KÍNH MỜI THAM KHẢO
SAIGON XƯA VÀ NAY (1) SAIGON XƯA VÀ NAY (2)
https://phtq-canada.blogspot.com/2024/01/pham-so-huu-tuong-giai-thi-hu-vong.html https://phtq-canada.blogspot.com/2024/01/pham-so-huu-tuong-giai-thi-hu-vong.html
<!>
Canada Ngày 08 Tháng 01 Năm 2024
Kính thưa Quí vị,
Từ lâu lắm rồi, con người quên cốt tủy của đạo Phật chính là giáo pháp. Đạo Phật không coi trọng hình tướng, hình tượng hay các nghi lễ tôn giáo. Giáo pháp đạo Phật dạy rằng: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nghĩa là: những thứ có hình tướng là giả tạm, có ngày sẽ hư hoại, bị hủy diệt. Cho nên ngay kim thân của đức Phật cũng không phải là cốt tủy, huống là những thứ còn lại sau khi hỏa thiêu kim thân của đức Phật, được người ta gọi là xá lợi, được trân quí và xây bảo tháp tôn thờ, cầu nguyện. Con người đã đi quá xa giáo pháp cốt tủy của đạo Phật rồi. Thậm chí có người còn thờ tóc, móng tay của các vị giảng đạo đương thời, hay phịa ra xá lợi tóc, xá lợi răng, xá lợi xương của đức Phật, hoặc của các vị thánh tăng, các vị tu hành đắc đạo. Sau khi hỏa thiêu nhục thân của các vị tu hành, các vị đệ tử u mê tuyên bố thu được nhiều xá lợi. Điều này chỉ là ngu xuẩn hay gạt gẫm. Thậm chí có một cư sĩ cũng thu được cả xô 13.000 viên xá lợi, đó là cư sĩ Tịnh Hải Việt Định Phương được tuyên truyền vãng sanh ngày 10-02-2010, nguyên là chủ nhiệm kiêm chủ bút Nhật báo Trắng Đen, nổi tiếng nhờ vụ Tổng Thống Cộng Hòa Trung Phi Jean-Bédel Bokassa tìm ái nữ Martine (cô Ba xi sinh năm 1953).
Tóm lại, dù thật hay giả, xá lợi được tôn thờ, hay bày bán tại India, Myanma, Thailand, Laos, Cambodia, China, Japan, Korea, Việt Nam, không có giá trị nào trong giáo pháp của đạo Phật.
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Câu được đặt thành tít nói trên không phải của tôi mà là một câu thơ trong bài thơ dòng chính thống nổi tiếng của thi sĩ Vũ Cao, bài “Núi đôi”. Tiện đây nói luôn, tên gọi của cuốn sách, tác phẩm văn nghệ, bài báo… phải dùng từ “tít” (title) mới chuẩn, chứ không như bây giờ người ta dùng tùm lum tà la là “tựa”, “tựa đề”, đọc rất khó chịu. Nói không ngoa, cứ 100 phóng viên chuyên viết về văn hóa văn nghệ thì có tới 99 vị rưỡi sai trong vụ này, hoặc cẩu thả, hoặc dốt.
Đạo Phật, chùa, cửa thiền, nhà sư, người tu hành, tiếng chuông chùa, cổng “tam quan”, tượng phật, kinh phật, chùa làng… từ xa xưa đã in vào tiềm thức, ký ức dân chúng kể cả người tu lẫn không tu, như niềm kính trọng, ngưỡng mộ, yêu thương. “Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá/ Sư cụ nằm chung với khói mây”, cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã vẽ nên thật đẹp, dễ thương. Làng tôi cũng có ngôi chùa nhỏ, chùa bà Đanh – Thiên Phúc Tự, có từ thời nhà Lý, được triều Mạc xây lại hoàn chỉnh, tới cuối triều Nguyễn lại được đại trùng tu, là niềm tự hào của bất kỳ người dân nào nơi đây. Chùa, Phật, sư… có một thời thật gần gũi, dễ thương, được tôn kính.
Giờ thì không còn nữa, không chỉ ở quê tôi mà cả nước này. Những Bái Đính, Tam Chúc, Ba Vàng…, thậm chí cả Quán Sứ nữa, sặc mùi tiền, tính thô tục, đã làm đạo Phật xuống dốc không phanh. Chủ trương “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” với những sư quốc doanh đã biến một tôn giáo cao đẹp thành món hổ lốn tầm thường. Chẳng cần đợi đến cuối mùa chiêm, cũng chả cần quân giặc tới, những thân cau cứ cháy đỏ rừng rực hết cả chùa chứ đâu chỉ dừng ở cổng.
Tôi vốn không định viết gì về đạo Phật bởi tôi vô thần, vả lại, như đã kể, chùa và sư đối với tôi đã nhiều năm đọng hình ảnh đẹp. Nhưng sau vụ nhơ nhuốc “xá lị tóc” thì kẻ vô thần đành phải “xé rào”, bày tỏ đôi lời.
Vụ chùa Ba Vàng (ngôi chùa đầy tai tiếng) trưng bày “tóc phật” đã thể hiện sự xuống đáy của hệ thống Phật giáo xứ này. Không chỉ những kẻ giả danh sư như Thích Trúc Thái Minh hư hỏng mà còn phơi bày cả hệ thống đã bất lực trước cái xấu cái ác, trước sự giả dối, lừa mị, u mê. Trong hệ thống ấy, phải kể ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quốc doanh với đủ ban này bệ nọ, ông này ông kia; cả chính quyền với hệ thống chính trị đủ tầng lớp, mà cụ thể là Ban Tôn giáo chính phủ; là rất đông dân chúng mê muội u mê…
Xứ này luôn có cái kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”. Không một ai trong bộ máy quản chùa quản sư ngay từ đầu nhìn ra sự lố lăng của sư Minh và chùa Ba Vàng, để tới khi thiên hạ vạch vòi thì nhảy cẫng lên. Ban Tôn giáo chính phủ, Giáo hội Phật giáo, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã gần như không làm gì suốt thời gian dài, cứ để một kẻ thầy chùa giả danh dẫn dắt.
Nói đâu xa, hãy hỏi xem đứa nào chế ra cụm từ, món “xá lị tóc”, “xá lợi tóc” rồi cả đám đua nhau nói theo nó. Ngay cả giáo hội, cụ thể là Trung ương hội với đầy đủ ông nọ bà kia phẩm trật, chức tước hoành tráng, như pháp chủ, đại lão hòa thượng, hòa thượng, thượng tọa chứ có phải sư chú sư bác tầm thường đâu, mà vẫn ủng hộ, chấp nhận cái khái niệm “xá lị tóc” bố láo ấy, không hé răng lên tiếng một nhời phản đối, đủ biết trình độ thế nào.
Thiên hạ xưa nay ai cũng biết, cũng hiểu “xá lị” để chỉ những thứ còn lại sau cuộc hỏa thiêu thân xác. Làm quái gì có xá lị tóc. Tóc có bằng inox cũng tan chảy trong cuộc thiêu đốt, thế mà nó nói vẫn có người tin. Còn nếu bảo rằng đó là tóc do phật để lại lúc còn sống (cứ cho là thế đi) thì xin thưa, phải gọi nó là di vật (vật được để lại). Đứa núp bóng cửa phật chế ra từ “xá lị tóc”, vậy mà cả đám u mê, kể cả chính quyền, giáo hội, báo chí, cứ nhao nhao theo nó, để nó dẫn dắt, thật chả ra làm sao.
Khi trước, tôi rất yêu mến cảnh chùa, kính trọng các nhà sư, luôn nhìn bằng tấm lòng ngưỡng mộ, thậm chí thần phục. Nay thì đám sư kim tiền, mượn Phật để làm điều dị đoan khiến tôi rất nghi ngờ trình độ và tâm tu của họ.
Đã đến lúc cần trùng tu đạo Phật ở xứ này, chứ không chỉ xây chùa, tu bổ chùa. Hạng chùa to tượng lớn như Bái Đính, Ba Vàng, Tam Chúc cần bị tước chữ “chùa” bởi nó chỉ là trung tâm thương mại. Giáo hội cần đi về chính đạo, rũ bỏ cái áo quốc doanh đã mặc lâu nay. Còn không thì nên giải tán.
Phật tại tâm. Ai muốn đi trên nẻo phật, cứ đi, không cần phải được giáo hội quốc doanh chấp nhận. Tu hành mà cũng chia bè kéo phái sao gọi là tu. Dẫn lôi dân vào cõi u mê, đó là tội ác.
Trần Quốc Kim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét