Sức nặng và độ trơn trượt của nước có thể đã châm ngòi cho trận động đất lịch sử năm 2008 ở Tứ Xuyên.

Giải thích cho vấn đề này một cách đơn giản như sau: đất ở lòng sông chỉ có thể chịu được lượng nước nhất định, khối nước đó gây áp lực lên lòng sông và ngấm vào lòng đất ở độ sâu nhất định tùy điều kiện tự nhiên và đặc tính của nước.
Khi xuất hiện một con đập trên sông, thể tích khối nước tại nơi xây đập thay đổi liên tục, nhiều khi thay đổi một cách đột ngột và ở biên độ lớn. Hậu quả thường gặp từ thay đổi này là sạt lở vì nước làm lỏng các cấu trúc đất đá, đồng thời sự tăng giảm lượng nước theo mùa cũng gây áp lực không ổn định lên mặt đất.

Có thể nhắc đến một trận lở đất khủng khiếp nhất trong lịch sử xảy ra tại miền Bắc Italia năm 1936. Một vụ sạt lở do 300 triệu m3 đá rơi xuống hồ Vaiont khiến nước dâng lên và nhấn chìm con đập cao 261m. Nước tràn ra từ con đập đã xóa sổ một ngôi làng có 2.500 cư dân. Quay trở lại Trung Quốc, đã có hàng chục trận lở đất ở Trung Quốc được cho là do Đập Tam Hiệp gây ra. Năm 2003, chỉ 1 tháng sau khi hồ tích nước đã xảy ra một trận sạt lở đất khiến 14 người thiệt mạng. Sau đó, hàng loạt các vụ sạt lở xảy ra mỗi khi mực nước trong hồ tăng lên.

Nói chung, cơ chế mà đập thủy điện gây ra sạt lở hay động đất là giống nhau nhưng với động đất, lực tác động xuất hiện từ sâu trong lòng đất.Hiện tượng động đất do đập thủy điện gây ra đến nay chưa được hiểu rõ nhưng có cơ chế hoạt động như sau: Khi đập được xây dựng và tích đầy nước ở hồ chứa, áp lực lên bề mặt Trái Đất tại địa điểm có con đập và hồ chứa gia tăng, khi mực nước hạ, áp lực giảm. Dao động này có thể tác động đến sự cân bằng vốn rất dễ tổn thương của tầng kiến tạo của vỏ Trái Đất và có thể làm cho nó dịch chuyển.


Bên cạnh đó, nước cũng góp phần tạo áp lực vì nó tràn vào và mở rộng các khe nứt trong đất, thậm chí sinh ra các khe nứt mới, tạo nên những bất ổn sâu trong lòng đất. Thêm nữa, khi càng ngấm sâu thì nước có thể tác động như một chất bôi trơn giữa các phay đá vốn ổn định tại chỗ nhờ ma sát khiến các phay đá dịch chuyển. Tuy vậy, khi một trận động đất xảy ra, chưa thể kết luận rằng thủ phạm là đập thủy điện vì có nhiều yếu tố cần xem xét. Hiện giờ, mặc dù đã xác định được 730 trận động đất xảy ra vào năm đầu tiên đập Zipingpu đi vào hoạt động nhưng các nhà khoa học đều cùng quan điểm rằng cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa trước khi đi đến kết luận nó có phải là nguyên nhân gây ra trận động đất năm 2008 hay không.

Đập thủy điện một mình nó không gây ra động đất, nhưng nếu hội tụ với các yếu tố khác như đường đứt gãy không ổn định đã tồn tại từ trước đó và khi các điều kiện tại dập bị nổ ra, một con đập thủy điện có thể khiến động đất xảy ra sớm hơn và khủng khiếp hơn so với trường hợp khi nó xảy ra tự nhiên.

Như vậy, việc xây dựng những công trình quy mô lớn như đập thủy điện trên đường đứt gãy là vô cùng nguy hiểm. Cũng chính vì thế mà rất nhiều nhà khoa học liên tiếp đưa ra các nguy cơ cảnh gíac khi Đập Tam Hiệp được xây dựng trên các đường nứt gãy (the fracture lines) như ở Jiuwanxi và Zigui-Badong. Bọn lãnh đạo làm ngơ cho qua, ngu bỏ mẹ luôn. Một số nhà khoa học còn cho rằng việc con đập gây ra một trận động đất kinh hoàng như đã xảy ra ở Tứ Xuyên vào năm 2008 chỉ là vấn đề về thời gian. Xứ Tàu "sẩy" (die, 死吧), bạn buồn hay vui? Xin khui cho tui bia Tsingtao nhé,....Binh pháp "Dĩ độc trị độc" (孫子兵法以毒攻毒).












Nguy cơ tăng giá lương thực toàn cầu do lũ lụt Trung Quốc
Giá lương thực toàn cầu vốn đã tăng sau một loạt các diễn biến như chiến sự Ukraine, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo,...Tới nay, xuất hiện thêm một yếu tố nữa có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, đó là lũ lụt ở Trung Quốc. Mưa lũ kinh hoàng gây vỡ đê tại Trung Quốc, hơn 150.000 người bị cuốn trôi



Trung Quốc nói sắp có đỉnh lũ mới, đập Tam Hiệp sẵn sàng tích nước


Discharge of Three Gorges Dam Worsens the Flood | China | Epoch News



Không có nhận xét nào: