Ngày 27 tháng 11 năm 2023, Henry Kissinger vừa qua đời tại nhà riêng ở tiểu bang Connecticut, hưởng đại thọ 100 tuổi. Khắp nơi trên toàn thế giới đã bày tỏ ý kiến về “thành tích ngoại giao” của ông Henry Kissinger trong thời gian ông làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt từ thời 1968 cho đến khi ông giã từ cuộc đời. Nhất là đối với người Việt Nam thời gian từ 1968 đến 1975, Henry Kissinger bị chê trách nhiều hơn là khen ngợi. Theo ý kiến riêng của người viết những lời phẩm bình của người Việt mang quá nhiều cảm tính mà thiếu đi phần lý trí và thiếu hoàn toàn tính “thực tiễn chính đáng của người Mỹ”.
<!>
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam cũng như nhiều nhà nghiên cứu của Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam thường bỏ sót giai đoạn tại sao HK vào Việt Nam và can thiệp vào lúc nào : ngay cả Tổng Thống Richard Nixon khi vận động tranh cử vào năm 1967 cũng chỉ nói : “ mọi công dân Hoa Kỳ đừng đặt nặng vấn đề tại sao HK can thiệp vào VN và can thiệp vào lúc nào mà trọng tâm hiện nay là chúng ta phải làm thế nào để rút ra khỏi vũng lầy VN ”. Quả thực là để giải thích và trình bày vấn đề VN đòi hỏi mất nhiều thời giờ và trình bày rất nhiêu khê mà thời gian vận động tranh cử không cho phép (sau này vào năm 1984, ông Richard Nixon đã soạn quyển sách NO MORE VIETNAM để trình bày vấn đề chiến tranh Việt Nam một cách tỷ mỷ.
Sau khi phe Trục (Germany, Italia và Nhật Bản) bị đánh bại, bàn cờ chính trị tại Âu châu có nhiều thay đổi, Liên Sô bành trướng thế lực chính trị của mình bằng cách chiếm giữ các quốc gia Đông Âu và chuyển đổi thể chế chính trị của các quốc gia này sang thể chế độc tài Cộng Sản kiểu Staline, đó là các quốc gia Bulgaria, Poland (Balan), Tiệp Khắc, Hungaria, Đông Đức (riêng nước Áo dưới áp lực của Tổng Thống Harry Truman được giữ trạng thái “trung lập” – coi như một nước đệm giữa Tây Đức và Liên Sô). Liên Sô cũng lăm le chiếm Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nhưng nước Mỹ giúp đỡ chính quyền của 2 nước này đánh bại 2 đảng Cộng Sản địa phương nên Liên Sô bị bao vây trong lục địa không thể đem hải quân ra Địa Trung Hải để dòm ngó Phi Châu được. (Vị trí địa dư của Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng vì hải quân Liên Sô từ Hắc Hải muốn đi ra Địa Trung Hải phải đi qua eo biển Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Hải quân của Liên Sô cũng không thể sử dụng eo biển Dardanelle của Hy Lạp để vượt biển Egée vào Địa Trung Hải được). Đó là chủ trương “be bờ và ngăn chặn” của Tổng Thống Truman từ 1945 đến 1947 tại Âu Châu và Địa Trung Hải. Hoa Kỳ cũng giúp đỡ các nước Bắc Âu như Denmark, Na Uy, Thụy Điển, và Finland cũng được Hoa Kỳ giúp đỡ về quốc phòng rất mạnh để ngăn chận Liên Sô tại vùng biển Baltic. Còn 3 nước Latvia, Estonia và Lithuania tuy bị Hitler và Staline sát nhập từ hồi 1940, nhưng dưới áp lực của Hoa Kỳ 3 quốc gia này vẫn có ghế đại biểu tại Liên Hiệp Quốc từ 1948 với lý do họ là hội viên thường trực của Hội Quốc Liên từ 1919 !!! Bởi vậy vào năm 1992, khi Liên Sô sụp đổ, họ đương nhiên trở thành hội viên của Liên Hiệp Quốc mà không cần bàn thảo tại Đại Hội Đồng LHQ gì hết.
Tại Á châu, Liên Sô tuyên chiến với Nhật 3 ngày trước khi Nhật ký văn kiện đầu hàng với Đại Tướng Mac Arthur trên chiến hạm Missouri, nên hồng quân Liên Sô chỉ giải giới quân Nhật tại Mãn Châu và ½ Triều Tiên về phía Bắc mà thôi. Staline đem toàn bộ chiến lợi phẩm giải giới của 01 triệu quân Nhật đóng tại Mãn Châu giao cho Mao Trạch Đông nên quân của Mao đang từ thế yếu trở thành thế mạnh, quân đội của Mao đã đánh tan 100 sư đoàn của Tưởng Giới Thạch khiến Tưởng Giới Thạch phải bỏ đại lục chạy sang Đài Loan. Tuy vậy khi thành lập Liên Hiệp Quốc và ký Hiến Chương Liên Hiệp Quốc vào năm 1949 tại San Francisco, đại diện cho chiếc ghế của Trung Hoa (kể luôn 5 chiếc ghế thường trực của Hội Đồng Bảo An với quyền tối thượng là quyền PHỦ QUYẾT) vẫn là chữ ký của phái đoàn TRUNG HOA DÂN QUỐC. Khi Mao chiếm được lục địa Trung Hoa, Kim Nhật Thành đang đóng tại Bắc Hàn được Mao chuyển vũ khí đủ để trang bị cho 15-20 sư đoàn bộ binh, y ta xua quân Bắc Hàn tiến đánh Nam Hàn, chính phủ Nam Hàn do Tổng Thống Lý Thừa Vãn lãnh đạo còn quá non yếu, nên phải bỏ chạy về phía nam, chỉ cón 10 cây số nữa là ra biển để lên tàu vượt biển qua Nhật tỵ nạn.
Đại Tướng Mac Arthur đang trú đóng tại Nhật Bản đã sử dụng hải quân đổ bộ tại thành phố Inchon (có trị trí địa dư tương tự như thành phố Quy Nhơn của tình Bình Định của Việt Nam) đánh tan 130,000 quân Bắc Hàn và bắt sống hơn 70,000 quân Bắc Hàn tại đây. Có lẽ Kim Nhật Thành không biết rằng Đại Tướng Mac Arthur là Toàn Quyền cai trị Nhật Bản và Nam Hàn (là cựu thuộc địa của Nhật Bản trước tháng 8 năm 1945) nên ông sử dụng binh lực của Hoa Kỳ mà không cần xin phép hay trình báo gì cả. Mặt khác quân đội của Bắc Hàn là một đám quân ô hợp chưa bao giờ biết hợp đồng tác chiến giữa bộ binh và hải quân như quân đội Mỹ - Nhật nên mau chóng tan rã tại Inchon. Số còn lại chạy ngược về ranh giới Trung Hoa – Bắc Hàn (tức là sông Áp Lục) khiến Mao Trạch Đông phải cử Nguyên Soái Bành Đức Hoài đem 01 triệu chí nguyện quân sang cứu viện. Chiến thuật “Biển người” của chí nguyện quân Trung Cộng khiến Tướng Mac Arthur phải lui quân và đánh điện xin cầu viện từ Washington D.C.
Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu triệu tập Hội Đồng Bảo An và đề xướng các quốc gia hội viên gửi quân đội đến Triều Tiên để duy trì tình trạng an ninh tại nước này (giống như tình trạng hồi 1945 sau khi quân đội Nhật bị giải giới) . Hoa Kỳ góp 250,000 quân, các nước hội viên khác (khoảng 28 quốc gia) góp 30,000 quân. Thí dụ như Thổ Nhĩ Kỳ góp 01 tiểu đoàn bộ binh, nước Pháp góp 2 tiểu đoàn Lê Dương, liên quân New Zealand – Australia góp 2 trung đoàn bộ binh bao gồm cả pháo binh cơ hữu của họ (khoảng 5,000 binh sĩ)...Cuộc biểu quyết được thông qua dễ dàng vì đại biểu của Liên Sô vắng mặt : ngoại trưởng của Liên Sô thời bấy giờ là Molotov chỉ thị cho đại diện của Liên Sô tại Liên Hiệp Quốc phải vắng mặt vì Liên Sô không thể bênh vực cho Trung Cộng và Bắc Hàn là 2 quốc gia tự xưng chưa được quốc gia nào công nhận và cũng chẳng phải là hội viên của Liên Hiệp Quốc.
Khi liên quân Hoa Kỳ và LHQ lùi về tới vĩ tuyến 38, tân tư lệnh quân đội Hoa Kỳ là Đại Tướng Rigdway đã thiết lập một firewall (hàng rào lửa) bằng trọng pháo của bộ binh và hải pháo của Hải Quân HK bắn từ 2 phía Đông và Tây của bán đảo Triều Tiên nên bộ binh của Trung Cộng và Bắc Hàn không thể vượt qua. Trung Cộng và Bắc Hàn chịu ký thỏa ước ngưng chiến tại ngôi làng Bàn Môn Điếm (sát cạnh ranh giới tại vỹ tuyến 38 vì chịu tổn thất nhân mạng quá nặng nề : 01 triệu chí nguyện quân của Bành Đức Hoài hồi năm 1950, tới năm 1953 chỉ còn 600,000 quân.
Tổng Thống Harry Truman khi cất chức Tư Lệnh của Tướng Mac Arthur hồi năm 1952 bị nhiều dư luận dị nghị, nhưng ông đã quyết định đúng vì ông không muốn Hoa Kỳ sa lầy vào cuộc chiến tại Triều Tiên để rồi Liên Sô chiếm trọn Âu Châu !
Trung Cộng mở 2 mặt trận Triều Tiên và Việt Nam chủ yếu là để bành trướng diện địa và muốn trực tiếp đàm phán với Hoa Kỳ nhưng Hoa Kỳ đang ở thế mạnh nên thỏa ước Bàn Môn Điếm chỉ được ký ở một nơi hẻo lánh chứ không được ký ở Paris hay London hoặc Genève như Trung Cộng mong mỏi. Khi vừa chiếm xong lục địa, Mao Trạch Đông chỉ thị cho các tướng lãnh Hồng Quân Trung Hoa giúp đỡ quân đội Việt Minh tấn công quân đội Pháp trú đóng tại Đông Dương. Các chiến dịch hành quân như chiến dịch Biên Giới vào năm 1950 đã khiến quân Pháp mất các cứ điểm Cao Bằng , Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Đông Triều, Móng Cái...
Theo sự suy nghĩ riêng của người viết, Mao Trạch Đông và Bộ Chính Trị Đảng Cộng
Sản Trung Hoa chủ quan nghĩ rằng quân đội Pháp sẽ thua trận vì nước Pháp sau 1945 rất suy yếu không có khả năng chi trả và yểm trợ cho quân đội Pháp tại Đông Dương. Nhưng Mao không hề biết là Hoa Kỳ đã cử một đặc sứ sang Pháp để thuyết phục nước Pháp đừng “bỏ chạy” khỏi Đông Dương. Chính phủ Pháp chấp nhận lời đề nghị này cho nên cuối năm 1951, chính phủ Pháp bổ nhiệm Thống Tướng De Lattre de Tasssigni làm Cao Ủy Đông Dương kiêm nhiệm chức vụ Tư Lệnh quân đội Viễn Chinh Pháp tại Đông Dương. Năm 1951, quân đội Pháp đã có sẵn 40,000 quân đóng tại Đông Dương, Thống Tướng De Lattre de Tassigni phải đem thêm 180,000 quân từ Âu Châu sang Đông Dương. Quân Đội Pháp không thể có số quân nhân tại ngũ lớn lao như vậy nên Thống Tướng De Lattre phải lấy thêm quân của các xứ thuộc địa của Pháp như Maroc, Algeria, Tunisia, Cộng Hòa Trung Phi...và tuyển thêm các tội phạm chiến tranh của chế độ Đức Quốc Xã vào các đơn vị Lê Dương của Pháp.
Sang tới Đông Dương, Tướng De Lattre giải vây cho secteur Vĩnh Yên và đẩy lui quân Việt Minh của Võ Nguyên Giáp sang bên kia biên giới Việt Hoa rồi dần dần chiếm lại các vị trí quan trọng dọc theo biên giới Hoa Việt. Sang năm 1952, sau khi liên danh Eisenhower – Richard Nixon nhậm chức, Thống Tướng De Lattre đi Hoa Kỳ hội đàm với các giới chức cao cấp về chính trị và quân sự đồng thời ký kết những văn kiện mà ông chỉ được hứa miệng trước khi đem đại quân sang Đông Dương hồi 1951. Chính phủ Hoa Kỳ nói rõ cho Thống Tướng De Lattre biết là chính phủ Hoa Kỳ viện trợ mọi mặt cho quân đội Pháp chiến đấu tại chiến trường Đông Dương với nhiệm vụ chính là mượn tay của quân đội Pháp đánh cho quân đội Việt Minh tan tác để khi chia đôi Việt Nam (theo thỏa thuận của hội nghị Postdam ký hồi tháng 5/1945), chính quyền miền Nam không Cộng Sản mới không bị quân Việt Minh nuốt chửng. Chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ quân đội Pháp tại Đông Dương không phải để nước Pháp tái chiếm Đông Dương tái lập lại thuộc địa Indochinois như bọn Việt Cộng tuyên truyền. Theo như hồi ký của Đại Tướng Henri Navarre – vị Tư Lệnh cuối cùng của quân đội Pháp tại Đông Dương, số tiền viện trợ lên tới 8 tỷ dollars chiếm 79% chi phí quốc phòng của nước Pháp trong chiến tranh Đông Dương 1950 -1954 (trích hồi ký của Đại Tướng Henri Navarre viết tai Paris vào năm 1956)
Các tướng lãnh của quân đội Pháp không ngu như sự tuyên truyền khoác lác của Việt Cộng khi phẩm bình về sự thành lập của căn cứ Điện Biên Phủ, vì mục đích căn cứ này là “cục đường” nhằm thu hút quân đội VM cố gắng hạ thủ căn cứ này để gây tiếng vang về chính trị cho nên tổn thất về nhân sự của quân đội Việt Minh mới đáng để HK chú ý :
** Lưu ý thứ nhất : Đại Tướng Henri Navarre cũng như nhiều tướng lãnh khác của Pháp phiền trách là HK không sử dụng oanh tạc cơ B-29 để cứu vãn căn cứ Diện Biên Phủ. Phía HK không có ai trả lời hay biện bạch gì về chuyện này, nhưng theo ý kiến của Trung Tá Hồ Văn Thống (khóa 10 Võ Bị Dalat – nguyên chủ sự phòng An Ninh Quân Đội của Quân Khu 1), sau khi căn cứ Điện Biên Phủ thất thủ, quân đội Việt Minh đã bị “chấn thương nặng” phải chờ 10 năm sau tĩnh dưỡng mới có thể tái chiến được. Do đó quân đội Pháp đã hoàn thành được nhiệm vụ được giao nên HK không cần phải bỏ thêm bom đạn vô ích.
Ghi chú : Trung Tá Hồ Văn Thống cho biết đây là ý kiến của một giáo sư thỉnh giảng của Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp khi các học viên mổ xẻ về case study Điện Biên Phủ 1954 . Trung Tá Hồ Văn Thống cũng cho biết là 2 căn cứ phụ của Điện Biên Phủ là căn cứ Isabelle và Béatrice, một trong 2 căn cứ phụ này bị tràn ngập, nhưng Bộ Tư Lệnh Quân Đội Pháp ở Hà Nội ném Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù xuống giải vây tái chiếm lại được vì Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù sử dụng tiểu liên MT 3 và tiểu liên Thompson mà quân Việt Minh không có tiểu liên đánh cận chiến nên phải bỏ chạy. Thiếu Tá Bigard là Tiểu Đoàn Trưởng và Trung Úy Phạm Văn Phú là Đại Đội Trưởng, năm 1975 ông Bigard lên Tướng và có chân trong phái bộ quân sự của Pháp vào giờ phút hấp hối của VNCH.
** Lưu ý thứ hai : Đại Tá Lansdale (giám đốc cơ quan CIA sau này) đã tới VN sau khi Thống Tướng De Lattre de Tassigni từ Hoa Kỳ trở lại Đông Dương. Công việc của Đại Tá Landsdale là tiếp xúc, gầy dựng cơ sở cho miền Nam VN như ông tiếp xúc với các giáo phái cõ võ trang như Cao Đài, như Hòa Hảo...chứ ông không hề tiếp xúc và hỗ trợ các đảng phái chính trị có địa bàn hoạt động mạnh tại miền Bắc như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Duy Dân Quốc Dân Đảng...
** Lưu ý thứ ba: Tướng De Castries đánh điện gửi tất cả các đơn vị đồn trú trong căn cứ Điện Biên Phủ, ông ra lệnh “ngưng chiến đấu” chớ không có đánh điện “xin đầu hàng” như bọn Việt Cộng thường hay khoác lác. Nếu VC hay những kẻ “thiên Cộng” cho rằng tôi là “tay sai của đế quốc” thì hãy trưng dẫn bức diện “xin đầu hàng” của Tướng De Castries !!!
Từ trong hầm chỉ huy bước ra ngoài, Tướng De Castries đi đứng bình thường không hề dơ 2 tay lên đầu như những người đầu hàng thật sự (bức hình này vẫn còn lưu trữ trong tài liệu quân sử, nhưng các sử gia của VC không bao giờ trưng ra).
** Lưu ý thứ tư : 2 bộ đội của VC cắm cờ trắng lên nóc hầm chỉ huy của Tướng De Castries chứ không có quân nhân Pháp nào cắm cờ trắng hết cả (tấm hình lưu trữ vẫn còn nằm trong tài liệu quân sử của VM, nhưng hiếm khi được trưng ra)
** Lưu ý thứ năm : căn cứ Điện Biên Phủ thất thủ, nhưng quân đội Pháp không tháo chạy tại các tỉnh thành và các căn cứ khác, và giữ vững toàn trận địa. Điều đó chứng tỏ quân Việt Minh của Võ Nguyên Giáp không còn sức lực để đánh đuổi quân Pháp như vua Quang Trung quét sạch quân nhà Thanh hồi cuối thế kỷ 18 hay oai hùng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tiêu diệt toàn bộ quân lực Mông Cổ trong trận Bạch Đằng Giang hồi cuối thế kỷ 13 !!
** Lưu ý thứ sáu : Chu Ân Lai bắt buộc Hồ chí Minh và Phạm Văn Đồng phải ký Hiệp Định Genève 1954 vì sau trận chiến Đông Dương, Hoa Kỳ không hề hấn gì, nhưng Hoa Lục thì không đủ tiềm lực kinh tế để “theo đuổi chiến tranh”. Đối với Trung Cộng, phái đoàn ngoại giao của Trung Cộng được 2 cường quốc Anh và Nga mời đến Genève tham dự “hội nghị quốc tế” đã là tiến bộ lớn rồi (Genève quan trọng và uy thế hơn Bàn Môn Điếm gấp trăm lần).
** Lưu ý thứ bảy : trình độ học vấn của Hồ chí Minh và Phạm Văn Đồng quá thấp kém nên nhận thức sai về bối cảnh thế giới và vai trò nhược tiểu của Bắc Việt, tôi căn cứ trên luận điệu tuyên truyền của CSBV từ 1945 đến nay 2024 thì thấy bọn CS tự huyễn hoặc và phóng đại quá trớn thành tích của VC khiến đất nước VN trong 70 năm nay cứ đứng hàng áp chót trong bảng xếp hạng của khoảng 180 nước hội viên của LHQ !!!
Sau 1954, chính quyền VNCH lo xây dựng hạ tầng cơ sở như đào tạo giáo dục, phát triển kinh tế, bảo đảm y tế cho toàn dân...thì chính quyền CSBV lại chuẩn bị chiến tranh xâm lược miền Nam qua chiêu bài “Giải Phóng Miền Nam”. Điểm thiếu sót lớn của các lãnh tụ chính trị của miền Nam là không nhìn thấy cái gọi là “địa lý chính trị” và vai trò “điều khiển cuộc cờ tòan cầu của Hoa Kỳ” nên khi nắm được chính quyền thường hay bị lật đổ chứ ít khi được đứng trong vị thế “cộng tác viên lưỡng lợi đồng chia” với (chính quyền ) Hoa Kỳ.
Trong 5 năm đầu 1955 – 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm được Hoa kỳ giúp đỡ tối đa và cũng đạt được nhiều thành quả thuận lợi, nhưng từ năm 1960 trở đi, chính phủ Hoa Kỳ không còn có mối giao hảo tốt đẹp với chính phủ Ngô Đình Diệm. 50-60 năm sau, tổng kết những phàn nàn trách cứ của cả 2 phía, người ta vẫn không hiểu tại sao Hoa Kỳ gây rối tại chính trường miền Nam VN như vậy, để rồi nhiều quân cán chính VNCH trách cứ là chính HK đã giúp Việt Cộng tiến chiếm VNCH hoặc than vãn là HK không tận tình giúp VNCH như Liên Sô và Trung Cộng đã từng giúp Việt Cộng. Cá nhân người viết thông cảm với những lời trách cứ và than vãn đó nhưng không đồng ý.
DIỄN GIẢI THỨ NHẤT : Hoa Kỳ là quốc gia giàu có nhất (hiển nhiên quá không ai tranh cãi) và cũng là quốc gia tốn nhiều tiền nhất để BẢO VỆ các quốc gia khác. Hoa Kỳ giúp VNCH chống lại CSBV đồng thời cũng ngăn chận Trung Cộng xâm chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Anh em Tổng Thống Diệm cũng biết CSBV nhận viện trợ của Trung Cộng để thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhưng cả 2 ông không đánh giá mức độ nguy hiểm và mức độ quan trọng như các think-tanks của Hoa Kỳ. 2 anh em Tổng Thống Diệm tin rằng “Ấp chiến lược” sẽ loại bỏ du kích địa phương, nhưng các chiến lược gia của HK biết rằng nhờ dãy Trường Sơn , CSBV sẽ đem cả triệu quân vào Nam mà các “Ấp Chiến Lược” không thể chống đỡ.
Cả Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp và toàn thể Bộ Chính Trị VC không biết Hoa Kỳ có vũ khí mới để khắc chế chiến thuật “Biển Người” của quân Trung Cộng, đó là “hàng rào điện tử Mac Namara” và “pháo đài bay B-52”.
DIỄN GIẢI THỨ HAI : để có địa bàn cho 2 loại vũ khí giết người hàng loạt vừa nêu trên hoạt động hữu hiệu, Hoa Kỳ đã ký Hiệp Định Genève 1962 để thành lập “ Chính Phủ Liên Hiệp 3 thành phần ở Lào”, cũng có nghĩa là mở cửa biên giới Việt Miên Lào cho phép hàng triệu quân Bắc Việt xâm nhập miền Nam. Chính phủ HK không thể đem quân ra Bắc tiêu diệt quân CSBV được, nhưng diệt quân CSBV trên biên giới 3 nước (Việt – Miên – Lào ) thì rõ ràng Hoa Kỳ không tấn công vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền như BV nên về mặt ngoại giao chính thống , chính phủ HK không thể bị kiện cáo. Đó là lý do CSBV dấu nhẹm tất cả những tổn thất nhân mạng cũng như tổn thất về quân trang quân dụng trong suốt thời gian chiến tranh (cho đến bây giờ 2024, CSBV cũng vẫn còn dấu kín các tổn thất)
DIỄN GIẢI THỨ BA : Hoa Kỳ đem 550,000 quân vào Việt Nam vào tháng 3 /1965 là để phòng hờ cuộc đảo chính của Đảng Cộng Sản Indonesia, nhưng Tướng Suharto đảo ngược tình hình và chỉ trong 01 tuần có tới hơn nửa triệu đảng viên Đảng Cộng Sản Indonesia bị giết và Trung Cộng bị hoàn toàn đẩy ra khỏi địa bàn Indonesia và Malaysia.
DIỄN GIẢI THỨ TƯ : Mối nguy ở Indonesia đã được giải quyết xong nhưng quân đội Hoa Kỳ vẫn còn hơn nửa triệu quân trú đóng tại Nam Việt Nam. Theo như các bình luận gia chính trị thời đó (1965) nghĩ rằng CSBV vẫn còn có khả năng chiếm được miền Nam VN, nhưng theo quan điểm của cá nhân người viết, Hoa Kỳ chưa rút quân ra khỏi vì HK chưa nói chuyện được với Trung Cộng cũng như chưa có một cam kết hay thỏa ước. Tới năm 1966, biến cố Cách Mạng Văn Hóa làm xáo trộn toàn thể Trung Hoa và sau đó chính quyền Mao Trạch Đông mới chính thức từ bỏ vai trò “xuất cảng chiến tranh giải phóng ra toàn thế giới” để lui về quốc nội “chỉnh đốn hàng ngũ”. Rồi cuộc chạm trán giữa quân đội Liên Sô và quân đội Trung Cộng ở biên giới Nga – Hoa vào năm 1969 khiến 2 bên phải dàn quân phòng ngự (mỗi bên dàn trên 55 sư đoàn bộ binh). Lúc này chinh phủ của Tổng Thống Nixon biết nhu cầu của Mao – Chu cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ nên ông ra lệnh cho Henry Kissinger bí mật tiếp xúc. Cuộc tiếp xúc bí mật này đưa tới thành quả vĩ đại là chuyến viếng thăm của Nixon sang Hoa Lục vào năm 1972 mà mọi người đều biết cho nên người viết thấy không cần phải dài dòng lập lại trong bài viết này.
Có chăng là phải viết những sự thật mà phía quân dân cán chính VNCH luôn “tự trách mình” và phiền trách các vị lãnh đạo của VNCH (từ Tổng Thống Diệm cho đến Tổng Thống Thiệu) đã thất bại trong việc “bảo vệ” miền Nam VN . Người viết xin nêu một số sự thật như sau :
SỰ THẬT THỨ NHẤT : Hồ chí Minh và Đảng CSVN không có thẩm quyền gì trong việc chia đôi đất nước vì 4 đại cường (Hoa Kỳ - Anh – Liên Sô và Trung Hoa Quốc Gia) Hoa Quoôốc Gia)H đã chia sẵn trong Hội Nghị Postdam hồi tháng 5 /1945 rồi (cả nước Pháp cũng không có quyền gì cả).
SỰ THẬT THỨ HAI : Hồ chí Minh và Đảng CSVN đánh giá quá cao thế lực của Trung Cộng trong khi bản thân Trung Cộng xin được tiếp xúc với Hoa Kỳ và “phấn đấu” để được Hoa Kỳ thu nhận vào Liên Hiệp Quốc mà không được. Trong khi lại đánh giá HK quá thấp mà không ngờ rằng HK là một quốc gia SIÊU GIÀU, giàu đến nỗi khi lâm nạn không có quốc gia nào có khả năng cứu trợ và HK lại là quốc gia đi trước nhất trong lãnh vực cứu trợ khi các quốc gia khác lâm nạn.
SỰ THẬT THỨ BA : Hồ chí Minh và toàn thể Ban Lãnh Đạo của Đảng CSVN trình độ học thức quá thấp kém nên không hiểu biết một chút gì về chính trị thế giới, cho nên đã đưa đất nước tới chỗ tồi tệ và dân chúng bị hy sinh “không cần thiết”. Vì cả Hoa Kỳ và Trung Cộng đều chơi game TAM QUỐC CHÍ TÂN THỜI nên khi 2 đại cường này “thỏa thuận” với nhau để đốn ngã Liên Sô thì họ bỏ mặc VN tự giải quyết với nhau, nghĩa là 2 phe Nam – Bắc VN khôn thì cả 2 miền đều có lợi, còn như “ngu dần” thì ráng mà ôm hận chứ HK và Trung Cộng còn phải lo “đại sự” của họ quan trọng hơn nhiều. Hiện nay Nguyễn Phú Trọng cũng như Phạm Minh Chính cũng không khá gì hơn vì vẫn không hiểu tại sao nước CUBA tới giờ này vẫn bệ rạc mà vẫn tự hào ??
SỰ THẬT THỨ TƯ : toàn ban lãnh đạo của Đảng CSVN toàn là một lũ ngu dốt láu cá vặt mà cứ vỗ ngực là “đỉnh cao trí tuệ”. Thí dụ như khi nói về Hiệp Đinh PARIS 1973, luôn tự hào là Kissinger và Nixon không thông minh bằng Lê Đức Thọ vì bị “buộc” phải để quân BV được ở lại miền Nam VN trong khi quân ngoại nhập HK phải rút về nước (thực ra bộ binh HK đã về nước từ cuối năm 1971). Thực tế, cả Nixon và Kissinger biết thừa là BV sẽ tiến chiếm miền Nam, nhưng 2 con cáo già này không nói cho Lê Đức Thọ biết là BV chiếm được miền Nam thì HK sẽ không viện trợ tái thiết 3 tỷ 250 triệu dollars theo quy định của điều khoản 21B của Hiệp Định Paris 1973 (Gần 50 năm sau Đại Thắng Mùa Xuân 1975, CSVN vẫn không dám đòi và HK cũng không chi ra một xu teng nào cả)
Khi Kissinger vừa qua đời, trên internet có ai đó vẽ một bức hí họa với 2 khuôn mặt của Lê Đức Thọ tươi cười đón chào Kissinger với lời chú thích từ Lê Đức Thọ như sau : “ Chào ông bạn, lâu ngày chúng ta mới gặp lại, ông có mang gì tặng tôi không ?”. Kissinger đáp trả : “ Sure, tôi có mang cho ông 3 tỷ 250 triệu dollars tiền hàng mã đây, các ông tha hồ mà tiêu dùng đấy nhé”.
Câu chuyện vừa kể trên làm tôi nhớ lại mấy câu thơ mà hồi đệ thất 1961, giáo sư Việt Văn Lư Hoàng Tuấn dạy như sau:
Bà già ra chợ cầu Bông,
Xin bói một quẻ lấy chồng lợi không ?
Thầy bói trả lời :
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn !
Để chấm dứt bài viết này.
San José ngày 04 tháng giêng năm 2024
Trần Trung Chính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét