"Ngành giáo dục của Miền Nam trước đây không có ngày vinh danh Nhà Giáo, không có danh hiệu giaó sư, giáo viên dạy giỏi, không thầy giáo ưu tú cũng chẳng có thầy giáo nhân dân, thế mà các Thầy dạy chúng tôi ai cũng dạy giỏi, ai cũng đạo đức, công tâm giảng dạy từ tiểu học cho đến đại học.Bù cho những danh hiệu hoa mỹ ấy, lương tiền của nghề giáo khá cao, các Thầy không phải bận tâm gì hết ngoài việc lo nghiên cứu, học tập để giảng dạy học sinh cho tốt, cho giỏi.
<!>
Trong suốt 12 năm học, tiểu học, trung học đệ nhất cấp (cấp 2), đệ nhị cấp (cấp 3), tôi không thấy có hiệu trưởng, cán bộ của ty giáo dục hay bất kỳ ai đến dự giờ, đánh giá giáo sư, giáo viên , ở đại học lại càng không có chuyện đó, thầy giảng dạy, thi cử kiểu gì thì chúng tôi học tập và thi cử kiểu đó (3). Phải chăng đây là sự tôn trọng phương pháp dạy riêng của mỗi thầy giáo?
Sách giáo khoa như tôi đã nêu ở trên rất độc lập, tùy theo từng trường, từng ty thậm chí tùy thuộc vào giáo sư, giáo viên viên. Điều này chứng tỏ thầy giáo có quyền tự do chọn sách giáo khoa, chọn phương pháp giảng dạy sao cho học sinh học tốt nhất.
Các trường tiểu học, trung học đệ nhất cấp, đệ nhị cấp đều bình đẳng, giữa nông thôn và thành thị giữa công lập và tư thục. Không có trường chuyên, lớp chọn, không có trường điểm, trường phẩm chất cao... Lên cấp ba tùy năng lực, học sinh tự do chọn ban mà mình yêu thích.
Ban B (còn gọi ban Toán) dành cho học sinh có năng khiếu về toán, lý-hóa. Ban C (ban văn chương) cho học sinh giỏi văn chương, sinh ngữ. Ban A (ban vạn vật) cho học sinh có năng khiếu học bài.
Trong 12 năm học chỉ có 3 kỳ thi chính rất gắt gao và khó: Thi vào đệ thất (lớp 6) để vào học trường công lập. Học lớp 11 thi tú tài I (từ năm 1973 bỏ luôn kỳ thi tú tài I), đậu tú tài I mới được lên học lớp 12 để thi tú tài II.
Đậu tú tài II thì bước chân vào Đại Học có thể ghi danh hoặc thi tuyển. Ngoài các kỳ thi đó, tôi không thấy kỳ thi học sinh giỏi môn này, môn kia, cấp này, cấp kia…
Giữa các trường không có sự phân biệt học sinh trường này hơn học sinh trường kia, giáo sư, giáo viên dạy trường này hơn giáo viên dạy trường kia, xã hội cũng công nhận như vậy..."
Gia Nguyễn chia sẽ từ Duc Thai Tran
lượm trên Fây
Kính quý Vị
Tác giả khi đề cập tới thi cử:
"...Trong 12 năm học chỉ có 3 kỳ thi chính rất gắt gao và khó: Thi vào đệ thất (lớp 6) để vào học trường công lập. Học lớp 11 thi tú tài I (từ năm 1973 bỏ luôn kỳ thi tú tài I), đậu tú tài I mới được lên học lớp 12 để thi tú tài II..."
đã quên kỳ thi Trung Học Đệ I Cấp ( Đệ Tứ/Lớp 9 ) trong những năm thuộc Đệ Nhứt Cộng Hòa
Ngoài ra:
...ở đại học lại càng không có chuyện đó, thầy giảng dạy, thi cử kiểu gì thì chúng tôi học tập và thi cử kiểu đó (3). Phải chăng đây là sự tôn trọng phương pháp dạy riêng của mỗi thầy giáo?"
Cái này gọi là TỰ TRỊ của ĐẠI HỌC!
Nghĩa là chương trình giáo khoa hoàn toàn do ban giảng huấn thực hiện và được thông qua bởi Viện Trưởng và giới chức chịu trách nhiệm về Giáo Vụ. Tài liệu giảng huấn do cơ quan ấn loát của từng Khoa, hay Trường phát ( Bán cho sinh viên qua dạng Ronéo hay đã in thành sách thì ĐÚNG hơn ). Việc làm này hoàn toàn độc lập với tài liệu giáo khoa của Bộ Giáo Dục ( nếu có ). Chẳng hạn như Sinh Viên ngay từ năm thứ Nhứt / Trường Chánh Trị Kinh Doanh ( gọi là năm Nhập Môn, nói theo ngôn từ của VĐH/ Đà Lạt ) đã tiếp xúc với lĩnh vực Kinh Tế vốn là môn học rất mới mẻ tại VN vào thập niên 60 cho tới ngày mất nước.
Sách mà chúng tôi học là quyển Kinh Tế Học của Paul Samuelson ( người Mỹ đầu tiên nhận giải Nobel Kinh tế và là nhà kinh tế học lỗi lạc nhất thế kỷ 20 vì đã biến đổi kinh tế học từ một ngành nghiên cứu thành một ngành giải quyết những vấn đề kinh tế. Ngoài ra ông cũng trả lời được các câu hỏi về nguyên nhân và hậu quả của nó nhờ vào tính cách sinh động và rõ ràng của toán học ). Ông đã qua đời hôm Chúa nhựt vừa qua, thọ được 94 tuổi.
Cũng vì hai chữ TỰ TRỊ mà có nhiều người- kể cả giới mô phạm - tưởng lầm và ủng hộ những việc làm không phải thuộc phạm trù giáo dục bên trong vòng rào của đại học tư nhân. Sinh Viên thời xưa của VNCH bị khuynh loát bởi đám Vẹm, không phải chỉ trong khuôn viên của các Viện Đại Học tư nhân ( như VĐH Đà Lạt, VĐH Huế, VĐH Vạn Hạnh... ) mà rầm rộ nhứt là ở các Phân Khoa/Trường thuộc VĐH Sài Gòn như ai nấy đều biết.
Riêng ở Đà Lạt thì bọn Sinh Viên thiên tả, cũng như VC nằm vùng đã từng công khai ra mặt phản chiến ngoài phố chính ( trước rạp hát Hòa Bình và bên hông chợ ). Khi bị Cảnh Sát và Công An theo dõi, rượt, dí đến tận Viện Đại Học thì lại được các Linh Mục giữ lại trong vòng rào của Viện, không cho nhân viên công lực vào bắt đi. Lý do Đại Học CÓ QUYỀN TỰ TRỊ rất "mới lạ nếu không muốn nói là mơ hồ, khó hiểu" đã làm các giới chức an ninh ( kể cả thẩm quyền từ Trung Ương phải bó tay ). Một phần cũng vì họ không muốn ( mà cũng không thể ) dây dưa, hay "đụng" tới giáo quyền lúc bấy giờ ). Đó là vào những năm từ 1965 đến 1970. Một vết nhơ cho Cái gọi là "Tự Trị Học Đường" thời Đệ Nhị Cộng Hòa!
HUỲNH VĂN CỦA
Khóa 8 CTKD/ VĐH ĐL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét