Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Giới Thiệu Sinh Hoạt Hôm Nay: Tất Niên Hội Truyền Thông Bắc Cali và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải

 Uỷ Ban Bảo Vệ Nhà Báo Công Bố (CPJ): Việt Nam Đứng Chót! Nằm Trong Top 5 Quốc Gia, Bỏ Tù Nhiều Nhà Báo Nhất Thế Giới! *Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, là một trong những mũi nhọn, tranh đấu cho Tự Do Báo Chí trong nước, bền bỉ qua nhiều năm nay. (Xin đọc Tuyên Cáo đình kèm) CS sống vì bưng bít thông tin, hễ có Tự Do Ngôn Luận, thì chế độ độc tài CS cũng đến…ngày tàn!
<!>
-Việt Nam nằm trong số năm quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất thế giới trong năm qua với tổng số 19 nhà báo đang bị cầm tù, chỉ đứng sau các nước Trung Quốc, Miến Ðiện, Belarus và Nga.
Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) hôm 18/1/2024 công bố báo cáo năm về số lượng nhà báo đang bị cầm tù trên toàn thế giới và cảnh báo con số này đang ở mức kỷ lục với 320 nhà báo trên toàn thế giới được ghi nhận đang phải ở sau xong sắt tính đến ngày 1/12/2023.


(Hình: Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy - người đang bị án tù với cáo buộc xúc phạm Quốc kỳ.)Hơn một nửa số nhà báo này đang phải đối mặt với các cáo buộc đưa tin sai sự thật, chống nhà nước và khủng bố.
Theo báo cáo, các nhà báo từ Việt Nam đang bị cầm tù thường bị đối xử tàn tệ trong tù như bị giam trong buồng giam chật chội, thiếu đồ ăn nước uống và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
Báo cáo nêu bật tình trạng của tù nhân lương tâm Huỳnh Thục Vy, người đang thụ án tù hai năm chín tháng với cáo buộc xúc phạm quốc kỳ. Nhà báo này đang bị bệnh về van tim nhưng không được chăm sóc đầy đủ trong khi nơi giam giữ lại ở quá xa gia đình, hơn 190 km.
Trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cũng được đề cập trong báo cáo khi tù nhân này không được nhà tù cung cấp nước nóng để nấu mì ăn liền mua ở căng tin nhà tù. Ông Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án tù 16 năm với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
Báo cáo cũng nêu trường hợp của năm nhà báo của nhóm Báo Sạch hiện đã bị cấm hoạt động báo chí sau khi thực hiện án tù với cáo buộc chống Nhà nước.

Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali

Tuyên Cáo
V/v Lên Án CSVN Bóp Nghẹt Quyền Tự Do Báo Chí


Kính thưa quý vị.
Việt Nam, từ vị trí 175 (năm 2021), được xếp vị trí 174 trên 180 nước vào năm 2022, cao hơn Trung Quốc.
Tuy nhiên đáng chú ý là Việt Nam lại có số lượng nhà báo, nhà hoạt động bị ngồi tù vì viết bài trên mạng xã hội lại rất lớn (41) so với các nước thuộc Asean khác như Indonesia (1), Thái Lan (2), Campuchia (3) và Lào (5).
Tuy nhiên, năm 2023, theo tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Việt Nam đã tụt hạng gần "đội sổ" tự do báo chí khi xếp thứ 178 trong tổng số 180 quốc gia trên thế giới. trong khi đó , Trung Quốc và Triều Tiên đứng cuối bảng. Như vậy, năm 2023 Việt Nam ở vị trí thứ 178, mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002 đến nay.

Theo số liệu thống kê từ RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.
RSF được thành lập vào năm 1985 và đã công bố chỉ số tự do báo chí hàng năm kể từ năm 2002 và đã trở thành cái gai đối với các chế độ toàn trị trên khắp thế giới.
Một trong các vụ xử tù nhà báo được thế giới chú ý nhất trong thời gian qua tại Việt Nam là trường hợp nhà báo Phạm Thị Đoan Trang, chịu án 9 năm tù về tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước" cuối năm 2021.
Bà Trang được Canada và Anh trao giải Tự do Truyền thông vào tháng 2/2022 và từng được nhận Giải thưởng Homo Homini 2018 từ tổ chức nhân quyền People In Need có trụ sở tại Cộng hòa Czech.

Các tổ chức quốc tế kêu gọi bảo vệ nhà báo VN trước kỳ kiểm điểm nhân quyền.
Các nhà báo ở Việt Nam đang phải đối mặt với các mối đe dọa và ngược đãi trên diện rộng, và thường xuyên bị bắt giữ hoặc bỏ tù vì các bài viết và bình luận của họ, theo một báo cáo chung gửi Liên Hiệp Quốc của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), Freedom House và Robert F. Kennedy Human Rights.
Báo cáo chung được công bố vào ngày 2/11, Ngày Quốc tế chấm dứt quyền miễn trừ đối với tội ác chống lại các nhà báo, trước đợt Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam tại Geneva vào tháng 4-5/2024.

Trong năm năm qua, ít nhất có một nhà báo (Đỗ Công Đương) – người thường bình luận về các vấn đề chính trị – chết vì mắc bệnh trong tù.
Ít nhất bảy nhà báo khác bị giam giữ trong thời gian báo cáo được thực hiện bị đánh đập bởi cai trại hoặc/và bị từ chối điều trị y tế bất kể bệnh nặng.
Nhà báo Nguyễn Văn Hóa, một nhà hoạt động Công giáo và cộng tác viên thường xuyên của Đài Á Châu Tự Do, bị đánh đập dã man, bị biệt giam và bị ngược đãi trong khi ngồi tù bảy năm sau khi bị bắt vào tháng 1/2017.

Đơn cử những án tù dài hạn và vô lý: Án tù dài hạn
Ông Phạm Chí Dũng - nhà báo và chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập - bị kết án 15 năm tù về tội chống nhà nước theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.
Nhà báo Lê Mạnh Hà bị kết án tám năm tù theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 về tội đăng, chia sẻ bài viết trên Facebook có nội dung bị cho là bôi nhọ nhà nước và Chủ tịch nước Việt Nam.
Nhà văn, nhà thơ Trần Đức Thạch bị bắt và bị kết án 12 năm tù tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 109 Bộ luật Hình sự. Ông Thạch viết về kinh nghiệm của mình khi còn là một cựu quân nhân Bắc Việt và những tội ác chiến tranh mà ông chứng kiến
Qua các đánh giá này,Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali đồng tình với CPJ, Freedom House và Robert F. Kennedy Human Rights khuyến nghị Việt Nam:


•Cung cấp phương pháp điều trị y tế thích hợp cho tù nhân theo Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền trong Công ước Quốc tế.
•Chấm dứt việc sử dụng vũ lực quá mức, đánh đập và biệt giam kéo dài đối với nhà báo và người bảo vệ nhân quyền.
•Trả tự do cho tất cả các nhà báo bị bắt giữ hoặc bỏ tù tùy tiện vì thực hiện quyền tự do của họ
•Tiến hành các biện pháp nhằm chấm dứt việc thực hiện các hình phạt tù kéo dài không tương xứng với mức độ bị cáo buộc.
•Bảo đảm tất cả các nhà báo đều có quyền được tư vấn pháp lý và kháng cáo bản án của họ.
•Thực hiện các biện pháp nhằm chấm dứt việc bắt cóc các nhà báo bởi các tổ chức nhà nước và phi nhà nước.
•Điều tra kịp thời và hiệu quả các mối đe dọa và tấn công nhằm vào các nhà báo.
•Thiết lập một cơ chế hiệu quả để bảo vệ các nhà báo gặp rủi ro
•Bảo đảm các cá nhân, bao gồm cả các nhà báo, có quyền tìm kiếm và được tị nạn từ ở các quốc gia khác theo Điều 14 của Tuyên bố chung về Quyền con người
•Ngừng giam giữ các nhà báo trong cơ sở tâm thần trước khi xét xử.
•Chấm dứt việc biệt giam các nhà báo và giam giữ các nhà báo trong thời gian dài thời gian không xét xử.
•Chấm dứt việc tùy tiện quản thúc tại gia các nhà báo.
•Chấm dứt việc tịch thu hộ chiếu của nhà báo và thành viên gia đình họ
•Điều tra kịp thời và hiệu quả các mối đe dọa và tấn công nhằm vào các nhà báo và gia đình họ.
•Cải cách luật Tự do Báo chí năm 2016 theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm cả việc đảo ngược quyền lực của nhà nước có thẩm quyền tối cao để xác định ai đủ tiêu chuẩn làm nhà báo.
•Chấm dứt sự kiểm soát của chính phủ đối với tất cả các phương tiện truyền thông để thúc đẩy tự do báo chí.
•Bãi bỏ lệnh cấm làm nhà báo đối với những người bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ hoặc các cáo buộc tương tự
•Khôi phục giấy phép báo chí cho bất kỳ ấn phẩm nào bị đình chỉ do bị cáo buộc xuất bản thông tin bất lợi.
•Cải cách các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 được sử dụng để hành hạ nhà báo, trong đó có Điều 109 (hình sự hóa tội “tuyên truyền chống nhà nước”); Điều 117 (tội hình sự “làm, tàng trữ, phát tán hoặc phổ biến thông tin, tài liệu, vật phẩm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”); và Điều 331 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền hợp pháp và lợi ích của tổ chức, công dân). Bãi bỏ Luật An ninh mạng

Làm tại TP. San Jose Bắc California
Ngày 21 Tháng 1 Năm 2024
Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali


Nhắc Nhở Chiều Chủ Nhật (Hôm Nay!) Tham Dự Tiệc Tất Niên của Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali.


Lời Mời
Kính Thưa Quý Vị,

Theo truyền thống Cha Ông những ngày Cuối Năm,
Nhằm gởi lời Cảm Tạ đến Quý Ân Nhân, Cộng Đồng, Đoàn Thể, Thân Hào Nhân Sĩ, Quý Cơ Sở Thương Mại, Bạn Bè, Thân Hữu…
Đã yểm trợ từ tinh thần, đến vật chất, để Hội Truyền Thông đã hoạt động hữu hiệu, đạt được những thành quả rất đáng khích lệ trong năm qua.
Nên, kính xin nhắc nhở Quý Khách mời, nhớ bớt chút thời giờ Tham Dự “Buổi Cơm Thân Mật” với các Thành Viên trong Hội.
Một năm mới có một lần! xin đừng quên!
Lúc: 5 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 1 năm 2024.
Tại: Nhà hàng Cao Nguyên
Số 2549 S. King Rd, Ca 95122 (408) 270-9610
Sự hiện diện của Quý Vị là một niềm hãnh diện cho Hội.
Trân Trọng Kính Mời.


Tin vui:
Mới cách đây, chưa đầy 2 tuần lễ, Anh Em Truyền Thông, có một buổi họp, và quyết định giữ truyền thống, tổ chức buổi Tất Niên thân mật mỗi năm.
Một điều Anh Chị Em đều lo lắng, có gấp quá không? Những ngày cận Tết mọi người đều bận rộn! Sau cùng đưa đến quyết định, đã gọi là Thân mật, thì có bao nhiêu, vui bấy nhiêu. Nhưng cũng có tiêu chuẩn, phải từ 40 đến 50 người, ít hơn con số này, hơi buồn, thiếu không khí vui ngày Tết!
Không ngờ, cho đến giây phút này, gần cả trăm Quan Khách ghi tên tham dự! không vui sao được!
Điều này, như một món quà tinh thần, với Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali của Anh Em chúng tôi!
Chưa kể còn vang xa đến Nam Cali, có những Anh Em Truyền Thông nhắn: “Tụi tôi ở Nam, muốn ghi tên vào sinh hoạt với Hội ở Bắc được không?” Nghe là thấy Sướng!...cả Một Mùa Xuân!
Giờ cuối, chúng tôi lại mời được một tay hò Lô Tô tuyệt vời, đậm tình không khí Tết Quê Hương!
Nên, xin đừng bỏ qua!


Hôm Nay: Nhớ Tham Dự Tưởng Niệm 50 Năm Hoàng sa tại San Jose



Việt Nam: CSVN hèn với giặc đến thế là cùng! Tưởng niệm 50 năm Hoàng Sa, diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ!
-Các hoạt động tưởng niệm 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm, được ghi nhận diễn ra âm thầm, chủ yếu dưới hình thức trực tuyến tại Việt Nam hôm 19 Tháng Giêng.
Trang Facebook Võ Hồng Ly đăng loạt hình cho thấy một cư dân Đà Nẵng giơ tấm giấy ghi “#HS50″ (Hoàng Sa 50 năm) được chụp gần Nhà Trưng Bày Hoàng Sa ở quận Sơn Trà, cũng như tại một số địa điểm quen thuộc của thành phố biển này.


(Hình:Một tờ giấy ghi “#HS50″ (Hoàng Sa 50 năm) được chụp gần nhà trưng bày Hoàng Sa ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Từ một ngày trước, ông Mạc Văn Trang, thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, đăng trên trang cá nhân lời kêu gọi của sáu tổ chức xã hội dân sự về hành động tưởng niệm 74 binh sĩ hy sinh ở Hoàng Sa.
“Chúng tôi các tổ chức xã hội dân sự, kính đề nghị quý đồng bào, mỗi người dù ở đâu, ngày Tháng Giêng cũng xin dành một phút mặc niệm tưởng nhớ 74 chiến sĩ chống quân xâm lược Trung Quốc, đã hy sinh vì tổ quốc Việt Nam. Ghi công và tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh vì bảo vệ đất nước là nghĩa cử truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,” văn bản nêu trên viết.

Cùng thời điểm, một số Facebooker được nhiều người biết trong giới xã hội dân sự như nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, ông Lê Hoàng… đăng ảnh trên trang cá nhân với khẩu hiệu: “Hoàng Sa, Trường Sa Là Của Việt Nam!”
Bác Sĩ Võ Xuân Sơn, chủ một phòng khám quốc tế tại Sài Gòn, bình luận trên trang cá nhân: “…Nếu muốn ‘Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa,’ chúng ta phải đủ mạnh. Nhưng trong không gian tham nhũng ngập tràn, văn hóa tàn tạ, giáo dục tan hoang, cả đất nước, bới chỗ nào ra cũng thúi chỗ đó, thì dựa vô cái gì mà chúng ta đòi ‘Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa?’ Ngay cả muốn duy ý chí thì cũng phải có chút cơ sở chứ.”
“‘Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa’ là một ước muốn rất chính đáng, nhưng nó quá xa vời. Điều cần thiết ngay bây giờ, là chúng ta cần làm sao để đất nước không bị rơi vô tay các tập đoàn tham nhũng, những kẻ làm biến dạng văn hóa dân tộc, tha hóa nền giáo dục,” theo Facebook Xuân Sơn Võ.


Tin Cộng Ðồng
***
Cựu Chiến Binh Tàu HQ-10 Việt Nam Cộng Hòa: Chưa Thấy Có Phương Án, Cơ Hội Nào Để Đòi Lại Hoàng Sa


(Hình Mai Kỳ: Một số cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa từng tham chiến ở Hoàng Sa thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa, Đà Nẵng, 18/1/2024.)
-Một đoàn cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa trong hải chiến Hoàng Sa cách đây 50 năm và thân nhân của một số tử sĩ tới thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng vào sáng 18/1/2024. Cựu thủy thủ Trần Văn Hà nói với VOA rằng ông rất xúc động khi xem các hiện vật, tư liệu, ngoài ra, ông cũng chia sẻ là chưa thấy có cơ hội nào để đòi lại quần đảo đã bị Trung Quốc chiếm.
VOA được biết đoàn khách đặc biệt này gồm 5 cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trực tiếp tham gia trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 và 4 người, là con của những người lính đã hy sinh trong trận này. Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn.

Cách đây tròn nửa thế kỷ, Trung Quốc đã điều nhiều tàu tiến hành cưỡng chiếm những đảo thuộc quyền kiểm soát của VNCH ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân VNCH đã chống trả mãnh liệt nhưng không giữ được. Trong trận hải chiến này, 74 quân nhân VNCH tử trận. Trung Quốc kiểm soát, chiếm giữ Hoàng Sa từ đó đến nay.
VNCH ở miền nam Việt Nam chấm dứt tồn tại từ ngày 30/4/1975 sau khi quân đội của Việt Nam cộng sản chiếm Sài Gòn, giành thắng lợi chung cuộc trong Chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1976, nước Việt Nam thống nhất có tên chính thức mới là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chính quyền CHXHCN Việt Nam kể từ đó đến nay, chưa có hành động pháp lý cụ thể nào để đòi lại Hoàng Sa.
Với cuộc thăm hôm 18/1, đây là lần đầu tiên các cựu thủy thủ VNCH Trần Văn Hà, tàu HQ-10; Lữ Công Bảy, tàu HQ-4; Trịnh Văn Quý, tàu HQ-4; Nguyễn Văn Sáu, tàu HQ-4; và Huỳnh Đắc Lộc, tàu HQ-16, tức những nhân chứng quan trọng, đến Nhà trưng bày Hoàng Sa, sau 50 năm nổ ra trận hải chiến.

Cùng đi thăm là những người con của các tử sĩ Nguyễn Thành Trí, Đỗ Văn Long, Lương Thanh Thú và Đinh Văn Thực.
Nhà trưng bày là nơi đưa ra những bằng chứng về chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam và cả những chứng tích về cuộc cưỡng chiếm của Trung Quốc. Bên cạnh đó, nơi này cũng lưu giữ nhiều kỷ vật các người lính thủy VNCH, là đồng đội hoặc cha anh của các thành viên trong đoàn.
Ông Trần Văn Hà, thủy thủ cơ khí trên tàu HQ-10, 1 trong 4 tàu của VNCH tham chiến, nói với VOA: "Rất là xúc động. Rất cảm ơn anh em Ban tổ chức cho tôi có điều kiện trở lại chiến trường xưa, xem những hiện vật, những gì của Việt Nam mình hiện giờ rơi vào tay của Trung Cộng".
Chuyến thăm của đoàn do chương trình mang tên Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức, theo tìm hiểu của VOA. Chương trình này ra đời cách đây 10 năm nhằm tri ân những người lính Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc, đặc biệt là những người lính đã hy sinh trong hai cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa (19/1/1974) và Trường Sa (14/3/1988).

Những người khởi xướng Nhịp Cầu Hoàng Sa là các nhà báo Vũ Kim Hạnh, Nguyễn Thế Thanh, Huy Đức, Nguyễn Thanh Triều, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu và nhà hàng hải học Đỗ Thái Bình.
Đến nay, chương trình đã quyên góp được hơn 12 tỉ đồng, giúp xây mới và nâng cấp 30 căn nhà cho các cựu binh, thân nhân các gia đình tử sĩ Hoàng Sa; các cựu binh và thân nhân các gia đình liệt sĩ Gạc Ma (Trường Sa)…
Ngoài cuộc thăm nhà trưng bày kể trên, những ngày này, như VOA đã đưa tin, xuất hiện nhiều bài và ảnh trên mạng xã hội cho thấy có những người Việt thực hiện các việc làm khác nhau để tưởng niệm ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc.

Cựu chiến binh Trần Văn Hà đưa ra suy nghĩ về vấn đề này: "Chúng ta cần tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ hơn, tìm hiểu nhiều hơn. Trong anh em của tôi thời đó, hiện giờ những người còn sống sót, trong những cuộc gặp mặt thế này chỉ có một mình tôi. Mình thấy nó quá mỏng đi. Chúng ta phải có ngân sách hoặc quỹ nào đó để tìm kiếm thêm và họp mặt dày đặc hơn thì có thể nhắc nhở được [về lịch sử]".
Mỗi năm, đến dịp tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa, lại có những lời kêu gọi chính phủ nước CHXHCN Việt Nam chính thức, loan báo ghi ơn cho các tử sĩ VNCH trong trận hải chiến. Đáng chú ý nhất trong các tiếng nói đó là lời kêu gọi của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin đưa ra hồi tháng 3/2022.
Cựu lính thủy VNCH Trần Văn Hà nói với VOA rằng, ông có cảm nhận là "khó thúc đẩy" vấn đề này và chỉ ra rằng các hoạt động tưởng niệm mới chỉ là do các hội, nhóm tổ chức chứ chưa có quy mô "rộng rãi".

Về vấn đề đại sự là liệu Việt Nam có đòi lại được Hoàng Sa từ Trung Quốc không, ông Hà chia sẻ nhận định cá nhân về một tương lai mờ mịt: "Tôi nghĩ chưa có phương án nào đâu. Mặc dù mình khẳng định đó là của Việt Nam, tôi ở trong nước, tôi cảm nhận chính phủ chưa có thái độ hay hành động gì rõ rệt đòi lại Hoàng Sa cho Việt Nam mình".
Vẫn cựu chiến binh của VNCH nhận xét thêm rằng việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế cũng "vô ích" và ông dẫn ra kết quả vụ kiện của Phi Luật Tân là Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế ra phán quyết năm 2016 bác bỏ cơ sở pháp lý cho đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, song không có cơ quan nào cưỡng chế thi hành án.
Theo quan sát của VOA, ở thời điểm sáng 19/1/2024, trang web Báo Điện tử Chính phủ và trang Facebook Thông tin Chính phủ của chính phủ Việt Nam, vẫn sợ, đều không đăng bài viết hay hình ảnh nào về sự kiện 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm.


Những Điều Có Thể Làm Ngay Cả Khi Không Thể Kiện Trung Quốc Đòi Lại Hoàng Sa


(Ảnh: Năm 1996, Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở thẳng cho Hoàng Sa, một yêu sách bất hợp pháp.)
-Ở phần trước nhà nghiên cứu Hoàng Việt trao đổi với RFA về những trở ngại về cơ chế và luật pháp quốc tế khiến cho việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vấn đề Hoàng Sa trở nên vô cùng khó khăn. Ở phần này, ông chia sẻ với RFA về những điều có thể làm ngay cả khi Trung Quốc không chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ đối với Hoàng Sa ngày nay cần được đặt trong khung cảnh quan hệ quốc tế rộng lớn hơn.

RFA: Tòa ICJ (Tòa án Công lý Quốc tế) có cơ chế tham vấn. Nếu Việt Nam không kiện được vì Trung Quốc không chịu ra tòa thì liệu có thể xin tòa cho ý kiến tư vấn hay không? Ý kiến tư vấn thì không có giá trị pháp lý, nhưng nếu Việt Nam tự tin vào bằng chứng lịch sử của mình, nếu tòa đưa ra một ý kiến tư vấn có lợi cho Việt Nam thì điều đó cũng có ý nghĩa về mặt khẳng định chính nghĩa của mình?
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Tòa ICJ có thẩm quyền tư vấn. Tòa này đã đưa ra nhiều ý kiến tư vấn cho nhiều vụ tranh chấp. Mặc dù những tư vấn đó không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng nó rất quan trọng vì có thể tạo ra tính chính danh, chính nghĩa cho bên được tòa xác nhận là đúng.
Nhưng trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ở điều 95 có nhắc, và trong quy chế về Tòa ICJ thì từ điều 65 đến 68 thì có quy định về chức năng tư vấn của tòa.
Nhưng chức năng tư vấn này được thiết kế cho các tổ chức quốc tế. Liên Hiệp Quốc nhận thấy là các tổ chức quốc tế cũng có quyền và có nhu cầu được tư vấn về tranh chấp.

Chính vì vậy, thủ tục để yêu cầu tòa ICJ tư vấn cũng khác, tức là phải thông qua một tổ chức quốc tế.
Nếu Việt Nam muốn tòa ICJ đưa ra ý kiến tư vấn thì phải thông qua một tổ chức quốc tế, trong trường hợp Hoàng Sa thì chính là Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ở đây thì chúng ta phải có được hai phần ba thành viên, trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đồng ý.
Nếu Việt Nam muốn Tòa ICJ đưa ra ý kiến tư vấn thì trước hết phải thuyết phục được một số lượng lớn quốc gia như vậy đứng về phía mình, chống lại Trung Quốc. Trung Quốc đã một cường quốc, có tầm ảnh hưởng lớn toàn cầu. Cho nên tôi nghĩ đó là điều không phải dễ.

RFA: Như phân tích của ông, việc đòi loại Hoàng Sa là điều vô cùng khó khăn. Dùng lực lượng quân sự thì đương nhiên không được, mà dùng biện pháp pháp lý là kiện Trung Quốc ra tòa cũng chưa làm được. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiện Trung Quốc ở những khía cạnh khác liên quan đến Hoàng Sa không? Ví dụ như đường cơ sở thẳng Trung Quốc vẽ quanh quần đảo này năm 1996. Đường cơ sở thẳng này rõ ràng bất hợp pháp, trở thành "căn cứ" để Trung Quốc đòi hỏi một cách bất hợp pháp 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xung quanh Hoàng Sa.
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Nói chung là việc kiện Trung Quốc để lấy lại chủ quyền đối với Hoàng Sa là vấn đề khó. Nhưng với các vấn đề khác có liên quan thì không phải là không làm được.
Ví dụ như câu chuyện Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ra một tòa trọng tài theo quy định của Công ước Quốc tế về Luật biển.
Đối với tòa này, việc Trung Quốc chấp nhận tham gia hay không thì không phải là yếu tố quyết định để mở phiên tòa.

Trong phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016, chúng ta thấy là Trung Quốc đã không tham gia, không chấp nhận, không tuân thủ. Thậm chí, Trung Quốc còn quay sang tấn công lại phán quyết này. Nhưng phán quyết này vẫn là một chiến thắng của người Phi Luật Tân. Phán quyết này sau đó đã đóng vai trò quan trọng trong luật biển quốc tế nói chung.
Như vậy, Việt Nam có thể xem xét sử dụng một công cụ tương tự như vậy. Tức là mang vấn đề ra một tòa trọng tài.
Việt Nam có thể yêu cầu tòa giải thích một số vấn đề của quần đảo Hoàng Sa mà liên quan đến vấn đề biển.

Trung Quốc vẽ một đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa vào năm 1996. Theo Luật biển, đường cơ sở thẳng vẽ xung quanh các đảo thì chỉ áp dụng cho quốc gia quần đảo. Trung Quốc là một quốc gia lục địa, không phải là quốc gia quần đảo.
Vậy đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc tuyên bố xung quanh quần đảo Hoàng Sa có hợp pháp hay bất hợp pháp. Đó là một vấn đề Việt Nam có thể đưa ra.
Điều thứ hai mà Việt Nam có thể đưa ra là trong phán quyết năm 2016, trong vụ kiện của Phi Luật Tân đối với Trung Quốc, tòa đã phán quyết về Trường Sa. Theo phán quyết này, quần đảo Trường Sa không có đảo mà chỉ là đá hoặc bãi ngầm lúc chìm lúc nổi. Như vậy nó thu hẹp tranh chấp rất nhiều.
Việt Nam có thể kiện theo hướng yêu cầu một phán quyết như vậy đối với Hoàng Sa. Các thực thể địa lý ở Hoàng Sa là đảo, đá, hay lúc chìm lúc nổi?
Ngoài ra, đối với Trường Sa, tòa PCA năm 2016 đã đề cập đến vấn đề cấu trúc mang tính tập thể thì sẽ tạo thành cấu trúc toàn bộ như thế nào. Vậy Hoàng Sa có gì tương tự hay không?
Đương nhiên, Việt Nam phải cân nhắc nhiều vấn đề khác khi đưa Trung Quốc ra tòa. Biện pháp pháp lý là một khía cạnh, nhưng chính trị là khía cạnh khác quan trọng không kém.

Nếu Việt Nam thắng kiện Trung Quốc nhưng phán quyết đó không có giá trị pháp lý, không thực thi được trong thực tế thì sao?
Chúng ta biết cái yếu nhất của luật pháp quốc tế là không có biện pháp cưỡng chế nếu bên thua kiện không tuân thủ. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp Trung Quốc. Vụ kiện Phi Luật Tân cho thấy rõ điều này.
Cho nên Việt Nam phải cân nhắc điều sau đây: Chúng ta có nên chấp nhận lấy một chiến thắng tại tòa nhưng không có giá trị thực thi trong thực tế, để đổi lấy những sức ép kinh tế rất mạnh trên thực tế từ phía Trung Quốc.

Năm nào lãnh đạo Việt Nam khi gặp Trung Quốc thì cũng phải yêu cầu họ mở cửa nông sản để bà con nông dân Việt Nam thu được lợi ích.
Sau khi Phi Luật Tân thắng cuộc trong vụ kiện Trung Quốc năm 2016 thì Trung Quốc đã trả đũa bằng cách ngay lập tức chặn Phi Luật Tân xuất cảng chuối sang Trung Quốc. Chuối là mặt hàng nông sản lớn mà Phi Luật Tân xuất cảng sang Trung Quốc. Đó là chưa kể Trung Quốc còn gây sức ép lớn lên Phi Luật Tân về mặt ngoại giao ở khác mặt trận khác nữa.

RFA: Như vậy việc Việt Nam kiện Trung Quốc không thể chỉ xem xét vấn đề pháp lý. Việt Nam sẽ phải đặt nó trong một bản đồ lớn hơn?
Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Đúng vậy. Đặc biệt, ngày nay, thế giới đang trở nên hỗn loạn. Chiến tranh nổ ra khắp nơi, luật pháp quốc tế đôi khi không giữ được. Mặc dù Mỹ và Phương Tây đang tìm cách duy trì một trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Nhưng luật lệ đó đang bị một số quốc gia khác vươn lên để thay đổi nó. Chúng ta đã thấy điều đó ở cuộc chiến Ukraine, cuộc chiến ở Trung Đông. Những điều đó cho thấy ranh giới luật pháp quốc tế rất mong manh.
Cho nên lãnh đạo các nước đều có khó khăn của họ. Mục tiêu quan trọng nhất của họ bây giờ là giữ được đất nước không bị cuốn vào chiến tranh, giữ được hòa bình và tạo ra không gian để phát triển. Đó mới là cái khó.

RFA xin cảm ơn nhà nghiên cứu Hoàng Việt đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.


Tin Quốc Tế Đó Đây:

***
Đến Lượt Pakistan Tấn Công "Nơi Trú Ẩn của Khủng Bố" ở Iran


(Ảnh: Bộ Ngoại giao Pakistan tại Islamabad, ngày 18/1/2024.)
-Hôm 18/1/2024, Chính quyền Islamabad tuyên bố đã thực hiện "các cuộc tấn công nhắm vào những nơi ẩn náu của khủng bố" ở Iran vào đêm 17/1. Cuộc tấn công của Pakistan, đã khiến ít nhất 9 người chết, diễn ra một ngày sau khi Tehran bị cáo buộc không kích vào lãnh thổ Pakistan khiến 2 trẻ em thiệt mạng.
Từ Tehran, thông tín viên Siavosh Ghazi của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Các viên chức địa phương đã xác nhận những cuộc tấn công do Pakistan tiến hành ở vùng Saravan. Theo phó thống đốc tỉnh, 3 phụ nữ và 4 trẻ em, tất cả là người ngoại quốc, đã thiệt mạng trong cuộc oanh kích tại một ngôi làng ở biên giới giữa hai nước.

Đây là lần đầu tiên Pakistan tấn công vào các mục tiêu ở Iran. Theo Islamabad, các mục tiêu nhắm tới là căn cứ của hai lực lượng ly khai sắc tộc Baloch ở Pakistan: Quân đội Giải phóng Balochistan và Mặt trận Giải phóng Balochistan.
Iran lên án những cuộc tấn công của Pakistan và yêu cầu Islamabad giải trình ngay lập tức. Các cuộc tấn công này được tiến hành 2 ngày sau các cuộc oanh kích của Iran nhắm vào hai mục tiêu ở Pakistan. Theo Tehran, đó là các căn cứ của tổ chức Hồi giáo cực đoan Iran theo hệ phái Sunni.
Các chiến binh của tổ chức này thường xuyên thực hiện các hoạt động ở vùng Sistan Balouchistan chống lại lực lượng an ninh Iran. Tehran khẳng định các chiến binh của Jaish al-Adl xâm nhập vào Iran từ Pakistan.

Giờ đây phải xem liệu hai nước có kiểm soát được những căng thẳng ở biên giới, hay xung đột sẽ lan rộng ở khu vực nhạy cảm này".
Đang dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos ở Thụy Sĩ, Thủ tướng tạm quyền của Pakistan, Anwar-ul-Haq Kakar, đã quyết định rút ngắn chuyến đi vì "những diễn biến căng thẳng ở trong nước".


Mỹ Đưa Phiến Quân Houthi Yemen Vào Danh Sách “Tổ Chức Khủng Bố”


(Hình: Lực lượng Houthi phản đối một vụ tấn công của Mỹ nhắm vào nhiều cơ sở của phe này, gần Sanaa, Yemen, ngày 14/1/2024.)
-Trong chưa đầy một tuần quân đội Mỹ đã 4 lần oanh kích vào các cơ sở của phiến quân Houthi tại Yemen. Bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Trung Đông (Centcom) cho biết đã bắn 14 phi đạn trong đêm 17 rạng sáng 18/1/2024 nhằm ngăn chặn "những mối đe dọa trực tiếp nhắm vào tàu chở hàng và các cơ sở của Hải Quân Hoa Kỳ trong khu vực" Hồng Hải.
Hôm qua, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đưa lực lượng Houthi trở lại danh sách các "tổ chức khủng bố" được Iran yểm trợ. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Đây là một bước mới trong số những áp lực của Mỹ nhắm vào lực lượng Houthi với mục đích buộc phe này phải thay đổi thái độ. Theo lời ông Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, việc đưa Houthi trở lại danh sách khủng bố nhằm chặn các nguồn tài trợ của lực lượng này và hạn chế khả năng Houthi tiếp cận với các thị trường tài chính.
Chính quyền Mỹ nhấn mạnh quyết định sẽ chỉ có hiệu lực vào tháng tới. Như vậy, Hoa Thịnh Ðốn gián tiếp để ngỏ cơ hội cho phong trào Hồi Giáo Yemen này ngừng các cuộc tấn công trong khu vực nhắm vào các tàu thuyền được cho là có liên hệ với Do Thái.

Publicité
Vẫn ông Sullivan lưu ý là nếu Houthi ngừng tấn công thì lập tức Hoa Kỳ sẽ rút lại quyết định xem lực lượng này là một tổ chức khủng bố. Ngoài ra, Hoa Thịnh Ðốn khẳng định bằng mọi cách tránh cho quyết định nói trên ảnh hưởng đến thường dân Yemen, vốn đang đối mặt với nạn đói. Lệnh trừng phạt không liên quan đến các hoạt động cung cấp lương thực, thuốc men và xăng dầu.
Chắc chắn là bối cảnh trong khu vực, đặc biệt là tình hình nhân đạo ở Gaza, buộc Hoa Thịnh Ðốn phải thận trọng. Phe Houthi chỉ bị xếp vào một trong hai danh sách các tổ chức khủng bố của Hoa Kỳ. Danh sách thứ nhì có những quy định còn khắt khe hơn nhiều. Ngoài ra còn phải kể đến bối cảnh chính trị. Từ nhiều ngày qua ê-kíp vận động tranh cử Tổng thống của ông Trump nhắc lại rằng trước khi rời khỏi Tòa Bạch Ốc, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã từng đưa Houthi vào cả hai danh sách trừng phạt của Mỹ. Chính ông Joe Biden sau khi lên cầm quyền đã rút tổ chức này ra khỏi hai danh sách đó.


Nga Tuyên Bố Không Thảo Luận Việc Kiểm Soát Vũ Khí Nguyên tử Với Mỹ Vì Vấn Đề Ukraine


(Hình: Nga phô trương lực lượng nguyên tử trong một cuộc duyệt binh.)
-Nga hôm 18/1 tuyên bố không thể thảo luận về việc kiểm soát vũ khí nguyên tử với Mỹ mà không tính đến tình hình ở Ukraine, đồng thời cáo buộc Hoa Thịnh Ðốn đang mưu tìm sự thống trị về mặt quân sự.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Hoa Thịnh Ðốn đã đề xuất tách biệt hai vấn đề này và nối lại các cuộc đàm phán về "ổn định chiến lược" giữa hai nước, vốn có kho vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, ông Lavrov cho rằng đề xuất này không được Nga chấp nhận vì phương Tây ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến hiện đã bước sang năm thứ hai.

Việc vắng bóng đối thoại là vấn đề đáng chú ý vì Hiệp ước START Mới, vốn hạn chế đầu đạn nguyên tử chiến lược của cả hai bên, sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2026. Việc Hiệp ước này mất hiệu lực sẽ khiến hai nước không còn thỏa thuận vũ khí nguyên tử nào vào thời điểm căng thẳng giữa họ đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962.
Ông Lavrov nói: "Chúng tôi không thấy Mỹ hay Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) có chút quan tâm nào trong việc giải quyết xung đột Ukraine và lắng nghe những lo ngại của Nga".
Ông cáo buộc phương Tây ngày càng thúc đẩy Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Các cuộc tấn công như vậy đã gia tăng trong những tuần gần đây, bao gồm cả vụ tấn công vào thành phố Belgorod phía nam khiến 25 người thiệt mạng vào ngày 30/12.
Ông Lavrov không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho tuyên bố của mình rằng phương Tây đang khuyến khích Ukraine thực hiện các cuộc tấn công như vậy nhưng cáo buộc Mỹ đang mưu tìm ưu thế quân sự trước Nga.
Ông nói rằng không có cơ sở nào để thảo luận về việc kiểm soát vũ khí trong khi phương Tây đang tiến hành cái mà ông mô tả là "cuộc chiến tranh hỗn hợp" chống Mạc Tư Khoa.


Ra Mắt "Liên Minh Pháo binh" Gồm 23 Nước Viện Trợ Quân Sự Cho Ukraine


(Hình: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp Ngoại trưởng Pháp Stéphane Sejourné tại Kyiv, Ukraine, ngày 13/1/2024.)
-Sáng nay 18/1/2024, tại Paris, Bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu chính thức cho ra mắt "liên minh Pháo binh", một liên minh chuyên tổ chức và duy trì viện trợ quân sự cho Pháo binh Ukraine, giúp Kyiv tăng cường năng lực chống quân Nga xâm lược, trong bối cảnh tại chiến trường Ukraine, Pháo binh hiện là lực lượng chính giữ trận tuyến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự qua video lễ ra mắt liên minh. Bộ trưởng Quốc Phòng Roustem Oumerov đã dự kiến đến Paris hôm nay, nhưng chuyến đi đã bị hủy vì "các lý do an ninh", theo thông báo tối hôm qua 17/1 của Bộ Quốc phòng Pháp. Theo kế hoạch ban đầu, Bộ trưởng Quân Lực Pháp và Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraine chiều nay sẽ đến thăm các cơ sở công nghiệp của tập đoàn Nexter tại Bourges, ngoại ô Paris, nơi sản xuất pháo tự hành Caesar, vốn được Kyiv đánh giá cao, và cơ sở bảo trì các thiết bị Pháo binh của tập đoàn MBDA tại Selles-Saint-Denis, miền trung nước Pháp.

Theo AFP, "liên minh Pháo binh" sẽ do Pháp và Mỹ dẫn đầu, với sự tham gia của 23 nước, hoạt động trong khuôn khổ Nhóm Tiếp Xúc về Quốc Phòng cho Ukraine (Nhóm Ramstein) quy tụ 50 quốc gia đồng minh của Kyiv. Trong một thông cáo, bộ Quân Lực Pháp cho biết liên minh này "nhắm đến việc phối hợp những nỗ lực để, trong ngắn hạn và dài hạn, giúp Ukraine thiết lập một lực lượng Pháo binh phù hợp với các nhu cầu của chiến dịch phản công và phù hợp các nhu cầu của quân đội trong tương lai".
Paris sẵn sàng tài trợ cho Kyiv 50 triệu Euro để Ukraine trang bị thêm 12 hệ thống pháo tự hành Caesar của Pháp, theo thông báo hôm nay của Bộ Quân lực Pháp. Bộ trưởng Sébastien Lecornu đồng thời kêu gọi các đồng minh nỗ lực để viện trợ thêm cho Ukraine 60 hệ thống pháo tự hành Caesar.
Le Monde nhắc lại là trong những tuần qua, một số liên minh đã được thành lập để hỗ trợ Ukraine: Anh và Na Uy dẫn đầu liên minh về trang bị cho hải quân, Estonia và Luxembourg chỉ huy liên minh về kỹ thuật thông tin, Mỹ và Hòa Lan đứng đầu liên minh về các lực lượng Không quân ….

Publicité
Còn tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden hôm qua 17/1 mời lãnh đạo các đảng ở Nghị viện đến Tòa Bạch Ốc để bàn về viện trợ cho Ukraine, trong bối cảnh các Nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ vẫn chưa đạt thỏa thuận để thông qua ngân sách tài trợ cho Kyiv.
Về tình hình chiến sự Ukraine, quân đội hôm nay cho biết Nga đã phóng 33 drone tấn công Shahed-136/131 (do Iran chế tạo) sang Ukraine trong đêm qua và phóng các phi đạn điều hướng vào thành phố Kharkiv ở miền Đông. Trong thông cáo, lực lượng phòng không Ukraine cho biết đã bắn hạ được 22 drone của Nga.


Ukraine: Nhiều Nhà Báo Điều Tra Tham Nhũng Bị Đe Dọa


(Hình: Một trong những nhà báo bị đe dọa là Yuriy Nikolov, tổng biên tập tạp chí Nashi Groshi (Tiền của chúng ta).
-Một số người lạ hăm dọa. Các nhà báo này đều đang điều tra những hồ sơ rất nhạy cảm về các vụ tham nhũng, nhất là về những vụ liên quan đến Bộ Quốc phòng hay các vụ tai tiếng về tái thiết đất nước.
Từ Kyiv, thông tín viên Stéphane Siohan của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Cuối tuần qua, trong khi Yuriy Nikolov, tổng biên tập tạp chí Nashi Groshi, tiếng Ukraine có nghĩa là Tiền của chúng ta, đang ở trong một quán bar thì có những người lạ đến căn hộ của ông và tìm cách phá cửa. Trước người mẹ hoảng sợ, những người này hét lên rằng Yury Nikolov phải nhập ngũ và ra trận.

Cách nay vài tháng, nhà báo Yuri Nikolov từng viết bài tiết lộ những hợp đồng thực phẩm gian trá của Bộ Quốc phòng đã giúp các nhà cung cấp dịch vụ bỏ túi hàng triệu Mỹ kim. Những tiết lộ này đã dẫn đến việc Bộ trưởng Quốc Phòng khi đó là Oleksiy Reznikov phải từ chức.
Đến hôm thứ Ba (16/01), Denys Bihus, một phóng viên nổi tiếng khác trong giới báo chí điều tra, tiết lộ rằng ban biên tập của của ông đã bị ghi hình và nghe lén trong suốt gần một năm. Một số kênh Telegram ẩn danh trong tuần này cũng đã đăng nhiều video về một bữa tiệc tối cuối năm của ban biên tập, lúc đó có nhiều nhà quay phim đang sử dụng cần sa.
Hai nhà báo Yuri Nikolov và Denys Bihus hiện giờ vẫn tỏ ra thận trọng về nguồn gốc các hành động đe dọa nói trên, nhưng tố cáo sự im lặng ngột ngạt của những người thân cận với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Họ để cho hiểu là các cố vấn của Văn phòng phủ Tổng thống mà họ đang điều tra có thể có liên hệ với những hành vi gợi lại một thời mà người dân Ukraine cứ ngỡ là đã quên".


Năm 2023, Bỉ và Hòa Lan Thu Giữ Lượng Cocaine Cao Kỷ Lục 175 Tấn


(Hình: Nhân viên hải quan kiểm tra hàng hóa ở cảng Anvers (Antwerp), Bỉ, ngày 17/08/2022.)
-Cứ đến tháng 1 hàng năm, nhà chức trách hai nước láng giềng Bỉ và Hòa Lan lại tổng kết nạn buôn lậu ma túy vào năm trước.
Tại Vlissingen (Flessingue), Hòa Lan, gần biên giới Bỉ, hôm 17/1/2024, hải quan hai nước thông báo nhiều con số cao kỷ lục về lượng cocaine thu giữ trong năm 2023. Từ lâu nay, do vị trí địa lý, các cảng biển của Bỉ và Hòa Lan đã trở thành cửa ngõ chính để đưa ma túy vào Âu Châu. Từ Brussels, thông tín viên Pierre Benazet của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết chi tiết:

"Năm 2022 vốn đã là năm kỷ lục về nạn buôn lậu ma túy ở Bỉ và Hòa Lan, nhưng năm 2023 đã đánh bại mọi kỷ lục đó với 175 tấn cocaine bị thu giữ ở cả hai nước. Chỉ riêng tại cảng Anvers của Bỉ, 116 tấn cocaine đã bị nhân viên hải quan phát giác. Số ma túy này đến từ Ecuador, Panama và nhất là từ Colombia.
Để gia tăng lượng hàng vào Âu Châu, cocaine hiện giờ được phân bổ đến các cảng khác ít quan trọng hơn. Đó chính là lý do tại sao Bỉ và Hòa Lan năm nay tổ chức họp báo chung tại cảng Vlissingen, ở vùng Zeeland của Hòa Lan.

Cùng với sự gia tăng của nạn buôn ma túy là sự gia tăng bạo lực với nhiều trường hợp tử vong được ghi nhận, nhất là tại Hòa Lan, nơi mà các mạng lưới tội phạm tấn công vào cả các Luật sư và nhà báo. Họ thậm chí còn có lời đe dọa Thủ tướng Hòa Lan, Công chúa kế vị ngai vàng của Hòa Lan, cũng như Bộ trưởng Tư pháp Bỉ.
Các thiết bị như máy quét, robot dưới nước, drone và camera thông minh đã được hải quan của cả hai nước khai triển với số lượng lớn, nhưng nhà chức trách rất lo ngại là chỉ mới thu giữ một phần nhỏ của lượng ma túy nhập vào hai nước này".


Ecuador: Một Công Tố Viên Chống Mafia và Chống Tham Nhũng Bị Ám Sát


(Hình: Cảnh sát Quốc gia Ecuador tại hiện trường vụ ám sát công tố viên César Suárez ở Guayaquil, Ecuador, ngày 17/1/2024.)
-Công tố viên Ecuador César Suárez đã bị một nhóm sát thủ ám sát vào hôm qua 17/1/2024. Ông là người phụ trách điều tra những vụ án liên quan đến băng nhóm tội phạm có tổ chức cũng như vụ bắt giữ con tin trong trường quay của một kênh truyền hình vào tuần trước ở Guayaquil. Vụ ám sát ông Suárez diễn ra trong bối cảnh tội phạm nguy hiểm nhất ở Ecuador, José Adolfo Macias Villamar, thủ lĩnh của băng đảng Los Choneros, vượt ngục cách đây hơn một tuần.

Từ Quito, thông tín viên Eric Samson của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
César Suárez bị ám sát trong chiếc xe Mazda màu trắng của ông trên một đại lộ chính ở Guayaquil. Những kẻ sát thủ đã không để cho ông một cơ hội sống s
Cảnh sát tìm thấy hàng chục lỗ đạn trên cửa sổ bên phía người cầm lái. Đây là cách mà các nhóm mafia thách thức nhà nước, theo lời đại tá Mario Pazmiño, Cố vấn quốc tế về các vấn đề an ninh và quốc phòng. Ông nói: "Vụ ám sát này rất quan trọng vì mafia cho chúng ta thấy các biện pháp mà lực lượng an ninh và Nhà nước đang thực hiện là không đủ. Những biện pháp này không ngăn được các băng đảng tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công khủng bố, cho nổ xe và thuê sát thủ".
Suárez không được cảnh sát bảo vệ mặc dù ông đang phụ trách nhiều hồ sơ nóng. Chính ông là người đang điều tra vụ bắt giữ con tin gần đây tại một trường quay truyền hình ở Guayaquil và điều tra vụ án Daniel Salcedo bị truy tố vì tham nhũng trong hệ thống bệnh viện. Lãnh đạo Viện công tố, Diana Salazar, đã lên án vụ ám sát này: "Tôi khẳng định rằng các băng nhóm tội phạm có tổ chức, các nhóm khủng bố sẽ không thể chấm dứt cam kết của chúng tôi đối với xã hội Ecuador".
Cái chết của công tố viên Suárez khơi lại nỗi sợ hãi của người dân trong khi tình hình trong nước đang bình thường trở lại.


Bắc Hàn Tuyên Bố Thử Nghiệm Thiết Bị Mang Vũ Khí Nguyên Tử Dưới Nước


(Hình: Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un phát biểu tại Quốc hội, ngày 15/1/2024.)
-Bắc Hàn vừa tiến hành thử nghiệm hệ thống vũ khí nguyên tử dưới nước để phản đối cuộc tập trận chung trong tuần này của Nam Hàn, Mỹ và Nhật Bản, hãng thông tấn trung ương Bắc Hàn KCNA cho biết hôm 19/1.
Cuộc thử nghiệm hệ thống "Haeil-5-23" - tên mà Bắc Hàn đặt cho các vũ khí tấn công dưới nước có khả năng mang đầu đạn nguyên tử - được thực hiện bởi cơ quan cố vấn của Bộ Quốc phòng ở vùng biển phía đông nước này, bản tin của KCNA cho hay, nhưng không nói rõ vào ngày nào.

Người phát ngôn không nêu tên của Bộ Quốc phòng Bắc Hàn cáo buộc Mỹ, Nam Hàn và Nhật Bản đang "điên cuồng" tập trận quân sự, và cảnh báo về "những hậu quả thảm khốc".
Hải quân ba nước Mỹ, Nam Hàn và Nhật tổ chức các cuộc tập trận thường kỳ kéo dài ba ngày cho đến hôm 17/1, cùng với hàng không mẫu hạm Carl Vinson của Mỹ, như một phần trong nỗ lực cải thiện phản ứng của họ trước các mối đe dọa nguyên tử và phi đạn ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Bắc Hàn nói trong một tuyên bố: "Thế trận đối phó dựa trên vũ khí nguyên tử dưới nước của quân đội chúng tôi đang được hoàn thiện hơn nữa và các hành động phản ứng dưới nước và hàng hải khác nhau của quân đội sẽ tiếp tục ngăn chặn các hoạt động quân sự thù địch của hải quân Mỹ và các đồng minh", vẫn theo KCNA.
Truyền hình nhà nước Bắc Hàn từng phát sóng các vụ thử nổ trong khí quyển trước đó, bị chính quyền Mỹ và Nam Hàn theo dõi, nhưng vũ khí dưới nước được loan báo vẫn chưa được xác minh một cách độc lập.
Được mệnh danh là "Haeil" - có nghĩa là sóng thần - hệ thống vũ khí mới được cho là đã thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 3/2023 và truyền thông nhà nước cho hay nó nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công ngấm ngầm vào vùng biển của đối phương và tiêu diệt các nhóm tàu tấn công hải quân cũng như các cảng quan trọng bằng cách tạo ra sóng phóng xạ lớn thông qua một vụ nổ dưới nước.

Vụ thử nghiệm dưới nước mới nhất được loan báo diễn ra vài ngày sau khi Bắc Hàn phóng một phi đạn siêu thanh tầm trung, dùng nhiên liệu rắn, mà Hoa Thịnh Ðốn, Hán Thành và Tokyo lên án là vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Đặc phái viên nguyên tử của ba nước đồng minh Mỹ, Hàn, Nhật gặp nhau tại Hán Thành hôm 18/1, cũng lên án việc Bình Nhưỡng buôn bán vũ khí với Nga và những lời lẽ ngày càng thù địch, ngay khi Ngoại trưởng Bắc Hàn đến thăm Mạc Tư Khoa và gặp Tổng thống Vladimir Putin.


Đặc Phái Viên Nguyên tử Nam Hàn, Mỹ và Nhật Lên Án Bắc Hàn Trao Đổi Vũ Khí Với Nga


(Hình AP, từ trái qua: Các đặc phái viên nguyên tử của Nhật Bản, Nam Hàn và Hoa Kỳ tại cuộc họp ở Hán Thành hôm 18/1/2024.)
-Tại cuộc họp ở Hán Thành hôm 18/1/2024, các đặc phái viên nguyên tử của Nam Hàn, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã lên án Bắc Hàn về các vụ thử phi đạn gần đây cũng như việc trao đổi vũ khí với Nga và những lời lẽ ngày càng thù địch.
Bà Jung Pak, viên chức cấp cao của Mỹ về Bắc Hàn, cho biết trong tuyên bố mở đầu rằng việc Bình Nhưỡng chuyển phi đạn-đạn đạo tầm ngắn và các loại vũ khí khác sang Nga để sử dụng chống lại Ukraine cũng như vi phạm nhân quyền đối với người Triều Tiên đòi hỏi sự chú ý và hành động phối hợp.
"Mỹ cũng quan ngại sâu sắc trước sự gia tăng gần đây về giọng điệu thù địch, đặc biệt đối với Nam Hàn, từ chính quyền CHDCND Triều Tiên", bà Pak nói.

Ba nước đã tăng cường nỗ lực chung để ngăn chặn Bắc Hàn trong những năm gần đây, bao gồm các cuộc gặp ba bên và khai triển hệ thống chia sẻ dữ liệu cảnh báo phi đạn vào tháng 12 năm 2023.
Cuộc họp diễn ra vài ngày sau khi lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un kêu gọi thay đổi Hiến pháp đất nước để coi Nam Hàn là "kẻ thù chính" và nói rằng Bình Nhưỡng không có ý định tránh chiến tranh nếu điều đó xảy ra.
Nam Hàn hôm 17/1 công bố lệnh trừng phạt đối với hai cá nhân, ba thực thể và 11 tàu có liên quan đến các chương trình phi đạn và nguyên tử của Bắc Hàn, vài ngày sau khi Bắc Hàn bắn một phi đạn siêu thanh tầm trung mới, sử dụng nhiên liệu rắn.
Ông Kim Gunn, Đại diện đặc biệt của Hán Thành về các vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, nói rằng Bắc Hàn sẽ chỉ tự làm tổn thương mình với 'chính sách đóng cửa' khi đóng cửa các cơ quan giải quyết trao đổi liên Triều và đổ lỗi cho Nam Hàn và Mỹ về căng thẳng gia tăng.
Đặc phái viên Nhật Bản Hiroyuki Namazu lên án vụ phóng phi đạn-đạn đạo của Bình Nhưỡng và nói rằng phải có sự giám sát chặt chẽ về những gì Nga có thể cung cấp cho Bắc Hàn để đổi lấy vũ khí.


Mỹ Muốn Nhật Bản Giúp Chiến hạm Sẵn Sàng Chiến Đấu ở Á Châu


(Ảnh: Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử USS Carl Vinson của Mỹ đi vào căn cứ hải quân của Nam Hàn ở thành phố cảng Busan hôm 21/11/2023.)
-Mỹ và Nhật Bản đang tìm kiếm một thỏa thuận để các nhà máy đóng tàu của Nhật thường xuyên đại tu và bảo trì các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ để chúng có thể ở lại vùng biển Á Châu sẵn sàng cho bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel cho biết hôm 19/1/2024.
"Trung Quốc theo dõi những tàu nào ra vào (vùng biển Á Châu). Đây không phải là bí mật, họ biết chuyện gì đang xảy ra. Vì vậy, họ đánh giá khả năng răn đe của bạn", Đại sứ Emanuel nói với các phóng viên tại căn cứ hải quân Yokosuka gần Tokyo.

Theo một báo cáo thường niên được Ngũ Giác Đài công bố vào tháng 10, Trung Quốc có hơn 370 chiến hạm và tàu ngầm, tăng so với con số 340 tàu mà họ có vào năm 2023, khiến nước này trở thành lực lượng hải quân lớn nhất thế giới về mặt số lượng.
Theo ĐS Emanuel, việc sử dụng ụ tàu khô của Nhật Bản sẽ giảm bớt áp lực cho các xưởng tàu của Mỹ đang phải vật lộn với lượng tồn đọng bảo trì lên tới 4.000 ngày và cho phép họ tập trung vào việc đóng tàu để Hoa Kỳ mở rộng đội tàu của mình.
Ông Emanuel cho biết thêm rằng Hoa Thịnh Ðốn và Tokyo đã thành lập một hội đồng để vạch ra kế hoạch chung cho công việc bảo trì.
Nhật Bản, đồng minh của Mỹ, là nơi tập trung sức mạnh quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ ở ngoại quốc, bao gồm nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm được khai triển ở tiền phương duy nhất hoạt động từ Yokosuka. Nhóm chiến hạm này thuộc Hạm đội 7, chỉ huy tới 70 chiến hạm và tàu ngầm từ trụ sở chính tại căn cứ hải quân Nhật Bản.


Phát Giác 24 Máy Bay Quân Sự Trung Quốc Quanh Đài Loan Trong 24 Giờ


(Ảnh: Một chiến đấu cơ Trung Quốc cất cánh trong cuộc thao dượt quân sự quanh đảo Đài Loan do Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông Bộ của quân đội Trung Quốc tiến hành ở Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 8/4/2023.)
-Hôm 18/1/2024, chính quyền Đài Bắc thông báo phát giác 24 phi cơ quân sự của Trung Quốc bay quanh Đài Loan trong vòng 24 giờ.
Theo AFP, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết 24 máy bay và 5 chiến hạm Trung Quốc đã bị phát giác quanh hòn đảo trong vòng 24 giờ cho đến 6 giờ sáng, giờ địa phương, hôm nay. Trong số những máy bay bị phát giác, 11 chiếc đã vượt qua đường trung tuyến ngăn cách Trung Quốc và Đài Loan và bay vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.

Đây là cuộc phô trương lực lượng lớn nhất của Bắc Kinh đối với hòn đảo kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan 13/1. Trong tuyên bố gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Đài Loan "chắc chắn sẽ được thống nhất với Hoa lục".
Được cử tri Đài Loan bầu làm Tổng thống, ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) bị Trung Quốc xem là một "kẻ ly khai nguy hiểm". Hai ngày sau cuộc bầu cử, đảo quốc Nuru ở Thái Bình Dương tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan mà họ coi là "một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc".
AFP nhắc lại chính quyền Đài Loan không ngừng cáo buộc Trung Quốc xâm nhập không phận của hòn đảo "gần như hàng ngày". Đặc biệt vào tháng 9/2023, Bắc Kinh đã điều 103 chiến đấu cơ bay quanh Đài Loan trong vòng 24 giờ, một "con số kỷ lục", theo thống kê của Đài Bắc.


Biển Đông: Trung Quốc, Phi Luật Tân Đồng Ý "Cải Thiện Đối Thoại"


(Ảnh: Tàu tiếp liệu của Phi Luật Tân và phía xa là tàu hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 04/10/2023.)
-Sau nhiều tuần lễ căng thẳng, hôm qua, 17/1/2024, trong một thông cáo chung kết thúc hội nghị lần thứ 8 của Cơ Chế Tham Vấn Song Phương về Biển Đông tại Thượng Hải, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Phi Luật Tân thông báo hai bên đã đồng ý tìm cách "cải thiện các kênh liên lạc" để giải quyết tranh chấp chủ quyền trong vùng biển này.
Hãng tin Anh Reuters cho biết hội nghị do Phụ tá Ngoại trưởng Trung Quốc Nông Dung (Nong Rong) và Thứ trưởng ngoại giao Phi Luật Tân Theresa Lazaro chủ trì. Hai bên đã "trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn và sâu sắc". Trong thời gian gần đây, căng thẳng đã bùng lên giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân vì những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Phi Luật Tân. Bắc Kinh và Manila cùng ghi nhận quan hệ song phương "không chỉ giới hạn trên hồ sơ Biển Đông".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, tại hội nghị ở Thượng Hải, đôi bên cùng tin tưởng "duy trì đối thoại và các kênh liên lạc là điều thiết yếu" nhằm bảo đảm "hòa bình và ổn định" tại vùng Biển Đông. Còn theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân, hai nước đã "đồng ý giải quyết các sự việc một cách bình tĩnh và luôn thông qua giải pháp ngoại giao".
Liên quan đến những sự việc gần đây chung quanh Bãi Cỏ Mây trong khu vực quần đảo Trường Sa, mà Phi Luật Tân gọi là Bãi Ayungin, phía Phi Luật Tân ghi nhận: "Mỗi bên đều có quan điểm riêng về Bãi Ayungin và cùng cam kết cố gắng tránh để căng thẳng leo thang". Cuối năm 2023, Phi Luật Tân và Trung Quốc đã quy trách nhiệm cho nhau trong vụ va chạm tàu ở khu vực Bãi Cỏ Mây. Theo giải thích của Manila, hai tàu chở hàng tiếp liệu của Phi Luật Tân đã bị tuần duyên Trung Quốc "đâm vào". Trước đó, ở bãi cạn Scarborough, nhiều tàu của Phi Luật Tân cũng đã bị phía Trung Quốc uy hiếp. Trong các sự việc này, Bắc Kinh luôn khẳng định "giải quyết các sự việc một cách chuyên nghiệp và đúng đắn" trong trường hợp hải phận của Trung Quốc bị "tàu ngoại quốc xâm nhập".
Ngoài vấn đề Biển Đông, quan hệ Trung Quốc - Phi Luật Tân gần đây còn bị vấn đề Đài Loan chi phối: Cách nay 2 ngày Trung Quốc đã triệu Ðại sứ Phi Luật Tân tại Bắc Kinh lên phản đối, cảnh cáo "đừng đùa với lửa", sau khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. gửi điện chúc mừng Tổng thống tân cử Đài Loan Lại Thanh Đức, mà Trung Quốc gọi là "kẻ có lập trường ly khai". Trong thông cáo hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại Manila cần tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Hoa duy nhất" và ngừng sử dụng "những từ ngữ và hành động không thích hợp liên quan đến Đài Loan".


Nam Dương Khai Triển Tàu Bệnh Viện Mang Phẩm Vật Cứu Trợ Tới Gaza


(Hình: Tàu bệnh viện có tên gọi KRI Radjiman dr. Wedyodiningrat 992.)
-Hôm 18/1/2024, Nam Dương đã khai triển một tàu bệnh viện chở đồ cứu trợ nhân đạo cho người Palestine ở Gaza.
Tàu bệnh viện có tên gọi KRI Radjiman dr. Wedyodiningrat 992 này hiện chỉ được giao nhiệm vụ mang đồ cứu trợ tới Gaza chứ không hoạt động như một bệnh viện nổi hay dã chiến.
Bộ trưởng Quốc phòng Nam Dương Prabowo Subianto nói rằng "đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì chiếc tàu sẽ phải đi qua vùng biển khá nguy hiểm", nhưng cho biết Bộ của ông đã phối hợp với các bên liên quan.
Ông nói thêm rằng "với tư cách là một quốc gia ủng hộ Palestine, chúng tôi không cảm thấy rằng nhóm ở Yemen [phiến quân Houthi] sẽ coi chúng tôi là kẻ thù của họ; giống như một số quốc gia khác hiểu rõ quan điểm của Nam Dương là một quốc gia không liên kết".

Chiếc tàu này sẽ cập cảng Al-Arish ở phía đông bắc Ai Cập trong khoảng 4 ngày để chuyển hàng viện trợ cho Lưỡi liềm đỏ Ai Cập, và tổ chức này sẽ đưa hàng viện trợ đến Gaza. 200 tấn hàng cứu trợ nhân đạo bao gồm thực phẩm, thuốc men, lều bạt và nước sạch.
Giám đốc khu vực Trung Đông của Bộ Ngoại giao Nam Dương, Bagus Hendraning Kobarsih, cho biết rằng Nam Dương tiếp tục phối hợp với các bên liên quan để có thể được cấp giấy phép cho bệnh viện dã chiến hoặc việc vận hành tàu bệnh viện.
KRI Radjiman dr. Wedyodiningrat 992 là tàu bệnh viện thứ ba của Nam Dương. Nó có thể được sử dụng cho các hoạt động y tế lớn và nhỏ, bao gồm phẫu thuật não, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật mắt và khám răng, đồng thời có các cơ sở phòng khám tâm thần.
Các thiết bị y tế hỗ trợ như máy chụp CT và máy chụp X-quang cũng như các phòng thí nghiệm cũng có sẵn. Chiếc tàu có phòng cấp cứu và phòng cách ly và có thể phục vụ khoảng 150 bệnh nhân.


Một Người Thái Lan Đối Mặt Mức Án 50 Năm Tù Vì Xúc Phạm Hoàng Gia


(Hình: Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn.)
-Một người đàn ông Thái Lan 30 tuổi phải đối mặt với mức án kỷ lục 50 năm tù vì xúc phạm hoàng gia trong hàng chục bài đăng trên mạng xã hội bị coi là chỉ trích chế độ quân chủ, Luật sư của ông cho biết, sau khi tòa phúc thẩm hôm 18/1 bổ sung thêm thời gian tù vào bản án sơ thẩm.
Ông Mongkol "Busbas" ThIraqot, một người bán quần áo trực tuyến ở tỉnh Chiang Rai ở miền bắc, đã bị kết án thêm 22 năm tù vào bản án 28 năm tù tòa sơ thẩm tuyên năm 2023, sau khi tòa phúc thẩm phát giác thêm nhiều vi phạm xúc phạm hoàng gia.
Luật khi quân của Thái Lan, một trong những luật nghiêm khắc nhất trên thế giới, bảo vệ cung điện khỏi bị chỉ trích và đưa ra mức án tù lên tới 15 năm cho mỗi hành vi được cho là vi phạm. Các nhóm nhân quyền quốc tế lên án hình phạt này là cực đoan.

Ông Mongkol bị bắt vào tháng 4 năm 2021 và nhận bản án 28 năm tù vào tháng 1 năm 2023 vì 14 tội khi quân. Tòa phúc thẩm cho rằng ông phạm thêm 11 tội nữa.
Theeraphon Khoomsap, Luật sư của ông Mongkol, nói với Reuters: "Ông ấy phải đối mặt với án tù 50 năm, án tù dài nhất trong lịch sử các vụ án theo điều 112".
Luật sư Theeraphon cho biết rằng ông Mongkol phủ nhận hành vi sai trái và sẽ kháng cáo bản án của mình lên Tòa án Tối cao.
Kỷ lục trước đó về tội khi quân là vào năm 2021, khi bà Anchan Preelert, một công chức đã nghỉ hưu, bị kết án 87 năm tù vì 29 tội danh xúc phạm hoàng gia. Bản án của bà được giảm xuống còn 43 năm vì bà đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình.

Không có nhận xét nào: