Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

Giới Thiệu Sinh Hoạt Tết Giáp Thìn: Tất Niên Hội Văn Thơ Lạc Việt và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Nổi tiếng là một trong những Tiệc Tất Niên vui vẻ, ấm áp, thân tình nhất hằng năm! VTLV là một trong những Hội Đoàn hoạt động trong lãnh vực “bảo tồn và phát huy tiếng Việt” có những sinh hoạt liên tục, trên 30 năm nay, năng động và mạnh nhất vùng Bay Area! - Lời Mời Tham Dự Tiệc Tất Niên của Văn Thơ Lạc Việt Kính Thưa Quý Niên Trưởng Cố Vấn, Quý Anh Chị Thành Viên. Theo truyền thống Việt Nam ta, những ngày Cuối Năm, hội nào, đoàn thể nào, cũng thường tổ chức một buổi họp mặt thân mật, trước là có cơ hội gặp nhau, tổng kết những việc đã làm trong năm qua, và hoạch định những việc sẽ làm trong Năm Mới. Văn Thơ Lạc Việt cũng giữ truyền thống tốt đẹp này.
<!>
Năm nay Tất Niên VTLV, được tổ chức,
Lúc: 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 4 tháng 2 năm 2024. (Trước tuần lễ Mừng Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024)
Tại: Nhà hàng Cao Nguyên
Số 2549 S. King Rd, Ca 95122 (408) 270-9610
*Đây cũng là dịp mừng Sinh Nhật các Thành Viên có tháng sinh, 3 tháng đầu tiên trong năm.


*Và ra mắt Giai Phẩm Xuân Giáp Thìn 2024 của VTLV.
Có văn nghệ giúp vui và nhiều mục vui lấy hên cho Năm Mới.
Nổi tiếng là một trong những Tiệc Tất Niên vui vẻ, ấm áp, thân tình nhất hàng năm, mà không phải đóng góp một chi phí nào cả!
Đây là tiệc mở rộng, rất hân hạnh Chào Đón, văn thi hữu, người thân, gia đình, bạn bè thân hữu, của tất cả Quý Thành Viên.
Trân Trọng Kính Mời


*Để giúp thông báo, tổng số người tham dự cho Nhà hàng, xin liên lạc trước với Anh Cựu Chủ Tịch Chinh Nguyên, báo là mình sẽ tham dự mấy người, là đủ.
Chân Thành Cảm Tạ.


Tai nạn hy hữu! Sương mù dầy đặc Bakesfield, Nam California: 35 xe dồn cục, đụng nhau! 2 người chết, 9 bị thương!

– Một tai nạn 35 xe đụng nhau ở đoạn đường đầy sương mù trên xa lộ liên tiểu bang I-5 ở miền Nam California khiến hai người thiệt mạng và chín người khác bị thương, theo AP.
Theo nhà chức trách, vụ tai nạn liên quan đến 35 xe này xảy ra vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng Thứ Bảy ở phía Tây thành phố Bakersfield.


(Hình: Quang cảnh vụ tai nạn.)
Ông Jim Calhoun, phát ngôn viên Sở Cứu Hỏa Kern County, nói với các phóng viên rằng tai nan xảy ra trong tình trạng tầm nhìn trên xa lộ chỉ trong khoảng 10 foot khi các đội cấp cứu có mặt tại hiện trường, được mô tả là “hỗn loạn.”
Vụ tai nạn kéo dài khoảng nửa dặm, liên quan đến 17 xe hơi và 18 xe vận tải.
Nhà chức trách cho biết hai người đã chết tại hiện trường và chín người khác phải nhập viện vì bị thương nhẹ.
Bộ Giao Thông Vận Tải California, hay Caltrans, cho biết hôm Thứ Bảy rằng các làn đường đi về phía Nam sẽ bị đóng qua đêm trong khi các đội dọn dẹp các mảnh vỡ và xác định nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn.


Không còn cơ hội! Cây cầu đẹp, cảnh tượng hùng vỹ, Golden Gate, ở Vịnh San Francisco, đã được giăng lưới xong! chống ‘nhảy cầu tự tử!’ Đã có trên 2 ngàn người, chọn nơi này, để về thế giới bên kia!

-Không có gì thỏa mãn hơn khi bạn được chứng kiến sự hùng vĩ và choáng ngợp vẻ đẹp của cây cầu treo này,... và nhiều người chán đời đã chọn nơi đây làm nơi kết thúc cuộc đời
 

(Hình: Cầu Cổng Vàng - Biểu tượng tại thành phố San Francisco)
-Cây cầu Golden Gate (cầu Cổng Vàng) nổi tiếng ở phía bắc tiểu bang California Hoa Kỳ với tầm nhìn bao quát Thái Bình Dương và Vịnh San Francisco lâu nay được những người muốn kết liễu đời mình chọn làm đích đến nhẹ nhàng, thuận tiện. Hơn 2.000 người đã gieo mình xuống đây tự tử kể từ khi cây cầu được khánh thành năm 1937.
San Francisco là thành phố tuyệt đẹp ở California, Mỹ với nhiều điểm đến thú vị và một trong số đó chắc chắn không thể bỏ qua địa điểm nổi tiếng: Cầu Cổng Vàng! Được hoàn thành vào năm 1937, cây cầu này là một trong những công trình kỳ diệu nhất của nước Mỹ. Với chiều dài hơn 2 dặm, cầu Cổng Vàng nối liền bờ Đông và bờ Tây của vịnh San Francisco, và là biểu tượng vĩnh cửu của thành phố.

Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của San Francisco, Mỹ. Với chiều dài khoảng trên 2 dặm, cách mặt nước rất cao, cầu nối liền giữa San Francisco và Marin County trên Vịnh San Francisco và được xem là kỳ quan kiến trúc của thế kỷ 20.
Cầu Cổng Vàng không chỉ là một công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng văn hóa và lịch sử của thành phố San Francisco. Cây cầu đặc biệt này được xây dựng vào thời điểm kinh tế khó khăn ở Mỹ, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương trong quá trình xây dựng.
Ngoài ra, đây còn là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của San Francisco, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm đến tham quan và chụp ảnh. Cũng nổi tiếng là cây cầu chết người nhiều nhất!


Tin Quốc Tế Đó Đây
***
Liên Hiệp Quốc: Gaza Thành Vùng Đất “Không Thể Sống Được”


(Hình: Người Palestine phải di dời do các trận oanh kích của Do Thái vào dải Gaza đến nơi trú ẩn tại Bệnh viện Gaza Âu Châu ở Rafah, miền Nam dải Gaza, ngày 6/1/2024.)
-Tiếp tục bị Do Thái oanh kích hôm 6/1/2024, dải Gaza giờ đã trở thành một vùng đất “chết”, “không thể sống được nữa”, theo báo động của Liên Hiệp Quốc gần 3 tháng sau khi chiến tranh giữa Do Thái và Hamas bùng nổ và đang có nguy cơ lan ra toàn khu vực.
Theo hãng tin AFP, vào sáng sớm 6/1, Do Thái đã oanh kích vào Rafah, thành phố ở phía Nam của dải Gaza, nơi mà hàng trăm ngàn người dân Palestine đã đến tị nạn trong những tuần gần đây.

Điều phối viên các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths hôm 5/1 báo động dải Gaza nay chỉ còn là một vùng đất “không thể sống được nữa” và người dân tại đây phải “đối diện với những mối đe dọa thường ngày trước con mắt của cả thế giới”.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), các trận giao tranh, tình trạng suy dinh dưỡng và tình hình y tế đã tạo nên một “vòng xoáy tử thần” đe dọa hơn 1,1 triệu trẻ tại vùng lãnh thổ mà ngay từ trước chiến tranh đã sống trong nghèo đói.
Điều phối viên các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc một lần nữa kêu gọi chấm dứt xung đột, nhưng Do Thái vẫn tuyên bố chiến dịch ở Gaza sẽ tiếp diễn cho đến khi nào toàn bộ các con tin được trở về và khả năng quân sự của tổ chức Hamas bị triệt tiêu.

Chiến sự ở Gaza ngày càng có nguy cơ lan rộng trong khu vực sau vụ oanh kích được cho là do Do Thái tiến hành vào ngoại ô thủ đô Beirut của Lebanon, hạ sát Saleh al-Arouri, nhân vật lãnh đạo số 2 của Hamas. Theo một viên chức quốc phòng của Mỹ hôm 3/1 vừa qua, đây chính là một vụ oanh kích của Do Thái, nhưng cho tới nay Do Thái vẫn không nhận trách nhiệm về vụ này.
Hôm 6/1, phong trào Hồi giáo Hezbollah Lebanon khẳng định đã bắn hàng chục rocket về phía một căn cứ quân sự ở miền Bắc Do Thái, cho đây là cuộc tấn công này là đòn trả đũa đầu tiên cho vụ hạ sát al-Arouri.


Do Thái Tập Trung Triệt Phá Hamas ở Miền Trung và Nam Dải Gaza


(Ảnh: Phát ngôn viên quân đội Do Thái, tướng Daniel Hagari phát biểu với báo chí trong một đường hầm của Hamas tại Gaza, ngày 15/12/2023.)
-Ngày 7/1/2024 đánh dấu tròn 3 tháng Hamas mở các cuộc tàn sát người dân ở miền Nam Do Thái. Nhà nước Do Thái cho biết đã giải trừ Hamas ở miền Bắc dải Gaza và tập trung lực lượng đến tấn công mạng lưới vũ trang ở miền Trung và miền Nam. Không chỉ thành phố Khan Younès, miền Nam Gaza, tiếp tục bị Do Thái oanh kích sáng 7/1, vùng Cisjordan cũng có 6 người chết trong một vụ tấn công ở Jenine.

Thông tín viên Michel Paul của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Jerusalem cho biết thêm về buổi họp báo ngày 6/1 của Tướng Daniel Hagari, phát ngôn viên quân đội Do Thái:
“Mạng lưới vũ trang của Hamas ở miền Bắc dải Gaza đã bị triệt phá hoàn toàn. Thông tin được phát ngôn viên quân đội Do Thái nêu lên khi công bố tổng kết tạm thời về các hoạt động quân sự trong ba tháng vừa qua.
Mục tiêu tiếp theo là khu vực miền Trung và miền Nam của vùng đất Palestine. Cơ sở hạ tầng ngầm, đặc biệt là ở thành phố Khan Younès, rất rộng lớn. Tướng Hagari nhấn mạnh là chính tại khu vực đó các cuộc giao tranh sẽ tiếp diễn trong suốt năm 2024.

Nói một cách khác, chiến tranh bước vào giai đoạn mới. Nhưng dường như có thể thấy rõ ở thời điểm này rằng việc loại trừ Hamas, trong tư cách là một tổ chức chính trị và quân sự, - mục tiêu chính trong cuộc phản công của Do Thái - vẫn còn rất xa vời.
Trong khi đó ở vùng biên giới miền Bắc Do Thái với Lebanon, căng thẳng tiếp tục gia tăng với các cuộc đấu súng ngày càng nghiêm trọng. Lực lượng Hezbollah biện minh là đòn đáp trả cho vụ sát hại Saleh al-Arouri, nhân vật số hai của Hamas. Một nhật báo của Do Thái chạy tựa lớn sáng 7/1: “chiến tranh đến sát khu vực này”“.
Ngoài ra, theo thông tấn xã AFP, tướng Daniel Hagari khẳng định Do Thái “sẽ không chấm dứt chiến tranh chừng nào chưa hoàn thành các mục tiêu” nhưng “cách tiến hành sẽ khác” so với miền Bắc do “các trại tị nạn ở miền Trung dải Gaza chật kín người và đầy khủng bố”. Còn ở miền Nam, “Khan Younès có một thành phố ngầm đầy đường hầm, chằng chịt nhánh phụ”.
Theo thống kê mới nhất của chính quyền Hamas ngày 6/1, ba tháng chiến tranh đã khiến 22.722 người thiệt mạng ở dải Gaza, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.


Ba Tháng Sau Vụ Khủng Bố của Hamas, Gia Đình Các Nạn Nhân Do Thái Lần Đầu Quay Lại Hiện Trường Vụ Thảm Sát


(Hình: Người nhà các nạn nhân lần đầu đến thăm hiện trường vụ thảm sát của Hamas hôm 7/10/2023 tại lễ hội hội âm nhạc Nova, tại Re’im, nam Do Thái, ngày 5/1/2023.)
-Tròn 3 tháng kể từ vụ tấn công khủng bố hôm 7/10/2023 của Hamas vào Do Thái. Buổi sáng hôm đó, lực lượng Hamas đã thực hiện vụ tàn sát tại lễ hội âm nhạc ngoài trời, cách biên giới với Gaza vài cây số, khiến 364 người Do Thái thiệt mạng. Nhiều người trẻ tuổi trong lễ hội đã bị giết, một số khác bị bắt làm con tin. Hôm 7/1/2024, gia đình các nạn nhân lần đầu quay trở lại hiện trường vụ thảm sát.
Từ Re’im, đặc phái viên Murielle Paradon của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ghi nhận qua phóng sự:

Trên bãi đất trống với hàng cây bao quanh, hàng chục bức chân dung của các nạn nhân được treo lên. Đây đó một ngọn nến, một bó hoa. Bà Ahuva Maitzel đến cầu nguyện trước di ảnh của cô con gái Adi, 21 tuổi, người đã bị giết trong lễ hội. Đây là lần đầu tiên bà ghé thăm nơi này kể từ ngày 7/10.
“Ngày trước tôi đã không thể đến đây. Tôi tự nhủ rằng bản thân không muốn biết bất cứ điều gì đã xảy ra vì nó quá khủng khiếp. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy mình cần phải biết. Và bây giờ, tôi nghĩ tôi sẽ quay lại thường xuyên cho đến khi chúng ta có một đài tưởng niệm quốc gia”.

Ahuva Maitzel bị giằng xé giữa nỗi buồn và sự tức giận. Bà nói, chúng ta phải làm mọi cách để bảo đảm rằng thảm kịch như vậy không xảy ra nữa.
“Cuộc chiến chống lại Hamas là cuộc chiến chống lại hệ tư tưởng của tổ chức này. Chúng ta không thể tiêu diệt tận gốc tổ chức này. Chừng nào giáo huấn của chúng còn nhắm đến hủy diệt Do Thái thì tôi nghĩ sẽ chẳng có gì thay đổi cả”.
Cách đó vài cây số, những vụ oanh kích của quân đội Do Thái vào Gaza nhắc nhở chúng ta rằng chiến tranh vẫn còn đó nó cũng đang gây thương vong cho hàng ngàn thường dân Palestine.


Hai Phóng Viên Thiệt Mạng Trong Cuộc Không Kích của Do Thái ở Gaza


(Hình: Ông Wael Al-Dahdouh (giữa) cầu nguyện trong lễ tang con trai.)
-Hôm 7/1/2024, một cuộc không kích của Do Thái vào một chiếc xe hơi gần Rafah ở miền Nam Gaza đã giết chết 2 nhà báo Palestine đang đưa tin, theo các viên chức y tế ở Gaza và Hiệp hội Nhà báo ở đó.
Hamza Al-Dahdouh và Mustafa Thuraya đều là những ký giả tự do. Al-Dahdouh đã từng làm cho Al Jazeera và là con trai của Wael Al-Dahdouh, Trưởng nhóm phóng viên tại Gaza của đài truyền hình có trụ sở tại Qatar. Ký giả tự do thứ ba, Hazem Rajab, bị thương.

Lực lượng Phòng vệ Do Thái đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về cuộc tấn công.
Cuộc chiến Do Thái-Hamas, vốn bắt đầu vào ngày 7/10/2023, đã gây thiệt hại nặng nề cho các nhà báo. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), một cơ quan giám sát quốc tế, cho biết, tính đến ngày 6/1, 77 nhà báo và nhân viên truyền thông đã thiệt mạng - 70 người Palestine, 4 người Do Thái và 3 người Lebanon.
Văn phòng truyền thông của chính quyền Gaza do Hamas điều hành nói rằng hai cái chết mới đã nâng tổng số nhà báo thiệt mạng trong cuộc tấn công của Do Thái lên 109.

Một đoạn video được đăng trên kênh YouTube có liên hệ với Al Jazeera cho thấy ông Wael Al-Dahdouh khóc bên cạnh thi thể con trai và nắm tay anh. Sau đó, sau khi chôn cất con trai mình, ông nói trong bài phát biểu trên truyền hình rằng các nhà báo ở Gaza sẽ tiếp tục làm công việc của họ.
Ông nói: “Cả thế giới cần phải xem những gì đang xảy ra ở đây”.
Wael Al-Dahdouh đặc biệt được khán giả khắp Trung Đông biết đến sau khi ông biết được trong một buổi phát sóng trực tiếp vào tháng trước rằng vợ ông, một con trai khác, con gái và cháu trai đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Do Thái.
Trong số các nhà báo thiệt mạng khi đưa tin về cuộc xung đột có nhà báo Issam Abdallah của thông tấn xã Reuters. Một công dân Lebanon, anh ta đã bị xe tăng Do Thái giết chết vào ngày 13 tháng 10 khi đang quay phim vụ pháo kích xuyên biên giới ở Lebanon, một cuộc điều tra của thông tấn xã Reuters cho thấy.


Phương Tây Tìm Cách Ngăn Xung Đột ở Gaza Lan Rộng


(Hình: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.)
-Hôm 7/1/2024, các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Âu Châu đã tìm cách để giữ cho cuộc chiến ở Gaza không lan rộng ở khu vực Trung Đông đầy biến động, nhưng 3 tháng sau khi cuộc xung đột bắt đầu, tình trạng đổ máu nhiều hơn đã cho thấy rõ những khó khăn mà họ phải đối mặt.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, đang có những chuyến đi riêng rẽ tới khu vực để cố gắng ngăn chặn sự lan rộng của cuộc chiến sang Lebanon, vùng Tây Ngạn và các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đỏ, nơi lực lượng Houthi của Yemen có liên hệ với Iran thề sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi Do Thái ngưng chiến dịch ở vùng đất Palestine.

Ông Blinken, người đã ở Jordan hôm 7/1 và cũng sẽ tới Do Thái, vùng Tây Ngạn, Qatar, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Saudi và Ai Cập trong chuyến đi thứ tư tới khu vực, cho biết: “Chúng tôi tập trung cao độ vào việc ngăn chặn cuộc xung đột này lan rộng”.
Vua Abdullah của Jordan kêu gọi ông Blinken sử dụng ảnh hưởng của Hoa Thịnh Ðốn đối với Do Thái để thúc ép nước này ngừng bắn ngay lập tức, đồng thời cảnh báo ông về “những hậu quả thảm khốc” của chiến dịch quân sự tiếp diễn của Do Thái, một tuyên bố của cung điện cho biết.

Bất chấp mối lo ngại toàn cầu về sự chết chóc và tàn phá ở Gaza cũng như áp lực quốc tế về một lệnh ngừng bắn, dư luận Do Thái vẫn kiên quyết ủng hộ chiến dịch nhằm tiêu diệt nhóm Hamas đang cai trị Gaza, mặc dù tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã giảm mạnh.

Ông chưa nhận trách nhiệm về những sai sót an ninh đã cho phép Hamas tấn công miền Nam Do Thái vào ngày 7 tháng 10. Nhưng ông thề sẽ tiếp tục thực hiện hành động trả đũa.
“Chiến tranh không được dừng lại cho đến khi chúng ta đạt được tất cả các mục tiêu - loại bỏ Hamas, trao trả tất cả các con tin và bảo đảm rằng Gaza sẽ không còn là mối đe dọa đối với Do Thái. Tôi nói điều này với cả kẻ thù và bạn bè của chúng ta”, ông Netanyahu cho biết khi bắt đầu cuộc họp Nội các hàng tuần hôm 7/1.

Theo các viên chức Do Thái, khoảng 1.200 người đã thiệt mạng và 240 người bị bắt làm con tin vào ngày 7/10. Hơn 100 con tin được cho là vẫn đang bị Hamas bắt giữ.
Theo các viên chức y tế Palestine hôm 7/1, cuộc tấn công của Do Thái đã giết chết 22.835 người Palestine. Phát ngôn viên Bộ Y tế Gaza Ashraf Al-Qidra cho biết khoảng 113 người Palestine đã thiệt mạng và 250 người khác bị thương trong các cuộc tấn công riêng rẽ của Do Thái vào Gaza trong 24 tiếng đồng hồ qua.


Ngoại Trưởng Mỹ Trấn An Quốc Vương Jordan Về Người Palestine


(Hình: Quốc vương Jordan, ông Abdullah và Thái tử Hussein gặp gỡ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Amman.)
-Hôm 7/1/2024, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bảo đảm với Quốc vương Abdullah của Jordan rằng Hoa Thịnh Ðốn phản đối việc cưỡng bách di dời người Palestine khỏi Gaza hoặc vùng Tây Ngạn bị chiếm đóng, trong khi ông hy vọng sẽ khởi động các cuộc đàm phán về tương lai của Gaza.
Quốc vương đã nêu lên mối lo ngại của Jordan về việc dời cư trong cuộc họp, theo tuyên bố của cung điện, trong khi Do Thái tiếp tục chiến dịch quân sự, vốn đã biến phần lớn Gaza thành đống đổ nát và khiến 2,3 triệu cư dân của nước này đứng trước bờ vực chết đói, theo các nhân viên cứu trợ.

Trong cuộc gặp với Quốc vương Abdullah ở Amman, ông Blinken “nhấn mạnh sự phản đối của Mỹ đối với việc buộc người Palestine phải di dời khỏi vùng Tây Ngạn và Gaza cũng như nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ thường dân Palestine ở vùng Tây Ngạn khỏi bạo lực của những người định cư cực đoan”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết trong một tuyên bố.
Hầu hết cư dân Gaza đã phải di dời do xung đột, và bạo lực cũng bùng phát ở vùng Tây Ngạn, bao gồm cả vụ đụng độ chết người ở thành phố Jenin hôm 7/1.
Quốc vương Abdullah nói với ông Blinken rằng Hoa Thịnh Ðốn đóng vai trò chính trong việc gây áp lực buộc Do Thái phải ngừng bắn ngay lập tức, đồng thời cảnh báo về “những hậu quả thảm khốc” của việc tiếp tục chiến tranh ở Gaza, bắt đầu khi Hamas tấn công Do Thái vào ngày 7/10/2023, giết 1.200 người và bắt 240 con tin.

Theo các viên chức y tế Palestine, tính tới ngày 6/1, cuộc tấn công trên không và trên bộ sau đó của Do Thái đã giết chết 22.722 người Palestine.

Ông Blinken đang đi thăm khu vực trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng cuộc tấn công Hamas của Do Thái ở Gaza sẽ gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn trong khu vực.
Chuyến đi diễn ra sau khi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Beirut giết chết một thủ lĩnh cấp cao của Hamas và Do Thái đã đọ súng với lực lượng dân quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn qua biên giới phía Bắc với Lebanon.
Hoa Thịnh Ðốn cũng đang tập hợp các đồng minh để ngăn chặn các cuộc tấn công của các phiến quân Houthi, vốn kiểm soát phần lớn Yemen, vào tàu vận chuyển hàng trên Biển Đỏ.


Ngoại Trưởng Mỹ Đến Thổ Nhĩ Kỳ Bàn Về Xung Đột Gaza và Thụy Điển Gia Nhập NATO


(Hình: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tại dinh thự Vahdettin của phủ Tổng thống, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/1/2024.)
-Đang có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 6/1/2024, hội đàm với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về cuộc chiến ở dải Gaza cũng như tìm cách thuyết phục Ankara dỡ bỏ những trở ngại cuối cùng cho phép Thụy Điển gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO).
Tổng thống Erdogan, không có mặt ở Ankara vào thời điểm ông Blinken thực hiện chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ trước đó vào đầu tháng 11/2023, đã chỉ trích gay gắt Hoa Thịnh Ðốn trong việc ủng hộ Do Thái chống lại tổ chức Palestine Hamas.

Việc thuyết phục Tổng thống Erdogan bật đèn xanh cho Thụy Điển gia nhập NATO cũng là một hồ sơ gai góc mà Ngoại trưởng Blinken rất quan tâm. Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Hung Gia Lợi là hai thành viên NATO cuối cùng còn cản trở Stockholm gia nhập liên minh quân sự.
Sau Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Blinken tới Hy Lạp và gặp Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis tại Chania, đảo Crete để bàn về chiến tranh Ukraine cũng như mối quan hệ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, theo tường trình của thông tín viên Joël Bronner của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Athens (thủ đô của Hy Lạp):
“Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy ông Antony Blinken công du Hy Lạp không phải là xung đột giữa Do Thái và tổ chức Palestine Hamas, mà là cuộc chiến ở Ukraine.

Trước tiên, các nhà ngoại giao Mỹ đã đề cập đến các cuộc thảo luận trong tương lai về giao thông hàng hải để có thể gián tiếp vận chuyển hàng hóa đến Ukraine qua ngả Hy Lạp, trong bối cảnh xung đột với Mạc Tư Khoa khiến Kyiv bị mất nguồn cung từ Hắc Hải.
Một vấn đề quan trọng khác là mối quan hệ giữa Hy Lạp và nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được cải thiện trong những tháng gần đây, nhưng một cuộc chạy đua vũ trang vẫn đang diễn ra giữa Athens và Ankara. Hy Lạp đã mua khoảng 20 chiến đấu cơ Rafale trong 2 năm qua, còn Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang gây áp lực với Hoa Thịnh Ðốn để được cung cấp chiến đấu cơ F-16.
Đối với Antony Blinken, chuyến thăm Hy Lạp lần này cũng nhằm mục đích trấn an Athens trong bối cảnh nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ tăng cường sức mạnh quân sự trong tương lai”.


Baghdad Muốn Mỹ Rút Liên Quân Chống Thánh Chiến Ra Khỏi Iraq


(Hình: Thành viên của một nhóm chiến binh hệ phái Shiite ở Iraq dự lễ tang của Mushtaq Taleb al-Saidi, một chỉ huy của liên minh thân Iran, thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng drone của Mỹ ở Baghdad, thủ đô của Iraq, ngày 4/1/2024.)
-Liên quân chống thánh chiến do Mỹ đứng đầu không còn được chấp nhận tại Iraq. Ngày 5/1/2024, một ngày sau vụ quân đội Hoa Kỳ tấn công triệt phá một chi nhánh thân Iran ngay tại thủ đô Baghdad, Thủ tướng Iraq nhắc lại “quyết tâm” chấm dứt sự hiện diện của lực lượng quốc tế này.
Theo thông cáo của phong trào Al-Nujaba tham gia liên minh, được thông tấn xã AFP trích dẫn, vụ tấn công bằng drone của Mỹ hôm 4/1 nhắm vào “trung tâm hỗ trợ hậu cần của liên minh Hachd Al-Chaabi”, phía Đông Baghdad, đã khiến “Mushtaq Talib Al-Saidi, phó chỉ huy các chiến dịch về Baghdad” và một thành viên khác thiệt mạng, 7 người bị thương. Thông tín viên Marion Fontenille của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Erbil tường trình:

“Thủ tướng Iraq, ông Mohamed Chia Al-Soudani cho rằng “những biện minh về sự hiện diện của liên quân đã chấm dứt” khi nói về lực lượng đa quốc gia hoạt động tại Iraq từ năm 2014 để chống tổ chức Nhà Nước Hồi giáo. Thông cáo đã được văn phòng của Thủ tướng Iraq công bố tại lễ tưởng niệm tướng Qassem Soleimani, lãnh đạo Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, bị sát hại cách đây 4 năm ở Baghdad trong một vụ tấn công bằng drone do Mỹ tiến hành.
Giọng điệu cứng rắn hơn, nhưng đây không phải là lần đầu tiên ông Mohamed Chia Al-Soudani, đứng đầu chính phủ được nhiều đảng thân Iran ủng hộ, nêu lên vấn đề này trong những tuần qua. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự phẫn nộ của Iraq. Thủ tướng Mohamed Chia Al-Soudani đã tiến thêm một bước khi, theo thông cáo lần này, ông thể thiện mong muốn “cứng rắn” về việc thiết lập “đối thoại”, được tiến hành thông qua một “ủy ban song phương” nhằm “xác định cách thức chấm dứt sự hiện diện” của các lực lượng ngoại quốc.
Tuyên bố của Thủ tướng Iraq được công bố chỉ một ngày sau vụ tấn công của Mỹ nhắm vào một chỉ huy và một thành viên khác của phong trào Al-Nujaba tham gia liên minh Hachd Al-Chaabi gồm các nhánh thân Iran. Chính phủ Iraq tố cáo một “vụ xâm phạm”, đồng thời cảnh báo nguy cơ leo thang căng thẳng kể từ đầu cuộc chiến Do Thái-Hamas.
Giờ còn phải chờ xem thực tế, bởi vì dù Baghdad tuyên bố “đã thắng” tổ chức Nhà Nước Hồi giáo vào cuối năm 2017, nhưng nhiều chi nhánh của lực lượng này vẫn tấn công rải rác, đặc biệt ở miền Bắc Iraq”.


Đe Dọa Khủng Bố Tại Thụy Điển Vẫn ở Mức Cao


(Hình: Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson từng bày tỏ “lo lắng” về hậu quả của việc đốt kinh Koran.)
-Hôm 7/1/2024, Cơ quan phụ trách về an ninh của Thụy Điển nói rằng mức độ đe dọa khủng bố đối với Thụy Điển vẫn ở mức cao.
Cơ quan An ninh Thụy Điển cho biết trong một tuyên bố rằng đánh giá của họ về mối đe dọa khủng bố đối với quốc gia Bắc Âu này vẫn ở cấp 4 trên thang 5, vốn đã được nâng lên vào năm 2023.

“Hình ảnh miêu tả về Thụy Điển như là một quốc gia thù địch với Hồi giáo đã góp phần lớn vào mối đe dọa khủng bố ngày càng gia tăng từ chủ nghĩa Hồi giáo bạo lực”, cơ quan này nói.
Cơ quan này nói thêm rằng đánh giá hàng năm của họ cho thấy Thụy Điển vẫn được coi là mục tiêu ưu tiên.
“Mối đe dọa đến từ cả những cá nhân đơn lẻ và các nhóm có thể được kiểm soát bởi các tác nhân ở ngoại quốc”, cơ quan này nói.

Thụy Điển đã nâng mức cảnh báo về mối đe dọa vào tháng 8 năm 2023 sau khi hành vi xúc phạm kinh Koran của các cá nhân ở nước này đã dẫn đến sự lên án từ nhiều nơi trong thế giới Hồi giáo và gây ra mối đe dọa từ các chiến binh thánh chiến.
Vào tháng 10, hai người Thụy Điển mặc áo về túc cầu Thụy Điển đã bị bắn chết ở Brussels, và các viên chức cho biết động cơ của vụ tấn công có thể là do quốc tịch của họ.


Pháp: Rộ Nhiều Tin Đồn Về Cải Tổ Nội các


(Hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Elisabeth Borne tại lễ tang chính trị gia Pháp Jacques Delors, nguyên Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, tại điện Invalides, Paris, thủ đô của Pháp, ngày 5/1/2024.)
-Trong những ngày qua, tại Pháp đã có nhiều tin đồn về một cuộc cải tổ Nội các quy mô, nhưng cho đến giờ, chưa ai nắm được những ý định của Tổng thống Emmanuel Macron, nhất là về nhân vật có thể ông sẽ chọn để thay thế Thủ tướng Elisabeth Borne.
Hiện giờ, theo hãng tin AFP, Thủ tướng Pháp tiếp tục làm việc như không có chuyện gì xảy ra, vẫn duy trì lịch công tác, nhưng đã bớt tiếp xúc với giới báo chí.

Tuy vậy, tên tuổi của một số nhân vật có thể sẽ được chọn để thay thế bà Elisabeth Borne đã được nêu lên. Trong số này đặc biệt có Bộ trưởng Quốc phòng Sébastien Lecornu, một chính khách cánh hữu thân cận với Tổng thống Macron. Một nhân vật khác cũng thân cận với Tổng thống Pháp là Julien Denormandie, từng là Bộ trưởng trong nhiệm kỳ đầu của ông Macron, cũng được nói đến như là Thủ tướng tương lai.
Một giả thuyết khác cũng được nêu lên đó là giao chức Thủ tướng cho Bộ trưởng Kinh tế đương nhiệm Bruno Le Maire, một người cũng chủ trương đẩy mạnh các cải tổ giống như Tổng thống Macron.
Mục tiêu của Tổng thống Pháp là tìm được một Thủ tướng có khả năng đoàn kết phe đa số mà trong thời gian qua đã bị chia rẽ nặng nề do việc thông qua luật nhập cư mới, cũng như có khả năng liên minh với các đảng khác, vì phe của Tổng thống Macron chỉ nắm đa số tương đối ở Hạ viện.

Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng bà Elisabeth Borne sẽ vẫn được giữ lại để lãnh đạo một Nội các mới trong đó nhiều Bộ trưởng được cho là sẽ bị thay thế.
Dẫu sao, theo nhiều nguồn tin được thông tấn xã AFP trích dẫn, phải đợi đến tối 7/1 hoặc sáng 8/1, Tổng thống Macron mới thông báo quyết định thay thế hay giữ nguyên Thủ tướng, và sau đó thành phần chính phủ mới sẽ được công bố, kịp cho cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng đầu tiên của năm vào ngày 10/1.

Chuyện Hậu Trường Ly Kỳ của Thế Vận Hội Paris 2024
-Tại Pháp, L’Express tiết lộ “Làm thế nào Paris giành được quyền tổ chức Thế Vận hội 2024?”. Hồi năm 2005 tại Tân Gia Ba, hồ sơ của Paris hoàn hảo đến từng dấu chấm dấu phẩy, với mọi ưu thế vượt trội. Nhưng bốn lá phiếu chênh lệch đã làm lịch sử thay đổi. Khi Chủ tịch Ủy ban Thế vận (IOC) giơ lên tờ giấy ghi chữ “Luân Đôn”, cả Đô trưởng Paris Bertrand Delanoë lẫn Bộ trưởng Thể thao Pháp và Giám đốc chương trình Paris 2012 đều rơi nước mắt thất vọng.
Paris đã quá tự tin, và quá ngây thơ trước Anh, bậc thầy về lobby. Ông Delanoë khẳng định sẽ thắng một cách đường hoàng, nhưng người Anh làm tất cả những gì có thể. Thủ tướng Tony Blair và người phụ trách hồ sơ thế vận trụ lại ở Tân Gia Ba suốt sáu ngày trời, bộ máy vận động không ngần ngại gõ cửa phòng khách sạn từng ủy viên có quyền bỏ phiếu. Bên cạnh đó, bộ phim giới thiệu của Pháp thì Delanoë áp đặt Luc Besson thay vì Jacques Perrin như ý kiến của các thành viên khác, đạo diễn này làm việc không trao đổi với ai. Khi chiếu thử hai tuần trước thời điểm tranh tài, thì đã quá trễ để sửa đổi. Phim quá dài, một số thành viên IOC ngủ gục.

Tuy quyết định không ứng cử lần nào nữa, nhưng vụ khủng bố Charlie Hebdo ngày 7/1/2015 khiến giấc mơ Olympic quay lại, khi nhìn thấy giới trẻ mất phương hướng trước thảm kịch. Để giành quyền tổ chức năm 2024, Paris chỉ có một đối thủ, nhưng lại rất nặng ký: Los Angeles. Cuộc chạy đua rất quyết liệt. Một buổi sáng, các thành viên IOC thấy trên bàn ăn có số báo đặc biệt của New York Times với trang bìa dành cho… Paris 2024. Cùng lúc đó, Los Angeles 2024 đã mua nhiều “follower” trên các mạng xã hội, đưa số người theo dõi trên Facebook từ 200.000 lên hơn 1 triệu.
Từ khi ông Thomas Bach, Chủ tịch IOC công khai tuyên bố ưu tiên cho hai thành phố chia nhau tổ chức Thế Vận hội 2024 và 2028, mỗi bên đều cố gắng đẩy bên kia thối lui. Đô trưởng Paris Anne Hidalgo nói với Eric Garcetti, Thị trưởng Los Angeles: “Nếu ông không chấp nhận năm 2028, sẽ phải bỏ phiếu và chúng tôi sẽ thắng”.
Tại Thụy Sĩ năm 2017, lúc giới thiệu kế hoạch, Tổng thống Emmanuel Macron và phu nhân đều có mặt, chuyến đi rất âm thầm để Los Angeles không cảnh giác. Sự hiện diện của họ khiến IOC thấy được một sự cam kết ở cấp cao nhất. Anne Hidalgo phụ trách cú nốc-ao, gặp riêng Eric Garcetti với tối hậu thư: Ông có nhận 2028 hay không? Rốt cuộc Thị trưởng Los Angeles nhượng bộ. Hai nhà lãnh đạo thành phố nắm tay nhau đi vào phòng họp IOC, và mọi người đều hiểu việc chỉ định chính thức tại Pêru sau đó chỉ là hình thức.


Vợ của Lính Dự Bị Nga Bị Huy Động Ra Chiến Trường Ukraine Đòi Chồng Trở Về


(Ảnh: Một tân binh Nga chia tay vợ trước khi lên đường ra trận, tại nhà ga Prudboi, Vogograd, Nga, ngày 29/9/2022.)
-Trong tổng số khoảng 617.000 quân nhân Nga đang chiến đấu ở Ukraine, có khoảng 244.000 lính dự bị được huy động. Ngày 6/1/2024, một số người vợ đã đến đặt hoa ở tượng người lính vô danh dưới chân tường Ðiện Cẩm Linh để phản đối thời gian tham chiến qua dài và yêu cầu đưa chồng trở về.
Khoảng 15 phụ nữ, bất chấp thời tiết giá lạnh, đã đến đặt hoa ở công trình biểu tượng quan trọng ngay giữa thủ đô Mạc Tư Khoa. Một người cho thông tấn xã AFP biết rằng họ “muốn thu hút sự chú ý của chính quyền và công luận” sau khi lời kêu gọi của họ đã không được các Nghị sĩ, cơ quan Nhà nước lắng nghe vì chồng của họ chỉ là “dân thường”, không phải là “quân nhân chuyên nghiệp”. Nhiều người đã không được gặp chồng từ hơn một năm nay, sau khi phải nhập ngũ theo Sắc lệnh được Tổng thống Putin ban hành tháng 09/2022.

Đối với họ, việc đặt vòng hoa là “hành động ôn hòa duy nhất chưa bị luật pháp cấm” và khẳng định sẽ “đến đặt hoa vào mỗi thứ Bẩy”. Cảnh sát đã không can thiệp hôm 6/1 cho dù các hành động phản đối thường bị đàn áp nghiêm khắc ở Nga. Theo thông tấn xã AFP, điều này cho thấy đây là một chủ đề rất tế nhị đối với Ðiện Cẩm Linh.
Hoạt động của mẹ và vợ lính dự bị thường không được truyền thông Nga đưa tin, trong khi Ðiện Cẩm Linh vẫn cố quảng bá hình ảnh đoàn kết đối với ông Vladmimir Putin trước kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 3/2024. Tổng thống Nga đã tiếp gia đình một số liệt sĩ nhân dịp lễ Giáng sinh theo Chính Thống giáo. Ông Putin ca ngợi những người lính dũng cảm, anh hùng, “vũ khí trong tay” đang bảo vệ quyền lợi của nước Nga trên chiến trường Ukraine.
Cũng đúng dịp Giáng sinh, ngày 6/1, Nga bắn phi đạn S-300 vào thành phố Pokrovsk và vùng ngoại ô, phía Đông Ukraine, khiến 11 người chết, trong đó có 5 trẻ em. Trong đêm 6-7/1, Nga bắn thêm 3 phi đạn liên lục địa và 28 drone vào các vùng miền Nam Kherson và Dnipropetrovsk. Kyiv cho biết đã bắn hạ được 21 drone.
Sáng 7/1, Ngoại trưởng Nhật Bản đến Ukraine để tái khẳng định sự ủng hộ của Tokyo. Đan Mạch cho biết sẽ giao chiến đấu cơ F-16 cho Kyiv vào quý 2/2024 sau khi hoàn tất đào tạo phi công Ukraine.


Tổng Thống Ukraine: Nga Có Thể Bị Đánh Bại


(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy.)
-Hôm 7/1/2023, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy nói rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể bị đánh bại, và cho biết thêm rằng tình hình trên chiến trường vào thời điểm này vẫn tương đối ổn định.
“Ngay cả Nga cũng có thể bị đưa trở lại khuôn khổ luật pháp quốc tế. Cuộc xâm lược của nước này có thể bị đánh bại”, ông Zelenskyy phát biểu tại một hội nghị ở Thụy Điển qua liên kết video.

Tổng thống Ukraine nói rằng cuộc chiến ở Ukraine cho thấy rằng Âu Châu phải phát triển sản xuất vũ khí chung để bảo đảm lục địa này có thể “tự bảo vệ mình” trước bất kỳ tình huống toàn cầu nào có thể xảy ra.
Ông nói: “Hai năm của cuộc chiến này đã chứng minh rằng Âu Châu cần có đủ kho vũ khí để bảo vệ tự do, khả năng của riêng mình để bảo đảm phòng thủ”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom phát biểu tại một hội nghị quốc phòng hôm 7/1 rằng nhiệm vụ chính trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển trong những năm tới sẽ là hỗ trợ Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, Nga đã khai triển 28 máy bay không người và phóng 3 phi đạn liên lục địa để tấn công Ukraine trong đêm, lực lượng Không quân Ukraine cho biết hôm 7/1, đồng thời cho biết thêm rằng hệ thống phòng không của họ đã phá hủy 21 máy bay không người lái.
Lực lượng Không quân cho biết trên kênh nhắn tin Telegram của mình rằng Nga nhắm mục tiêu chủ yếu vào phía Nam và phía Đông Ukraine, nhưng họ không cho biết điều gì đã xảy ra với 3 phi đạn liên lục địa mà họ nói rằng Nga đã phóng đi.


Mỹ: Bắc Hàn Cấp Cho Nga Phi Đạn, Bệ Phóng Để Chống Ukraine


(Hình: Phát ngôn viên An ninh Quốc gia John Kirby nói Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề Bắc Hàn cung cấp cho Nga phi đạn-đạn đạo và bệ phóng với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.)
-Cộng sản Bắc Hàn gần đây đã cung cấp cho Nga phi đạn-đạn đạo và bệ phóng để sử dụng trong cuộc chiến của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine, một số đã được Nga bắn vào Ukraine, Tòa Bạch Ốc cho biết hôm 4/1/2024, trích dẫn thông tin tình báo mới được giải mật.
Phát ngôn viên An ninh Quốc gia John Kirby cho báo giới biết Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề này với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ông Kirby gọi việc chuyển giao vũ khí của Bắc Hàn cho Nga là một “sự leo thang đáng kể và đáng lo ngại” đồng thời cho biết Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với những người hỗ trợ các giao dịch vũ khí này.
Ông Kirby nói: “Thông tin của chúng tôi chỉ ra rằng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên gần đây đã cung cấp cho Nga các bệ phóng phi đạn-đạn đạo và một số phi đạn-đạn đạo”.
Ông cho biết trong những ngày gần đây, “các lực lượng Nga đã phóng ít nhất một trong số các phi đạn-đạn đạo của Cộng sản Bắc Hàn vào Ukraine” và rằng dường như đã rơi xuống một bãi đất trống.

Ông Kirby cho biết Iran chưa giao phi đạn-đạn đạo tầm gần cho Nga nhưng Hoa Thịnh Ðốn tin rằng Nga có ý định mua hệ thống phi đạn từ Iran.
Mạc Tư Khoa đã phụ thuộc rất nhiều vào Iran về máy bay không người lái và các loại vũ khí khác để sử dụng chống lại Ukraine.
Nga gần đây đã tiến hành một số cuộc tấn công dữ dội nhất vào Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu gần 2 năm trước. Kyiv hôm 2/1 cho biết Nga đã phóng hơn 300 máy bay tấn công không người lái và phi đạn các loại vào các thành phố trên khắp Ukraine tính từ ngày 29/12/2023.


Ngoại Trưởng Nhật Bản Cam Kết Tiếp Tục Hỗ Trợ Ukraine


(Hình: Ngoại trưởng Yoko Kamikawa và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba trong cuộc họp báo hôm 7/1/2024.)
-Ngoại trưởng Yoko Kamikawa cam kết rằng Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine trong khi bà đến thăm Kyiv hôm 7/1/2024, giữa bối cảnh nước này tiếp tục bị Nga xâm lược.
“Nhật Bản quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Ukraine để hòa bình có thể trở lại với Ukraine”, bà Kamikawa nói qua phiên dịch viên tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba.

Bà Kamikawa đến Kyiv trong một chuyến thăm không báo trước và buộc phải tổ chức một cuộc họp báo tại một nơi trú ẩn do có báo động không kích.
Nga đã phóng gần 300 phi đạn và khai triển hơn 200 máy bay không người lái tham gia tấn công trong những ngày cuối năm 2023 và những ngày đầu năm 2024.
Ukraine đã nhiều lần yêu cầu các đồng minh cung cấp máy bay và hệ thống phòng không hiện đại để đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga, vốn nhắm vào cả cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự.
Ông Kuleba nói: “Tôi đã thông báo cho đồng nghiệp [người đồng cấp] của mình… về nhu cầu của Ukraine không chỉ về máy bay mà trên hết là hệ thống phòng không”.

Tháng trước, Nhật Bản cho biết họ sẽ chuẩn bị chuyển phi đạn phòng không Patriot sang Mỹ sau khi sửa đổi hướng dẫn xuất cảng vũ khí, trong đợt cải tổ lớn đầu tiên của Tokyo về hạn chế xuất cảng như vậy sau 9 năm.
Mặc dù các biện pháp kiểm soát xuất cảng mới của Nhật Bản vẫn ngăn cản nước này vận chuyển vũ khí đến các nước đang có chiến tranh, nhưng nó có thể gián tiếp mang lại lợi ích cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga vì nó giúp Mỹ có thêm khả năng cung cấp viện trợ quân sự cho Kyiv.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết rằng Nhật Bản sẽ thể hiện mạnh mẽ cam kết của mình đối với việc phục hồi và tái thiết Ukraine theo quan hệ đối tác công tư bằng cách đăng cai tổ chức hội nghị Nhật Bản-Ukraine vào ngày 19/2.


Động Đất ở Nhật Bản: Số Người Chết Vượt Quá 100, Hàng Trăm Người Vẫn Còn Mất Tích


(Hình: Một người đi qua con đường với những tòa nhà bị hư hại ở Wajima thuộc bán đảo Noto, hướng ra Biển Nhật Bản, phía Tây-Bắc Tokyo, ngày 6/1/2024, sau trận động đất chết người hôm 1/1.)
-Số người chết được xác nhận trong trận động đất ngày đầu năm mới ở Nhật Bản đã lên tới 110 người vào thứ Bảy (6/1/2024) khi nỗ lực tìm kiếm những người sống sót trong đống đổ nát của các tòa nhà bị sập bước sang ngày thứ sáu.
Trận động đất mạnh 7,6 độ Richter xảy ra ở bờ biển phía Tây, phá hủy cơ sở hạ tầng và làm đứt đường dây điện tới 22.000 ngôi nhà ở vùng Hokuriku. Mưa đã cản trở nỗ lực lùng sục đống đổ nát tìm những người sống sót khi hơn 30.000 người di tản chờ cứu trợ.

Số người chết được xác nhận là 110 người vào lúc 4 giờ chiều (07:00 GMT) ngày thứ Bảy, tăng lên từ con số 94 người ngày hôm trước, website của chính phủ tỉnh Ishikawa cho biết. Hơn 200 người vẫn mất tích sau trận động đất gây chết người nhiều nhất trong gần tám năm.
Con số này cao nhất kể từ con số 276 người trong trận động đất năm 2016 ở khu vực Tây-Nam Kumamoto, một con số bao gồm cả những người chết liên quan.
Thủ tướng Fumio Kishida đã yêu cầu các viên chức chính phủ đẩy nhanh các nỗ lực khẩn cấp nhằm khôi phục các trục đường bị hư hại do trận động đất để các hoạt động cấp cứu và cứu trợ có thể tăng cường.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dự kiến tăng cường số lượng nhân viên cấp cứu từ 400 đến 5.400, tuy nhiên đường sá bị gián đoạn và những chướng ngại đang cản trở việc vận chuyển hàng cứu trợ.


Mỹ-Nhật-Hàn Lên Án Chương Trình Vũ Khí Bắc Hàn


(Hình: Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, tại thượng đỉnh APEC, San Francisco, Hoa Kỳ, ngày 16/11/2023.)
-Sau cuộc họp trong khuôn khổ cơ chế đối thoại ba bên về Ấn Độ-Thái Bình Dương tại Hoa Thịnh Ðốn, Nhật Bản, Nam Hàn và Mỹ, hôm 7/1/2024, công bố tuyên bố chung lên án chương trình nguyên tử và phi đạn đạo đạo của Bắc Hàn đồng thời chỉ trích những đòi hỏi “bất hợp pháp” của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hãng tin Nam Hàn Yonhap cho hay, đây là tuyên bố chung của cuộc họp cấp Thứ trưởng Ngoại giao của 3 nước đồng minh diễn ra ngày 5/1, khởi động cơ chế đối thoại đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol thỏa thuận trong cuộc gặp thương đỉnh 3 bên tại Trại David hồi tháng 8 năm 2023.

Tuyên bố chung nêu rõ, ba nước “lên án sự phát triển liên tục của chương nguyên tử và phi đạn-đạn đạo bất hợp pháp, sự hợp tác quân sự với Nga và những vi phạm nghiêm trọng và lạm dụng nhân quyền của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”.
Ba nước đã nhắc lại lập trường về “cách hành xử nguy hiểm gần đây đề bảo vệ nhũng đòi hỏi trên biển bất hợp pháp” của Trung Quốc tại Biển Đông. Vẫn theo tuyên bố chung, ba bên, “tái khẳng định mạnh mẽ cam kết đối với luật pháp quốc tế về tự do hàng hải và hàng không, được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đồng thời phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép, ở bất kỳ nơi nào trong vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương”.
Các bên nhắc lại lập trường nhất quán về vấn đề Đài Loan, khẳng định lại tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trong eo biển Đài Loan.
Cuộc họp cũng tập trung thảo luận về cách tiếp cận của từng nước đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và những cơ hội hợp tác với trọng điểm là xây dựng quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á và các đảo quốc trong Thái Bình Dương. Các bên cũng nhất trí tiếp tục các cuộc gặp hàng năm của cơ chế Đối thoại ba bên về Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Về tình hình tại bán đảo Triều Tiên, Yonhap cho biết hôm 7/1, Bắc Hàn tiếp tục các cuộc diễn tập bắn khoảng 60 quả đạn pháo từ bờ Đông của nước này hướng về phía đảo Yeonpyeong của Nam Hàn nằm gần ranh giới trên biển giữa hai nước. Cùng ngày, em gái của lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn Kim Jong Un đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên.


Trung Quốc Trừng Phạt Các Công Ty Quốc Phòng Mỹ Bán Vũ Khí Cho Đài Loan


(Hình: Gian hàng của các tập đoàn quốc phòng Mỹ tại triển lãm vũ khí Euroatory, Villepinte, Bắc Paris, Pháp, ngày 14/6/2022.)
-Hôm 7/1/2024, chính quyền Trung Quốc công bố các lệnh trừng phạt nhắm vào 5 công ty quốc phòng của Mỹ nhằm đáp trả việc các doanh nghiệp này bán vũ khí cho Đài Loan.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, danh sách 5 công ty quốc phòng bị đưa vào lệnh trừng phạt lần này gồm BAE Systems Land and Armament, Alliant Techsystems Operation, AeroVironment, ViaSat và Data Link Solutions. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng trước đã phê duyệt chương trình vũ khí trị giá 300 triệu Mỹ kim, nhằm tăng cường hệ thống chỉ huy và kiểm soát chiến đấu của Đài Bắc.

Cụ thể, các lệnh trừng phạt sẽ bao gồm đóng băng tài sản của các công ty này ở Trung Quốc, cấm các tổ chức và cá nhân ở Trung Quốc thực hiện giao dịch hay hợp tác với các doanh nghiệp này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nói thêm: “Việc Mỹ bán vũ khí cho khu vực Đài Loan của Trung Quốc (…) gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Kể từ khi Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016, Bắc Kinh đã thường xuyên đưa máy bay và chiến hạm đến gần hòn đảo. Căng thẳng càng lên cao khi gần đây, Trung Quốc liên tục tạo áp lực nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan, dự kiến diễn ra vào ngày 13 tháng 1. Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng nhiều lần lên án Trung Quốc thả các khinh khí cầu do thám trên khu vực đường trung tuyến giữa hòn đảo với Hoa lục.
Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, đã tuyên bố sẽ kiểm soát hòn đảo thậm chí có phải sử dụng tới vũ lực.

Hôm 6/1, phát biểu trong lễ kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định “hợp tác là lựa chọn đúng đắn nhất” cho hai nước. Ông cũng nói thêm rằng hai nước không nên chỉ vì những khác biệt mà đối đầu nhau, không nên sử dụng các lệnh trừng phạt hay tham gia vào các “trò chơi quyền lực, nơi mà không ai là kẻ thắng cuộc”.


Tình Báo Mỹ: Tham Nhũng Trong Quân Đội Trung Quốc Kiềm Chế Khả Năng Tác Chiến Trong Những Năm Tới


(Hình: Các đại biểu quân đội Trung Quốc, tới dự khai mạc một kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 5/3/2013.)
-Kế hoạch hiện đại hóa quân đội Trung Quốc thành một lực lượng hiện đại từ nay đến năm 2027 có thể thất bại. Vài chục tỉ Mỹ kim đầu tư đã bị rút ruột phần nào, đặc biệt trong quân chủng Phi đạn. Nạn tham nhũng khiến Chủ tịch Tập Cận Bình khó có thể tổ chức hoạt động quân sự quy mô lớn trong những năm tới. Trên đây là những đánh giá cửa tình báo Mỹ được Bloomberg trích dẫn.
Theo thông tin ngày 6/1/2024 của trang Bloomberg, tình báo Mỹ cho rằng loạt kỷ luật quy mô lớn do ông Tập Cận Bình tiến hành nhắm vào quân đội trong thời gian vừa qua là do tình trạng tham nhũng tràn lan trong toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là trong quân chủng Phi đạn. Ví dụ nhiều phi đạn được nạp nước thay nhiên liệu hay nắp bệ phóng phi đạn ở nhiều khu vực phía Tây Trung Quốc không hoạt động đúng quy trình để phi đạn được phóng hiệu quả.

Bloomberg dẫn lại một số bằng chứng trong những tháng qua. Ví dụ ngày 29/12/2023, chín viên chức quốc phòng, trong đó có 5 người thuộc quân chủng Phi đạn và ít nhất hai viên chức của Cục phát triển trang thiết bị, đã bị cách chức. Trước đó vài ngày là ba viên chức phụ trách sản xuất phi đạn trực thuộc Nhà nước. Đợt thanh trừng trong quân đội được cho là bắt đầu từ tháng 10/2023 sau khi ông Lý Thượng Phúc bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng, chỉ sau 7 tháng giữ chức vụ này.
Hoa Kỳ cho rằng tình trạng tham nhũng trong quan đội làm giảm niềm tin vào năng lực quân sự nói chung của Trung Quốc, đặc biệt là quân chủng Phi đạn và có thể tác động đến một số ưu tiên chính của ông Tập trong quá trình hiện đại hóa quân đội.

Ngoài ra, vẫn theo tình báo Mỹ, uy quyền của ông Tập không suy giảm trong dân do những đợt trừng phạt này. Ngược lại, khi loại trừ những viên chức cấp cao, trong đó có nhiều người do ông bổ nhiệm, Chủ tịch Trung Quốc khẳng định ảnh hưởng trong đảng, thể hiện cứng rắn, nghiêm túc trong việc loại trừ tham nhũng và về lâu dài là chuẩn bị khả năng tác chiến cho quân đội Trung Quốc.
Hiện tại cả Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về những thông tin trên. Những đánh giá của tình báo Mỹ cũng chưa được kiểm chứng một cách độc lập.


Hai Tàu Trung Quốc Theo Dõi Các Tàu của Phi Luật Tân và Mỹ Tuần Tra Biển Đông


(Hình: Lực lượng Tuần duyên Phi Luật Tân dùng ống nhòm theo dõi hoạt động tiếp tế của Phi Luật Tân ở Biển Đông hôm 4/10/2023.)
-Trung Quốc đã điều hai tàu Hải quân để theo dõi các tàu của Phi Luật Tân và Mỹ đang tuần tra ở Biển Đông. thông tấn xã Reuters trích dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Phi Luật Tân cho biết như vậy hôm 4/1/2024.
“Chúng tôi xác nhận sự hiện diện của hai tàu Hải quân Trung Quốc từ một khoảng cách đang theo dõi các tàu tham gia hoạt động hợp tác trên biển” - Xerxes Trinidad - người đứng đầu Văn phòng Thông tin Công chúng của quân đội Phi Luật Tân cho biết.

Quân đội Phi Luật Tân và Mỹ đã thực hiện một cuộc tuần tra chung ở Biển Đông kéo dài hai ngày từ ngày 3 đến 4/1.
Bắc Kinh trước đó đã lên tiếng cảnh báo Manila không nên có bất cứ tính toán sai lầm nào trong tranh chấp đang gia tăng ở Biển Đông có thể kéo theo những phản ứng quyết đoán từ Trung Quốc.
Phát ngôn viên của quân đội Phi Luật Tân nói Manila “hy vọng Trung Quốc và các nước khác sẽ tôn trọng chủ quyền và quyền thực hiện hoạt động tuần tra này tuần thủ luật quốc tế”.
Hiện Tòa Ðại sứ Trung Quốc ở Manila vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào về thông tin mới này.
Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc mới đây cho biết Trung Quốc cũng tiến hành tuần tra định kỳ ở biển Đông với sự tham gia của các lực lượng Không quân và Hải quân trong hai ngày 3 và 4/1, trùng vào thời gian Mỹ và Phi Luật Tân tuần tra chung.

Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của Trung Quốc cho biết cuộc tuần tra lần này nhằm ngăn chặn các hoạt động gây rối tại Biển Đông, tạo ra những “điểm nóng”.
Cuộc tập trận và tuần tra chung lần này giữa Mỹ và Phi Luật Tân được cho là sẽ làm Bắc Kinh tức giận. Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông và gần đây đã có nhiều hành động khiêu khích đối với tàu của Phi Luật Tân ở khu vực này.


Miến Điện: Lực Lượng Nổi Dậy Chiếm Thị Trấn Chủ Chốt ở Miền Bắc


(Hình: Thành phố Laukkaing, tỉnh bang Shan, Miến Điện, ngày 20/11/2023.)
-Hôm 5/1/2024, Lực lượng nổi dậy ở Miến Điện tuyên bố đã chiếm được thành phố Laukkaing, một vị trí quan trọng ở miền Bắc, gần biên giới Trung Quốc. Đây là một vố đau mới đối với chính quyền quân sự Miến Điện.
Theo thông tấn xã AFP, Liên minh Huynh đệ, bao gồm Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Miến Điện (MNDAA), Quân đội Arakan (AA) và Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang (TNLA), tuyên bố “tất cả các thành viên của Bộ Chỉ huy Tác chiến Quân sự của quân đội Miến Điện ở Laukkaing đã bị tước vũ khí và thành phố này đã được giải phóng, không còn thành viên nào của quân đội Miến Điện hiện diện”.

Laukkaing là thủ phủ của vùng Kokang, tỉnh bang Shan, nơi vốn có nhiều bất ổn. Thành phố này nổi tiếng có nhiều sòng bạc, ổ mại dâm và những đường dây lừa đảo trực tuyến hoạt động. Chính quyền quân sự vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào.
Thông tấn xã AFP nhắc lại xung đột vũ trang đã nổ ra ở tỉnh bang Shan kể từ khi Liên minh Huynh đệ tấn công chống lại chính quyền quân sự vào tháng 10/2023. Kể từ đó, liên minh này đã chiếm giữ một số thành phố và cửa khẩu chủ chốt trong giao thương với Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, đây là thách thức quân sự lớn nhất đối với chính quyền quân sự kể từ cuộc đảo chính năm 2021.
Tháng trước, Bắc Kinh thông báo đã tiến hành hòa giải quân đội Miến Điện và lực lượng nổi dậy, và đạt được “lệnh ngưng bắn tạm thời”. Tuy nhiên, các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực trong tỉnh bang Shan. Vào tuần trước, Tòa Ðại sứ Trung Quốc đã yêu cầu công dân của họ ở Miến Điện di tản khỏi khu vực dọc biên giới do rủi ro an ninh.


Tối Cao Pháp Viện Mỹ Sẽ Xét Đơn Kháng Cáo của Trump Về Việc Bị Loại Tư Cách Ứng Cử Viên ở Colorado


(Hình: Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang dẫn đầu cuộc đua giành đề cử của Đảng Cộng hòa để đối đầu Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử ngày 5/11/2024 ở Mỹ.)
Ngày thứ Sáu (5/1/2024), Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đồng ý xét đơn kháng cáo của Donald Trump đối với một quyết định Tư pháp cấm vị cựu Tổng thống này có tên trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa ở tiểu bang Colorado. Vụ án được xem là có sức nặng về mặt chính trị với những hệ quả lớn cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024.
Vấn đề tranh cãi là phán quyết ngày 19/12/2023 của Tòa Thượng thẩm tiểu bang Colorado loại ông Trump khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang dựa trên lời lẽ trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ vì tham gia nổi loạn, liên quan đến vụ tấn công ngày 6 tháng 1 năm 2021 của những người ủng hộ ông nhắm vào Điện Capitol trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.

Các Thẩm phán nhận vụ án với tốc độ nhanh bất thường. Ông Trump, người đang dẫn đầu trong cuộc đua giành đề cử của đảng ông để đối đầu Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 ở Mỹ, đã đệ đơn kháng cáo vào ngày 3/1. Các Thẩm phán cho biết họ sẽ đẩy nhanh việc đưa ra quyết định, xếp lịch để nghe đôi bên đưa ra luận cứ vào ngày 8/232. Cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa ở tiểu bang Colorado dự kiến diễn ra vào ngày 5/3.
Tòa Thượng thẩm cấp tiểu bang phán quyết rằng ông không đủ tư cách tranh cử Tổng thống theo một điều khoản Hiến pháp cấm bất cứ ai “tham gia nổi dậy hoặc nổi loạn” giữ chức vụ công cử, cấm ông tham gia cuộc bầu cử sơ bộ.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ không có hành động đối với đơn kháng cáo riêng rẽ về quyết định của tòa án cấp tiểu bang đệ trình bởi Đảng Cộng hòa Colorado.
Nhiều người theo Đảng Cộng hòa đã chỉ trích việc loại bỏ tư cách ứng cử viên của ông Trump là can thiệp vào cuộc bầu cử, trong khi những người ủng hộ việc loại bỏ tư cách ứng cử viên nói buộc ông Trump chịu trách nhiệm theo Hiến pháp về cuộc nổi dậy là ủng hộ các giá trị dân chủ. Ông Trump cũng đang đối mặt các cáo buộc hình sự trong hai vụ án liên quan đến nỗ lực lật ngược thất bại bầu cử năm 2020 trước ông Biden.


Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2024: Donald Trump Tin Vào Chiến Thắng Để Cứu Nước Mỹ

(Hình: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống 2024, tại Clinton, tiểu bang Iowa, ngày 6/1/2024.)
-Trong bài phát biểu vận động tranh cử tại tiểu bang Iowa ngày 6/1/2024, cựu Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ “cứu nước Mỹ” bằng cách giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 trước đối thủ Joe Biden, người mà ông gọi là “Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”, kẻ đã khiến nước Mỹ “thất bại” và có nguy cơ gây ra “Đệ tam Thế chiến”.

Ba năm sau vụ tấn công vào điện Capitol ngày 6/1/2021, ông Trump khẳng định trong bài phát biểu tại hai thị trấn nhỏ Newton và Clinton thuộc tiểu bang Iowa, rằng ông sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới. Kỳ bầu cử năm 2020 cựu Tổng thống đã thất bại. Dù không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào, nhưng ông Trump vẫn tiếp tục khẳng định rằng các phiếu bầu cho ông đã bị “đánh cắp”. Cựu Tổng thống tự hào rằng bản thân là “ứng cử viên duy nhất có khả năng cứu nước Mỹ khỏi thảm họa (gây ra bởi) Biden” và tự tin rằng mình sẽ chiến thắng ở tiểu bang Iowa.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:
Trong hai cuộc gặp này, Donald Trump đã sử dụng lại chiến thuật ưa thích của mình: Đầu tiên là chiếm lĩnh địa bàn và đặt mình vào vị thế thống lĩnh. Ông tự coi mình là người chiến thắng, rồi kể lại chi tiết các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông là người chiến thắng từ nhiều tháng qua.

Sau đó, trong bài phát biểu kéo dài hai tiếng đồng hồ, ông đã giảm mức độ nghiêm trọng của vụ bao vây điện Capitol, gọi những người nổi dậy hôm 6/1/2021, hiện đang bị ngồi tù là những “con tin” của chính phủ Mỹ, ông chỉ trích báo chí khi họ gọi mình là kẻ độc tài.
Và trên hết, Trump đã phát động một cuộc tổng tấn công vào Joe Biden, người mà ông gọi với biệt danh “Joe kẻ lừa đảo”. Ông nói: “Bảng tổng kết của Biden là một chuỗi dài không ngớt yếu kém, bất tài, tham nhũng và thất bại, ngoài ra thì ông ta thoát được khá tốt. Đó là lý do tại sao kẻ lừa đảo Joe đã dàn dựng chiến dịch tranh cử thảm hại này”.
Ông cũng cáo buộc Biden đưa đất nước tới “Thế chiến thứ Ba”, và cầm đầu một chiến dịch “báo động” nhằm chống lại ông, nêu ra mối nguy mà ông sẽ gây ra cho nền Dân chủ.
Cuối cùng, ông có lời nhắn tới chủ nghĩa bảo hộ chống Mỹ bằng việc kể lại đã khống chế Emmanuel Macron bằng cách đe dọa tăng thuế nhập cảng rượu vang và rượu sâm panh của Pháp. Cảnh báo này khiến nhiều nhà lãnh đạo Âu Châu lo lắng.

Không có nhận xét nào: