Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

Hội Chợ “Mùa Xuân Bên Mẹ!” Của Công Đồng Công Giáo San Jose, Chắc Chắn Sẽ Là Là Hội Chợ Tết Lớn Nhất San Jose, Mừng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Và Kính Chuyển Tin Quốc Tế Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tết Nguyên Đán Giáp Thìn San Jose Có Gì Lạ? Chắc Chắn Phải Là Hội Chợ Tết Lớn Nhất Năm Nay! Hân Hạnh Giới Thiệu: Hội Chợ “Mùa Xuân Bên Mẹ!” Do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận San Jose Tổ Chức Liên tiếp trong 3 ngày: Thứ 6, Thứ 7, Chủ Nhật Ngày 16, 17, 18 tháng 02 Năm 2024 Tại: History Park 635 Phelan Ave, San Jose, Ca 95112
<!>




Với những tiết mục Mừng Xuân ít có hội chợ nào có:
-Trên 20 Ca Sĩ nổi tiếng nhất hải ngoại liên tục trình diễn trên 2 sân khấu chính, chưa kể vài chục ca sĩ địa phương cộng tác
-Chương trình thi đua thiếu nhi tài sắc
-Trò chơi dân gian, biểu diễn ảo thuật, võ thuật
-Dạo chơi Chợ Bến Thành, Chùa Một Cột, Linh Địa Đức Mẹ La Vang, Vườn Hoa Anh Đào…
-Tràn ngập các gian hàng Ẩm thực, món ăn 3 miền, các gian hàng chợ Tết, các Kiosk bảo trợ…
-Đặc biệt nhất, 5 Con Rồng dài 50 feet, do một nghệ nhân khéo tay thực hiện, sẽ dắt Quý Khách Du Xuân khắp nơi!

Và còn hàng trăm tiết mục hấp dẫn khác…
-Vào cửa, đậu xe hoàn toàn miễn phí!
Hội Chợ đã phải chuẩn bị một thời gian rất dài, với rất nhiều các cộng đồng Công Giáo, các giáo xứ tại San Jose góp tay thực hiện.
Xin nghe Clip Video giới thiệu, mới thấy, phải là hội chợ lớn nhất, trong thành phố có động người Việt, cư ngụ đông nhất tại Hải Ngoại!


Mong Mùa Xuân Này, Vui Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, Không Nên Bỏ Qua!
Liên Lạc: Vũ Phong (408) 595-2394
Phạm Thanh (408) 646-1126
Triệu Ngọc Yến (650) 327-0227


Chuyện Ngày Tết, Ăn Một Cái Bánh Chưng Tương Đương… 6 Tô Phở Gà!

-Bánh chưng là loại bánh truyền thống được yêu thích ngày tết với hương vị thơm ngon, tuy nhiên đây là thực phẩm rất giàu năng lượng, khiến cơ thể dễ tăng cân nếu ăn quá nhiều.


(Một cái bánh chưng cung cấp 2.500 calo)
Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thu Hà – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn – cho biết, dựa vào bảng thành phần các loại thực phẩm tại Việt Nam được công bố bởi Bộ Y tế, trong 100 gram thực phẩm có gạo nếp cái chứa 348 kcal, 75,1 gram carb, 8,6 gram protein, 1,5 gram chất béo. Đậu xanh chứa 326 kcal, 57,8 gram carb, 23,4 gram protein, 2,4 gram chất béo. Thịt ba chỉ heo chứa 260 kcal, 0 gram carb, 16,5 gram protein, 21,5 gram chất béo.
Thông thường để làm ra 1 cái bánh chưng chúng ta sẽ cần khoảng 400 g gạo nếp, 200 g thịt lợn, 200 g đậu xanh. Như vậy với những thành phần trên, một chiếc bánh chưng đầy đủ thành phần có thể cung cấp khoảng 2.500 calo, tương đương với khoảng 6 tô phở gà.

Thông thường, người Việt khi ăn sẽ cắt bánh chưng ra làm 8 phần. Vậy trung bình 1 miếng bánh chưng sẽ có hàm lượng khoảng 300 calo. Đặc biệt với thói quen ngày tết, bánh chưng để lâu sẽ được chiên để thay đổi khẩu vị, lượng dầu mỡ sử dụng để chiên bánh sẽ tăng thêm calo dễ dẫn đến cân nặng tăng mất kiểm soát.
Lưu ý khi ăn bánh chưng trong dịp tết
Bác sĩ Nguyễn Thu Hà khuyến cáo dù bạn có thích ăn bánh chưng như thế nào thì cũng nên ăn có sự kiểm soát. Với một hàm lượng calo cực kỳ cao nói trên, trong dịp tết tốt nhất bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 miếng bánh chưng là vừa hoặc chỉ ăn 1 cái bánh chưng nhỏ. Bạn có thể ăn các món nhiều rau trước để giảm lượng thức ăn ăn vào ngày tết. Đặc biệt, bạn nên duy trì thói quen vận động khoảng 30 phút mỗi ngày để giảm bớt lượng calo cung cấp cho cơ thể.

Ngoài ra, nếu ăn bánh chưng thường xuyên sẽ không tốt cho người bệnh có bệnh lý tim mạch và tiểu đường, vì có nhiều chất béo bão hòa không có lợi cho sức khỏe tim mạch, cung cấp dư thừa calo gây thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ tăng biến chứng bệnh tật. Ngoài ra những món ăn kèm như dưa món, củ kiệu, giò chả, lạp xưởng còn có chứa hàm lượng muối natri cao không thích hợp cho người tăng huyết áp.
Đối với người bệnh đái tháo đường, nếu dùng bánh chưng không nên dùng quá 150 g/ngày và phải tiết giảm lượng thức ăn giàu tinh bột đường trong ngày. Còn đối với người bệnh tăng huyết áp, nếu ăn dưa món, củ kiệu nên dùng loại ngâm bằng giấm đường và ngâm nước lọc trước khi ăn để giảm hàm lượng muối. Với những người bệnh thừa cân béo phì thì nên kiêng bánh chưng, đặc biệt là bánh chưng chiên rán nhiều dầu mỡ. Vì có thành phần chính của bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh nên bánh chưng thực sự không tốt cho người bị đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, ợ chua, khó tiêu…

Ăn bánh chưng thế nào để không tăng cân?
Bác sĩ Thu Hà chia sẻ cách ăn bánh chưng để không tăng cân bằng những mẹo dưới đây:
Không ăn bánh chưng chiên rán
Không ăn bánh chưng kèm các món có tinh bột và món nhiều dầu mỡ như xôi, nem rán, thịt đông, thịt kho trứng, móng giò,…
Bắt đầu bữa ăn với các loại rau xanh và nước uống ít calo như nước lọc, trà kombucha, trà xanh.

Ăn chậm, nhai kỹ và không ăn quá nhiều 1 món trong bữa.
Tập thể dục để đốt calo.
Không nên ăn vào buổi tối, chỉ nên ăn vào buổi sáng hoặc trưa. Mỗi ngày tốt nhất nên ăn không quá 1 phần 8 miếng bánh chưng, không nên ăn liên tiếp 2 ngày.
Hạn chế các loại thực phẩm nhiều năng lượng khác trong ngày tết như bánh, mứt, hoa quả sấy, rượu, bia, đồ uống có gas,…


Tin Quốc Tế Đó Dây
***
Ngoại Trưởng Liên Hiệp Âu Châu Họp Để Tìm Giải Pháp Cho Hòa Bình Tại Gaza


(Hình: Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell, phát biểu báo chí tại Brussels, thủ đô của Bỉ, ngày 22/1/2024.)
-Ngày 22/1/2024, Hội nghị Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu diễn ra tại Brussels với sự tham dự của Tổng Thư ký Liên đoàn Ả Rập cùng với các Ngoại trưởng của Ai Cập, Ả Rập Saudi, Jordan, Do Thái và Palestine nhằm tìm kiếm các biện pháp khẩn cấp và xây dựng tiến trình hòa bình lâu dài cho cuộc xung đột tại Gaza.
Từ Brussels, thông tín viên Pierre Benazet của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
Lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell nhấn mạnh nhiều Ngoại trưởng đã yêu cầu người đồng cấp Do Thái phải đưa ra các biện pháp khẩn cấp giúp giảm bớt những đau khổ mà người dân Palestine đang phải gánh chịu. Nhưng đối với ông Borrell, chúng ta còn phải bắt đầu một tiến trình lâu dài hơn và xây dựng lại tương lai hòa bình, ba mươi năm sau Hiệp định Oslo.

Ông nói: "Trước tiên chúng ta phải tập trung vào các biện pháp khẩn cấp, nhưng không có nghĩa là ta không thể bắt đầu tìm kiếm các giải pháp lâu dài. Từ bây giờ phải bắt đầu chuẩn bị cho một hội nghị hòa bình, nhằm giải quyết xung đột cũng như các nguyên nhân gốc rễ của nó và tìm kiếm một giải pháp ổn định. Nếu không, chúng ta sẽ lại bước vào một chu kỳ bạo lực mới, không có hồi kết. Chúng tôi đã bắt đầu công việc này với bản Dự thảo kế hoạch hòa bình đầu tiên. Kế hoạch này phải bảo đảm an ninh vững chắc cho Do Thái và Nhà nước Palestine trong tương lai".
Các nước Âu Châu đã không thuyết phục được Do Thái, ngay cả khi họ khẳng định rằng tiến trình hướng tới giải pháp hai Nhà nước chỉ có thể đạt được khi Hamas bị tiêu diệt. Họ trông cậy vào các quốc gia trong khu vực giúp bảo đảm an ninh cho Do Thái và Palestine, hỗ trợ về tài chánh và ngoại giao để thúc đẩy đàm phán.
Về phần mình, Ngoại trưởng Israel Katz của Do Thái từ chối xem xét giải pháp này, đồng thời khẳng định ông đến Brussels để bảo đảm rằng Âu Châu vẫn đang ủng hộ cuộc chiến "tiêu diệt" Hamas và yêu cầu Hamas trả tự do cho các con tin. Ông cũng cho các Bộ trưởng Âu Châu xem hai đoạn video: một video về dự án xây đảo nhân tạo ở Gaza và một video khác liên quan đến tuyến đường sắt nối Do Thái với Ấn Độ.


Báo Mỹ: Do Thái Đề Nghị Hưu Chiến Hai Tháng Để Trao Đồi Con Tin và Tù Nhân


(Hình: Biểu tình đòi trả tự do cho các con tin đang bị Hamas cầm giữ tại Gaza. Jerusalem, thủ đô của Do Thái, ngày 28/12/2023.)
-Hôm 22/1/2024, trang mạng Axios của Mỹ đưa tin Do Thái đã đề xuất một đợt hưu chiến kéo dài 2 tháng với phía Hamas để trả tự do cho toàn bộ con tin còn bị cầm giữ ở Gaza.
Theo trang Axios, Do Thái đã thông qua hai nước trung gian là Qatar và Ai Cập để đề nghị Hamas tạm dừng giao tranh trong vòng hai tháng nhằm đổi lấy việc thả các con tin. Đề xuất này không đồng nghĩa với việc chấm dứt chiến tranh ở Gaza, mà chỉ là một thỏa thuận hưu chiến thứ hai, sau thoả thuận đầu tiên hồi tháng 11 năm 2023.

Theo chính quyền Do Thái, lần hưu chiến này sẽ cho phép trao trả, theo nhiều giai đoạn, các con tin còn sống cũng như hài cốt của những người đã thiệt mạng. Giai đoạn đầu tiên sẽ bao gồm phụ nữ và nam giới trên 60 tuổi, tiếp đó là các nữ quân nhân, đàn ông dưới 60 tuổi nhưng không phục vụ trong quân đội, các nam quân nhân Do Thái và cuối cùng là hài cốt của các con tin.
Theo kế hoạch, Do Thái và Hamas trước hết phải đạt được đồng thuận về số tù nhân Palestine được thả để đổi lấy các con tin Do Thái theo từng nhóm đối tượng, sau đó đàm phán về tên của từng tù nhân. Chính quyền Do Thái cho biết 132 con tin vẫn bị cầm giữ ở dải Gaza, trong đó 28 người được cho là đã chết.
Trong khi đó, theo nhật báo The Wall Street Journal, Hoa Kỳ, Ai Cập và Qatar đang cố thuyết phục Do Thái và Hamas đồng ý thả các con tin trong thời hạn 90 ngày để đổi lấy việc Do Thái rút quân khỏi Gaza
Về tình hình chiến sự, hôm nay giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt giữa Do Thái và Hamas ở thành phố Khan Younès, miền Nam Gaza. Riêng trong ngày hôm qua đã có 24 binh sĩ Do Thái thiệt mạng. Đây được coi là ngày giao chiến đẫm máu nhất với quân đội Do Thái. Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết quân đội Do Thái đã mở điều tra về "thảm họa" này, đồng thời sẽ "rút ra bài học và làm tất cả những gì có thể để bảo toàn mạng sống của các binh sĩ".


Liên Quân Mỹ-Anh Lại Oanh Kích Vào Lực Lượng Houthi ở Yemen


(Ảnh: Một máy bay Typhoon FGR4 của Không lực Hoàng gia Anh cất cánh trong một phi vụ không kích các mục tiêu của Houthi tại Yemen đêm 22/1/2024.)
-Trong đêm 22/1/2024 qua ngày 23/1, liên quân Mỹ-Anh đã oanh kích hàng loạt vị trí của lực lượng nổi dậy Houthi tại Yemen, được Iran hậu thuẫn. Theo Luân Đôn, mục tiêu của loạt tấn công lần thứ hai này là nhằm làm suy giảm năng lực tấn công của lực lượng Houthi vào các tàu di chuyển qua Hồng Hải.
Trên mạng X (Twiter cũ), đại diện của Houthi cho biết sẽ trả đũa các vụ oanh kích nói trên và tuyên bố rằng hành động của liên quân Mỹ-Anh "chỉ làm tăng thêm quyết tâm của người dân Yemen trong việc thực thi nghĩa vụ đạo lý và nhân đạo đối với người dân Palestine bị đàn áp tại Gaza".

Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:
"Đây là lần thứ hai Hoa Kỳ và Anh Quốc tiến hành các cuộc oanh kích phối hợp với cùng quy mô chống lại lực lượng nổi dậy do Iran hậu thuẫn. Mỹ và Anh được Bahrein, Gia Nã Ðại, Úc Ðại Lợi và Hòa Lan hỗ trợ. Tổng cộng gần 30 phi đạn với độ chính xác cao đã được bắn từ các phương tiện trên biển, tàu ngầm, máy bay, và đặc biệt là từ hàng không mẫu hạm Eisenhower đang có mặt tại Hồng Hải.
Tám mục tiêu đã bị nhắm đến, chủ yếu là các vị trí phóng drone và phi đạn, cũng như các hệ thống điều khiển phi đạn, hoặc hệ thống giám sát phòng không và một kho vũ khí ngầm trong lòng đất. Theo một viên chức quân sự Mỹ, loạt tấn công thứ hai này có thể đã làm suy giảm từ 30 đến 40% năng lực tấn công của lực lượng Houthi, so với từ 20 đến 30% trong loạt tấn công đầu tiên hôm 11/1.
Mục tiêu của các cường quốc tham gia chuẩn bị và tiến hành loạt tấn công được gọi là "ở mức tương thích và cần thiết" này vẫn là hướng đến làm giảm căng thẳng và tái lập ổn định tại Hồng Hải. Cảnh báo nhắm tới lực lượng Houthi vẫn không thay đổi: Liên quân, với Mỹ - Anh là trụ cột, sẽ kiên quyết bảo vệ an toàn và tự do lưu thông tại một trong các tuyến hàng hải quan trọng nhất của thế giới".


NATO Ký Hợp Đồng Tỉ Mỹ kim, Bổ Sung Đạn Pháo Cho Đồng Minh Giúp Ukraine Đánh Nga


(Hình: Trụ sở của NATO tại Brussels, thủ đô của Bỉ.)
-Hôm 23/1/2024, Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) ký một hợp đồng trị giá 1,2 tỉ Mỹ kim để sản xuất hàng chục ngàn quả đạn pháo nhằm bổ sung cho kho dự trữ đang cạn kiệt của các quốc gia thành viên khi họ cung cấp đạn dược cho Ukraine nhằm giúp nước này đánh bại cuộc xâm lược của Nga.
Theo cơ quan hỗ trợ và mua sắm của NATO, hợp đồng sẽ cho phép mua 220.000 quả đạn pháo loại 155mm, loại được săn đón rộng rãi nhất. Nó sẽ cho phép các đồng minh bổ sung kho vũ khí của họ và cung cấp cho Ukraine nhiều đạn dược hơn.
"Việc này rất quan trọng để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi, xây dựng nguồn dự trữ của riêng chúng tôi và cũng là để tiếp tục hỗ trợ Ukraine", Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên.
"Chúng tôi không thể cho phép Tổng thống (Vladimir) Putin giành chiến thắng ở Ukraine", ông nói thêm. "Đó sẽ là một thảm kịch đối với người Ukraine và nguy hiểm cho tất cả chúng ta".

Theo ước tính của Liên Hiệp Âu Châu, Ukraine đã bắn khoảng 4.000 đến 7.000 quả đạn pháo mỗi ngày vào mùa Hè năm 2023, trong khi Nga phóng hơn 20.000 quả đạn mỗi ngày vào lãnh thổ nước láng giềng.
Ngành công nghiệp vũ khí của Nga vượt xa Ukraine và Kyiv cần sự giúp đỡ để sánh ngang với hỏa lực của Mạc Tư Khoa.
Tuy nhiên, cơ quan NATO cho biết, đạn pháo sẽ không đến nơi một cách nhanh chóng. Việc giao hàng theo đơn đặt hàng phải mất từ 24 đến 36 tháng.
Kế hoạch sản xuất 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine của Liên Hiệp Âu Châu đã thất bại, chỉ đạt được khoảng 1/3 mục tiêu. Các viên chức cấp cao của EU cho biết họ kỳ vọng ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu sẽ sản xuất khoảng một triệu quả đạn pháo mỗi năm vào cuối năm nay.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết tình trạng thiếu đạn dược mà ông mô tả là "cơn đói đạn pháo" là vấn đề lớn đối với quân đội Kyiv gần hai năm sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Theo một nguồn tin trong ngành được thông tấn xã Reuters trích dẫn, đạn pháo sẽ được cung cấp bởi nhà sản xuất vũ khí Nexter của Pháp và Junghans của Đức.


Kyiv Lập Danh Sách Các Vùng của Nga Có Người Ukraine Sinh Sống "Lâu Đời"


(Hình: Những công dân Ukraine thân Nga tại Odessa biểu tình ngày 11/5/2014, ủng hộ Mạc Tư Khoa sáp nhập Crimea và yêu cầu tương tự với Odessa.)
-Ngày 22/1/2024, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky ra Sắc lệnh liệt kê các vùng của Nga mà theo ông về mặt lịch sử là nơi định cư của người Ukraine, đồng thời kêu gọi Mạc Tư Khoa tôn trọng các quyền của người Ukraine.
Văn bản do phủ Tổng thống công bố liệt kê các vùng Krasnodar, Rostov, Belgorod, Briansk, Voronej và Koursk, những vùng lân cận với Ukraine.

Sắc lệnh của Tổng thống Ukraine cáo buộc Mạc Tư Khoa đã và đang có những hành động nhằm "phá hủy bản sắc dân tộc Ukraine tại những vùng này trong Liên bang Nga, vi phạm các quyền và quyền tự do" của người Ukraine, như cưỡng ép Nga hóa, trấn áp chính trị và lưu đày.
Cũng theo văn bản này, hàng triệu người Ukraine sống trên lãnh thổ Nga là hệ quả của thời thống trị Sa hoàng và Xô Viết, của việc dịch chuyển các đường biên giới và chính sách lưu đày thời Stalin.
Kyiv còn tố cáo là trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, Mạc Tư Khoa đã cưỡng bức Nga hóa các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, viết lại lịch sử, di dời dân cư, nhất là trẻ em, cũng như là trấn áp những ai từ chối nhận quốc tịch Nga.

Theo thông tấn xã AFP, Sắc lệnh của Tổng thống Ukraine không đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với các vùng nêu trên. Ngược lại, Nga đã sáp nhập năm vùng chiếm đóng của Ukraine: Bán đảo Crimea năm 2014, và các vùng Luhansk, Donetsk, Zaporijjia và Kherson năm 2022.
Cựu Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã ngay lập tức tố cáo Sắc lệnh của Tổng thống Ukraine, cáo buộc Zelensky có các "tham vọng lãnh thổ" và gọi ông là "kẻ nghiện ma túy".
Thông tấn xã AFP hôm 23/1 dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ukraine Valery Zaloujny cho biết Nga lại mở các cuộc không kích trong đêm nhắm vào Kyiv và Kharkiv. Tổng cộng có 41 phi đạn đủ loại từ S-300, S-400, KH-101, KH-555, KH-22 và KH-59 cũng như Iskander đã được Không quân Nga sử dụng. Phía Ukraine cho biết chỉ bắn hạ được 21 chiếc. Cuộc oanh kích của Nga đã làm 3 người thiệt mạng và khoảng 40 người bị thương.


Nông Dân Phẫn Nộ: Bộ Trưởng Nông Nghiệp Liên Hiệp Âu Châu Họp Tìm Giải Pháp


(Hình: Nông dân Pháp biểu tình, phong tỏa đường cao tốc gần Beauvais, Bắc Pháp, ngày 23/1/2024.)
-Hôm 23/1/2024, Bộ trưởng Nông Nghiệp của 27 nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu (EU) họp tại Brussels để bước đầu tìm giải pháp đối phó với phong trào phản kháng của giới nông dân bùng lên tại nhiều nơi ở Âu Châu. Chống tăng giá xăng, chống nhập cảng nông phẩm từ Ukraine, phản đối việc siết chặt các tiêu chuẩn môi trường… là một số mục tiêu hàng đầu của nông dân Âu Châu.
Theo thông tấn xã AFP, hiện tại trên bàn hội nghị các Bộ trưởng Nông nghiệp Âu Châu chưa có các biện pháp nào cụ thể tương xứng với tầm mức các đòi hỏi của giới nông dân. Nội dung chủ yếu của buổi làm việc hôm nay là "đối thoại chiến lược về tương lai của nền nông nghiệp tại Âu Châu", nhằm trao đổi quan điểm.

Theo giới quan sát, cuộc họp ắt hẳn sẽ rất căng thẳng trong bối cảnh các cuộc phản kháng của giới nông dân khiến ra khắp nơi tại Âu Châu từ nhiều tuần nay. Một trong các tâm điểm căng thẳng là Thỏa ước chuyển sang nền kinh tế xanh của Âu Châu, thường gọi là "Green Deal", với mục tiêu chính là cắt giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mà nông nghiệp được coi là nguồn phát cơ bản.
Cuộc phản kháng bùng phát trước hết với việc nông dân Hòa Lan phản đối quyết định của chính phủ cắt giảm một nửa lượng bò nuôi, trong lúc nông dân Đức giận dữ vì bị cắt giảm trợ giá cho diesel cho nông nghiệp. Các quyết định nói của hai chính phủ Hòa Lan và Đức đều dựa trên cơ sở tuân thủ mục tiêu cắt giảm khí thải trong nông nghiệp.
Bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp không thể có mặt tại cuộc họp hôm nay tại Brussels, do "tình hình trong nước", theo văn phòng của bộ này. Hôm nay, phong trào phản kháng của giới nông dân Pháp tiếp tục tại nhiều nơi, sau khi cuộc họp hôm qua giữa nghiệp đoàn ngành nông nghiệp với chính phủ không mang lại kết quả. Hoạt động phong tỏa các trục giao thông chính diễn ra tại nhiều nơi.


Bắc Hàn Phá Bỏ Tượng Đài Tượng Trưng Cho Sự Hòa Giải Với Nam Hàn


(Hình: Vòm Thống Nhất ở Bình Nhưỡng, thủ đô của Bắc Hàn.)
-Bắc Hàn đã phá hủy một tượng đài lớn ở thủ đô tượng trưng cho mục tiêu hòa giải với Nam Hàn theo lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, người tuần trước gọi đối thủ là "kẻ thù chính" và nói rằng thống nhất đã không thể thực hiện được nữa.
Theo tin của NK News, một cơ quan trực tuyến theo dõi Bắc Hàn, hình ảnh vệ tinh của Bình Nhưỡng hôm 23/1 cho thấy tượng đài, một mái vòm tượng trưng cho hy vọng thống nhất Triều Tiên được hoàn thành sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều mang tính bước ngoặt năm 2000, đã không còn ở đó.
Thông tấn xã Reuters không thể xác nhận độc lập rằng tượng đài, được gọi một cách không chính thức là Vòm Thống Nhất, đã bị phá bỏ.

Truyền thông chính thống nói ông Kim gọi tượng đài này là "chướng mắt" trong bài phát biểu tại Hội nghị Nhân dân Tối cao vào ngày 15/1, nơi ông ra lệnh sửa đổi Hiến pháp để coi miền Nam là "đối thủ chính và kẻ thù chính bất di bất dịch".
Căng thẳng đã gia tăng trên bán đảo Triều Tiên sau khi quân đội Nam Hàn và Mỹ tăng cường các hoạt động quân sự nhằm đáp trả việc Bắc Hàn thử vũ khí và tuyên bố sẵn sàng cho một "cuộc chiến tranh nguyên tử" với kẻ thù.
Theo hồ sơ của chính phủ Nam Hàn, mái vòm, chính thức được gọi là Đài tưởng niệm Ba Hiến chương Thống nhất Quốc gia, cao 30 mét và là biểu tượng của ba Hiến chương là tự lực, hòa bình và hợp tác quốc gia.
Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol, người nhậm chức vào năm 2022, đã có đường lối cứng rắn chống lại Bắc Hàn, kêu gọi phản ứng ngay lập tức và cứng rắn đối với các hành động quân sự của Bắc Hàn làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Bắc Hàn tuyên bố sẽ "xóa sổ" miền Nam nếu bị lực lượng miền Nam và Mỹ tấn công. Cuối năm 2023, miền Bắc tuyên bố thỏa thuận quan trọng được ký với miền Nam vào năm 2018 nhằm giảm căng thẳng quân sự là không còn hiệu lực.
Sau bài phát biểu của ông Kim vào tuần trước, Quốc hội Bắc Hàn đã bãi bỏ các cơ quan chính phủ chủ chốt vốn đóng vai trò quan trọng trong nhiều thập niên trao đổi với Hán Thành.


Liên Hiệp Quốc Được Yêu Cầu Điều Tra Các Chính Sách "Diệt Chủng Văn Hóa Tây Tạng" của Trung Quốc


(Hình: Các nghệ sĩ người Tây Tạng lưu vong tại Dharamshala, Ấn Độ, nhân kỷ niệm 63 năm thành lập Nghị viện Lưu vong của người Tây Tạng, ngày 2/9/2023.)
-Các nhà hoạt động đã kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tiến hành điều tra các chính sách nhân quyền của Bắc Kinh, tập trung vào "nạn diệt chủng văn hóa Tây Tạng", trong khuôn khổ cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) hôm nay 23/1/2024 tại Genève. Trước đó, Bắc Kinh đã nhiều lần bị cáo buộc tìm cách "xóa bỏ" bản sắc văn hóa và tôn giáo của người Tây Tạng.
Theo các chuyên gia và các nhà hoạt động Tây Tạng, hơn một triệu trẻ em Tây Tạng từ 3 đến 18 tuổi, tương đương 80% trẻ em trong độ tuổi đi học, đã bị tách khỏi gia đình và được đưa vào hệ thống các trường nội trú.

Bắc Kinh biện minh rằng hệ thống trường nội trú này rất cần thiết, vì ở những vùng sâu vùng xa, vùng cao và dân cư thưa thớt, trẻ em thường phải di chuyển quãng đường dài để đến trường.
Nhưng một hội đồng chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc nghi ngờ hệ thống này hoạt động như một chương trình bắt buộc quy mô lớn nhằm "đồng hóa văn hóa Tây Tạng với văn hóa của người Hán", trái với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Trả lời hãng tin AFP, bà Lhadon Tethong, Giám đốc Viện Hành động Tây Tạng, cho biết sau khi rời khỏi các trường này, trẻ em hầu như không thể giao tiếp bằng tiếng Tây Tạng và bắt đầu chỉ trích các truyền thống Tây Tạng. Bà khẳng định đây là một ví dụ điển hình cho nạn "diệt chủng văn hoá".
Cơ chế Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) diễn ra bốn đến năm năm một lần, trong đó các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đánh giá tình hình nhân quyền của các quốc gia khác. Các chính sách nhân quyền của Trung Quốc sẽ tiếp tục được đưa ra bàn thảo trong khuôn khổ đợt đánh giá lần này. Phạm vi các vấn đề được đánh giá có thể sẽ rất rộng, từ luật an ninh quốc gia hà khắc mà Bắc Kinh áp đặt lên Hồng Kông vào năm 2020 nhằm trấn áp những người bất đồng chính kiến, cho đến nỗ lực xóa bỏ bản sắc văn hóa và tôn giáo ở Tây Tạng và các hành động đàn áp ở Tân Cương.
Cũng về nhân quyền ở Trung Quốc, bốn chuyên gia của Liên Hiệp Quốc hôm qua đã kêu gọi hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) và yêu cầu trả tự do cho ông ngay lập tức. Ông Lê Trí Anh, 76 tuổi, chủ báo Daily Apple, đã bị cáo buộc "cấu kết với các lực lượng thù địch ngoại quốc". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc bắt giữ, giam cầm và tố tụng hình sự đối với ông Lê Trí Anh trong những năm gần đây "dường như có liên quan trực tiếp đến việc ông chỉ trích chính phủ Trung Quốc và ủng hộ nền Dân chủ ở Hồng Kông".


Phi Luật Tân Lại Lên Án Trung Quốc Quấy Rối Tại Quần Đảo Trường Sa


(Ảnh: Một tàu tuần duyên Phi Luật Tân (phải) đang làm nhiệm vụ bị các tàu Hải cảnh Trung Quốc chặn tại Bãi Cỏ Mây, Biển Đông, ngày 10/11/2023.)

-Ít ngày sau khi Manila và Bắc Kinh tỏ thái độ hòa dịu về Biển Đông, đồng ý "cải thiện đối thoại", hôm 22/1/2024, Phi Luật Tân một lần nữa lên án các hành động quấy rối của Trung Quốc mà nạn nhân là ngư dân Phi Luật Tân.
Theo báo chí Phi Luật Tân, Hội đồng An ninh Quốc gia nước đã "phàn nàn" là các hành vi quấy rối của Hải cảnh Trung Quốc diễn ra ngay sau khi hai bên tổ chức hội nghị về "cơ chế tham vấn song phương" Trung Quốc-Phi Luật Tân về Biển Đông hôm 17/1.
Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Phi Luật Tân, Jonathan Malaya, nhấn mạnh là việc Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn và gây khó khăn cho ngư dân khiến Manila "lo ngại". Ông Malaya cũng nhắc lại một báo cáo của tuần duyên Phi Luật Tân về sự việc ngày 12/1, khi Hải cảnh Trung Quốc buộc ngư dân Phi Luật Tân phải trả lại vỏ sò khai thác được gần bãi cạn Scarborough, quần đảo Trường Sa, nơi Manila khẳng định chủ quyền.


Bầu Cử Sơ Bộ Tổng Thống Mỹ: Trump Đủ Khả Năng Giành Thắng Lợi Áp Đảo Tại New Hampshire


(Hình: Đối thủ duy nhất còn lại của Donald Trump trong bầu cử sơ bộ đảng Cộng hòa, bà Nikki Haley tới vận động tại Concord, tiểu bang New Hamsphire, ngày 22/1/2024.)
-Hôm 23/1/2024, đảng Cộng hòa tổ chức bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên Tổng thống tại tiểu bang New Hampshire. Cựu Ðại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, đối thủ cuối cùng của Donald Trump trong số 14 ứng cử viên sơ bộ đảng Cộng hòa, rất có thể sẽ phải bỏ cuộc nếu thua đậm trong cuộc bỏ phiếu lần này.
Từ New Hampshire, thông tín viên David Thomson của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) gửi về bài tường trình hôm 22/1:
Tại cuộc tập hợp tranh cử lớn cuối cùng trước ngày bỏ phiếu tại New Hampshire, cựu Tổng thống Trump được đích thân ba cựu ứng viên Tổng thống sơ bộ đảng Cộng hòa lên khán đài ủng hộ. Đây là ba đối thủ cũ đã bỏ cuộc và đứng về phía Donald Trump. Người thứ nhất là Tim Scott, Thượng Nghị sĩ tiểu bang South Carolina, quê quán của bà Nikki Haley, đối thủ của ông Trump hiện đang bị cựu Tổng thống bỏ xa. Người thứ hai là Thống đốc tiểu bang North Dakota, Doug Burgum. Người thứ ba là Vivek Ramaswamy, một cựu doanh nhân khoảng ba mươi tuổi, cũng có cha mẹ là người Ấn Độ nhập cư như Nikki Halley.

Với sự hiện diện của ba cựu ứng viên Tổng thống này, thông điệp của phe ủng hộ Trump trong đảng Cộng hòa là rất rõ ràng: Tất cả hãy ủng hộ cựu Tổng thống trong cuộc đối đầu với Joe Biden. Hay nói một cách khác: Cuộc tranh cử sơ bộ để chọn ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng hòa đã chấm dứt.
Đúng là tại New Hampshire, ứng cử viên Nikki Haley sẽ chơi một trong những lá bài cuối cùng của bà. Nếu lần thứ hai Donald Trump giành được thắng lợi áp đảo, như dự báo trong các cuộc thăm dò dư luận, ứng cử viên đối thủ sẽ rất khó mà tiếp tục cuộc đua. Tương tự với Thống đốc Ron DeSantis, có nhiều khả năng bà Haley sẽ phải bỏ cuộc trong những ngày tới hoặc những tuần tới.





Đón năm mới 2024 muốn rực rỡ? Phải đến đây nha! góc đường Phelan Ave / Senter Road 16,17,18 tháng 2

Không có nhận xét nào: