Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

Một lời giải thích rõ ràng về sự kiện ngày 06/01 - BaoMai

Thật là một ngày đáng hổ thẹn!
Người Mỹ được bảo rằng ngày hôm đó còn tệ hơn cả sự kiện Trân Châu Cảng, vụ khủng bố 09/11, hay thậm chí là cuộc Nội Chiến.Trong số những người từ chối chấp nhận kết quả cuộc bầu cử là một nhóm người có vũ trang, tàn nhẫn, và điên cuồng, đã gây ra một cuộc nổi dậy đẫm máu. Một cuộc đảo chính. Một cuộc cách mạng.Tuy nhiên, sự việc diễn ra vào thứ Tư đầu tiên của tháng 01/2021 không nằm trong một trong hai điều nêu trên. Tuy nhiên, ngày 06/01/2021 sẽ mãi mãi là một phần nổi bật của lịch sử Hoa Kỳ theo những cách mà không phải ai cũng nhận thức được một cách trọn vẹn.
<!>
Chắc chắn đó là một ngã ba đường, nơi người ta phải tự đưa ra lựa chọn quan trọng cho mình.

Việc xác định và hiểu về ngày lịch sử đó đòi hỏi thông tin chắc chắn, bối cảnh đầy đủ, và một thiện ý muốn hiểu xa hơn nữa về những câu chuyện bắt đầu trước ngày 06/01, thậm chí chỉ vài giờ trước đó.


Theo ông Victor Davis Hanson, một nhà nghiên cứu văn hóa Mỹ cổ đại, nhà sử học quân sự, và là nhà bình luận chính trị tại Viện Hoover, ngày 06/01 là một phần của phong trào chính trị và xã hội lớn hơn nhiều hướng đến mục tiêu mở ra một “tân Mỹ quốc.”

Ông Hanson nói trong cuộc phỏng vấn với chương trình “American Thought Leers” (Các Nhà Lãnh Đạo Tư Tưởng Hoa Kỳ), “Những gì đang xảy ra ở Mỹ không phải là ý kiến dư luận mà là sự kiểm soát thể chế đang đẩy Hoa Kỳ đi theo một chiều hướng mà quốc gia này không bao giờ có chủ ý đi theo, đến mức người ta đang nói với Mỹ quốc rằng, ‘Chúng ta vượt trội về mặt đạo đức so với cựu Mỹ quốc. Đây là một tân Mỹ quốc.”

“Và điều đó cho chúng ta quyền sử dụng bất kỳ phương tiện cần thiết nào để đạt được mục đích cao thượng về mặt đạo đức. Quý vị thật đáng trách, quý vị không thể cải biến được, quý vị là một kẻ bám víu, quý vị là một kẻ phát xít nửa vời, quý vị thật điên rồ, quý vị là một kẻ MAGA cực đoan, và quý vị không có quyền phản đối những phương tiện mà chúng tôi đang sử dụng.”

Để đánh dấu kỷ niệm ba năm ngày xảy ra sự kiện 06/01, The Epoch Times đưa ra hướng dẫn dưới đây để giúp những người chưa trải qua sự kiện này hoặc đã trải qua sự kiện này hiểu rõ hơn về chủ đề phức tạp này.

Ngày 06/01 là ngày gì?


Đó là ngày mà các cuộc tập hợp và biểu tình được tổ chức tại quảng trường National Mall, công viên Ellipse, và khuôn viên Tòa nhà Capitol Hoa Kỳ ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Dòng người đổ đến đây vì tin rằng cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã bị hủy hoại bởi hành động đáng ngờ, an ninh kém, và bị cáo buộc gian lận trên diện rộng với các lá phiếu gửi qua đường bưu điện và bỏ phiếu bằng thiết bị điện tử.

Những đám đông lớn đã đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn để nghe Tổng thống Donald Trump trình bày và để gây áp lực lên phiên họp chung của Quốc hội nhằm xem xét nghiêm túc các khiếu nại của cử tri dự kiến sẽ được đại diện của ít nhất sáu tiểu bang đệ trình theo Điều 3 Mục 15 Bộ luật Hoa Kỳ.

Tại sao sự kiện ngày 06/01 lại quan trọng?
Sự kiện ngày 06/01 và những hệ lụy theo sau đó đã có một tác động rộng rãi đến xã hội Mỹ. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) và FBI đã sử dụng quyền lực liên bang chưa từng có trước đây mà mặc dù hiện tại đang được sử dụng để chống lại những người trung lập thiên hữu nhưng có thể dễ dàng được đưa ra để chống lại bất kỳ nhóm nào.

Các cuộc điều tra và truy tố liên quan đến sự kiện ngày 06/01 đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hợp pháp, tạm giam trước khi xét xử, các điều kiện trong tù, sự bảo vệ bình đẳng trước pháp luật và có lẽ quan trọng nhất là những bảo đảm theo Tu chính án thứ Nhất.

Đám đông đó lớn đến mức nào?

Các ước tính đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, có từ 400,000 đến hơn 3 triệu người tại Công viên Ellipse. Vào lúc cao điểm của sự kiện ngay tại Tòa nhà Quốc hội của Hoa Kỳ và các khu vực phụ cận, trong khoảng thời gian từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều, các nhà điều tra của Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ ước tính quy mô đám đông là 250,000 người. Nhóm đông nhất tập trung ở mặt tiền phía tây trong khuôn viên Tòa nhà Quốc hội.

Rắc rối bắt đầu khi nào?


Vào lúc 12 giờ 53 phút trưa, hơn 20 phút trước khi Tổng thống Trump kết thúc bài diễn văn tại Công viên Ellipse, một đám đông ngày càng lớn dần lên đã đạp đổ các hàng rào kim loại được dựng xung quanh Vòng tròn Hòa bình và tiến về vỉa hè phía tây bắc của Tòa nhà Capitol Hoa Kỳ.

Vài giây trước 12 giờ 55 phút trưa, những người biểu tình đã cầm những thanh chắn ở chỗ đậu xe đạp và ném những đồ vật này vào 5 cảnh sát của Tòa nhà Capitol Hoa Kỳ. Nữ cảnh sát Carolyn Edwards đã gục ngã, đập đầu vào bậc thang bê tông gần đó, và bị chấn thương sọ não.

Sau khi hàng rào cảnh sát đó bị hạ gục, đám đông nhanh chóng di chuyển để đánh bại thêm hai hàng rào cảnh sát nữa và tràn vào quảng trường phía tây bên dưới sân khấu nhậm chức. Đến 1 giờ chiều, hàng ngàn người biểu tình bắt đầu dồn ép một hàng Cảnh sát của Tòa nhà Capitol, những người đã được tập hợp đến một cách vội vã.

Bạo lực và bạo loạn bùng phát khi nào?
Đám đông ở quảng trường phía tây trở nên náo loạn và kích động. Dọc theo hàng dài cảnh sát, những người biểu tình nói với cảnh sát lý do tại sao họ tức giận và đặt câu hỏi tại sao cảnh sát lại phản đối nỗ lực của họ để có được câu trả lời về cuộc bầu cử. Một vài xô xát nhỏ đã xảy ra.

Một người biểu tình ở đầu phía bắc của hàng cảnh sát hét vào loa: “Các anh không thể sát hại tất cả chúng tôi! Chúng tôi cứ ở đây! Chúng tôi sẽ không đi đâu cả! Chúng tôi muốn vào! Chúng tôi muốn vào!”

“Tôi là một cựu chiến binh,” một người biểu tình nói với một cảnh sát. “Nếu đó là một mệnh lệnh vi hiến, nghĩa vụ của chúng ta với tư cách là người Mỹ là không tuân theo những mệnh lệnh đó. Tôi biết trong thâm tâm các anh biết rõ điều đó. Hãy làm điều đúng đắn. Hãy làm điều đúng đắn. Đó là tất cả những gì tôi yêu cầu.”

Điểm bùng phát thực sự xảy ra ngay trước 1 giờ 06 phút chiều khi ông Eric Waldow, Phó Cảnh sát trưởng Tòa nhà Capitol Hoa Kỳ, ra lệnh sử dụng lực lượng được trang bị vũ khí “ít hơn mức sát thương” để trấn áp đám đông này.

“Tôi thấy một đám đông đang đánh nhau với các cảnh sát, xô đẩy, ném đạn pháo,” ông nói trên đài phát thanh USCP. “Tôi đã đưa ra cảnh báo về các loại đạn hóa học. Tôi cần một đội có trang bị vũ khí ít gây sát thương hơn ở phía trên tôi để xác định những kẻ kích động và bắt đầu khai triển. Bắt đầu nào, đi thôi, khai triển thôi!”

Đoạn video do một người biểu tình quay bằng máy quay với một cây gậy cao thu thập được không có thấy cảnh đánh nhau hoặc đạn được ném nào vào khu vực mà Phó Cảnh sát trưởng Waldow đứng lúc 1 giờ 06 phút chiều và nơi lực lượng sắp được khai triển.

Ngay trước 1 giờ 07 phút chiều, một lính ném lựu đạn của Cảnh sát Capitol đã dùng một viên đạn bắn vào má trái người biểu tình có tên là Joshua M. Black, 47 tuổi. Ông Black ngay lập tức chảy rất nhiều máu, đến nỗi một vết máu lớn vẫn còn loang lổ trên sàn bê tông suốt cả buổi chiều.

Tin đồn nhanh chóng lan truyền trong đám đông rằng một người biểu tình đã bị bắn. Khi những người xung quanh ấn vào vết thương của ông Black để cầm máu, thì những người biểu tình khác bắt đầu la hét với cảnh sát. Tâm trạng và giọng điệu của đám đông đã thay đổi vào lúc đó.

Khi nào Tòa nhà Capitol bị xâm phạm?

Một người đàn ông chưa được xác định danh tính chỉ được biết đến với hashtag #RedOnRedGlasses đã bắc một tấm ván dài 4,8cm x 9.8cm qua cửa sổ gần Cửa Cánh Thượng viện vào khoảng 2:12 chiều. Bị cáo Dominic Pezzola của Proud Boys đã dùng khiên chống bạo động để đập vỡ cùng một cửa sổ. Trong thời gian ngắn, hàng chục người đã tràn vào tầng Crypt của Tòa nhà Capitol.

Có thương vong vào ngày 06/01 không?

Bốn người ủng hộ ông Trump qua đời tại Tòa nhà Capitol hôm 06/01 là: ông Benjamin Philips 50 tuổi, ông Kevin Greeson 55 tuổi, cô Ashli Babbitt 35 tuổi, và cô Rosanne Boyland 34 tuổi.

Cô Babbitt đã bị Trung úy Cảnh sát Capitol Michael Byrd bắn tử vong ngay bên ngoài Sảnh treo chân dung Chủ tịch Hạ viện lúc 2:44 chiều. Ông Byrd sau đó đã được USCP và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xóa án, nhưng vụ nổ súng này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Một vụ kiện dân sự chống lại chính phủ liên bang đã được đệ trình hôm 05/01.


Cô Boyland gục ngã ở miệng đường hầm Lower West Terrace vào khoảng 4:22 chiều và bị giẫm đạp. Cảnh sát tại lối vào đường hầm phớt lờ lời cầu xin trợ giúp y tế. Một cách khó hiểu, cảnh sát Lila Morris thuộc Sở Cảnh sát Thủ đô đã dùng một cây gậy gỗ bà nhặt được, sau đó đánh vào đầu và mạng sườn cô Boyland, bà Morris không bị kỷ luật về hành động của mình.

Sau khi cô Boyland được kéo vào bên trong Tòa nhà Capitol, Sở cảnh sát Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (MPD), Cảnh sát Công viên Hoa Kỳ, và Cảnh sát Điện Capitol đã tiến hành cấp cứu cho cô với các kỹ thuật cao hơn.

Ông Philips được xác định đã bị đột quỵ dẫn đến tử vong. Đoạn video an ninh thu thập được cho thấy ông Philips không bị trúng đạn của cảnh sát như nhiều người vẫn tưởng. Ông Greeson bị lên cơn đau tim, mặc dù ít nhất một nhân chứng cho biết một viên đạn của cảnh sát đã đánh trúng đầu ông trước khi ông gục xuống.

Khoảng 140 cảnh sát từ lực lượng Cảnh sát Điện Capitol và MPD đã bị thương vào ngày 06/01. Một số cảnh sát bị thương nghiêm trọng đến mức phải kết thúc sự nghiệp. Một số lượng người biểu tình không xác định đã bị thương, trong đó có ông Dominic Vargo, người bị một sĩ quan lái môtô thuộc đội Cảnh sát Tòa nhà Capitol xô ra khỏi gờ cầu thang chỉ sau 2 giờ chiều, và ông Mark Griffin, người bị gãy chân khi một sĩ quan MPD bắn đạn kiểm soát đám đông 40mm vào ông ấy bằng một phát súng ở cự ly cực gần.

FBI và Bộ Tư pháp đã phản ứng thế nào?

Một quyết định đã nhanh chóng được đưa ra nhằm mở cuộc điều tra hình sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ để truy đuổi những người biểu tình và bạo loạn. Hành động sốt sắng này được công tố viên hàng đầu Michael Sherwin mô tả là một chiến dịch “gây chấn động và kinh hoàng,” mượn khẩu hiệu từ cuộc xâm lược Iraq của Hoa Kỳ trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư.


FBI đã thiết lập một trang web với hình ảnh của các nghi phạm hình sự, và các thám tử trực tuyến nhiệt tình đã xuất sắc trong việc xác định danh tính và giao nộp họ cho FBI. DOJ đã thành lập một đơn vị “truy tố nhanh” để buộc tội một danh sách dài các nghi phạm.

Những người biểu tình nhận thấy mình bị hàng xóm, bạn học cũ, và trong một số trường hợp là vợ/chồng cũ hoặc con giao nộp cho FBI. Các vụ bắt giữ tiếp tục không suy giảm trong ba năm, với tổng số hiện lên tới 1,250 vụ.

FBI đã giải quyết việc bắt giữ nghi phạm như thế nào?
Việc FBI sử dụng các đội SWAT để bắt giữ các nghi phạm trong sự viện ngày 06/01 trong hàng chục vụ án đã khiến các luật sư dân quyền cũng như các đặc vụ FBI hiện tại và trước đây lên án.

Trong một trường hợp được ghi lại gần đây, gia đình nhà Westbury ở Lindstrom, Minnesota, đã phải đối mặt với hai cuộc đột kích của SWAT, cuộc đột kích đầu tiên chỉ liên quan đến các cáo buộc khinh tội. Cuộc đột kích thứ hai có sự tham gia của lên đến 60 đặc vụ và việc sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) để bay qua khu nhà thậm chí bay cả vào chuồng gà ở sân sau.


Ông Jonah Westbury nói: “Đối với một khinh tội phi bạo lực một kinh tội không dùng bạo lực, không phải là trọng tội mà họ lại xuất hiện với 20 đến 25 đặc vụ FBI mặc quân phục đầy đủ, các khẩu súng AR-15 đều chĩa thẳng vào tôi như thể tôi là một kẻ khủng bố trong nước.”

Cựu đặc vụ FBI Stephen Friend cho biết việc ông quyết định phản đối những chiến thuật này đã khiến ông bị đình chỉ công việc không lương và cuối cùng buộc ông phải từ giã “công việc mơ ước” của mình. Hồi tháng 05/2023, ông đã làm chứng trước Quốc hội cùng với đặc vụ đặc trách Garret O’Boyle và nhà phân tích Marcus Allen.

Những bị cáo có bị ngược đãi trong tù không?

Các bị cáo đã cho biết nhiều trường hợp bị cai ngục hành hạ và điều kiện sống tồi tệ tại nhà tù District of Columbia, bị các tù nhân gọi một cách chế nhạo là “Gulag ở D.C.” Luật sư biện hộ Joseph McBride đã viết và đệ trình một báo cáo dài 11 trang gửi Nghiệp đoàn Quyền tự do Công dân Hoa Kỳ (ACLU) và Tổ chức Ân xá Quốc tế. Ông cho biết ông chưa bao giờ nhận được một hồi âm nào.
Ông McBride viết: “Ông January Sixers thường xuyên bị biệt giam 22 hoặc 23 giờ mỗi ngày tại DC-GITMO. Được mệnh danh là Đơn vị Yêu nước, bộ phận này trước đây đã không còn tồn tại trong DC-GITMO nhưng đã được mở cửa trở lại đặc biệt để giam giữ ông January Sixers.”

“Nói một cách nhẹ nhàng, cơ sở này thật kinh tởm. Nấm mốc đen xì, nước uống màu nâu, và hệ thống thông gió kém chỉ là một số vấn đề của bản thân cơ sở này.”

Vào ngày 02/11/2021, Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc kiểm tra bất ngờ cơ sở giam giữ D.C. này, dẫn đến khoảng 400 tù nhân được chuyển đi nơi khác, nhưng các bị cáo ngày 06/01 thì không được điều chuyển. Hai ngày sau, bốn thành viên Quốc hội yêu cầu được vào bên trong nhà tù này sau khi bị phó giám đốc nhà tù từ chối nhiều lần.


Các cuộc phỏng vấn với những người bị giam giữ trước khi xét xử vào ngày 04/11/2021 đã nêu chi tiết các điều kiện tại cơ sở này. Các bị cáo ngày 06/01 đã tường thuật lại rằng họ bị ép ngủ dưới ánh đèn sáng choang và phải mang nệm của họ đi quanh nhà tù trong đêm hôm khuya khoắt. Những cuộc phỏng vấn này đã khiến Dân biểu Marjorie Taylor Greene (Cộng Hòa-Georgia) công bố một báo cáo dài 28 trang “Vô cùng Ác nghiệt” (Unusually Cruel).

Tại sao Vệ binh Quốc gia lại không có mặt ở Tòa nhà Capitol?

Theo cựu Cảnh sát trưởng Tòa nhà Capitol Steven Sund, yêu cầu của ông về Lực lượng Vệ binh Quốc gia trước ngày 06/01 đã bị dập tắt vì “bà Pelosi sẽ không bao giờ thực hiện điều đó,” ám chỉ cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California).

Vào ngày 19/09/2023, những bình luận của ông Sund đã được đưa ra tại một phiên điều trần của Tiểu ban Giám sát thuộc Ủy ban Quản lý Hạ viện. Ông Sund làm chứng rằng, cựu viên chức duy đặc trách trì trật tự của Thượng viện Michael Stenger đã đưa ra lời bất bình về bà Pelosi.

Theo ông Kash Patel, cựu trợ lý cao cấp của cựu TT Trump, ông Trump đã ủy quyền cho tối đa 20,000 lính Vệ binh Quốc gia được sử dụng ở D.C. và các nơi khác vào ngày 06/01/2021, nhưng sau đó Thị trưởng D.C. Muriel Bowser và Cảnh sát Tòa nhà Capitol Hoa Kỳ đã từ chối việc sử dụng những đội quân đó. Ông Patel cho rằng cựu Dân biểu Liz Cheney (Cộng Hòa-Wyoming) đã đánh lừa công chúng khi nói rằng ông Trump chưa bao giờ ra lệnh cho quân đội tới Tòa nhà Capitol.


“Bà ấy biết sự thật Cựu TT thứ 45 Trump đã ủy quyền cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia vài ngày trước ngày 06/01, nhưng bà Pelosi và bà Bowser đã từ chối điều đó,” ông Patel nói vào năm 2022. “Bà Cheney biết rằng việc bất kỳ tổng thống nào ra lệnh cho quân đội khai triển trong nước đều là vi hiến. Ông ấy chỉ có thể ủy quyền việc sử dụng họ [quân đội]; vì vậy điều đó phải là một yêu cầu.”

Ông Sund kể chi tiết những nỗ lực bất thành của mình vào ngày 06/01 để có được giấy phép yêu cầu sự cứu viện từ lực lượng Vệ binh Quốc gia, sau đó phải chiến đấu với sự phản kháng của Bộ Quốc phòng. Ông cho biết Cảnh sát Tiểu bang New Jersey đã đến trợ giúp Tòa nhà Capitol còn nhanh hơn cả Vệ binh Quốc gia, vốn đóng cách Tòa nhà Capitol có vài phút.
Đến lúc Lực lượng Vệ binh Quốc gia hiện diện trong khuôn viên Tòa nhà Capitol vào ngày 06/01, thì cảnh sát đã lập lại trật tự và đẩy hầu hết người biểu tình ra ngoài.

Những vấn đề pháp lý nào đã phát sinh từ những vụ truy tố ngày 06/01?

Hồi tháng 12/2023, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đồng ý xét xử đơn khiếu nại việc DOJ sử dụng đạo luật tội phạm văn phòng để truy tố hơn 330 bị cáo ngày 06/01 vì “cản trở một cách sai trái một thủ tục tố tụng chính thức,” một trọng tội có thể bị phạt đến 20 năm tù.

Các công tố viên liên bang cho rằng việc trì hoãn một phiên họp chung của Quốc hội nhằm nghe phản đối của đại cử tri và kiểm đếm phiếu của Cử tri Đoàn trong cuộc bầu cử tổng thống tạo thành một hành vi tội phạm theo Mục 1512(c) – Điều 18 Bộ luật Hoa Kỳ.

Các luật sư bào chữa lập luận rằng điều khoản này, được ban hành theo Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, chỉ nhằm truy tố hành vi gian lận của công ty trong các công ty giao dịch công khai chứ không phải để truy tố các cuộc biểu tình chính trị theo Tu chính án thứ Nhất. Vụ Joseph W. Fischer kiện Hoa Kỳ là vụ kiện ngày 06/01 đầu tiên đưa vấn đề này vào lịch trình của Tối cao Pháp viện và có thể có một tác động to lớn lên nhiều vụ án nếu tòa án tối cao này bác bỏ các hành động của DOJ.

Hàng chục vụ án khác từ sự kiện ngày 06/01 đang trong các giai đoạn kháng cáo khác nhau. Những vụ này bao gồm các tuyên bố rằng DOJ đã giữ lại bằng chứng bào chữa từ các nhóm bào chữa, dẫn đến bồi thẩm đoàn và thẩm phán thực hiện các phiên tòa xét xử không công bằng. Các vụ án khác nêu lên việc các thẩm phán liên bang từ chối yêu cầu chuyển địa điểm xét xử như là bằng chứng cho thấy các bị cáo đã không được hưởng quyền có những bồi thẩm viên bình đẳng.

Việc phát hành video an ninh của Tòa nhà Capitol có tác động gì?

Hồi năm 2022, Chủ tịch Hạ viện đương thời Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) đã cấp quyền truy cập độc quyền hơn 40,000 giờ video an ninh của Cảnh sát Thủ đô cho Fox News, Just the News, và người phụ trách chuyên mục Julie Kelly.

Video này được cung cấp cho các hãng truyền thông đó đã dẫn đến một số tiết lộ, bao gồm một cái nhìn quan trọng về trợ giúp y tế đối với cô Boyland trong bối cảnh cô chờ được mang lên xe cứu thương của Dịch vụ Cứu hỏa và EMS D.C.

Tuy nhiên, Hạ viện đã không đáp ứng được khoảng một nửa số yêu cầu video, điều này hạn chế khả năng của hãng truyền thông này trong việc đưa tin đầy đủ về các sự kiện ngày 06/01.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) đã quyết định thuê một nhà thầu làm mờ khuôn mặt của những người có thể nhận dạng trên video, gây ra làn sóng phàn nàn dữ dội trên mạng xã hội. Quyết định đó sẽ ngăn cản giới truyền thông và bị cáo sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để theo dõi những kẻ khả nghi và xác định số lượng đặc vụ ngầm và người cung cấp thông tin trong đám đông ngày hôm đó.

Điều gì diễn ra tiếp theo đối với cuộc điều tra ngày 06/01?

Vẫn còn phải xem liệu các dân biểu Hạ viện Đảng Cộng Hòa có thành công trong việc thành lập một ủy ban mới về sự kiện ngày 06/01 để điều tra vô số vấn đề bị Ủy ban Đặc biệt Hạ viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát vào năm 2022 bỏ qua hay không.

Những câu hỏi lớn chưa được giải quyết bao gồm vai trò của cảnh sát ngầm, đặc vụ liên bang, và người cung cấp thông tin trong đám đông vào ngày 06/01.
Các tài liệu tòa án do bị cáo William Pope ở Topeka, Kansas nộp ngày 06/01, đã tiết lộ sự hiện diện của hàng chục nhân viên chìm thuộc Đơn vị Giám sát Điện tử của Sở Cảnh sát Thủ đô vào ngày 06/01.


Một trong những nhân viên đó dường như tham gia với tư cách là người kích động, giúp đỡ những người biểu tình vượt qua hàng rào cảnh sát, hối thúc họ đi tiếp và tiến vào Tòa nhà Capitol.

Ký giả phát thanh Bobby Powell đã mất ba năm để cố gắng thuyết phục các nhà điều tra và các ký giả xem đoạn video mà ông đã quay lại được ở sân phía đông của Tòa nhà Capitol, cho thấy một người đàn ông trông giống như đặc vụ ngầm đang phá hoại một tấm kính lớn ở khu vực cửa sổ của Tòa nhà Capitol. Câu chuyện của ông Powell được kể trong bộ phim tài liệu: “Câu chuyện Có thật về ngày 06/01 Phần 2: Đường Về nhà Còn dài.”

Cũng có thể sẽ có hậu quả từ lời khai bị cáo buộc khai man được đưa ra tại phiên tòa đầu tiên xét xử ông Stewart Rhodes, người sáng lập Oath Keepers và bốn bị cáo khác diễn ra từ ngày 27/09 đến ngày 29/11/2022.

Ký giả Steve Baker từ Blaze Media cho biết cuộc điều tra video của ông cho thấy rằng cuộc đối đầu được cho là giữa các thành viên Oath Keepers và Sĩ quan USCP Harry Dunn chưa bao giờ xảy ra vì nhân chứng Đặc vụ USCP David Lazarus không ở gần ông Dunn hoặc các thành viên Oath Keepers vào thời điểm đó.

Những tiết lộ này khiến lời khai của ông Lazarus và ông Dunn trong phiên tòa xét xử Oath Keepers bị nghi ngờ một cách nghiêm trọng. Một luật sư bào chữa cho Oath Keepers, ông Br Geyer, cho biết diễn biến này sẽ dẫn đến việc các bản án kết tội dành cho Oath Keepers bị gạt sang một bên.

Có lẽ bí ẩn lớn nhất còn lại là danh tính kẻ đặt bom ống tại trụ sở D.C. của cả hai Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ vào ngày 05/01/2021.

FBI đã tăng mức tiền thưởng hiện lên tới 500,000 USD cho manh mối thông tin dẫn đến việc bắt giữ người này, nhưng cơ quan này cho biết hầu như không có tiến triển gì trong ba năm qua.

Cục Rượu, Thuốc lá, Súng, và Chất nổ (ATF) liên bang đã từ chối công bố phân tích về hệ thống bom nói trên sau khi The Epoch Times đệ trình yêu cầu về Đạo luật Tự do Thông tin hồi năm 2022.

Joseph M. Hanneman _ Vân Sa & Thanh Nguyên

Không có nhận xét nào: