Ứng cử viên đảng cầm quyền Đài Loan William Lai (Lại Thanh Đức – Lai Ching-te) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan hôm Thứ Bảy, 13 Tháng Giêng, và các đối thủ của ông cũng thừa nhận điều đó. Kết quả này sẽ vạch ra hướng đi cho mối bang giao của nền dân chủ tự trị với Trung Quốc trong bốn năm tới.Cái bị đe dọa là hòa bình và sự ổn định của hòn đảo, cách bờ biển Trung Quốc 160 kilometer (100 dặm), mà Bắc Kinh tuyên bố là của riêng họ và sẽ đánh chiếm lại bằng võ lực nếu cần thiết.
<!>
Các vấn đề về trị an như nền kinh tế đình trệ và nhà ở đắt đỏ cũng được nêu bật trong chiến dịch tranh cử.
Trung Quốc gọi cuộc bầu cử là sự lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình. Bắc Kinh phản đối Lại Thanh Đức quyết liệt. Ông là phó tổng thống đương nhiệm và là thành viên của Đảng Dân Chủ Cấp Tiến (DPP) cầm quyền.
Lại Thanh Đức và Tổng Thống đương nhiệm Thái Anh Văn bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với Đài Loan, nơi từng là thuộc địa của Nhật Bản và tách khỏi đại lục trong cuộc nội chiến 1949. Tuy nhiên, họ đề nghị nói chuyện với Bắc Kinh, quốc gia nhiều lần từ chối tổ chức đàm phán và gọi dân Đài Loan là những kẻ ly khai.
Bắc Kinh được cho là đứng về phía ứng cử viên của Quốc Dân Đảng thân Trung Quốc hơn, còn được gọi là Kuomintang, hay KMT. Ứng cử viên của đảng này, Hầu Hữu Nghị (Hou Yu-ih), cũng hứa hẹn sẽ nối lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc đồng thời tăng cường quốc phòng. Ông cũng hứa sẽ không tiến tới thống nhất hai bờ Eo Biển Đài Loan nếu đắc cử.
Ứng cử viên thứ ba trong cuộc đua, Kha Văn Triết (Ko Wen-je) thuộc Đảng Nhân Dân Đài Loan, hay TPP, thu hút sự ủng hộ đặc biệt của giới trẻ, mong muốn có giải pháp thay thế Quốc Dân Đảng và Đảng DPP, các đảng đối lập truyền thống của Đài Loan, phần lớn thay nhau nắm quyền từ những năm 1990. Kha Văn Triết cũng cho biết ông muốn thương thảo với Bắc Kinh và điều cốt lõi của ông là Đài Loan cần duy trì dân chủ và tự do.
Hoa Kỳ, vốn bị ràng buộc bởi chính luật pháp của mình, phải cung cấp cho Đài Loan những khí tài cần thiết để tự vệ, cam kết hỗ trợ cho bất kỳ nhiệm kỳ Tổng Thống Đài Loan nào, được củng cố bởi kế hoạch của chính quyền Tổng Thống Joe Biden nhằm cử một phái đoàn không chính thức gồm các cựu viên chức cấp cao tới hòn đảo này ngay sau cuộc bầu cử.
Ngoài căng thẳng với Trung Quốc, các vấn đề trong nước như thiếu nhà ở giá rẻ và tiền lương ứ đọng cũng chi phối chiến dịch bầu cử.
Với Tony Chen, một người về hưu 74 tuổi bỏ phiếu ở Đài Bắc một giờ trước khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc, cuộc bầu cử tập trung vào sự lựa chọn giữa chủ nghĩa cộng sản và thể chế dân chủ.
“Tôi mong rằng thể chế dân chủ sẽ chiến thắng,” ông nói. Ông nói thêm rằng đa phần dân Đài Loan cũng cởi mở hơn với cách thức cai trị của Trung Quốc cách đây nhiều thập niên, khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hai con số hàng năm, nhưng lại ngao ngán trước cuộc đàn áp tự do dân sự nổ ra dưới thời Chủ Tịch Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình.
Còn với Ben Wang, 44 tuổi, cuộc bỏ phiếu nhằm thay đổi động lực giữa các đảng đối lập chính của Đài Loan, Đảng DPP và Quốc Dân Đảng. Một cuộc tấn công tiềm tàng từ Hoa Lục không thể bị chặn đứng trước bởi bất cứ sự ngoan cường nào từ Đài Loan, ông nói.
Bên cạnh căng thẳng với Trung Quốc, các vấn đề quốc gia cũng chi phối chiến dịch bầu cử, đặc biệt là nền kinh tế ước tính chỉ tăng trưởng 1.4% trong năm ngoái. Điều đó phần nào phản ảnh những chu kỳ tất yếu về nhu cầu vi mạch (chip) máy tính và các mặt hàng xuất cảng khác từ cơ sở sản xuất kỹ nghệ cao, phụ thuộc nhiều vào thương mại và sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc.
Nhưng những thách thức lâu dài như giá nhà ở quá cao và tình trạng tiền lương bất ổn là mối lo ngại hàng đầu của cử tri.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét