Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2024

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn

Hôm nay xin gởi các bạn chuyện bắt con vịt “Vũ Trụ không hề có Hấp Lực” và vài chuyện biết cũng hay
1. Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình thắc mắc: Nhà văn Lê Tất Điều, tức nhà thơ Cao Tần, văn thơ đều rất hay, tự nhiên chuyển qua khoa học, thiên văn… Gửi anh bài này đọc thử và cho ý kiến. Tôi thì thấy có gì lấn cấn nhưng không giải thích được.

2. Kỷ nghệ đóng nước uống chai xin hãy bỏ qua tin nano-plastics
3. Tui nói rồi mà: Máy giặt LG đã gửi 3,7 GB data đi mỗi ngày - Chủ sau khi nhận thấy nó gửi data đi hàng ngày nhiều quá mức đã cúp Wi-Fi của nó
4. Góc đố vui và giải đáp
HCD 13-Nov-2024
Nếu các bạn không thấy hình chỉ thấy cái khung trống không hình, thì nên dọc Microsoft Word attached.

<!>
From: Thanh Binh Nguyen <batsach@

Sent: Saturday, January 13, 2024 9:16 SA

Subject: Fwd: KHA'M PHA' MO'I VE^' HA^'P LU'.C

 

Thưa anh Đẳng,

Nhà văn Lê Tất Điều, tức nhà thơ Cao Tần, văn thơ đều rất hay, tự nhiên chuyển qua khoa học, thiên văn… Gửi anh bài này đọc thử và cho ý kiến. Tôi thì thấy có gì lấn cấn nhưng không giải thích được.

Tôi có một đồng nghiệp đàn em là Hoảng Xuân Trường, viết một cuốn về thiên văn, rất hay, có tên là “Đi vào cõi vô cùng “, gọn gàng dễ hiểu…

Bình.

Sent from my iPad

HCD: Cám ơn Bác sĩ, đang thiếu để tài bàn Mao Tôn Cương cho xôm tụ, may quá gặp được câu thắc mắc trên của Bác sĩ thì quả là “Bù” ngủ gặp chiếu manh.

Tôi xin viết chen vào bài viết (chữ đen) của tác giả Lê Tất Điều cho đở loảng vì bảo dài.
Tác giả viết về khoa học rất là “miêng mang” đọc qua không biết tác giả muốn nói gì. Tôi đọc kỷ mới biết là tác giả muốn nói thế nầy:
1. Tác giả chứng minh: “Vũ trụ không có hấp lực”. Không đúng đâu, tác giả nói sai, không đúng sự thật.
2. Tác giả nói vì vậy nên mọi vật chúng ta cầm trên tay rồi buông ra thí chúng nó đứng yên không rơi đi đâu hết dù ở mặt đất hay trên mặt trăng hay bất cứ đâu trong vũ trụ. Tác giả nói sai luôn
Đọc tới đây hẳn tác giả giận lắm… xin hãy bình tâm, tui là dân chuyên bắt vịt nói có sách mách có chứng. Tác giả có thể là người viết rồi bỏ lý thuyết nầy vào Internet và tác giả cũng có thể là vị có ghi tên Lê Tất Điều (nói đã lấy “nguồn” trong Internet)

Vậy thì mời quí bạn đọc xét thử coi tôi có nói “tầm phải” không nghe. Bài màu đen viết rất là “văn chương” có thể đọc thoáng qua từ đoạn.
-------------

Bác sĩ “Gàn Bát Sách” forwarded message sau đây:

From: Nhut Huong Pham <phamnhuthuong39@ xcfs mai,com>

…………….
From: nguyen john <qy1nguyen@ xcfs mai,com>

Date: Sat, Jan 13, 2024 at 8:50 AM

Subject: KHA'M PHA' MO'I VE^' HA^'P LU'.C

 

Vũ Trụ không hề có Hấp Lực

Jan13

Lê Tất Điều

Nguồn: Internet

Hôm nay, dành cho bạn một chuyện bất ngờ. Bất ngờ không những với bạn, mà toàn thể nhân loại kể từ lúc có người đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

“Hấp lực” – Theo đúng nghĩa: sự tương tác giữa muôn vật có khối lượng (masse), thường nói một cách nôm na là “vật thể này thu hút vật thể kia”, không qua từ trường, mà thuần túy nhờ khối lượng vật chất, là chuyện khó xảy ra, như ta vẫn lầm tưởng.

Hơn bốn trăm năm trước, Galileo đã tìm ra những chứng cớ vô cùng quan trọng liên quan đến Hấp Lực. Nhưng cụ không ngờ, không biết. Bốn trăm năm sau, chúng ta thấy khám phá lạ lùng của cụ, cũng không ngờ nốt, nên vẫn hồn nhiên coi Vũ trụ có đủ kiểu Hấp lực là chuyện bình thường.

Đây là khám phá của Galileo:

“Trong chân không, cây búa và sợi lông chim rơi cùng một tốc độ.”

Sau đó, ta có câu trả lời rất lười biếng là “Vì trong chân không, thiếu vắng sự cản trở của không khí, mọi vật phải rơi cùng tốc độ.”

 

Năm 1971, trong chuyến Apollo lên mặt trăng, nơi không có không khí, phi hành gia David Scott thử thí nghiệm bằng cách cho một cây búa và sợi lông chim rơi xuống mặt trăng cùng lúc. Quả nhiên, hai vật rơi cùng tốc độ, đúng với hiện tượng Galileo tiên đoán.

Đó là chuyện xưa. Bây giờ trên mặt đất đã có “Chân không” – vacuum. Viếng thăm “Brian Cox visits the world’s biggest vacuum | Human Universe – BBC” trên YouTube, bạn thấy một thí nghiệm tương tự. Cũng hai vật thể – quả cầu và lông chim, khác trọng lượng – rơi cùng một vận tốc, giống hệt thí nghiệm của David Scott.

Như đã nói, khám phá của Galileo đặc biệt liên quan đến Hấp lực, nhưng không ai biết.

Nhân loại được nhồi nắn trong lò “hấp lực”. Luôn hình dung mọi thứ hút nhau, hoặc ít ra là đã rơi thì phải rơi trên mặt trăng, mặt đất… ít ai ngờ là trong khám phá của Galileo, mọi sự hoàn toàn trái ngược. Sự trái ngược ấy, chính Galileo cũng không hề biết.

Đây là sự trái ngược, bất ngờ:

Cây búa và sợi lông chim không hề rơi xuống mặt trăng, trong thí nghiệm của David Scott, mà chính mặt trăng đã “dâng lên” đón nhận chúng.

Quả cầu và sợi lông chim trong “the biggest vacuum” trên mặt đất cũng không hề rơi xuống đất. Chính mặt đất đã “dâng lên” đón nhận chúng.

Bạn sắp nhảy nhổm!

Tôi thông cảm. Nhưng cứ từ từ đừng nóng, bạn ạ. Thật ra, nhiều lần trong đời, chúng ta đã chứng kiến những hiện tượng có vẻ “ngược đời” như thế.


HCD: Tác giả viết dài quá nhưng chỉ có ý muốn nói rằng khi chúng ta buông một vật nào đó đang cầm trong tay thì vật đó đứng yên không di chuyển đi đâu cả. Chỉ có tay chúng ta là di chuyển xa vật đó mà thôi. Trong video của NASA cho thấy phi hành gia bỏ rơi cái búa và cái lông thì rõ ràng là chúng rớt xuống mặt trăng.
Nhưng tác giả muốn nói thì hai vật đó đứng yên, chỉ có mặt trăng bay lên chạm chúng thôi.
Đố các bạn làm sao chứng minh tác giả sai, thưa dễ ợt …. Xin đọc tiếp câu trả lời dưới đây.

 

Bạn nhớ những lần, phóng xe vào buổi chiều, trên đồng cỏ mênh mông, thình lình thấy lũ sâu bọ ào ào thi nhau phóng thẳng vào kính chắn gió, chết không kịp ngáp. Lũ sâu bọ tội nghiệp ấy không hề chủ tâm lao vào xe bạn. Chính bạn lao vào chúng với tốc độ bảy, tám mươi dặm/ giờ.

Ngồi trong xe, bạn dễ có cảm tưởng lũ sâu bọ điên rồ phóng vào xe mình.

Đứng trên mặt đất, một hành tinh từng sát na là mỗi biến chuyển, trôi miên man về cõi vô cùng, chúng ta sẽ còn nhiều dịp “ngộ nhận” như thế. Hôm nay, tạm giải quyết một ngộ nhận từ 400 năm trước.

Xin nhắc lại: Khi phi hành gia David Scott thả cây búa và sợi lông chim trên mặt trăng, thì chúng không rơi. Ngay giây phút rời khỏi bàn tay phi hành gia, chúng lập tức đứng sững trong không gian, không nhúc nhích, không rơi đi đâu cả.

Quả cầu và lông chim trong lò thí nghiệm “chân không” trên mặt đất cũng vậy. Ngay khi được buông thả, hết “dính vào” vào một cái gì, chúng cũng lập tức đứng sững trong không gian, không nhúc nhích, không rơi về bất cứ hướng nào.


HCD: Các bạn có thể xem thí nghiệm Apollo 15 Hammer-Feather Drop của NASA nơi đây:

https://youtu.be/oYEgdZ3iEKA?si=5iAqk0jFJ0UKKWna

Chính mắt các bạn thấy cái búa và long chim rớt ngay tức thìTác giả nhìn thấy không rớt mà mặt trăng chạy tới hứng hai vật nầyBên dưới tôi hòi mật câu tác giả bí xị
Phần trên tác giả nói nói hai vật nầy rời tay phi hành gia đứng yên, chỉ có mặt trăng tung lên gặp cái lông chim. ( trích - >) Cây búa và sợi lông chim không hề rơi xuống mặt trăng, trong thí nghiệm của David Scott, mà chính mặt trăng đã “dâng lên” đón nhận chúng(< - hết trích)

Vậy thì câu hỏi là nếu có phi hành gia thứ hai (B) đứng phía bên kia mặt trăng (hai người A và B đứng đối xứng nhau qua đường kính) B cũng bỏ cái búa xuống cùng lúc với A thì cái búa của B có rơi xuống mặt trăng không hay bay bổng lên trời. Tác giả trả lời rồi đó. Nếu mặt trăng bay lên chạm cái búa của A thì nó bay xa cái búa của B.

Trước khi bàn tiếp, cần thanh toán một món tôi gọi là câu trả lời “rất lười biếng”: “Vì trong chân không, thiếu vắng sự cản trở của không khí, mọi vật phải rơi cùng tốc độ.” Nó ở cùng ta từ ngày có thuyết Galileo, cũng sơ sơ đủ 400 năm rồi!

Cứ nói đến thuyết Galileo là có ngay lông chim và một cái gì đó như cái kìm, cái búa đứng cạnh để chứng tỏ “không khí đã gây cản trở”. Không đúng đâu. Vụ cản trở này rất ít, không đáng kể.

Đáng lẽ các nhà nghiên cứu tò mò của nhân loại đã phải tiến xa hơn, không thể ngừng ở kết luận lười biếng ấy.

Chỉ cần loại bỏ lông chim (thiếu yếu tố sức cản không khí), rồi cho hai cái búa một 5 ký, một 4 ký, chẳng hạn, cùng rơi trên mặt trăng, mặt đất – xem chúng có rơi cùng tốc độ hay không… sẽ thấy yếu tố “sức cản của không khí” quá nhỏ, và hiện tượng của Galileo phức tạp và lạ lùng hơn nhiều.

Nó mở cánh cửa giúp ta nhìn thấy thêm những góc cạnh không thể ngờ của vũ trụ.

Giờ nói chuyện chính, chuyện không ngờ:

Tôi cố ý để chương này nằm cuối sách, vì trong trăm trang sách trước, cần trình với bạn về những biến động trong vũ trụ, đặc biệt là hiện tượng chuyển động dây chuyền.

Bạn nhớ: trường hợp thứ ba trong chuyển động dây chuyền:

“Khi các vật thể dính chặt nhau, chúng trở thành một vật thể duy nhất, và tất cả có cùng tốc độ với vật thể mới hình thành.

Như đã nói: “Chuyện dĩ nhiên và dễ hiểu. Hãng đóng máy bay làm đầu, thân và đuôi máy bay ở các phân xưởng khác nhau, rồi ráp lại. Sau đó, khi nó bay, tất nhiên, ông, bà phi công “bay” tới đâu thì hành khách, tiếp viên, hành lý, v.v… phải bay theo liền tới đó, sát nút, đâu dám trễ một sát na nào!

Nguyên tắc trên áp dụng cho tất cả các vật thể, đủ mọi hình thái, kích cỡ và trọng lượng. Không có ngoại lệ. Do đó, hạt bụi dính ở mũi một hàng không mẫu hạm và hạt bụi dính ở phía đuôi đều hiên ngang lừng lững tiến tới với tốc độ của mẫu hạm. Những hạt cát trong sa mạc, dưới đáy biển, cũng đang mải miết bay trong không gian cùng tốc độ với địa cầu.”

Cũng với công thức đó bây giờ ta đào sâu hơn, hỏi thêm:

Vậy hạt bụi, nếu hết dính vào hàng không mẫu hạm, hay hạt cát hết dính vào sa mạc, đáy biển… thì số phận chúng ra sao?

Như ta đã biết, vũ trụ đang nở. Phần thể lỏng của chất đen tràn ngập khắp nơi, biến lòng vũ trụ thành vùng tĩnh lặng như mặt hồ. Rơi trong không gian – chịu sức đẩy quá nhỏ của chất đen – muôn vật lập tức bất động.


Do đó, khi phi hành gia David Scott thả cây búa và lông chim trên mặt trăng, chàng không ngờ – và tất cả mọi người khắp đông tây, kim cổ, kể từ khi loài người xuất hiện trên thế gian, cũng không ngờ – là búa và lông chim không hề rơi xuống mặt trăng, cũng không rơi đi đâu hết.

Và trên mặt đất. khi ta tưởng quả cầu và lông chim “rơi” trong chân không, thực sự chúng cũng chẳng rơi đi đâu, mà lập tức bất động.

HCD: Tác giả nói “liên miên” tôi là dân vật lý cũng không hiểu nổi, không hiểu rõ nên không “góp ý”.
Video link dưới:

Không có không khí cản như trên mặt đất thì mọi vật có trọng lượng nặng nhẹ (búa và lông chịm) đều rơi cùng vận tốc.

Búa, lông chim, quả cầu, và vô lượng vật thể đang bay quanh vô lượng thiên thể trong khắp vũ trụ, đều có một “số phận” lạ lùng như thế. Chúng bất động… và chính thiên thể, trên đường di hành trong không gian, lại phải tiện đường ghé qua “đón” chúng.

Từ người đầu tiên trên thế gian cho đến bây giờ, ai cũng thấy chuyện trái đất, mặt trăng… có sức hút, không nhiều thì ít. Mỗi thiên thể có sức hút riêng… nên khi gặp chuyện lạ lùng này, tôi cũng sững sờ như bạn.

Nhưng bình tâm nghĩ lại, thấy nó rất hợp lý, hợp tình.

Trong không gian, muôn vật hoàn toàn bất động. Các thiên thể lại khác. Nương theo đà nở của vũ trụ, chúng trở nên thành phần sinh động nhất. Mỗi sát na là mỗi biến chuyển, bắt buộc phải xa rời điểm gốc, tiến dần đến cõi vô cùng. Chúng liên miên chuyển động.

 

Khi phi hành gia David Scott buông rơi cây búa và lông chim trên mặt trăng, ném chúng vào cõi bất động, thì cũng là lúc chính anh, và toàn thể mặt trăng, đang ầm ầm di chuyển.

Trên mặt đất, khi chúng ta đang ngắm nghía quả cầu và lông chim – được thả trong chân không – xem chúng rơi kiểu nào… thì chính chúng ta, mặt đất ta đang đứng, cũng đang ầm ầm di chuyển, theo đúng nhịp vận hành của địa cầu.

Vật thể bất động, chỉ có người ngắm nghía chúng là di động thôi.

Ta làm một thí nghiệm giản dị:

Đứng trên nóc một cao ốc, thả cây bút chì xuống đường, bạn đinh ninh nó rơi xuống mặt đường. Nhưng nó không đi đâu hết, đứng bất động trong không gian, ngay khi rời tay bạn. Chính bạn và toàn thể địa cầu thì lại đang tiếp tục rời khỏi chỗ đứng hiện tại, như thường lệ, để miên man tiến mãi về cõi vô cùng.

Rồi khi mặt đường đã tiến tới, chạm vào cây bút thì “chỗ đứng mới” của bạn, đã cách xa “chỗ đứng cũ” một khoảng cách gần tương ứng với khoảng cách giữa bút chì và mặt đường.

Khám phá được hiện tượng này, chúng ta ngẩn ngơ, sửng sốt và nghi Tạo Hóa có máu hài hước cao độ. Ngài trêu chọc nhân loại một cú đích đáng. Ngài “bịp” chúng sinh ngay từ lúc có người đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

Hóa ra những người tuyệt vọng nhảy lầu, thân thể vừa rời khỏi “lầu”, đã được mặt đất chạy lên… đón ngay.

Nhảy từ cầu Golden Gate xuống sông cũng vậy… Mặt nước sông sẽ lập tức dâng lên chào mừng, dìm cho chết luôn, khỏi mất công rơi xuống.

Và trong rừng thu chiều nay, nhìn lá vàng “rơi”, lần đầu tiên ta ý thức được là muôn triệu cây lá từ thiên cổ khi bị rời cành, đã đứng chết lặng giữa không gian.

Ta thấy những chuyện ấy vui vui, ngộ nghĩnh quá.

Nhưng khoa học gia của nhân loại thì chắc thất vọng lắm. Các vị ấy đã phí công, tưởng tượng rất nhiều chuyện về “hấp lực”, không thiếu những điều huyền hoặc.

Nào “Trung tâm của hấp lực nằm giữa các thiên thể”, “Thiên thể càng có khối lượng lớn (mass) càng có hấp lực mạnh”, “Vật to hấp dẫn vật nhỏ”, v.v… Và biến cố vĩ đại nhất của nhân loại về hấp lực khi Newton nhìn thấy trái táo rơi, khám phá được Hấp Lực nằm giữa trung tâm trái đất, v.v… cũng hóa thành hài hước, vì trái táo không chịu… rơi!

Trái Đất chưa bao giờ “hút” nó!

Trái đất, như vô lượng thiên thể khắp vũ trụ, mang theo mình một vùng “tưởng-như-là” Hấp Lực, nhưng không hề “hút” cái gì quanh mình. Không có chuyện dị thường là mỗi thiên thể đều thủ sẵn trong lòng một bí mật kỳ diệu có sức hút mọi thứ trong không gian.

Trái đất không hút – chỉ tạm gọi – là “đập” thôi.

Đập mạnh trên thân thể kẻ nhảy lầu, nhảy cầu, hay rất nhẹ nhàng trên hoa lá vừa lìa cành, cái “đập” của vô lượng thiên thể trong không gian giống hệt nhau. Một cái đập đơn giản bình thường bị nhân loại hiểu lầm là Hấp Lực.

Giống như ta, biết bao lần, lao xe vào lũ sâu bọ đang bay thanh thản trên cánh đồng xanh, mà cứ tưởng chúng nó phát khùng dại dột lao vào kính chắn gió xe mình.

Hiện tượng mặt trăng làm nước thủy triều lên, rút cục, cũng không liên can gì tới Hấp Lực. Phần thể lỏng của chất đen nằm giữa mặt trăng, mặt đất đã gây ra hiện tượng ấy. Như mọi thiên thể, mặt trăng, mặt đất không hút nhau.

Đang sống trong một vũ trụ nhìn đâu cũng thấy Hấp Lực, giờ bừng mắt dậy thấy mọi chuyện chỉ như cơn mơ, những ảo giác – thực sự đúng là ảo giác – mới đầu thấy vui vui, ngộ nghĩnh… Nhưng rồi nghĩ lại, giống như các khoa học gia, ta cũng cảm thấy bực mình.

Trong khu vườn khiêm tốn của tôi có một món có thể khiến bạn hạ hỏa.

Dưới gốc lựu ở góc vườn, tôi có trải ít sỏi làm cảnh. Bạn nhặt một viên lên là thấy sự thật dễ dàng. Thiên thể trong vũ trụ, hầu hết là khoáng sản vô sinh như viên sỏi trong tay bạn. Từ lúc bắt đầu là dăm, ba hạt bụi kết tụ, cho đến muôn triệu năm sau thành tinh tú, trăng sao, hành tinh, v. v… Trước sau, chúng vẫn thế, vẫn là khoáng sản vô sinh.

Không hề có chuyện, giữa tiến trình nở lớn, vào một giờ khắc nhiệm mầu nào đó, bỗng dưng tất cả được Tạo Hóa tặng cho một Hấp Lực vô cùng kỳ diệu, giấu kỹ trong bụng, để xài chơi.

Tạo Hóa có sao nói vậy. Chỉ có chúng ta hơi giàu trí tưởng tượng thôi.

Lê Tất Điều

 

HCD: Thưa các bạn loại bài như thế nầy ngày nay nhiều lắm, chúng ta đọc lõm bõm cho vui thôi. Do đó tôi bàn Mao Tôn Cương hai thứ thôi.
Tôi bắt hai con vịt:
Con vịt 1: “Vũ Trụ không hề có Hấp Lực” là con vịt Ta lai vịt Tây.

Trước tiên chúng ta coi thử NASA nói sao:


NASA nói: Gravity có mặt khắp mọi nơi trong không gian (dù cho là rất yếu) ==>vậy ra tác giả loan tin vịt

Một mơi khác giải thích rõ hơn:


Tóm tắt hàng chữ Anh:
Câu hỏi: Tại sao trọng lực không có trong không gian?

Wonderopolis trả lời:

Lực hấp dẫn được tạo ra bởi Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng và các hành tinh khác trải dài khắp không gian. Tuy nhiên, ảnh hưởng của trọng lực đó giảm đi khi khoảng cách tăng lên. Ở khoảng cách cực xa, trọng lực tác động lên một vật có thể gần như bằng không, nhưng nó không bao giờ hoàn toàn vắng mặt. Tháng Chín 15, 2017

-----------
Con vịt 2: ( trích - >) , khi phi hành gia David Scott thả cây búa và lông chim trên mặt trăng, chàng không ngờ – và tất cả mọi người khắp đông tây, kim cổ, kể từ khi loài người xuất hiện trên thế gian, cũng không ngờ – là búa và lông chim không hề rơi xuống mặt trăng, cũng không rơi đi đâu hết.(< - hết trích)
Cái nầy hoàn toàn là vịt Ta. Tác giả tưởng vậy vì tác giả thiếu khái niệm vể mass (trọng khối) vể inertia (quán tính). Dân vật lý hiểu hai khái niệm nầy xa lắm. Cái búa có trọng khối, mặt trăng đang bay đâu có đứng yên, phi hành gia đứng trên mặt trăng cũng bay theo (tỉ như quí bạn đứng trên mặt đất thì bạn bay vòng quanh mặt trời vậy) cái búa cũng bay theo tay phi hành gia. Giờ phi hành gia buông cái búa thì inertia của nó làm nó vẫn tiếp tục bay. Làm sao tác giả nói nó đứng yên, ai mà tin được.
Tác giả thiếu luôn khái niệm về tương đối. Nói đứng cái búa đứng yên thì phải có chỗ làm chuẩn. “Tinh tú quay cuồng” mà.

-------------
Câu đố vui dành cho các bạn tò mò: Khi phóng phi thuyền lên không gian, trọng lượng vật mang theo gây hao tốn lắm. Ngày xưa gởi 1kg quà về Việt Nam đã bị tính cước phí tới mươi đô. Còn gởi cái búa lên mặt trăng chắc tốn gắp mươi ngàn lần. Tại sao NASA làm chuyện “quá khờ” như vậy. Tự dưng mang cái búa lên mặt răng khờ ơi là khờ. Sao không mang vật gì nhẹ hơn, hay dùng vật có sẳn trong phi thuyền như cái chai nước, cái hộp đựng thực phẩm mà thừ. Một công hai việc.Tui có vài người bạn làm trong NASA, khi nào gặp tôi hỏi thử.

Thêm câu đố vui nữa: “Tinh tú quay cuồng, …mặt trời chạy, trái đất quay vòng mặt trời, mặt trăng quay vòng trái đất, vũ trụ quay cuồng”
Chúng ta có một vật mà trục của nó luôn luôn chỉ về một hướng chính xác dù vật nầy nằm trên bất nơi quay cuồng nào. Đố các bạn tên nó là gì.

 

Nguồn tin và chi tiết: https://futurism.com/neoscope/bottled-water-industry-nanoplastics

HCD tóm tắt bản tin: Beizhan Yan của Đại học Columbia, đồng tác giả của một bài báo đăng trên Kỷ yếu của Học viện Quốc gia, cho biết những nano-plastic chứa trong nước đóng chai “có thể xâm nhập vào máu và sau đó có thể vượt qua các rào cản khác nhau để đi vào tế bào”. of Sciences nói với The Hill, điều này có thể khiến chúng "trục trặc".

Giờ đây, ngành kỷ nghệ nước đóng chai đã lên tiếng phản đối, tuyên bố rằng việc chúng ta ăn phải những mảnh plastic nano này là hoàn toàn bình thường và rằng nghiên cứu của nhóm Columbia chẳng qua là gieo rắc nỗi sợ hãi.

Hiệp hội Nước đóng chai Quốc tế (IBWA) viết trong một tuyên bố: “Các báo cáo truyền thông về những hạt này trong nước uống không gì khác hơn là khiến người tiêu dùng sợ hãi một cách không cần thiết”.

Hiệp hội đang cố gắng khiến người tiêu dùng bỏ qua những phát hiện này.

Tuyên bố cho biết: “Hiện tại vẫn thiếu các phương pháp tiêu chuẩn hóa và không có sự đồng thuận khoa học về tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe của các hạt nano và vi nhựa”.

HCD: Tui không biết, hôm qua thấy thì đăng các bạn xem cho biết, nay thấy nói ngược thì cũng đăng luôn. Các bạn hỏi tôi tính sao thì xin trả lời tôi né chút chút nếu có thể.

 

Nguồn tin và chi tiết: https://www.tomshardware.com/networking/your-washing-machine-could-be-sending-37-gb-of-data-a-day

HCD tóm tắt bản tin: Người chủ của một máy giặt LG thấy nó “ngốn” trung bình 3,66GB data mỗi ngày. Lo ngại về tình trạng nghiện Internet của cái máy giặt, Johnie đã buộc cúp không cho nó nối vào Wi-Fi. Có phải máy giặt LG đã bị hack, chiếm quyền điều khiển hoặc giả mạo qua mạng – hay đây chỉ là mức tiêu thụ dữ liệu trung bình đối với một thiết bị thông minh như thế này?

HCD: Thôi mệt rồi các bạn đọc chi tiết ở link trên nếu cần, chắc không cần đâu.

-------------------


Hai bằng hữu đều trả lời là di chuyển ít nhất 5 xe.
Câu hỏi thêm: Nếu cho “de” và cho quẹo (nếu đủ chỗ) thì phải di chuyển ít nhất mấy chiếc xe.

 

 


 

From: nang huynh <nlehuynh@

Sent: Saturday, January 13, 2024 10:09 SA

To: dang chieu huynh <huy017@gmail.com>

Subject: Giải đáp các câu đố

 

Câu1: ? = 0.  hay ? = -6

  Theo tôi nghĩ: hiệu số của tổng số digit xung quanh ( 16; 35; 18 ) với số ở tâm ( 10; 23; ? ) tạo thành một cấp số ( 6; 12;)
Nếu là cấp số cộng, công sai 6 (6; 12; 18 ) thì ? = 0.  vì (18-18)

Nếu là cấp số nhân, công bội 2 (6; 12; 24 ) thì ? = -6. vì (18-24)

HCD: Có lẽ chưa đúng


Câu 2: 1000: One thousand

      Không có số lẻ nào không có chữ e trong Anh ngữ.

Câu 3: 7+ 2 = 9

Câu 4: Tôi chỉ thấy: các số có liên hệ đến tốc độ chạy của các con vật. Nhưng không lẽ con nhện rơi tự do tới 48 ?

Cảm ơn Anh, chúc Anh mạnh khỏe

Năng

HCD: Thưa câu đố vể con vật thật là lảng nhách:

Duck có 4 mẫu tực nhân hai chân =8

Horse có năm mẫu tự nhân 4 chân thành 20

Spider có 6 mẫu tực nhân 8 chân thành 48

============


Câu đố nầy mơi nhìn tưởng là khó nhưng trả lời rất dễ.

 



Lý luận sao cho thật nhanh.

--
Diễn Đàn Thân Hữu là nơi gặp gỡ các thân hữu trong tinh thần tương kính.
Muốn ghi tên gia nhập, click here: DienDan_ThanHuu+subscribe@googlegroups.com;
Chủ Nhiệm: Tôn Nữ Thùy Hương <tonnuthuyhuong@yahoo.com>;
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Diễn Đàn Thân Hữu" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to diendan_thanhuu+unsubscribe@googlegroups.com.

 

Không có nhận xét nào: